SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trường mầm non Hoa Sen - Kiến Xương - Thái Bình
Như chúng ta đã biết năng lượng cóvai tròsống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển vàchất lượng cuộc sống của con người. Vai tròcủa năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
PHẦN II: BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. TÊN SÁNG KIẾN: " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ CHO TRẺ 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA
SEN - KIẾN XƯƠNG - THÁI BÌNH "
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã
hội.
III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN.
1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Như chúng ta đã biết năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con
người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con
người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của
con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
Các nguồn năng lượng trên thế giới hiện nay chủ yếu được khai thác từ năng
lượng truyền thống sẽ cạn kiệt trong một tương lai không xa. Bên cạnh đó, chất
thải trong quá trình sử dụng năng lượng là tác nhân gây ra các vấn đề về môi
trường cũng như sự ấm lên toàn cầu của khí hậu trái đất. Do vậy, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay
góp phần làm bình ổn thị trường năng lượng thế giới nói chung, góp phần đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng. Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật
nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà
vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống. Sử
dụng năng lượng tiết kiêm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có hướng dẫn gửi các Sở
Giáo dục và Đào tạo địa phương triển khai nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường mầm non. Phòng giáo dục và đào tạo
Kiến Xương cũng tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả; rèn luyện thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Đối với trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen nơi tôi công tác, các cháu đã có
những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như
các bé đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…
Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các bé vẫn còn non nớt trẻ mầm non
với đặc điểm lứa tuổi thường dễ nhớ mau quên nên để hình thành ý thức về việc
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là một việc làm hết sức quan trọng.
Nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tiếp theo của con người về ý thức, hành vi
1
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sau này. Nhận thức được điều đó, năm
học 2017 - 2018 này tôi đã lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non
Hoa Sen - Kiến Xương - Thái Bình " với mong muốn sẽ nâng cao được chất
lượng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường, lớp của
mình đồng thời có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Qua khảo sát đầu năm trên 42 trẻ của lớp 5 tuổi A2 thu được kết quả như
sau:
S
Nội dung khảo sát
Tỷ lệ trẻ đạt
tt
1
2
3
Tắt ti vi, đài khi không xem, nghe.
Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng.
20/42 = 47,6%
15/42 = 35,7%
Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều
hòa đang hoạt động.
20/42 = 47,6%
15/42 = 35,7%
4
Không mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian
dài.
5
6
7
8
Tắt máy vi tính khi không sử dụng.
Khóa chặt vòi nước sau khi sử dụng.
Rót nước vừa đủ uống không để thừa đổ đi.
20/42 = 47,6%
25/42 = 59,5%
25/42 = 59,5%
Có thái độ không đồng tình với những người
không có ý thức tiết kiệm năng lượng.
15/42 = 35,7%
Nhìn vào bảng khảo sát dễ dàng nhận thấy tỷ lệ trẻ có những kỹ năng đơn
giản để sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thấp.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
2.1. Mục đích của giải pháp.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử
dụng trước mắt cùng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Đối với trẻ lứa tuổi
mầm non, việc hình thành cho trẻ những thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm
còn là giáo dục cho trẻ những kỹ năng, những kiến thức nhằm góp phần giáo
dục những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những người phát
triển một cách toàn diện nhất.
2.2. Nội dung giải pháp.
2
Để nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho
trẻ đặc biệt là trẻ 5 tuổi tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
2.2.1. Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
theo các chủ đề.
Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được tôi tích hợp
lồng ghép theo theo từng chủ đề cụ thể.
Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, tôi cho trẻ tìm hiểu nhu cầu bản thân trẻ về
năng lượng. Bé cần điện để "đọc" truyện, sưởi ấm, nghe nhạc, xem ti vi... Vậy
bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng: không mở cửa khi điều hòa đang hoạt
động, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng...
Trong chủ đề hiện tượng tự nhiên, tôi giới thiệu cho trẻ về năng lượng mặt
trời, năng lượng nước, năng lượng gió...
* Cho trẻ tìm hiểu về lợi ích của năng lượng mặt trời.
- Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sẵn có không phải mất tiền khi sử
dụng
- Sử dụng năng lượng mặt trời để làm khô quần áo thay cho việc sấy khô hoặc
là quần áo...
