SKKN Biện pháp giúp trẻ 5 tuổi lớp mẫu giáo Sơn Sa - Trường MG Họa Mi nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra mà nạn nhân là những đứa trẻ vô tội, đáng thương. Không chỉ gọi là rủi ro, mà trong đó còn có cả phần lỗi thuộc về người lớn với những lí do hết sức đơn giản mà không ai nghĩ đến như: Để trẻ chơi gần đường có nhiều xe cộ qua lại, chở trẻ lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm hoặc các phương tiện bảo hộ khác, chạy nhanh vượt ẩu khi trên xe có trẻ nhỏ…vô tình người lớn đã đặt trẻ vào những tình thế hết sức nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa.
Phụ lục II
Mẫu báo cáo sáng kiến
(Kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 TUỔI LỚP MẪU GIÁO SƠN CA - TRƯỜNG MG
HỌA MI NẮM VỮNG MỘT SỐ BIỂN BÁO AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
a. Các giải pháp thực hiện:
- Giáo viên tác động vào phụ huynh.
- Giáo viên tác động lên trẻ
- Phụ huynh tác động đến trẻ
- Trẻ tác động lên trẻ.
b. Cách thức thực hiện
- Chọn đối tượng
- Khảo sát thực trạng
- Đưa ra giải pháp
- Tiếp hành áp dụng các giải pháp vào thực tế
- Đánh giá kết quả áp dụng sau thời gian áp dụng các giải pháp
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết ( nếu là giải pháp cải tiến giải
pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra mà nạn
nhân là những đứa trẻ vô tội, đáng thương. Không chỉ gọi là rủi ro, mà trong đó
còn có cả phần lỗi thuộc về người lớn với những lí do hết sức đơn giản mà không
ai nghĩ đến như: Để trẻ chơi gần đường có nhiều xe cộ qua lại, chở trẻ lưu thông
trên đường không đội mũ bảo hiểm hoặc các phương tiện bảo hộ khác, chạy nhanh
vượt ẩu khi trên xe có trẻ nhỏ…vô tình người lớn đã đặt trẻ vào những tình thế hết
sức nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa. Và những vụ tai nạn thương tâm đó xảy ra đã
cướp đi sức khỏe, tuổi thơ, thậm chí là mạng sống của các em.
Theo một Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do tai nạn giao
thông và mỗi năm có thêm hàng chục triệu trẻ em trên toàn cầu phải tới bệnh viện
do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường là các thương tật lâu dài.
An toàn tính mạng trẻ em là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế cộng
đồng và phát triển xã hội. Bên cạnh 830.000 ca tử vong mỗi năm, hàng triệu trẻ em
phải gánh chịu các thương tích do tai nạn giao thông không gây chết người nhưng
lại thường phải nằm viện và phục hồi chấn thương trong thời gian dài.
Điều này cho thấy thương tích do tai nạn giao thông không chủ ý là nguyên
nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em nhỏ, phần lớn các thương tích trẻ em do tai
nạn giao thông xảy ra tại các quốc gia đang phát triển và chúng ta là một trong
những quốc gia đang ở trong tình trạng báo động về vấn nạn an thông đối với trẻ
em. Chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn tác hại của thương
tích do tai nạn giao thông đối với trẻ em, bởi vì khi một đứa trẻ bị dị dạng, bị tổn
thương do tai nạn giao thông để lại đều bị thương tổn về tâm lý với bất cứ mức độ
nào, tác động của nó có thể ám ảnh suốt cuộc đời của trẻ. Đây là những bi kịch
không cần thiết. Chúng ta có đủ bằng chứng về những phương tiện can thiệp có
hiệu quả và cần thực hiện các chương trình phòng chống thương tích do tai nạn
giao thông tại tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi thời điểm. Nếu các biện pháp phòng
chống tai nạn giao thông đã qua kiểm chứng được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi thì
sẽ có hàng nghìn trẻ em vô tội được cứu sống mỗi ngày.
Ông bà ta đã nói, chữa bệnh không bằng phòng bệnh, trẻ em là nhân tài của
đất nước, tương lai của dân tộc, các bậc cha mẹ, cô giáo đóng vai trò là người nắm
giữ trách nhiệm cao cả đó, chính là tạo cho trẻ những điều kiện tốt nhất để tránh và
giảm thiểu tối đa những tai nạn, thương tích về giao thông đường bộ cho trẻ. Mặt
khác trẻ mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học ở trường
và hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao
thông đường bộ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ không chỉ
giảm thiểu rủi ro về an toàn giao thông cho trẻ mà còn là một sự cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ cũng như là vấn đề cấp bách của xã hội.
