SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi “chơi mà học, học bằng chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá.
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật
thật thông qua các hoạt động thực tiễn.
II. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi “chơi mà học, học bằng chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò,
ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi nói đến trẻ mầm non
không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường
xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới
lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám
phá. Khám phá môi trường xung quanh mang lại nguồn biểu tượng vô cùng
phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên
(cỏ cây, hoa lá, chim ….) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong
xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản
thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm mong muốn khám phá, tìm hiểu về chúng.
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy
sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…
nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng,
kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những
thí nghiệm, trò chơi, những đồ vật cụ thể trẻ được tự mình thực hiện, sẽ hình
thành ở trẻ những biểu tượng, trong quá trình trẻ tự mày mò, khám phá trẻ sẽ
được lĩnh hội những kiến thức ban đầu về thế giới xung quanh một cách trọn
vẹn và dễ nhớ nhất. Qua đó hình thành dần những phẩm chất đạo đức, thái độ
ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ.
Cũng chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua
các hoạt động thực tiễn” nhằm đưa ra thực trạng việc cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh trong các hoạt động giáo dục hiện nay từ đó tìm ra một số
giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn. Hy vọng sẽ có
những cái mới trong việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua
đó góp phần không nhỏ giúp trẻ phát triển nhận thức toàn diện của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi
trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn”với
mục đích:
- Biết được những mặt mạnh, mặt yếu và điều kiện thực tế của lớp, của trường
để đưa ra những biện pháp tích cực và phù hợp nhất.
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Trẻ được trải nghiệm, khám phá một cách thực tế nhất, được giao lưu, trao đổi
với bạn, được nói ra suy nghĩ, hiểu biết của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi
trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường
mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan
1
- Nghiên cứu thực trạng để đưa ra các biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám
phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn ở
trường mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Các chủ đề, các hoạt động trong kế hoạch năm đã đề ra ở trường Mầm non
Quyết Thắng TT Bến Quan.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp khảo sát, so sánh, phân loại
- Khảo sát thực trạng và khả năng của trẻ, so sánh giữa các trẻ với nhau
5.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát các biểu hiện, hành vi, hứng thú của trẻ thông qua các hoạt động
hàng ngày.
5.3. Phương pháp đàm thoại
- Đàm thoại với trẻ, phụ huynh để tìm hiểu thêm khả năng và năng lực của trẻ.
- Trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp để tham khảo kinh nghiệm về cách thức
tổ chức.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm trên trẻ, tìm ra những hạn chế, những biện pháp nào chưa phù
hợp để khắc phục cho những hoạt động tiếp theo.
6. Giới hạn nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 - Trường Mầm non Quyết Thắng
TT Bến Quan
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
7.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng trong cách tổ chức hoạt động khám phá môi trường
xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn của lớp Mẫu giáo 5
– 6 tuổi tại trường Mầm Non Quyết Thắng – Thị trấn Bến Quan năm học 2018 –
2019.
7.2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
- Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài
- Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi
trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019: Áp dụng các biện pháp đã nghiên cứu vào
thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo.
III. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận:
Khám phá MTXQ là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm
phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung
quanh. Nó giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự
vật, hiện tượng xung quanh, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và
hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu
phát triển kỹ năng là quan trọng nhất. Để trẻ được khám phá một cách trọn vẹn
2
nhất thì rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những
năm gần đây việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đã có những đổi
mới đáng khích lệ. Nhiều giáo đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung
khám phá rất mới ngay từ đầu năm học để đưa vào kế hoạch năm, đã có sự chú
trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong
quá trình khám phá môi trường xung quanh vẫn còn có những hạn chế, thể hiện
rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá hay trong cách tổ chức
chưa cho trẻ được tự mình khám phá, chủ yếu là cô nói nhiều, chưa phát huy
được tính tích cực của trẻ. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên
nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả
năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá.
Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế
giới xung quanh trể tất cả đều mới lạ, trẻ luôn muốn đặt ra những câu hỏi và cần
được giải đáp. Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm
nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên
của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Vì thế
mà khám phá môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát
triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5 - 6
tuổi nói riêng. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các
tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật
hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính
chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các
kỹ năng quan sát, phân loại và giải quyêt vấn đề, nói lên ý kiến của mình và đưa
ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã tiếp xúc và quan sát được. Cho trẻ vận
dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt
động hàng ngày ,vui chơi lao động và các hoạt động khác .Nhờ vậy, trẻ sẽ có
nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen .
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường và hội phụ huynh.
- Lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, giá góc phục vụ cho
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt đồ dùng đồ chơi tự tạo, hột hạt cô sưu
tầm nhiều.
- Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Mầm
non chính quy.
- Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình quan tâm giúp đỡ lớp, thường xuyên trao đổi tình
hình con em mình với giáo viên.
2.2. Khó khăn:
- Số lượng trẻ trong lớp quá đông 37 trẻ, nhiều trẻ chưa có nề nếp học tập, có trẻ
quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát nên khó khăn trong việc tổ
chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh.
- Sân trường còn hẹp cho trẻ tham gia hoạt động nên hạn chế nhiều trong việc
cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
3
- Các thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn
về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
2.3. Kết quả khảo sát ban đầu:
Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
TT Nội dung đánh giá
Kết quả khảo sát ban
đầu (37 trẻ)
Số trẻ
Trẻ ham thích học khám phá môi trường xung quanh 22
Trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về đặc điểm và lợi 23
Tỷ lệ %
59,4
62,1
1
2
ích
3
4
Trẻ hình thành những thái độ tích cực về môi trường 21
xung quanh
56,7
54
Trẻ thích nói lên ý kiến, đặt câu hỏi
20
- Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để trẻ
được hoạt động một cách tích cực, hứng thú giúp trẻ lĩnh hội trọn vẹn kiến thức,
giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn.
3. Biện pháp thực hiện:
- Từ những nguyên nhân cơ bản trên, từ tình hình thực tế của nhà trường, của lớp
và là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ, nắm bắt được những hạn
chế nêu trên tôi luôn có mong muốn làm thế nào để tìm ra các biện pháp cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực
tiễn bằng nhiều biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất tạo môi trường cho trẻ khám phá
môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn.
Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung quanh
bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong
trường và ngoài trường cần đảm bảo đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm khám phá
thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường không có thì trẻ không thể có
điều kiện tham gia thực tế được. Tuy nhiên các điều kiện đó phải mang tính
thực tế , thiết thực tránh hình thức, gò bó. Ví dụ: Trẻ được tìm hiểu các loại hoa
đồng tiền, hoa mắt nai….trong vườn trường có trồng các loại hoa đó thì trẻ sẽ
được đi tham quan, quan sát và tìm hiểu về đặc điểm, môi trường sống, cách
chăm sóc…loại hoa đó.
Trẻ đang quan sát vườn hoa mắt nai
4
Sau đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước…. cho hoa trẻ sẽ rất hứng
thú qua hoạt động thực tiễn.
Trẻ đang chăm sóc vườn hoa
* Biện pháp 2: Bổ sung đồ chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi tham gia hoạt động trải
nghiệm, khám phá.
Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại...
Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy như các phương tiện giao
thông, cây cỏ, hoa lá ...từ vải vụn, vải dạ, hay từ chai nhựa, que kem....để trẻ
được tự mình khám phá, tìm hiểu.
Giờ học khám phá phương tiện giao thông đường thủy
Tôi tận dụng bìa cát tông để làm các con vật trong truyện thật sinh động ,hấp
dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự chơi và cũng có thể dùng làm rối để
kể chuyện.
Tôi để cho trẻ tự làm một số sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa
lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình,
tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của
trẻ về môi trường xung quanh
Tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh
minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn
luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển.
Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong
tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu
biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân
loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ
ca dao, tục ngữ,đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ..
5
Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn
* Biện pháp 3: Xây dựng góc “ Bé với thiên nhiên”
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt
sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh
ảnh về thế giới tự nhiên .
Ví dụ : Tôi cho trẻ làm thí nghiệm: Cây nảy mầm từ hạt
Nếu như dạy trẻ trên máy tính, lô tô…. Thì trẻ sẽ hiểu theo cách thụ động, gò ép
hiệu quả giáo dục không cao. Nhưng bằng cách cho trẻ tham gia hoạt động thực
tiễn cùng thực hiện theo các bước làm đất, gieo hạt, tưới nước, chăm sóc cây để
trực tiếp theo dõi quá trình thay đổi và phát triển của cây từ hạt thì kiến thức sẽ
khắc sâu và hiệu quả với trẻ hơn rất nhiều.
Trẻ đang thí nghiệm quá trình phát triển của cây
* Biện pháp 4: Hình thức dạy trẻ trên tiết học khám phá môi trường xung
quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Bản thân sự vật, hiện tượng xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ có
mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều khiển
của giáo viên thì hứng thú và tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên.Việc tiếp xúc
trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung động trước cái đẹp xung
quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực và hành động
thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng. Vì vậy trong quá trình cho
trẻ khám phá thế giới xung quanh trong tiết học, tôi đã sử dụng các phương pháp
như: phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò
chơi...
Giờ học khám phá quả bí đao, bí ngô
- Trong tiết học tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc trực
tiếp với vật thật bằng cách nhìn,sờ,nếm...và cảm nhận, qua đó trẻ trải nghiệm
6
bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi nhớ một
cách có chủ định. Tùy từng tiết học theo từng chủ đề phù hợp giáo viên cần tích
cực chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động, thực tế để cho trẻ quan sát, trải
nghiệm hứng thú nhất. Ví dụ: Dạy khám phá quả bí đao, quả bí ngô tôi hỏi xin
phụ huynh mang đến cho trẻ quan sát, khám phá bằng quả thật. Trong tiết dạy
tôi tạo tình huống mẹ bạn Hân tặng lớp mình một giỏ quà, cho cả lớp khám phá,
trẻ rất hào hứng và tạo cho hoạt động trở nên hấp dẫn.
* Biện pháp 5: Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung
quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận
dụng tất cả các hình thức,ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ
khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và
trải nghiệm cụ thể :
* Hoạt động ngoài trời:
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật
hiện tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải
nghiệm. Qua các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải
mái và hứng thú thêm về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết
trong tiết học chính thì những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng
một cách có hiệu quả.
Ví dụ:
Khi trẻ học chủ đề giao thông, hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ được quan sát, sờ
và tìm hiểu về xe máy, qua đó giáo dục cách ngồi xe an toàn và chấp hành tốt
luật giao thông.
Hoạt động ngoài trời: Quan sát xe máy
* Trong giờ ăn: Giờ ăn là thời điểm trẻ không chỉ được củng cố kiến
thức về Âm nhạc, văn học, toán...
Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết
được một một số chất dinh dưỡng,giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống....
* Giờ hoạt động góc
Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong ngày góp phần tích cực
trong việc cũng cố kiến thức cho trẻ. Tôi làm nhiều loại quả như chuối, dâu, vú
sữa, cam... từ vải dạ, vừa cho trẻ biết về đặc điểm vừa giáo dục trẻ biết vệ sinh
khi ăn quả, rửa quả, bỏ vỏ, vứt hạt....quý trọng sản phẩm của người lao động.