* Cho trẻ tìm hiểu về lợi ích của năng lượng gió:
- Sử dụng gió tự nhiên để làm mát cơ thể
- Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, biển
- Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời
* Cho trẻ tìm hiểu về lợi ích năng lượng sức nước:
- Sử dụng sức nước để tạo ra điện
- Tận dụng nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày không phải mất tiền mua
- Sử dụng sức nước để giã gạo...
Trong chủ đề giao thông, tôi cung cấp cho trẻ lợi ích của nhiên liệu (xăng, dầu,
ga, củi, rơm, rạ). Lợi ích của nhiên liệu là giúp cho các phương tiện giao thông
như xe máy, ô tô, tàu hỏa... chạy được; giúp các thiết bị, đồ dùng hoạt động như
bếp ga, bếp củi để nấu chín thức ăn. Vậy làm thế nào để sử dụng nhiên liệu tiết
kiệm? Tôi đã giới thiệu cho trẻ cách tiết kiệm xăng dầu như: Đi xe đạp, đi bộ
thay cho việc đi xe máy, ô tô; tái sử dụng các túi ni lông cũ...
Để hình thành cho trẻ được ý thức, hành vi tiết kiệm năng lượng, tôi lưu ý trẻ
nên chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn; khuyến khích trẻ
có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết kiệm năng
3
lượng; trẻ nhận ra người sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng không tiết kiệm
từ đó trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.
2.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
vào các hoạt động trong ngày.
Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các
hoạt động trong ngày là biện pháp nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ
năng hành vi, thái độ cho trẻ, giúp hình thành một thói quen ăn sâu vào trong ý
thức, hành vi của trẻ. Vì vậy trong mọi hoạt động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa
các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ một
cách hợp lý, nhẹ nhàng.
* Hoạt động trong giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng:
- Tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về:
+ Những thiết bị, vật dụng trong gia đình thường sử dụng điện.
+ Những vật dụng ở lớp cần sử dụng điện
- Cho trẻ lựa chọn những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas…trong đồ
chơi gia đình.
- Xem tranh phân biệt hành vi đúng, sai trong sử dụng năng lượng
- Khi cho trẻ ra sân tập thể dục tôi trò chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh nắng
buổi sáng đối với cơ thể.
* Hoạt động có chủ đích:
Ví dụ trong hoạt động khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia
đình”.
- Tôi cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
- Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát
bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về đặc điểm
của các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình đó như: Khi cắm bàn là vào ổ điện
thì sẽ sử dụng được. Muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì phải cắm điện,…Khi
sử dụng điện tôi giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện bằng cách: Tắt các đồ dùng
điện khi không sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết: Nóng thì mới bật quạt; Khi
học bài thì mới bật đèn học; khi quần áo nhàu thì sử dụng bàn là…Giáo dục trẻ
sử dụng điện an toàn: Khi trời mưa to giông bão thì không nên sử dụng các đồ
dùng điện, chân hoặc tay ướt không nên sờ vào đồ dùng điện và ổ cắm điện, chỉ
sử dụng những đồ dùng điện đơn giản như: Bật, tắt công tắc đèn, quạt, ti vi …
- Mở rộng: Tôi cung cấp cho trẻ thêm những đồ dùng sử dụng điện khác: Ti vi,
tủ lạnh, điều hòa, máy vi tính, máy giặt, xe đạp điện, bình nóng lạnh, bếp điện…
- Giáo dục trẻ: Có những hành động thiết thực, vừa sức của trẻ để sử dụng
điện tiết kiệm. Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên điện đang dần bị cạn kiệt.
Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở mọi người
trong gia đình cùng thực hiện.
4
- Sau khi đàm thoại trò chuyện cung cấp kiến thức, mở rộng thực tế tôi tổ
chức cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm ôn luyện củng cố những kiến thức trẻ
vừa được học như: Trò chơi "Ai nhanh nhất" Thi đua giữa 3 đội lên chọn các
hình ảnh đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. Trò chơi "Bé thi tài" trẻ khoanh
tròn các hành vi sử dụng điện đúng.
Trong hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng.
- Tôi cung cấp cho trẻ biết các kiểu nhà tiết kiệm năng lượng: Ngôi nhà có
nhiều cửa sổ, ngôi nhà nhiều cây xanh, ngôi nhà sử dụng pin năng lượng mặt
trời.
- Trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử
dụng điện từ đó thảo luận trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả như: Tắt quạt, đèn, ti vi, máy vi tính… khi không sử dụng đến.
- Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
* Chơi ngoài trời:
- Quan sát và nhận biết phương tiện nào trong gia đình sử dụng điện, xăng
dầu…Từ đó trò chuyện giáo dục trẻ: Khi dừng xe phải tắt máy, nên sử dụng xe
đạp để tiết kiệm nhiên liệu.
- Trẻ chơi tự chọn nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, không giẫm lên cỏ, không
hái hoa, bẻ cành cây, chơi nhẹ nhàng bảo vệ các đồ chơi ở sân trường để chơi
được lâu.
* Hoạt động góc:
- Nhắc nhở trẻ chơi giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không vứt,
ném đồ chơi để bảo vệ đồ chơi trong lớp, sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi
gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách, không tẩy
xoá, không xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang. Xem sách ảnh về những
thiết bị trong gia đình sử dụng điện và cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
- Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho bồn
cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí
nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí
nghiệm với kính lúp…
- Góc nấu ăn: Dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thực phẩm, thu gom đồ dùng
gọn gàng sau khi chế biến các món ăn
- Góc tạo hình: Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt (Ngôi nhà có nhiều cửa sổ). Dạy
trẻ dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm thành sản
phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: Keo dán, hồ ( bôi
vừa đủ), giấy…
- Góc gia đình: Mua sắm các đồ dùng tiết kiệm điện, tắt các đồ dùng điện khi
không dùng đến…
* Vệ sinh trước khi ăn:
5
- Trước khi cho trẻ rửa tay, tôi luôn hỏi trẻ “Phải làm thế nào để tiết kiệm
nước?”
- Tôi nhắc trẻ vặn vòi nước vừa phải, không nên vặn nước quá to, rửa xong
vặn chặt vòi nước lại, rửa gọn gàng, không làm nước bắn ra ngoài.
* Giờ ăn cơm:
- Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết xuất, nếu có thức ăn thừa hoặc thức ăn
vương thì gom lại để làm thức ăn cho các con vật (Chó, mèo, gà, lợn). Sau khi
ăn xong biết xếp thìa bát gọn gàng, nhẹ nhàng.
- Ăn xong biết lau miệng, uống nước, dạy trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy
cốc hứng nước, không để nước chảy ra ngoài, vặn đủ nước uống không vặn
nhiều thừa đổ đi rất lãng phí.
* Giờ ngủ:
- Nhắc nhở trẻ không gây ồn ào, nói chuyện trong giờ ngủ. Không giật chiếu,
xé gối, xé chăn.
* Hoạt động chiều:
- Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt: rèn cho trẻ cách rửa tay, rửa mặt đúng thao
tác. Tôi kết hợp giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước bằng cách vặn nước vừa đủ,
không nên mở nước quá to; khóa chặt vòi nước ngay sau khi rửa tay xong
- Cô cùng trẻ sắp xếp lại lớp gọn gàng, ngăn nắp để lớp được thoáng mát. Cho
trẻ chơi hoạt động tự do ở các góc, xem truyện ở góc thư viện thay vì cho trẻ
ngồi một chỗ xem tivi.
- Cô cùng trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện trong lớp.
* Nêu gương và trả trẻ:
- Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi
trường: tiết kiệm nước, quét dọn…
- Khen ngợi trẻ mặc trang phục đầu tóc gọn gàng.
Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt
theo từng ngày. Trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà giáo viên cung cấp, hình
thành thói quen, hành vi, kỹ năng, tình cảm tốt về vấn đề sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức
các hoạt động một ngày của trẻ có lồng ghép nội dung giáo dục về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả. Soạn được nhiều giáo án hay đạt hiệu quả cao khi dạy
trẻ được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về mặt chuyên môn và sáng tạo.
2.2.3. Trang trí, xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng. Nên bậc
học mầm non có một đặc thù riêng khác hẳn so với các cấp học khác. Lớp học
phải được trang trí và xây dựng môi trường học tập theo các góc phù hợp với
từng chủ đề dạy trẻ. Việc trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập ở trường
mầm non là một việc rất quan trọng, không thể thiếu mà ở bất cứ nhóm lớp nào
6
cũng phải thực hiện. Trang trí lớp xây dựng môi trường học tập nhằm cung cấp
cho trẻ những hình ảnh, kiến thức về các góc chơi, nhóm hoạt động của trẻ. Trẻ
vừa học, vừa được chơi ở trên các mảng tường được xây dựng mở đó. Hàng
ngày trẻ đến lớp được quan sát, nhìn thấy các hình ảnh trang trí trên các mảng
tường vì nó rất nổi bật.