Các biện pháp này bao gồm: Đội mũ bảo hiểm và đeo dây an toàn phù hợp
với trẻ em; thiết kế lại các đồ đạc, đồ chơi, thiết bị vui chơi dành cho trẻ nhỏ, và
đẩy mạnh các dịch vụ phục hồi chức năng và cấp cứu, và quan trọng hơn hết đó
chính là nâng cao nhận thức của cả người lớn và trẻ em trong vấn đề đảm bảo an
toàn giao thông như giúp trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường
bộ khi tham gia giao thông.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Biện pháp1: Giáo viên tác động vào phụ huynh.
Giáo viên
Trẻ em
Phụ huynh
Trẻ em
Đánh vào tâm lý cha mẹ trẻ cũng là tác động ban đầu của giáo viên đến nhận
thức của phụ huynh, tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của các biển báo an toàn giao
thông đường bộ đến các bậc phụ huynh.
Qua việc xác định tầm quan trọng của vấn nạn an toàn giao thông và tầm
quan trọng của việc giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông
đường bộ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường trong việc đảm bảo an
toàn tính mạng cho trẻ, nên ngay vào đầu năm học, thông qua cuộc họp phụ
huynh, ngoài việc triển khai công tác trọng tâm dạy và học của trẻ, tôi đã xác định
rõ cho phụ huynh được biết việc giáo dục và đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ là
một vấn đề hết sức quan trọng, tôi yêu cầu phụ huynh hoàn toàn kết hợp với nhà
trường, giáo viên phụ trách lớp đảm bảo an toàn tính mạng trẻ khi tham gia giao
thông, ký vào bản Cam kết đưa đón trẻ đúng giờ giấc, không để trẻ tham gia giao
thông đường bộ khi không có người lớn đi cùng.
Bên cạnh đó, tôi còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về việc đảm bảo
cho trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ cho trẻ thông qua
các góc hoạt động ở lớp, như:
* Thông qua góc tuyên truyền :
- Trang trí ở góc tuyên truyền tranh ảnh có nội dung như sau:
+ Đừng để tai nạn giao thông đến gần trẻ em.
+ Hình ảnh về trẻ tham gia giao thông đường bộ an toàn.
+ Các tai nạn trẻ thường gặp khi tham gia giao thông đường bộ.
+ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
+ Câu thơ nói về an toàn tính mạng trẻ khi giao thông.
+ Đừng giao phó tính mạng của trẻ cho chính trẻ.
+ Bé tham gia giao thông an toàn.
+ Con đường bình yên.
+ Góc họa sĩ nhí với an toàn giao thông.
+ Giao thông, bạn đồng hành với bé yêu.
Tranh và pano, apphich được thay đổi theo chủ đề và bắt mắt với mọi đối
tượng.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
* Ở góc phụ huynh:
- Hình ảnh của một số biển báo an toàn giao thông đường bộ thường gặp.
- Tìm kiếm và sưu tầm những tranh ảnh gắn liền với một số biển báo an toàn
giao thông đường bộ cho trẻ khi tham gia lưu thông mà bố mẹ trẻ không thể bỏ
qua khi đưa trẻ đến trường cũng như đón trẻ về nhà.
- Phụ huynh cần biết khi tham gia giao thông cùng trẻ, khi đón hoặc đưa trẻ
đến trường mà không có trang phục bảo hộ khi chở trẻ.
- Cắt dán những bức tranh, bích họa, các bài thơ, tin tức, thời sự, phóng sự về
tai nạn an toàn giao thông do vi phạm một trong các biển báo an toàn giao thông
đường bộ thường gặp ở trẻ để dán ở các góc tin tức của phụ huynh để mọi phụ
huynh đều có thể đọc và cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Bài thơ “Đường phố của em”
“Trên đường quốc lộ
Xe cộ đầy đường
Xe chạy ngược chạy xuôi
Theo đúng hàng đúng lối
Vỉa hè người đi bộ
Lòng đường xe cộ đi
Đèn đỏ thì dừng lại
Đèn xanh nhanh qua đường
Ôi con đường quốc lộ
Xe cộ như thoi đưa
Người người đều làm đúng
Theo luật lệ giao thông”
- Dán các bài thơ, bài hát về chủ đề an toàn giao thông, luật giao thông mọi
lúc mọi nơi như một thông tin cấp bách, một mặt với mục đích là nhắc nhở
phụ
huynh về tầm quan trọng của an toàn giao thông, một mặt là giúp phụ huynh
nắm bắt được nội dung mà trẻ đang được học ở trường để có thể về nhà giáo dục
thêm
cho trẻ, kết hợp với giáo viên, nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học
cho trẻ.
