SKKN Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 Trường MN Hoa Mai

Đối với trẻ mầm non, việc học của trẻ dựa trên việc tri giác, sờ mó, cầm nắm, sử dụng các giác quan của mình. Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ chính là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
Phụ lục I  
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến  
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)  
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN  
HUYỆN  
Kính gửi:1  
- Phòng GD& ĐT Nam Trà My.  
- Hội đồng Sáng kiến cấp huyện.  
1. Họ tên tác giả2 : Nguyễn Thị Ánh Minh  
2. Đơn vị công tác3: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My  
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến4: Nguyễn Thị Ánh Minh  
4.Tên sáng kiến: “Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại  
lớp lớn 3 Trường MN Hoa Mai”.  
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến5: Giáo dục .  
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử6: 15/9/2020  
7. Hồ sơ đính kèm  
+ Chín tập báo cáo sáng kiến  
+ Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến  
+ Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai  
+Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai.  
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và  
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.  
Trà Mai, ngày 20 tháng05 năm 2021  
Người nộp đơn  
1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.  
2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả.  
3
Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư  
tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí,  
phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này.  
4 Điện t, vin thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng,  
giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), …Khác ;  
5Ghi ngày nào sớm hơn.  
Phụ lục II  
Mẫu báo cáo sáng kiến  
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)  
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO  
HÌNH TẠI LỚP LỚN 3 TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI 6  
1.Mô tả bản chất của sáng kiến7:  
1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.  
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động  
tạo hình tại lớp lớn 3 trường Mầm Non Hoa Mai” tại trường MN Hoa Mai  
huyện Nam Trà My đã đưa ra được 5 biện pháp chính để thực hiện:  
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực,  
sáng tạo của trẻ.  
Biệnpháp 2: Phát triển môn tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu  
phế thải và những nguyên vật liệu mở  
Biện pháp 3: Cung cấp phương pháp học tạo hình cho trẻ.  
Biện pháp 4: Phương pháp hướng dẫn dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.  
Biện pháp 5: Khuyến khích động viên trẻ kịp thời.  
Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp  
dụng, tại lớp lớn 3 Trường Mầm non Hoa Mai áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết  
quả khả quan.  
6Trình bày tên sáng kiến đnghị cơ quan, tchc hoc xét công nhn sáng kiến.  
7
Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn  
thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.  
8
Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang  
lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ  
chức nào.  
9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả  
và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung  
sau:  
- So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp  
đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã  
hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục  
đến mức độ nào .đã biết trước đó.  
- Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.  
Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các lớp của các trường mầm non đều có thể  
áp dụng và thực hiện.  
1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải  
tiến giải pháp đã được biết trước đó)  
1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng  
hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 Trường Mầm Non Hoa Mai”  
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực,  
sáng tạo của trẻ.  
Đối với trẻ mầm non, việc học của trẻ dựa trên việc tri giác, sờ mó, cầm  
nắm, sử dụng các giác quan của mình. Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình hấp dẫn  
cho trẻ chính là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình  
cho trẻ.  
Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện lấy trẻ là trung tâm chuẩn bị  
nhiều loại vật liệu cho trẻ thõa sức sáng tạo . Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ  
có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc  
nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình.  
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các  
nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,…Từ đây tạo cho trẻ cảm giác  
thích thú và mong muốn được tầm và tích trữ các vật liệu phế thải thành kho.  
Với môi trường trong lớp: Ở các góc để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu  
tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và  
có tên thật gần gũi với trẻ. Đồng thời, tôi luôn gợi mơ để trẻ chú ý đến môi trường  
mà tôi đã tạo và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí theo từng chủ đề để trẻ  
không bị nhàm chán.  
Tôi cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như trong lớp học tôi trang  
trí lớp theo chủ điểm, hình ảnh phong phú, màu sắc phù hợp với trẻ, giờ hoạt động  
ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá rơi, rồi tạo nên những bức tranh đẹp, qua đó giáo dục  
trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ  
đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên bức  
tranh phong cảnh đẹp mà không dùng đến bút màu.  
Trong những giờ hoạt động góc, tôi đã cho trẻ cùng quan sát những bức  
tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp của cô, thông qua đó, tôi khuyến khích  
trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển hứng thú  
của trẻ đối với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ vẻ,  
nặn, cắt dán giấy. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều  
kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền  
tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ.  
Biệnpháp 2: Phát triển môn tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu  
phế thải và những nguyên vật liệu mở  
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy  
để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô  
cùng quan trọng.  
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm  
như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn,… Chúng  
có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, …  
Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô xùng  
phong phú như: lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilong, giấy báo..và để  
kho nguyên vật liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên vật  
liệu từ các sản phẩm của nhà nông như: các loại hạt,rau củ quả tươi và khô,các loại  
vỏ ốc, ngêu..  
Tuy nhiên khi sưu tầm các nguyên vật liệu trên tôi đã cân nhắc để kho  
nguyên vật liệu cần đảm bảo tính an toàn cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn.  
