SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một hoạt động có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, nó góp phần hình thành đạo đức, nhân cách cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ ở nhà trẻ 25 -36 tháng tuổi.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Đặt vấn đề...........................................................................................02
2. Giải quyết vấn đề................................................................................03
2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................03
2.2. Thực trạng của vấn đề.................................................................05
2.3. Các biện pháp đã tiến hành..........................................................06
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................14
3. Kết luận.................................................................................................16
4. Tài liệu tham khảo................................................................................19
5. Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học các cấp............................20
1
1. Đặt vấn đề
"Trẻ thơ như búp trên cành,
Như măng mới mọc,
Như mặt trời bình minh...”.
Những hình ảnh ví von ấy đã thể hiện sâu sắc tình cảm và niềm tin của
người đời đối với trẻ thơ, của phụ huynh đối với con em mình thật dạt dào,
nồng ấm. Với chúng ta, trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình,
là tương lai của đất nước. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay việc chăm sóc giáo
dục phát triển toàn diện ngay từ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một hoạt động có vai trò rất quan trọng
trong quá trình giáo dục trẻ, nó góp phần hình thành đạo đức, nhân cách cho
trẻ, đặc biệt là đối với trẻ ở nhà trẻ 25 -36 tháng tuổi. Trẻ độ tuổi này khả
năng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chưa nhiều, đa số trẻ vẫn
học nói theo người khác chứ chưa có vốn từ chủ động của bản thân... Hơn nữa
có một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua hoạt động đọc thơ, hoặc do công việc quá bận rộn không có thời
gian chăm sóc con cái, nên trẻ rất ít khi được nghe những bài thơ, câu chuyện
của bố mẹ mình.
Chính vì lẽ đó khi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cô giáo cần tìm những
hình thức dạy phong phú, mềm dẻo, hấp dẫn để trẻ có thể học nói và phát
triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Và một trong những hình thức dạy ngôn
ngữ cho trẻ thuận tiện nhất là dạy trẻ đọc thơ.
Là người giáo viên mầm non, người mẹ hiền thứ hai của trẻ, ngoài việc
dạy trẻ đầy đủ các hoạt động, còn phải trang bị cho trẻ đầy đủ về mặt ngôn
ngữ và vốn từ, để giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Ngay từ
thuở lọt lòng trẻ được nghe tiếng hát ru của mẹ, đó cũng là lần đầu tiên trẻ
được tiếp xúc với giọng nói của con người. Lúc này, trẻ chưa hiểu được nội
2
dung lời thơ, câu hát mẹ ru, nhưng trẻ lại dễ dàng tiếp nhận nhạc điệu, vần
điệu của lời thơ, câu hát đó. Lời hay ý đẹp của thơ ca sẽ giúp trẻ nói đúng, nói
hay, vươn tới cái đẹp của tâm hồn, và hình thành khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, nó là chìa khóa để mở mang vốn từ cho trẻ.
Việc dạy trẻ nói đúng, nói hay, phát âm chuẩn xác ở lứa tuổi 25 – 36 tháng là
một việc rất khó.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi
nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các
từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về
những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết
các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem
tranh, đọc cho trẻ nghe các bài thơ ngắn gọn, dễ hiểu qua tranh và lời đọc.
Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên cần có sự linh hoạt trong cách tổ
chức và tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc
dạy trẻ đọc thơ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi đã chọn đề
tài nghiên cứu: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động
dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận.
Ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ
nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung
quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà
nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có
những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định
chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt
khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của
mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi
3
người. Đất nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển, Đảng và nhà nước
luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà
Đảng đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” chúng
ta cần chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này người giáo
viên cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, nhất là giáo viên Mầm non.
Trước tiên chúng ta cần hiểu được đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ
nhà trẻ: Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm
hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ trẻ được sử
dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi , những gì gần gũi xung quanh mà hàng
ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ
những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, hoặc hành động của
những con vật mà trẻ biết: Ví dụ: máy bay, tàu hoả, con cá; bố, mẹ, bà, máy
bay bay, tàu hoả chạy, con cá bơi.