Ví dụ: Như bài thơ: Đèn đỏ đèn xanh
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Đèn đỏ báo rồi
Bạn chờ tí nhé!
Đèn xanh đã mời
Bạn ơi, đi nhé!
Tác giả: Định Hải
Hay qua bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” cũng có nội dung tương tự,
qua bài hát cung cấp được cho trẻ một kiến thức cơ bản về luật tham gia giao
thông đường bộ: Đèn đỏ không đi, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được phép đi.
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên theo dõi những phụ huynh hay để trẻ tự đến
trường, lớp một mình, hay gởi các cháu cho người khác đón hộ, sau đó gặp phụ
huynh trao đổi trực tiếp cũng như nêu lên những tác hại của việc để trẻ tham gia
giao thông đường bộ một mình, hay gởi con cho người khác đón hộ rất nguy hiểm,
vô tình cha mẹ chúng ta có thể tước đoạt đi quyền được sống và tồn tại của trẻ chỉ
vì một phút nhất thời, lười biếng không đến đón và đưa con đi học.
An toàn nào cho con?
Ngoài ra, tôi còn phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương, các cấp
tài trợ phi chính phủ để tập huấn phòng chống tai nạn thương tích, tập huấn về các
chương trình Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ.
Biện pháp 2: Giáo viên tác động lên trẻ.
** Lồng ghép giáo dục một số biển báo an toàn giao thông đường bộ vào
các hoạt động học có chủ đích và hoạt động vui chơi:
a. Hoạt động học có chủ đích:
Ở lớp, với trẻ 5 tuổi tư duy của trẻ còn gắn liền với trực quan hành động, việc
chuyển từ trực quan hành động sang trực quan hình tượng là một vấn đề cần
nhiều thời gian và sự kiên trì.
Trong những bài ca, câu hát trẻ được học luôn có nội dung giáo dục gắn
liền, nhưng để biến những nội dung đó thành kiến thức thường trực trong
cuộc
sống hằng ngày của trẻ là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở.
Nên khi tôi tổ chức các hoạt động học có chủ đích, tôi lồng ghép các hoạt
động giáo dục nội dung một số biển báo an toàn giao thông đường bộ một cách
linh hoạt và sinh động, cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ để cho
hoạt động có chủ đích phong phú hơn, tránh nhàm chán và cứng nhắc, một mặt lại
khéo léo như “ vô tình” khắc sâu vào trí nhớ của trẻ những điều trẻ cần nắm bắt về
đặc điểm cũng như tính chất của biển báo an toàn giao thông đường bộ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết màu sắc và hình dạng trong hoạt động làm quen
với toán, tôi lồng ghép giáo dục và cung cấp một số biển báo an toàn giao thông
đường bộ như đèn tín hiệu giao thông.
- Ngoài ra, tôi cung cấp các kiến thức về biển báo an toàn gia thông cho trẻ
qua các hình thức học và chơi khác nhau, trong giờ học, thay vì học bằng phương
pháp cổ điển là dạy bằng tranh, tôi áp dụng và khai thác triệt để các biện pháp về
ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ, nhằm mang lại cho trẻ những hình ảnh, tình
huống sinh động, màu sắc phong phú, đẹp đẽ, qua đó vừa tiết kiệm thời gian cũng
nâng cao được tay nghề của chính bản thân tôi trong việc sử dụng các biện pháp
khoa học trong quá trình dạy học đồng thời cũng tránh được sự nhằm chán trong
quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ nếu chỉ dùng những bức tranh khô khan, cứng
nhắc.
Ví dụ: Biển báo cấm có dạng hình tròn, đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên
nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương
tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Riêng biển báo “Cấm đi ngược chiều” có nền
màu đỏ và vạch trắng ở giữa và “Biển báo cấm” không có hình. Nội dung của biển
báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt
đối tuân theo.
Ví dụ: Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu
vàng, trên nền có hình vẽ màu đen mô tả sự việc. Nội dung của biển báo nguy
hiểm là nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất nguy hiểm trên
đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lí cho phù hợp với tình huống. Kèm theo
đó là tình huống phù hợp để trẻ lựa chọn, củng cố kiến thức vừa được giáo viên
cung cấp.