7
Hoạt động góc
** Biện pháp 6: Tổ chức hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi tham gia các hoạt động
tham quan, dã ngoại
Với các nội dung về xã hội như hoạt động, lao động của con người, các công
trình công cộng hay về thế giới động vật, thực vật , giáo viên có thể tổ chức đi
tham quan . Hình thức thăm quan thường được tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỏ và
đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ mẫu giáo lớn .Tuỳ điều kiện cụ thể của từng trường
và mục đích tích luỹ kiến thức về các đối tượng khác nhau, giáo viên có thể cho trẻ
tham quan ở gần hay xa trường mầm non trong khoảng thời gian thích hợp. Biện
pháp tổ chức cho trẻ đi tham quan là phương pháp vô cùng hiệu quả để giải quyết
vấn đề trẻ khám phá xung quanh bằng hoạt động thực tiễn. Hoạt động tham quan,
dạo chơi vô cùng phong phú gắn liền với cuộc sống nếu được tổ chức chu đáo trẻ
sẽ được tự mình trải nghiệm những điều thú vị từ cuộc sống. Trong khi thăm quan
giáo viên có thể tổ chức đàm thoại , thảo luận , trò chuyện về nội dung của buổi
tham quan.
Ví dụ: Dịp Tết Nguyên đán tôi cho trẻ đi tham quan vườn hoa Xuân, tôi trò chuyện
về loài hoa phổ biến trong ngày Tết và không khí của ngày Tết.
Tham quan chợ hoa mùa xuân
Tôi còn cho trẻ trải nghiệm quan sát công việc của một số ngươi bán hàng để trẻ
được học hỏi rất nhiều về cuộc sống xung quanh nơi trẻ sống bằng vật thật, con
người thật, điều quan trọng trẻ sẽ được trải nghiệm trực tiếp tìm hiểu mọi sự vật
hiện tượng xung quanh đó chứ không phải qua tranh ảnh, đàm thoại bằng lời nói.
8
** Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động ở các góc.
Trong thời gian hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích
cực ở các góc như : góc thiên nhiên, góc trò chơi xây dựng và trò chơi đóng vai
theo chủ đề, góc truyện tranh, góc tạo hình…Ở hoạt động góc trẻ sẽ được hóa thân
vào các nghề được thao tác với kỹ năng của nghề trên đồ chơi thay thế, trẻ sẽ được
chính mình hoạt động trải nghiệm khám phá với sự hướng dẫn đồng hành cua cô
giáo.
Ví dụ: Thông qua vai chơi bán hàng, trẻ biết khi là nhân viên bán hàng thì phải
làm công việc gì, mời chào khách thế nào
Trẻ chơi bán hàng
** Biện pháp 8: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động họp phụ huynh để trao đổi về một số hoạt
động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh. Lập kế hoạch phối
kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề.
Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sẵn có ở địa phương, trao đổi
với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ tiếp xúc khám phá về các đồ vật,
sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình. Trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực
tiễn hàng ngày góp phần khắc sâu cho trẻ về hiểu biết, hình thành biểu tượng của
trí nhớ đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ. Giáo viên sẽ tư vấn cho
phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng hoạt động thực
tiễn bằng chính những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, khi gia đình
đi tham quan, du lịch….phụ huynh đừng bỏ qua những cơ hội sẵn có trong cuộc
sống để giúp trẻ được trải nghiệm từ thực tế.
4. Kết quả đạt được
4.1. Về phía trẻ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, những biện pháp cô áp dụng
mang lại cho trẻ sự hấp dẫn, bất ngờ, cung cấp đầy đủ kiến thức và hình thành
những kỹ năng, thái độ phù hợp, phong phú.
- Kết quả khảo sát cuối năm:
TT Nội dung đánh giá
Kết quả khảo sát
ban đầu (37 trẻ)
Số trẻ
Trẻ ham thích học khám phá môi trường xung quanh 35
Tỷ lệ %
94,5
1
9
2
3
Trẻ nhận biết, phân biệt về đặc điểm và lợi ích
Trẻ hình thành những thái độ tích cực về môi trường 35
34
91,8
94,5
xung quanh
4
Trẻ thích nói lên ý kiến, đặt câu hỏi
32
86,4
4.2. Về phía cô:
- Chủ động thiết kế các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi khám phá xung quanh bằng
vật thật thông qua hoạt động thực tiễn.