Như chúng ta đã biết, trẻ học một cách vô thức từ cách nói năng, cách
sử dụng ngôn ngữ, sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ của người lớn, trẻ rất
thích bắt chước, làm theo. Dân gian ta có câu " Trẻ lên ba cả nhà học nói",
hay " Thỏ thẻ như trẻ lên ba" để khẳng định ảnh hưởng đặc biệt quan trọng
của việc giáo dục trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Là người giáo
viên phải ý thức được điều này để định hướng, giúp đỡ trẻ. Giáo viên cần nói
những câu đơn giản, rõ ràng để cho trẻ nói theo. Giao tiếp với trẻ bằng ngôn
ngữ dịu dàng, tình cảm, yêu thương thì trẻ cũng sẽ có được ngôn ngữ như vậy.
Các tác phẩm thơ, ca là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều
trong cuộc sống được diễn đạt trong thơ ca một cách uyển chuyển, giàu nhạc
điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người những tình cảm thiết tha
với cuộc sống, những ước mơ trong sáng về tương lai. Những vần thơ hay
không chỉ gieo vào tâm hồn đứa trẻ vẻ đẹp, tiếng nói của dân tộc mà còn ánh
lên vẻ đẹp của tâm hồn, của thiên nhiên Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng hình
4
thức dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng sẽ góp phần
tạo lập cho trẻ vốn ngôn ngữ cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Năm học 2015-2016 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy
lớp nhà trẻ 25 -36 tháng tuổi D1, lớp tôi có 35 học sinh, trong quá trình dạy
trẻ phát triển ngôn tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đầu tư
về chuyên môn kỹ lưỡng của Ban giám hiệu nhà trường.
- Bản thân là một giáo viên có chuyên môn lâu năm, yêu nghề mến trẻ,
nhiệt tình trong công việc chịu khó tìm tòi qua đồng nghiệp, sách báo và công
nghệ thông tin.qua dự giờ và học chuyên đề của phòng và sở giáo dục
- Nắm được định hướng đổi mới trong phương pháp giảng dạy.
- Có nhiều đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương. vật thật dễ kiếm ở
xung quang trẻ giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
- Bản thân tự trang bị cho mình mọi phương tiện dạy học tốt: Máy tính
vật thật đầu đĩa màm hình và mô hình. Có ý thức sưu tầm được nhiều bài thơ
hay và ý nghĩa trong quá trình dạy trẻ.
2.2.2 Khó khăn.
- Nhóm trẻ 25- 36 tháng tuổi hầu hết vẫn còn nhút nhát, khả năng ngôn
ngữ còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ nói chưa rõ, ngọng, chưa biết sử dụng vốn từ
chủ động, tích cực của mình. .
- Phương tiện dậy học của cô chưa phong phú, chưa đa dạng về chủng
loại và mầu sắc chưa đẹp mắt.
- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.
5
Qua việc khảo sát trẻ đầu năm học 2015-2016, tôi thấy khả năng phát
triển ngôn ngữ của trẻ còn chưa đồng đều và có nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
STT
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
57,1%
42,9%
42,9%
28,3%
1
Trẻ nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời 20/35
2
3
4
Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản
15/35
15/35
Sử dụng lời nói để giao tiếp và diễn đạt nhu cầu
Khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của thơ và 10/35
ngữ điệu của lời nói
5
Hồn nhiên trong giao tiếp
12/35
34,3%
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Việc sắp xếp môi trường lớp học hợp lý sẽ làm tăng thêm hiệu quả của
hoạt động đọc thơ. Nhờ việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý tạo cho trẻ
không gian hoạt động tích cực vì vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về tác phẩm
thơ mà trẻ sẽ được học. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học, vừa tạo
cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, từ đó trẻ có thể rút ra những
từ ngữ để tích lũy về ngôn ngữ cho bản thân.
Đối với trẻ nhà trẻ, môi trường phát triển ngôn ngữ là một vấn đề hết
sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú vào hoạt động phát triển
ngôn ngữ. vì thế tôi luôn trang trí lớp học theo từng chủ đề cụ thể một cách
phù hợp. Tôi luôn lựa chọn những hình ảnh có màu sắc rõ ràng, có nội dung
mang tính giáo dục tốt, có thể khơi gợi ở trẻ những tưởng tượng về ngôn ngữ.
