SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mẫu giáo Trà Nam

Môi trường vui chơi có vị trí khá quan trọng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Được vui chơi kích thích được việc học tập, vui chơi giúp cho tâm hồn trẻ thêm thông thái, kích thích phát triển khả năng sáng tạo, phát triển não bộ, nuôi dưỡng tình yêu học tập và đây cũng là yếu tố tạo cho các bé thành công trong cuộc sống.
Phụ lục I  
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ  
Kính gửi1: - Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Nam Trà My.  
- Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở.  
Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng  
kiến như sau:  
1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2: Trương Thị Huệ  
2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Trà Nam  
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3 - nếu có: Trương Thị Huệ  
4. Tên sáng kiến: Mt sbin pháp nhm nâng cao hiu quvic tchc  
hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mu giáo Trà Nam.  
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục  
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: Lần đầu  
7. Hồ sơ đính kèm:  
+ 03 tập Báo cáo sáng kiến.  
+ 03 tập phiếu nhận xét, đánh giá.  
Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,  
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.  
Trà Nam, ngày 21 tháng 05 năm 2021.  
Người nộp đơn  
(Ký và ghi rõ họ tên)  
Phụ lục II  
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
Mt sbin pháp nhm nâng cao hiu quvic tchc hoạt động vui  
chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mu giáo Trà Nam.  
Mô tả bản chất của sáng kiến7:  
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:  
1.1.1. * Biện pháp 1: Tạo môi trường vui chơi và tổ chức chơi cho trẻ  
Môi trường vui chơi có vị trí khá quan trọng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi  
cho trẻ. Được vui chơi kích thích được việc học tập, vui chơi giúp cho tâm hồn trẻ  
thêm thông thái, kích thích phát triển khả năng sáng tạo, phát triển não bộ, nuôi  
dưỡng tình yêu học tập và đây cũng là yếu tố tạo cho các bé thành công trong cuộc  
sống. Vì thế mà môi trường vui chơi là môi trường không nên bỏ lỡ. Giáo viên cần  
phải bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học, đồng thời  
chú ý sắp xếp đồ dùng, đồ chơi một cách hợp lý, đa dạng, phong phú và đẹp mắt,  
tiện lợi để tạo môi trường vui chơi thân thiện, thoải mái cho trẻ.  
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc thì cách thức bố trí các góc  
phải hợp lý, đồ chơi ở các góc phải thật phong phú, việc phân bố góc chơi, đồ dùng,  
đồ chơi ở các góc phải tách bạch rõ ràng, trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi  
phải cụ thể, các góc chơi phải có sự hổ trợ qua lại với nhau, bổ sung cho nhau. Trẻ  
dể dàng chọn góc chơi, vai chơi và thực hiện vai chơi của mình. Từ đó kích thích  
được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.  
Chú ý đặc biệt một điều nữa là cô trang trí lớp học phải thật sinh động, đẹp  
theo chủ điểm, ngoài ra khi tổ chức cho trẻ vui chơi cần bố trí đội hình hợp lý để tận  
dụng hết không gian lớp học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ  
trong lớp đều được tham gia một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích  
cực hơn.  
Giáo viên nhất thiết phải gần gũi với trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với  
trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, luôn được bảo vệ.  
Có được sự thoải mái trong bộc lộ cảm xúc, có như thế mới phát huy hết tư duy và  
khả năng sáng tạo của trẻ. Giáo viên chú ý theo dõi một cách thường xuyên quá  
trình vui chơi của trẻ, nếu có thể cô tham gia chơi cùng trẻ đóng vai trò như một  
người bạn đồng hành để có thể điều chỉnh khả năng phát âm và hành động của trẻ để  
sửa sai cho trẻ kịp thời. Cô nên bố trí những trẻ có khả năng tiếp thu chưa tốt ngồi ở  
các vị trí thuận lợi ( ở gần giáo viên hoặc gần những trẻ có khả năng tiếp thu tốt  
hơn) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, hứng thú trong vui chơi.  
Bản thân giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục  
mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở lớp. Cho trẻ hoạt động  
xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, do đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trò  
quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp khéo léo,  
sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực  
hiện chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.  