Bên cạnh các mảng tường có hình ảnh trang trí đặc trưng của từng góc chơi.
Tôi trang trí thêm các hình ảnh có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm gắn ở từng góc như:
- Nội quy các góc chơi: Cất đồ chơi gọn gàng, không làm ồn…
- Nội quy của lớp học: Tôi thiết kế dưới dạng các biển báo các hành vi trẻ nên
làm để tiết kiệm năng lượng như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, đóng cửa khi
bật điều hòa, tắt máy tính khi không sử dụng…Bên cạnh đó, tôi còn làm một số
biển báo cấm để sử dụng điện an toàn như: Bé không được tự cắm và rút phích
điện, không sờ tay vào công tắc điện khi tay hoặc chân ướt, không chạm vào các
dây điện bị đứt.
Các hình ảnh tôi đặt vừa tầm nhìn của trẻ hoặc ở các vị trí ngay sau phía dưới
của các ổ điện. công tắc điện để thu hút sự chú ý của trẻ
- Ở góc đặt bình uống nước: Tôi cũng trang trí các hình ảnh nhắc nhở các
hành vi của trẻ như: Vặn nước vừa đủ để uống, không chen lấn nhau để tránh bị
đổ nước ra ngoài...
- Góc tạo hình: Tôi trang trí một số tranh treo tường vẽ về việc bé sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp mình có nhiều tiến bộ. Môi trường học
tập của trẻ được trang trí đẹp, khoa hoc, hợp lý và sáng tạo. Các hình ảnh biểu
tượng giáo dục trẻ xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ nên trẻ rất có ý thức thực hiện
theo.
2.2.4. Làm gương cho trẻ bắt chước.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có những
nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần vào việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ mọi lúc mọi
nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là một tấm gương
để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học tập,
tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi lúc mọi
nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo.
Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi luôn luôn thực
hiện nguyên tắc: Tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng ngày, tôi cùng các giáo viên
của lớp mình luôn thực hiện các hành động nhằm tiết kiệm năng lượng như: Tắt
điện trong lớp trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, tắt máy tính khi không
sử dụng… Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng
nơi quy định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm nước,
7
tiết kiệm điện. Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và cùng trẻ thực
hiện những hành động có ích góp phần tiết kiệm năng lượng.
Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc làm gương mẫu
của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về nhà. Trẻ có ý thức, có
thái độ và hành vi tốt về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giữ môi
trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, đẹp.
2.2.5. Phối kết hợp với phụ huynh.
Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là việc
làm rất cần thiết và không thể thiếu. Bên cạnh đó, giáo dục về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được
giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc,
ở trường cũng như ở nhà. Vì vậy tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
tình hình học tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ
phối hợp với cô giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó, tôi còn
tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội
dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi
của trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường.
Góc tuyên truyền của lớp: Tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo có nội
dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cài các tài liệu đó trên
góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dễ nhìn thấy và đọc được. Các
tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay đổi nội dung phù
hợp với các chủ đề giáo dục. Nội dung các tài liệu tuyên truyền đó nhằm mục
đích giáo dục trẻ những vấn đề sau:
- Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích phụ
huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp giảm
khói bụi. Sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, bình
nóng lạnh bật vừa đủ…Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện.
- Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió…
- Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm
mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm
chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo…
- Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
- Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không
mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt
quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài,
luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy
tính khi không sử dụng…
- Có ý thức luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
- Có hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
8
- Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo
vệ nguồn nước, cây xanh.
Khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Trẻ
được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở trường nên trẻ có rất nhiều
tiến bộ. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên cũng trở nên gắn bó hơn. Phụ
huynh rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con tới trường.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Với sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn trường mầm non Hoa Sen hoặc