6
* Nội dung và cách thức thực hiện:
- Tôi luôn chú ý bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý để tạo môi
trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
- Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại đọc thơ thì tôi
luôn trưng bày các đồ dùng kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và
các con rối dẹt sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Đặc biệt hơn, tại lớp mình tôi thiết kế một góc riêng chuyên trưng bày
các bức tranh minh họa về nội dung những bài thơ gần gũi với trẻ. Việc làm
này tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, ngắm nhìn, nhận xét... về các bức
tranh, từ đó trẻ có thể đọc thơ theo nội dung tranh, giúp trẻ thuộc nhanh và dễ
dàng ghi nhớ nội dung các bài thơ đã học. Qua đó giúp trẻ ghi nhớ ngôn từ
đẹp trong các bài thơ, nhịp điệu, vần điệu của các bài thơ...Và đây là cơ hội
tốt cho ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách tự nhiên, hiệu quả.
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ đọc thơ:
Dạy thơ cho trẻ không chỉ đơn thuần là dạy trẻ đọc thơ, mà còn phải
dạy trẻ đọc như thế nào? có hứng thú đọc hay không? Trong khi dạy cần tránh
hiện tượng tẻ nhạt, gò bó làm cho trẻ mệt mỏi. Tôi luôn luôn thay đổi hình
thức dạy trẻ nhằm khắc sâu nhận thức của trẻ về nội dung, tình cảm của bài
thơ. Từ đó giúp trẻ nhận ra được những từ ngữ đẹp, câu thơ hay để trẻ có thể
ghi nhớ, học theo và vận dụng trong quá trình giao tiếp của mình.
Tôi luôn trú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc dạy trẻ
đọc thơ trong mọi hoạt động. Cụ thể như:
* Dạy trẻ đọc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học:
Khi cho trẻ quan sát, đàm thoại tranh minh họa thơ, tôi cho trẻ ngồi
quanh cô một cách tự nhiên, thoải mái, trẻ có thể sờ, chỉ vào tranh. Nhưng
trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, tôi luôn linh hoạt thay đổi tư thế, hình thức
7
khác nhau nhằm tạo cho trẻ trạng thái, tâm thế thoải mái, hứng thú khi đọc
thơ và cảm nhận ngôn ngữ qua thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Con tàu” sau khi cho trẻ xem tranh con tàu, tôi
cho trẻ ngồi xung quanh nghe cô đọc, sau đó tôi tổ chức thành trò chơi đoàn
tàu vừa đi, vừa đọc thơ vòng quanh phòng học. Đồ dùng trong giờ dạy được
thay đổi các hình thức: tranh, đồ chơi, vật thật, mô hình ... luôn được tôi sử
dụng khai thác triệt để phục vụ giúp trẻ học thơ. Vì trẻ ở lứa tuổi này nhận
thức trực quan cụ thể, đồ dùng trực quan là phương tiện hữu hiệu trong quá
trình nhận thức của trẻ. Đồ dùng đẹp sẽ kích thích trẻ hứng thú đọc thơ, trẻ
nhanh thuộc thơ và dễ ghi nhớ các câu thơ hay, từ ngưc đẹp. Từ đó giúp trẻ
phát triển được ngôn ngữ thông qua hoạt động đọc thơ.
Tôi đã chú ý khả năng hứng thú của trẻ, tôi tổ chức hoạt động cho trẻ
đọc thơ. Nhằm giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn từ trong thơ và biết vận
dụng ngôn từ đó và quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ. Để
dạy trẻ đọc thơ có hiệu quả cần chú ý một số việc sau:
- Trước hết phải chọn bài thơ hay, ngắn, phù hợp với độ tuổi, cách nghĩ
của trẻ, giúp trẻ đọc diễn cảm một cách tự nhiên, nhấn mạnh các hình tượng
trong bài thơ. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong bài
thơ đó để trẻ dễ dàng vận dụng vào quá trình giao tiếp và tích lũy vốn từ của
mình.
- Tùy thuộc và nội dung bài thơ mà tôi lựa chọn các cách gây hứng thú
cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Tôi có thể dùng rối, tranh, ảnh, bài hát,
câu đố, mô hình….
- Khi cho trẻ đọc thơ, cô khuyến khích trẻ đọc hay, đọc đúng, thể hiện
cử chỉ, nét mặt, nhất là giọng điệu phù hợp để giúp trẻ biết cách giao tiếp hồn
nhiên, vô tư.