1.1.2.Biện pháp 2: Thiết kế xây dựng một số trò chơi lôi cuốn và hấp dẫn  
Hoạt động vui chơi là điều kiện để trẻ lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, vận dụng  
trong cuộc sống để làm hành trang cho trẻ bước vào đời sau này. Mà những tri thức,  
kỹ năng đó tiềm ẩn trong các trò chơi vì thế giáo viên phải biết xây dựng các trò  
chơi như thế nào thật sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, bên cạnh đó nó còn chứa đựng nội  
dung giáo dục sâu sắc để giúp trẻ lĩnh hội một cách tốt nhất. Từ đó giúp trẻ phát  
triển toàn diện về nhân cách. Qua một thời gian giảng dạy, với lòng nhiệt tình, yêu  
nghề mến trẻ của mình tôi đã thiết kế một số trò chơi:  
a. Trò chơi giả bộ ( trò chơi mô phỏng )  
+ Tên trò chơi: Mẹ con - Bán hàng  
+ Chủ đề: Nghề nghiệp  
+ Độ tuổi: 5 – 6 tuổi  
+ Mục đích yêu cầu:  
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi theo đúng ý nghĩa của nó nhằm mô phỏng được  
hành động, việc làm của người lớn.  
- Trẻ biết nhận vai và thực hiện được những hành động, việc làm đặc trưng, nổi bật  
của vai mình nhận.  
- Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi.  
- Qua đó giúp trẻ hình dung ra được bán hàng thì có những loại hàng nào.  
+ Chuẩn bị:  
Cửa hàng có các loại thực phẩm  
+ Cách chơi:  
Cô đóng vai chơi cùng với trẻ, hướng cho trẻ chú ý vào các kỹ năng chơi của  
từng nhóm và mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi. Ví dụ: Nhóm “ mẹ, con” lúc  
đầu cô đóng vai mẹ và nói : “ Các con ở nhà giúp mẹ nấu ăn để mẹ đi chợ mua thức  
ăn”. Khi sang nhóm bán hàng, cô vừa là người mua đồng thời vừa gợi ý cho người  
bán hàng: “ Cửa hàng bác hôm nay có những hàng gì ?”. Nếu trẻ không nói được cô  
nói tiếp: “ Tôi thấy cửa hàng bác bán nhiều thứ quá, nào gạo, cam, thịt, cá, rau... Bác  
bán cho tôi ký rau, ký rau này giá bao nhiêu hả bác?”.  
b. Trò chơi học tập:  
+ Tên trò chơi: “ Hoán đổi”  
+ Chủ đề: Bản thân  
+ Độ tuổi: 5 – 6 tuổi  
+ Mục đích yêu cầu:  
- Cũng cố về biểu tượng định hướng thời gian các buổi trong ngày.  
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.  
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.  
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật chơi và chơi hứng thú tích cực.  
+ Chuẩn bị:  
- Cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 5 – 8 trẻ chơi.  
- Tranh lô tô về biểu tượng thời gian 5 buổi trong ngày, mỗi nhóm 5 bộ.  
+ Luật chơi:  
- Khi nghe hiệu lệnh của cô thì một trẻ sẽ được lật hình theo thứ tự vòng quay kim  
đồng hồ, trẻ nào tìm được nhiều cặp đôi giống nhau là thắng.  
+ Cách chơi:  
Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, mỗi nhóm có một bộ tranh lôtô các  
buổi trong ngày, trẻ ngồi theo vòng tròn và đặt úp bộ tranh ở giữa. Cô qui định thứ  
tự người chơi thứ nhất lật hình và tìm theo cặp để có một biểu tượng giống nhau.  
Nếu đúng thì được thưởng một bông hoa và được tiếp tục chơi, nếu sai thì úp bài  
xuống và người thứ hai sẽ chơi tiếp tục cho đến người chơi cuối cùng. Trẻ nào tìm  
được nhiều cặp đôi là thắng cuộc, khi tìm cặp đôi phải nói được cặp đôi đó là buổi  
nào.  
c. Trò chơi vận động:  
+ Tên trò chơi: “ Tí hon tranh tài”  
+ Chủ đề: Trường mầm non thân yêu  
+ Độ tuổi: 5 – 6 tuổi  
+ Mục đích yêu cầu:  
- Giáo dục tính nhanh nhẹn, hoạt bát, tính kỉ luật, ý thức tự giác trong khi chơi.  