các trường mầm non khác
4. Hiệu quả, lợi ích khi áp dụng giải pháp.
Sau gần một năm học thực hiện đề tài "Nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sen -
KiếnXương - Thái Bình" với 42 học sinh tôi đã đạt được một số kết quả sau:
S
Nội dung đánh giá
Trước khi áp
Sau khi áp dụng
tt
dụng sáng kiến
1
Tắt ti vi, đài khi không xem,
nghe
20/42 = 47,6%
15/42 = 35,7%
40/42 = 95,23%
40/42 = 95,23%
2
3
Tắt đèn, quạt khi ra khỏi
phòng
Không mở cửa sổ, cửa ra vào
khi máy điều hòa đang hoạt 20/42 = 47,6%
động
42/42 = 100%
4
5
6
7
8
Không mở cánh cửa tủ lạnh
15/42 = 35,7%
40/42 = 95,23%
39/42 = 92,85%
42/42 = 100%
40/42 = 95,23%
trong thời gian dài
Tắt máy vi tính khi không sử
20/42 = 47,6%
dụng
Khóa chặt vòi nước sau khi
25/42 = 59,5%
sử dụng
Rót nước vừa đủ uống không
25/42 = 59,5%
để thừa đổ đi
Có thái độ không đồng tình
với những người không có ý 15/42 = 35,7%
thức tiết kiệm năng lượng
39/42 = 92,85%
Với việc áp dụng các biện pháp trên cho tới nay, trẻ lớp tôi đã đạt được những
kết quả rất khích lệ. Trẻ đã nắm được những kiến thức đơn giản về lợi ích của
năng lượng với con người và nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng đối
9
với đời sống con người. Trẻ phân biệt được những hành vi tốt về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và những hành vi xấu gây nên cạn kiệt dần nguồn năng
lượng đang có. Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được hình thành và trở thành một thói quen thường
xuyên ăn sâu vào trong ý thức của trẻ. Trẻ đã có thói quen sống tự lập, thói quen
sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động
tuyên truyền người thân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trẻ có ý thức
tiết kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các hành vi làm lãng phí
nguồn năng lượng.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Nơi
Nội dung
Sꢀ
TT
Năm
sinh
Chức TĐ
danh CM
Hꢁ vꢂ tên
công tác
công việc hꢃ trợ
Cùng tham gia áp
dụng sáng kiến
1 Đỗ Thị Phượng
1972 MN Hoa Sen GV ĐH
Cùng tham gia áp
dụng sáng kiến
2 Ng. Thị Thu Thủy 1980 MN Hoa Sen GV CĐ
Cùng tham gia áp
dụng sáng kiến
3 Nguyễn Thị Hoài 1978 MN Hoa Sen GV ĐH
6. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến.
Sau khi áp dụng sáng kiến này tại lớp mình, tôi nhận thấy để nâng cao chất
lượng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 5 tuổi cần một số
điều kiện sau:
* Trình độ chuyên môn.
- Nắm chắc nội dung chương trình giáo dục đặc biệt là nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non.
- Để giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất điều
quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức
hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày để tiết
kiệm năng lượng. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết lợi ích của năng lượng và đánh
giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Giáo viên cần phải tích cực học tập, trau dồi kiến thức để tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm từ đó đưa ra những biện pháp, phương pháp giáo dục trẻ một
cách hiệu quả nhất. Phải không ngừng sáng tạo và thiết kế để tìm ra những thủ
thuật, kỹ xảo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả một cách nhẹ nhàng hợp lý.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, yêu nghề mến trẻ,
tôn trọng phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ để phụ huynh nắm
bắt được tình hình học tập của con em mình tại truờng mầm non, từ đó thống
nhất với phụ huynh các biện pháp để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
10
- Luôn đi sâu, tìm tòi, sáng tạo và học hỏi chị em đồng nghiệp, sáng tạo
phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn, lồng ghép, tích hợp nội
dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong tất cả các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách linh hoạt góp phần tạo hứng
thú và rèn thói quen cho trẻ.
- Đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề và khuyến khích trẻ tự giải quyết.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực nhằm phát huy tốt
nhất tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá, tìm tòi.
- Nắm vững khả năng nhận thức cũng như đặc điểm tâm lý của từng trẻ.
* Cơ sở vật chất:
- Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung các đồ dùng, đồ chơi
và trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ.
- Tham mưu với Ban giám hiệu trang bị thêm các đồ dùng tiết kiệm điện,
trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh trường để lấy bóng mát.
- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm nhiều các tài
liệu, sách báo, tranh ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non để giáo viên có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu,
tham khảo, học hỏi nâng cao hiểu biết về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
và có nhiều phương tiện hơn để giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sen. Trong
quá trình triển khai thực hiện chắc chắn sẽ còn gặp một số vướng mắc, rất mong
nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc triển khai thực hiện sáng
kiến đạt hiệu quả tốt hơn.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, không sao chép
của bất kỳ ai.
Thanh Nê, ngày 24 tháng 04 năm 2018
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Đông
11
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trường mầm non Hoa Sen - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_su_dung_nang_luong_tiet_ki.pdf