8
(Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ trên tiết học)
* Dạy trẻ đọc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các
hoạt động trong ngày
- Qua hoạt động vui chơi:
Chương trình dạy trẻ được phân bố theo chủ đề, được sắp xếp hợp lý,
logic, có tính hỗ trợ cho nhau, việc lồng các bài thơ cho trẻ đọc trong các hoạt
động có tác dụng lớn giúp trẻ thuộc và đọc đúng bài thơ, thể hiện tình cảm,
thái độ tình cảm của mình qua bài thơ. Thông qua đó, giúp trẻ phát triển vốn
từ, biết cách sử dụng câu, hồn nhiên trong giao tiếp.
Trong khi cho trẻ chơi tôi luôn cố gắng đưa các bài thơ vào quá trình
chơi của trẻ nhằm củng cố cho trẻ kiến thức về các bài thơ đã học, đồng thời
qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Ví dụ, khi cho trẻ chơi
phân vai, ở góc chơi "mẹ con" tôi cho trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ” để đưa vào
vai chơi mẹ con trong góc phân vai. Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa đào” để đưa
vào buổi dạo chơi ngoài trời quan sát hoa mùa xuân trong chủ điểm “Hoa,
quả, rau”.
9
- Dạy trẻ đọc thơ ở mọi lúc, mọi nơi:
Ngoài tiết học chính và các hoạt động trong thời khóa biểu tôi còn tận
dụng những giờ chơi tự do, giờ đón, giờ trả, giờ vệ sinh… để trò chuyện với
cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ đọc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
+ Giờ đón trẻ: Sau khi nhắc nhở trẻ chào mẹ, chào cô, cô trò chuyện
cùng với trẻ về gia đình, về cô, về mẹ, về các bạn...Cô đặt một số câu hỏi cho
trẻ trả lời, giáo dục trẻ đi học ngoan, yêu trường lớp, yêu cô, yêu mẹ...Và có
thể cho trẻ đọc một số bài thơ để củng cố khả năng ngôn ngữ cho trẻ như bài
thơ: Cô và mẹ; Yêu mẹ; Đồ chơi của lớp...
+ Trong giờ ăn: Giờ ăn là thời điểm tôi có thể tích hợp cho trẻ đọc thơ
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giáo dục trẻ các nề nếp, thói quen vệ sinh
khi ăn.
(Tích hợp cho trẻ đọc thơ trong giờ ăn)
Khi cho trẻ ngồi vào bàn ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ "Giờ ăn"....
Giờ ăn cô đã dạy rồi
10
Khi ăn chớ để cơm rơi ra bàn
Không được nói chuyện riêng
Ăn ngoan cuối tuần cô cho cắm cờ
Trước giờ ăn trẻ rửa tay, trong khi rửa tay trẻ phát triển ngôn ngữ qua
bài thơ “Miếng xà phòng nho nhỏ”
Làm được như vậy tôi thấy trẻ trong lớp mình học được nhiều hơn về
ngôn ngữ, tích lũy được nhiều từ ngữ có ý nghĩa, biết thể hiện cảm xúc khi
giao tiếp, hồn nhiên khi giao lưu với người khác. Điều này chứng tỏ việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua dạy thơ cho trẻ là một việc làm cần thiết và
có ý nghĩa lớn lao.
2.3.3. Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động dạy thơ để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thì việc sưu tầm, làm
thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động đọc thơ là không thể
thiếu. Chính vì vậy, tôi đã không ngừng sưu tầm, sáng tạo làm một số đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy trẻ đọc thơ.
Ngoài những đồ dùng minh họa cho các bài thơ trong chương trình
được nhà trường cung cấp cho quá trình dậy trẻ, thì bản thân tôi luôn cố gắng
làm mới, bổ xung nhiều đồ dùng đồ chơi trong lớp của mình, đặc biệt là
những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy thơ cho trẻ nhằm phát
triển ngôn ngữ ở trẻ.
Với những bức tranh minh họa, tôi luôn sử dụng các nguyên vật liệu khác
nhau đẻ vẽ, xé dán, xếp, gắn... tạo ra những bức tranh sinh động, hấp dẫn,
màu sắc, để thu hút sự chú ý của trẻ. Tôi cò làm ra những bức tranh động để
tạo sự hứng thú, tò mò ở trẻ. Từ đó giúp trẻ tập trung vào hoạt động, trẻ có thể
thuộc thơ nhanh hơn, trẻ có thể đưa ra những nhận xét về bức tranh, trò
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_don.doc