- Phát triển các hệ cơ khớp và phát triển trẻ một cách toàn diện.  
+ Chuẩn bị:  
- Cả lớp 12 cái vòng ( 6 vòng màu đỏ và 6 vòng màu xanh)  
- 2 rổ ( 1 rổ màu đỏ và một rổ màu xanh)  
- 2 vòng màu vàng đựng bóng cho 2 đội.  
+ Luật chơi:  
- Trẻ bò không chạm vào chướng ngại vật và lấy bóng bỏ vào rổ của đội mình. Nếu  
chạm vào vòng thì chạy về đứng cuối hàng và nhường lượt chơi cho bạn tiếp theo.  
+ Cách chơi:  
- Trước khi chơi cô chia lớp thành 2 đội ( đội màu đỏ và xanh), đứng song song với  
nhau, số lượng bằng nhau. Phía trước mỗi đội là những cái vòng tương ứng với màu  
của mỗi đội làm chướng ngại vật, được đặt cách nhau theo hàng dọc. Phía trên 2 đội,  
cô đặt 2 chiếc vòng có nhiều quả bóng ( số bóng ít hơn số trẻ của 2 đội một quả ).  
Bên cạnh đầu hàng của 2 đội, cô đặt cho mỗi đội một cái rổ tương ứng với màu của  
đôi.Khi có hiệu lệnh của cô, bạn đứng đầu hàng của 2 đội phải bò zích zắc qua các  
vòng mà không chạm vào vòng. Khi bò xong qua hết các vòng, trẻ lên vòng có  
nhiều quả bóng lấy một quả và chạy về bỏ vào rổ của đội mình. Sau đó đập vào vai  
bạn tiếp theo, bạn tiếp theo bò tương tự cũng lên lấy một quả bỏ vào rổ của đội  
mình. Kết thúc một lần chơi, cô và trẻ đếm số lượng bóng của 2 đội  
Đội nào có số bóng nhiều hơn, đội đó chiến thắng một lần chơi.  
1.1.3 * Biện pháp 3: Tổ chức giờ chơi vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải  
mái cho trẻ.  
Khác với các bậc học khác, ở bậc học mầm non, trẻ “ học mà chơi, chơi mà  
hoc”. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất của các giáo viên mầm non là kỹ năng  
tổ chức, gây hứng thú cho trẻ. Có thể nói rằng giờ chơi nào gây được nhiều hứng thú  
cho trẻ tức là giờ chơi đã tổ chức thành công được 50%. Giáo viên cần chú ý thiết kế  
các trò chơi một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ dẫn dắt trẻ vào trò  
chơi một cách nhẹ nhàng mà vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái trong khi chơi. Trong  
quá trình tổ vui chơi luôn tạo ra những tình huống có vấn đề để phát huy hết khả  
năng vốn có của trẻ.  
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch “ Ong và bướm” cô cho trẻ  
hóa trang thành chú ong và chú bướm đang lượn trong vườn hồng và sử dụng hệ  
thống câu hỏi đàm thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho  
trẻ. “ Ô vườn hồng đẹp quá!” “ Bạn Ong ơi! cùng đi chơi với tớ nhé!”, “ Không!  
Không tôi không đi đâu.” Trẻ sẽ rất hứng thú khi được tiếp xúc với các nhân vật,  
tình huống ngộ nghĩnh, sự vui vẻ hồn nhiên của trẻ trong những tình huống trên sẽ  
kích thích trẻ hào hứng say sưa trong khi chơi.  
Một điều đáng chú ý nữa là cô giáo phải biết xử lý tình huống một cách hợp  
lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra.  
Ví dụ: Trong tiết hoạt động vui chơi ngoài trời cô cho trẻ quan sát cây xanh,  
bỗng nhiên có một đàn chim bay qua tất cả trẻ đều hướng sự chú ý đến đàn chim và  
quên đi nhiệm vụ của mình. Lúc này cô phải biết ngừng hoạt động của mình lại để  
cho trẻ được thoải mái không làm mất đi hứng thú của trẻ để cho giờ chơi được diễn  
ra tự nhiên và thoải mái, nhẹ nhàng. Tuyệt đối cô không được la mắng trẻ, không  
cho trẻ quan sát đàn chim mà bắt trẻ phải quan sát cây xanh.  
Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động vui chơi  
( Tôi quay những đoạn video clip vừa đơn giản dể gây hứng thú cho trẻ nhất là  
những hình ảnh đó rất gần gũi với trẻ) cho trẻ xem trước khi chơi.  
Với trẻ 5-6 tuổi cô cần lựa chọn những trò chơi khá phức tạp hơn so với trẻ  
nhỏ mà dể lôi cuốn trẻ, giúp trẻ dể dàng tiếp thu và thực hiện. Cô cần sưu tầm thêm  
nhiều trò chơi mới trên ti vi, những chương trình giành cho bé yêu trên kênh VTV2,  
đĩa VCD, hoặc những trò chơi dân gian để hướng thêm cho trẻ. Đây là nguồn tư liệu  
phong phú mà giáo viên có thể sưu tầm được.  
1.1.4 * Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng – đồ chơi mới lạ, đẹp mắt thu hút  
sự chú ý của trẻ.  
Khi tiến hành hoạt động vui chơi, ngoài việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ  
giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng – đồ chơi để làm cho giờ chơi thêm sinh động và  
thật sự lôi cuốn trẻ. Để trẻ thích thú trong khi chơi, giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ  
dùng – đồ chơi theo hướng tự tạo sau:  
Giáo viên cần tự tạo các đồ dùng – đồ chơi từ các vật liệu có thể tận dụng  
trong cuộc sống hàng ngày như: Nắp chai nước ngọt, chai nhựa các loại, xốp, vỏ  
hộp sữa các loại của trẻ, hộp thuốc, lon sữa...  
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi: “ Một đoàn tàu”. Trước khi chơi, cô cho trẻ quan  
sát một đoàn tàu có sẵn chắc rằng trẻ sẽ không thích thú bằng đoàn tàu mà cô đã tận  
dụng bởi những hộp sữa mà trẻ đã bỏ đi, trẻ cảm thấy đây thật là mới lạ, vừa giáo  
dục cho trẻ tính tiết kiệm, chống lãng phí.  
Lon sữa làm trống, tạo ra các trang phục, đạo cụ cho cô và trẻ trong các trò  
chơi âm nhạc, trò chơi đóng kịch... Thiết kế nhiều dạng mũ từ vật liệu xốp phù hợp  
với các trò chơi như: mũ ong, mũ bướm, mũ hoa...  
Nên dùng các ống hút nước, dây buộc hàng nhiều màu sắc, xốp các loại, lá  
cây để tạo các kiểu trang phục lạ mắt, hấp dẫn trẻ.  
Điều quan trọng ở nội dung này, là cô giáo phải biết giao việc cho trẻ làm.  
Với những công việc đơn giản như dán, xếp lá cây... cô nên mời trẻ cùng tham gia  
để trẻ thấy tự hào vì mình đã sáng tạo ra những loại đồ dùng – đồ chơi này, từ đó tạo  
thêm cho trẻ tính tự tin, khả năng sáng tạo và tinh thần tập thể.  
1.1.5* Bin php 5: Rèn tính kỷ luật, các kỹ năng kích thích sự sáng tạo ở  
trẻ.  
Rèn tính kỷ luật cũng như rèn nề nếp cho trẻ là việc làm thường xuyên đối với  
tất cả các hoạt động học và vui chơi. Khi trẻ vào được nề nếp, cô giáo cũng không  
còn tốn thì giờ nhiều để ổn định, sắp xếp hàng ngũ, giải quyết các vấn đề bất đồng  
giữa trẻ với nhau. Hoạt động vui chơi cần có tính kỹ luật cao để đạt được hiệu quả  
cao, ngoài ra nó còn giúp cho cô giáo nắm bắt được tình hình của lớp, trẻ nào chơi  
tốt, trẻ nào chơi chưa tốt...  