Khi sưu tầm được các nguyên vật đó, tôi vệ sinh sạch sẽ, ,phân loại và dán  
tên cho từng nguyên vật liệu để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên giúp trẻ khám phá  
được về hình dáng, màu sắc, công dụng của chúng..Qua các nguyên vật liêu đó  
giúp trẻ sáng tạo hơn trong hoạt động tạo hình.  
Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm, rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụ, … tôi có  
thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác  
nhau.  
Ví dụ: Khi đi chơi ngoài sân trường trẻ nhặt lá cây để xếp thành con vật  
ngộ nghĩnh, trẻ dùng những viên sỏi để xếp thành ngôi nhà, đám mây…  
Chủ đề bản thân: Tôi đã sử dụng nguyên vật liệu mở như hồ dán, hạt đậu để  
tạo thành các vòng tay để tặng bạn.  
Chủ đề các ngành nghề: Cô giáo em: Tô sử dụng một số nguyên vật liệu có  
sẵn như: xốp, tăm bông, cây que..để giúp trẻ làm thành những bông hoa để tặng cô  
nhân ngày 20/11.  
Chủ đề Thế giới thực vật: Tô có thể sử dụng các nguyên vật liệu như: các vỏ  
ố,sò ,ngêu..để trẻ tạo thành những bong hoa xinh, tạo thành các lại quả.  
Chủ đề tết và mùa xuân: Tôi sử dụng các các màu nước,thân cải thìa để tạo  
thành một vườn hoa mùa xuân.  
Biện pháp 3: Cung cấp phương pháp học tạo hình cho trẻ.  
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng  
tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn  
vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì.  
+ Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để  
từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá  
bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau  
để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật.  
+ Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và  
miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.  
Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm  
nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…)  
chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật.  
*Đối với tiết đề tài: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không  
thiếu trong hoạt động tạo hình vì nó có vai trò giúp trẻ thõa sức sáng tạo, không  
theo khuôn khổ của ai, trẻ tự tạo nên những bức tranh của riêng mình theo cách  
nhìn và theo cảm nhận của mình.  
Ví dụ: Trong một buổi dạo chơi xung quanh trường cô cho trẻ ngắm vườn  
hoa và hỏi trẻ “Con thích hoa nào nhất? Con nhìn xem bông hoa này có màu gì?  
Trông những cánh hoa của nó ra sao? Khi mặt trời nhô lên thì cánh hoa trông khác  
biệt như thế nào?...” để chuẩn bị biểu tượng cho bài “vẽ hoa mùa xuân” ngày mai  
thì chính việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của  
mình thông qua việc quan sát tận mắt cảm nhận bằng các giác quan mà không dựa  
vào ý tưởng sẵn có.  
Biện pháp 4: Phương pháp hướng dẫn dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm:  
Trước hết cần hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ: Để trẻ mạnh  
dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình thành, cung cấp  
cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt  
động tạo hình là cần thiết. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng  
hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ  
cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của  
trẻ đối với sự vật, trẻ muốn vẽ.  
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình  
khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính  
riêng của mình.  
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh  
nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm  
dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và  
có thể làm.  
Trong các tiết học trước đây, việc sử dụng phương pháp dạy học phát huy  
tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ còn hạn chế, do đó muốn thực hiện đổi mới  
dạy học thì trước hết bản thân phải ý thức được để từ bỏ phương pháp dạy học  
truyền thống, từ chủ yếu cô nói, trẻ làm, chuyển sang phương pháp đổi mới phát  
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ trong giờ hoạt động theo phương  
châm: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Không nên quá lạm dụng mẫu, hay làm mẫu cho  
trẻ xem mà trước đó cần gợi ý trẻ suy nghĩ và tìm kiếm cách để thể hiện.  
Trong giờ học tôi luôn chú ý bao quát lớp để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ,  
gần gũi động viên, giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các  
bạn  
có  
nề  
nếp  
hơn,  
hứng  
thú  
hơn.  
Ví dụ : Trong giờ dạy trẻ nặn củ cà rốt. Tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện  
về chú Thỏ do lười biếng nên chẳng có gì ăn, hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu thỏ  
không được ăn gì? Vậy là cả lớp sẽ cùng tạo ra những củ cà rốt ngon dành tặng cho  
thỏ nhé.Tôi khuyến khích trẻ suy nghĩ xem để nặn được củ cà rốt cần làm như thế  
nào, tôi cho trẻ cùng tự nặn, sau đó tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm (nhóm bạn  
trai, bạn gái), xem nhóm nào nặn được nhiều củ cà rốt nhất để tặng cho bạn thỏ....  
Biện pháp 5: Khuyến khích động viên trẻ kịp thời.  
Ở lứa tuổi này các cháu rất thích được khen, mặt dù trẻ không đạt kết quả  
như yêu cầu của cô, nhưng hình thức khen là để động viên khích lệ kịp thời. Ngày  
nào tôi cũng cho các cháu cắm cờ, tuyên dương về vấn đề học tập thi đua và đặc  
biệt là ở giờ học tạo hình tôi thường biểu dương, khen thưởng kịp thời với nhưn  
xsarn phẩm có tính sáng tạo cao để từ đó các bạn trong lớp có thể học hỏi theo.  
Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao  
trong việc khích lệ tinh thần của trẻ.Động viên, giúp đỡ trẻ còn yếu kém và khen  
ngợi trẻ có sản phẩm đẹp.  
1.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến8:  
Sáng kiên “Mt sbin pháp nâng cao chất lượng to hình ti lp Ln 3  
trưng mầm non Hoa Mai”. ” huyện Nam Trà My đã được áp dng ti các lp  
ca đơn vị trường đã mang lại nhng kết qucao. Vi sáng kiến này tôi tin tưởng  
rng có tháp dụng đối với các đơn vị trường bn.  
1.5.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:  
Điều kiện cơ sở vt cht phải đảm bảo đủ và cn thiết để phc vcho các  
hoạt động hng ngày ca tr.  
1.6 Hiệu quả mang lại:  
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng  
sáng kiến theo ý kiến của cá nhân (nếu có) 9  
Sau thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên về chất lượng hoạt động  
tạo hình cho trẻ tại lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt và được nhà trường đánh  
giá cao qua đợt kiểm tra chất lượng trên trẻ học kỳ II vừa qua với kết quả như  
sau:  
* Đối với trẻ  
Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện  
pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng.  
Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình,  
có ý thức giữ gìn môi trường lớp học.  
Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng  
hoạt động tạo hình.  
Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực  
tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề, thích tham gia các  
hoạt động ngoài trời ,hoạt động tạo hình để thỏa thích vui chơi để tạo ra những ý  
tưởng mới mẻ cho sản phẩm tạo hình của mình.  
Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản  
phẩm của mình ở lớp. Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở  
lớp.  
Trẻ rất hứng thú khi tự chọn cho mình các nguyên vật liệu mà mình thích để  
được tạo ra những sản phẩm đẹp.  
* Kết quả được đánh giá cụ thể như sau:  
Đầu năm  
Cuối tháng 4/2021  
9/2020  
TT  
Nội dung giáo dục  
Trẻ chưa  
đạt  
Tỉ lệ  
Trẻ đạt Tỉ lệ  
Trẻ chưa biết chọn nguyên  
vật liệu  
1
2
12/28  
15/28  
43%  
28/28  
28/28  
100%  
Kỹ năng nặn, xé, dán còn  
yếu  
54%  
100%  
Trẻ biết nêu lên ý tưởng  
của mình  
3
20/28  
15/28  
71%  
54%  
27/28  
27/28  
96%  
96%  
Trẻ hứng thú tham gia vào  
hoạt động  
4
* Đối với giáo viên.  
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi áp dụng các biện  
pháp vào hoạt động tạo hình.  
Các hoạt động tạo hình được sự hưởng ứng cao của trẻ ,trẻ tham gia một  
cách hứng thú.  
Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ  
thực hành.  
Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống khi sưu tầm các nguyên vật liệu.  
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo và hướng  
trẻ theo cách lấy trẻ làm trung tâm  
Kết luận:  
Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục thường xuyên lấy trẻ làm  
trung tâm, “Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy màu sắc”.  
Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra cô giáo phải là người kiên trì không  
nóng vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự  
yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học đem đến cho trẻ những gì cần  
thiết nhất, giúp trẻ tiến bộ ngoài ra còn phải tích luỹ kinh nghiệm học hỏi đồng  
nhiệp, tham khảo tài liệu, tất cả sẽ đem lại thành công cho mình. Tạo điều kiện cho  
trẻ hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các  
hoạt động.  
Để trẻ học tốt môn tạo hình thì trước hết cô giáo phải thực sự là người bạn  
của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ khi trẻ còn  
lúng túng. Cô luôn tham gia đầy đủ các buổi thao giảng của nghành, của trường tổ  
chức.  
Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp  
bồi dưỡng phù hợp.  
Ngoài chuyên môn vững cô còn phải thực hiện sự hoà nhập với thế giới của  
trẻ thơ. Cô hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt  
hiệu quả cao trong giờ học.  
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.  
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng  
sáng kiến lần đầu:  
TT Họ và tên  
Ngày  
tháng công tác  
năm  
sinh  
Nơi  
Chức  
danh  
Trình độ  
chuyên  
môn  
Nội dung  
công việc hỗ  
trợ  
(hoặc  
nơi  
thường  
trú)  
01 Đoàn Thị 1991  
Trường TTCM,GV ĐHSPMN Quản lý chỉ  
Mơ  
MN Hoa  
Mai  
đạo công tác  
chuyên môn  
02 Trần Thị  
1984  
1984  
Trường PHT  
MN Hoa  
Mai  
Trường PHT  
MN Hoa  
Mai  
ĐHSPMN Quản lý chỉ  
đạo công tác  
chuyên môn  
ĐHSPMN Quản lý chỉ  
đạo công tác  
Minh Tâm  
03 Ngô Thị  
Tình  
chuyên môn  
*Hồ sơ kèm theo: (không)  
pdf 9 trang minhvan 24/06/2024 1690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 Trường MN Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh_tai.pdf