- Có kĩ năng, hiểu biết và kiến thức cho trẻ trải nghiệm bằng vật thật thông qua
hoạt động thực tiễn trong việc khám phá xung quanh.
- Làm tốt công tác với nhà trường với phụ huynh trong cách tổ chức giáo dục trẻ
- Bản thân nắm chắc kiến thức về tạo môi trường giáo dục tích cực cho trẻ hoạt
động.
- Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt
- Qua các tiết dự giờ, thao giảng đạt loại giỏi
4.3. Về phía phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh tích cực ủng hộ lớp những nguyên vật liệu cần thiết phục
vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ.
- Phụ huynh hào hứng khi trẻ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, kể lại những
gì đã được học trên lớp và trao đổi thường xuyên với cô.
4.4. Kết quả làm đồ dùng đồ chơi
- Làm được 5 cây su hào, 5 bắp cải, 5 vườn hoa, 3 cây cam, 3 cây chuối.
- 3 bộ PTGT ô tô, tàu hỏa, thuyền buồm, 2 bộ biển báo.
- 5 con ngựa, 5 con thỏ
- 7 món ăn chơi góc nội trợ.
- 10 bộ phách gõ hình các loại quả
- 20 túi cát hình quả dưa, quả dâu tây, hình con gấu.
- 2 bộ rối que
- 10 bộ áo quần, váy , giày dép, mũ.
- 1 mô hình lăng bác
- 1 mô hình chùa Một Cột
- Đạt giải nhất trong “Hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường”
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
- Việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6
tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động
thực tiễn” đã cho thấy việc sử dụng đồ dùng là vật thật trong tiết học làm cho
tiết học hấp dẫn gây hứng thú và đem lại hiệu quả cao. Những biện pháp, giải
pháp giúp cho trẻ những hiểu biết đầu tiên, những kiến thức sơ đẳng về sự vật
hiện tượng và hơn thế còn giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định, phát
triển thẩm mĩ và cả nhân cách cho trẻ.
- Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi nhận ra rằng người lớn cần có tầm
nhìn đúng đắn về cách giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi 5 – 6 tuổi,
không xa vời phức tạp trên sách vở mà quan trọng là những điều xung quanh trẻ
thật mới lạ, những điều mà trẻ được tai nghe mắt thấy, được sờ nắm, thực hành
từ đó trang bị những hiểu biết về thế giới xung quanh mọi lúc mọi nơi, người
10
lớn có thể quan tâm chơi cùng trẻ nhiều hơn cùng trẻ khám phá mọi vật và hiện
tượng thông qua vật thật từ đó có cách giáo dục hiệu quả nhất.
- Với những kết quả đạt được như hôm nay,tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi
hướng dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng những vật
thật thông qua các hoạt động thực tiễn vì nhờ vật thật mà trẻ hào hứng khi tham
gia khám phá từ đó kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ trở nên giàu có để tích
lũy trong quá trình khám phá thế giới rộng lớn sau này.
2. Kiến nghị:
- Để góp phần nâng cao hơn nữa trong việc tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá
môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn đạt hiệu
quả cao tôi xin có một số kiến nghị sau:
+ Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ được đi tham quan, trải
nghiệm, khám phá.
+ Chuyên môn nên tập huấn, xây dựng hoạt động khám phá môi trường xung
quanh, chú trọng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo viên mầm non trong việc
tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông
qua hoạt động thực tiễn.
- Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong năm vừa
qua. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và đồng nghiệp để
bản sáng kiến kinh nghiệm được đầy đủ hơn.
BÕn Quan, ngµy 15 th¸ng 4 n¨m 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Người viết sáng kiến
Lê Thị Quỳnh Anh
ĐƠN VỊ
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_kham_pha_moi_truong.docx