Giáo viên cần rèn trẻ các nề nếp sau:  
Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, biết tạo nhóm, biết xếp hàng từ đó rèn thêm  
tính kỹ luật đồng thời tích cực hướng trẻ đến hoạt động vui chơi theo lớp, chơi theo  
tổ, nhóm, cá nhân... nhằm tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi trẻ tham gia các hoạt  
động vui chơi.  
Rèn thêm cho trẻ tính tự lập, tự giác và biết hợp tác cùng chia sẽ trong khi  
chơi, đồng thời phát huy được tính sáng tạo của trẻ.  
Trẻ ở giai đoạn này đang trong tình trạng “ khủng hoảng tuổi lên 3” nên tính  
tự lập, tự giác là rất cao. Trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn. Vì thế được  
làm người lớn là cơ hội cho trẻ vui thích để phát triển kỹ năng thể chất. Vui chơi tạo  
cơ hội cho trẻ giải tỏa năng lượng dư thừa, kích thích trí tưởng tượng và phát huy  
tính sáng tạo.Giáo viên nên gợi ý cho trẻ tự thỏa thuận, tự chọn các vai chơi tùy  
thích theo ý trẻ.  
Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ khi trẻ thực hiện các hoạt  
động sáng tạo khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú khi vui chơi  
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bác sĩ” cô gợi ý bác sĩ thì làm việc  
trong bệnh viện, ở đó có các cô y tá và có bệnh nhân, mà bệnh nhân thì phải có  
người nhà dẫn đi... Từ đó trẻ biết được trong trò chơi này thì có những nhân vật nào  
và trẻ tự chọn vai theo tùy thích. Cô luôn dõi theo quá trình trẻ chơi để kịp thời sửa  
sai, thêm bớt và có cách hướng dẫn nhẹ nhàng cho trẻ để trẻ không thấy rằng mình  
bị cô “ chê”, điều này sẽ giúp trẻ mau chóng tự hoàn thiện mình, biết chịu khó học  
tập thêm ở bạn, ở cô, và tự tin khi tiếp xúc với nhiều đám đông.  
1.1.6 * Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ chơi ở mọi lúc, mọi nơi.  
Hoạt động vui chơi là một hoạt động đặc trưng của trẻ em mang tính thời gian  
nên cần phải rèn luyện qua từng lứa tuổi, từng giai đoạn. Nó xuyên suốt quá trình  
tuổi ấu thơ của trẻ giúp trẻ khắc sâu những hành động đẹp, việc làm tốt.... Mặt khác  
rèn luyện các kỹ năng trong vui chơi ở mọi lúc mọi nơi là một biện pháp giúp trẻ có  
kỹ năng phối hợp giữa các cá nhân với tập thể, tổ, nhóm, lớp...Thời gian thực hiện  
hoạt động này được thực hiện vào các thời điểm trong ngày của trường lớp mầm  
non như: giờ đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động có chủ đích, giờ hoạt  
động góc, giờ sinh hoạt chiều và giờ trả trẻ... Bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi từ  
đơn giản đến phức tạp hơn.  
Ví dụ: Giờ đón trả trẻ : cho trẻ ôn luyện về những loại hoa “ Các con nhìn  
xem ở đây có những loại hoa nào?”, “những loại hoa đó như thế nào”, nhìn xem  
trong tay con có cái gì, hoặc con thấy lớp mình có gì khác, tôi tặng cho trẻ một số  
loại hoa để trẻ tự khám phá tìm hiểu và tôi hỏi trẻ có nhận xét gì về các loại hoa đó.  
Từ đó giúp trẻ tự chơi, tự khám phá. Có như thế sẽ giúp trẻ có một quyết tâm học  
tập sau này.  
Ví dụ: Cho trẻ vui chơi tự do ngoài trời bằng cách cho trẻ tham quan thế giới  
thực vật xung quanh trường.  
Giờ đón trẻ cô cho trẻ chơi tự do ở các góc tùy thích.  