- Với những biển báo giao thông đường bộ thông thường, gần gũi với nơi trẻ
sống, tôi chụp một số hình ảnh có biển báo nơi trẻ sống, cho trẻ phát biểu về nơi
có biển báo giao thông đó, đồng thời hỏi trẻ vì sao có biển báo giao thông đó, ý
nghĩa của biển báo đó, từ đó tôi đưa trẻ vào bài học mà tôi muốn cung cấp cho trẻ
biết, biển báo gắn liền nơi trẻ ở sẽ càng đi sâu vào trí nhớ của trẻ hơn.
Ví dụ: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có
hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. Nội dung của biển báo hiệu lệnh
là nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
Ví dụ: Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu
xanh lam, trên nền có hình vẽ đặc trưng sự chỉ dẫn. Nội dung của biển báo hiệu
lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc
những điều có ích khác trong hành trình.
- Hoạt động học được tôi linh động theo thời tiết cũng như tính chất, nội dung
của bài học, đồng thời được phối hợp linh động với kiến thức mà tôi muốn cung
cấp cho trẻ, không chỉ nhất nhất lúc nào cũng học trong lớp với những trình tự lên
sẵn, tôi có thể linh động nối tiếp hoạt động học này đến hoạt động học khác
trong cùng một chuỗi hoạt động.
Ví dụ: Sau hoạt động Làm quen văn học Hoa cúc vàng, tôi cho trẻ lên xe đi
tham quan vườn hoa cúc, nhắc trẻ khi tham gia giao thông phải như thế nào, đội
mũ bảo hiểm, đi bên nào, ngồi trên xe yên lặng, không ồn ào, khi đi gặp biển báo
gì, phải làm gì? …. Sau tiết học, trẻ và cô cùng lên xe ra vườn trường thăm các
loài hoa mùa xuân….
- Chính vì vậy, việc lồng ghép giáo dục một số biển báo an toàn giao thông
đường bộ vào hoạt động học có chủ đích phải gần gũi, sinh động, cụ thể, dễ nhớ,
dễ hiểu … sẽ làm phong phú nội dung, phương pháp học tập.
- Khi dạy trẻ hát các bài hát trong chủ điểm Phương tiện và Luật giao thông
như bài hát “Đường em đi” tôi lồng ghép giáo dục về việc tham gia giao thông
đường bộ ở thành phố, nơi có vỉa hè, lề đường, có đèn giao thông, các biển báo
thông dụng khi trẻ tham gia giao thông, một số biển báo mà địa phương nơi trẻ
sống không có.
b. Hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi là hoạt động không thể thiếu của trẻ ở độ tuổi mầm non,
chơi là một phần tất yếu trong cuộc sống của trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà học,
qua học trẻ được chơi, qua trò chơi trẻ học được điều cần biết một cách nhẹ nhàng
nhất, thoải mái nhất, qua chơi, trẻ cũng cố được những kiến thức mà trẻ đã học,
bên cạnh đó trẻ còn có thể khám phá ra nhiều điều mới lạ, bổ ích mà chỉ khi trẻ trải
nghiệm mới có thể có được, như là một sự tích lũy kinh nghiệm của người lớn.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời, trẻ hát bài hát: “Em đi qua
ngã tư đường phố”, trẻ không chỉ ôn lại được bài hát, mà còn có thể đóng vai các
chú công an giao thông, bắt những bạn vi phạm luật an toàn giao thông, không
tuân theo các biển báo an toàn giao thông đường bộ có trên đoạn đường trẻ đi qua,
bên cạnh đó, trẻ còn học được cách xử lí khi gặp các biển báo an toàn như báo có
sạt lở, báo đường trơn, hay qua đường có nhiều phương tiện giao thông, biết học
cách giúp đỡ người khác qua đường, hay biết nhường ghế cho người lớn tuổi, trẻ
em nhỏ hơn, qua đó trẻ tự học được các quy tắc ứng xử cũng như học cách làm
người có ích cho xã hội.
Không những trẻ học được những điều thú vị trong khi chơi trò chơi ngoài
trời mà trẻ còn học được trong khi chơi các trò chơi ở các góc chơi, trò chơi đóng
vai, trò chơi học tập… Qua đó, tôi không chỉ giáo dục trẻ mà còn có thể giúp trẻ
ghi nhớ, khắc sâu những vẫn đề cần lưu ý khi trẻ tham gia giao thông đường bộ
như đi bên tay phải, biết nhường nhịn người tham gia giao thông, lịch sự và văn
minh khi đi đường, biết nội dung các biển báo giao thông.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 5 tuổi lớp mẫu giáo Sơn Sa - Trường MG Họa Mi nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_lop_mau_giao_son_sa_truong_mg.pdf