Giờ hoạt động có chủ đích thì bất cứ một hoạt động nào cô cũng tổ chức cho  
trẻ chơi trò chơi theo đề tài và chủ đề. Chẳng hạn với đề tài “ Nhận biết, phân biệt  
hình tam giác, hình chữ nhật trong hoạt động làm quen với toán cô tổ chức cho trẻ  
chơi trò chơi “ Thử tài bé yêu”. Hoạt động giáo dục âm nhạc với đề tài “ Con chim  
non” cô cho trẻ chơi trò chơi “ Hát theo hình vẽ”... Giờ hoạt động ngoài trời cô cho  
trẻ chơi các trò chơi dân gian như: Một con chuột, chùm nụm, tham quan vườn rau,  
vườn hoa..... Và các hoạt động khác trong ngày cũng thế.  
Thông qua các hoạt động lễ hội ở trường mầm non, giáo viên chú ý tạo điều  
kiện cho tất cả trẻ được tham gia vui chơi nhằm giúp trẻ có cơ hội thể hiện mình  
trong tập thể, qua đó kích thích sự hứng thú của trẻ.  
Ví dụ: cho tất cả trẻ cùng tham gia vui chơi trong đêm trung thu, lễ Hiến  
chương nhà giáo, ngày hội bé đến trường...  
1.1.7 * Biện pháp 7: Hoạt động vui chơi tích hợp với các hoạt động  
khác.  
Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hình thức tổ chức hoạt động vui  
chơi cho trẻ theo hướng tích hợp có thể lồng ghép, tích hợp với tất cả các hoạt động  
khác làm cho quá trình tổ chức trở nên sinh động hơn. Sự hổ trợ giữa các hoạt động  
với nhau trong một chủ điểm tạo sự thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.  
Ví dụ: Hoạt động LQVH: Chủ điểm Thế giới động vật, Đề tài “ Đàn gà con” có thể  
tích hợp trò chơi “ Con thỏ” vào phần chuyển tiếp giữa các hoạt động.  
Hoạt động GDÂN: Chủ điểm Thế giới thực vật và Tết Nguyên Đán, Đề tài : “  
Hoa trường em” có thể tích hợp trò chơi “ Gieo hạt” vào phần ổn định  
Hoạt động LQVT: Chủ điểm Nghề nghiệp và ngày 22/12, Đề tài “ Nhận biết,  
khối vuông ,khối chữ nhật” có thể tích hợp trò chơi “ Gắn tranh”.  
Những trò chơi lồng ghép phải đảm bảo đúng nội dung chủ điểm, không quá  
phức tạp đối với trẻ, mang đến cho trẻ sự vui tươi, thích thú và chỉ với mục đích tạo  
thêm cơ hội cho trẻ làm quen với hoạt động vui chơi, thấy được vui  
chơi quan trọng như thế nào trong các hoạt động học tập của trẻ ở trường mẫu giáo.  
Qua những trò chơi trẻ cũng có thể nhớ lại nội dung bài học hôm ấy.  
Ví dụ: Bằng sự nhanh nhẹn của mình trẻ tham gia trò chơi “ Gắn tranh”, gắn  
hình chiếc xe bằng những hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn, giúp trẻ  
nhớ lại bài học hôm đó: “ Nhận biết, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật”.  
1.1.8 * Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.  
Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm  
non, đặc biệt với trẻ 5 – 6 tuổi, thì giáo viên ngoài những biện pháp đã nêu ở trên  
cần phải tuyên truyền kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Điều đáng  
chú ý ở đây là với phương châm “ Hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em”  
mỗi bậc phụ huynh cần luôn quan tâm chăm sóc con em mình ở mọi lúc mọi nơi, ở  
nhà trường, gia đình và ở cộng đồng. Cần tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi  
một cách hồn nhiên, thoải mái.  
Ví dụ: Những ngày trẻ đi học ở lại tại trường khi cuối tuần lại được về nhà,  
rất thích thú khi được cùng các em nhỏ, các bạn trong làng chơi các trò chơi dân  
gian hoặc chơi các trò chơi với đất với cát thì phụ huynh không nên ngăn cấm trẻ  
mà hãy để cho trẻ được tự do vui chơi.  
Tuyên truyền phụ huynh cung cấp thêm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi  
cho trẻ thêm phong phú.  
Ví dụ: Phụ huynh cung cấp giấy cạt tông, chai nhựa, lá cây để làm trang phục  
cho trẻ.  
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu giải pháp cải tiến  
giải phꢁp đã biết trước đó tại cơ sở):  
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm  
hiện tại (nếu là giải phꢁp cải tiến giải phꢁp đã biết trước đó tại cơ sở):  
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8: Áp dụng được ở các trường trên  
toàn huyện Nam Trà My.  
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý, giáo  
viên, học sinh, cơ sở vật chất…  
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9: chất lượng ngày càng được nâng cao  
hơn qua bảng thống kê.  
* Kết quả đꢁnh giꢁ trẻ năm học 2020-2021:  
1. Kết quả cuối hoc kỳ I:  
Tốt  
Khá  
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng  
9,3  
Trung Bình  
Tổng số trẻ 5 tuổi  
Tỷ lệ  
(%)  
8,7  
Tỷ lệ  
(%)  
3,7  
Số lượng  
76  
86  
8
2
2. Kết quả đánh cuối năm học:  
Tốt  
Khá  
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng  
2,3  
Trung Bình  
Tổng số trẻ 5 tuổi  
Tỷ lệ  
(%)  
96,6  
Tỷ lệ  
(%)  
1,1  
Số lượng  
88  
85  
2
1
Với việc thực hiện các biện pháp trên. Tôi thấy mình thật sự thành công trong  
quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Hình như tất cả các cháu đều rất thích  
và hứng thú khi được chơi. “ Bây giờ khi các cô nói sẽ cho các con chơi trò chơi,  
các con có thích không nào”. Tất cả trẻ trong lớp đều la lên thật to là thích và cười  
thật to. Chính vì thế mà vui chơi nào cũng lôi cuốn, hấp dẫn và thu hút trẻ.  
Sau khi vận dụng một số biện pháp trên tôi thấy trẻ còn phát triển tốt một số  
kỹ năng như: giao tiếp, thể hiện cảm xúc trong khi chơi, chơi hết mình, nhận thức.  
Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động vui chơi trẻ biết tham gia cùng  
bạn, cùng cô. Những trẻ trước đây ít gần gũi bạn thì nay bỗng trở nên hoạt bát hơn,  
dạn dĩ và tự tin hẳn lên. Không những trẻ tham gia chơi tập thể mà trong các hoạt  
động khác nhiều khi tôi thấy cũng tự chơi một mình, hoặc hai ba bạn cùng chơi với  
nhau.  
Kỹ năng thể hiện cảm xúc trong khi chơi: Trẻ biêt cách thể hiện cảm xúc  
trong khi chơi, cảm xúc đó thể hiện khá rõ qua nét mặt, cử chỉ… Nhất là khi trẻ  
tham gia chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thì cái vui, buồn ấy bộc lộ ra rất rỏ. Tuy  
cách thể hiện còn đơn giản nhưng điều cốt yếu là trẻ mạnh dạn thể hiện cảm xúc của  
mình một cảm giác rất thật. Đây cũng chính là nét đẹp của tuổi thơ mà chúng ta cần  
gìn giữ và phát huy.  
Kỹ năng chơi hết mình: Trẻ lao vào cuộc chơi bởi trò chơi với trẻ không đòi  
hỏi kết quả. Trẻ thấy vui thì chơi nên trẻ bộc lộ hết khả năng vốn có của mình. Chỉ  
với trẻ thơ mới có được sự hồn nhiên vô tư ấy mà thôi.  
Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội,  
những kiến thức văn hóa, hay môi trường nhận thức xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức  
được việc tiếp thu kiến thức không chỉ là nghe cô giáo giảng bài mà còn qua các  
hình thức khác đó là vui chơi. Trẻ biết được những nét đẹp văn hóa ở quê hương (  
Trò chơi dân gian “ nu na nu nống, gặt lúa mới”, biết được trong xã hội có rất nhiều  
nghề, nghề nào cũng cao quý “ Trò chơi “ Bác sĩ, bác nông dân, cô giáo….” Tất cả  
những trò chơi ấy đều giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách.  
2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có:  
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng  
sáng kiến lần đầu - nếu có:  
TT Họ và tên Nơi công tác  
Nơi áp dụng sáng kiến  
Ghi chú  
4. Hồ sơ kèm theo:  
pdf 10 trang minhvan 19/06/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mẫu giáo Trà Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_viec_to_chuc_ho.pdf