SKKN Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào tiết học thể dục có hiệu quả

Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện.
Phụ lục II  
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ ĐƯA TRÒ CHƠI  
VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC CÓ HIỆU QUẢ.  
1. Mô tả bản chất của sáng kiến7 :  
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:  
Phương pháp tổ chức của giáo viên  
* Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp:  
Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị  
của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn,  
giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực  
hiện tốt một số điểm sau:  
- Sân tập, dụng cụ:  
Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài  
soạn và tập lại động tác thì sân bãi, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng  
cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị sân  
bãi, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn.  
Kiểm tra lại sân bãi, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và bổ  
sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh một  
cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch  
và an toàn …  
Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị trước  
những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, …hay sân bãi tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo  
viên cần vệ sinh ngay (tưới sân, lượm đá) để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện,  
tránh phản tác dụng khi tập luyện Thể dục.  
- Cán sự lớp:  
Trong một giờ lên lớp số lượng học sinh đông, trình độ học sinh không đồng  
đều nên việc quản lí hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục  
khó khăn trên giáo viên cần phải tổ chức một mạng lưới cán sự lớp để giúp đỡ cho  
giáo viên thực hiện tốt chuẩn kiến thức - kĩ năng qua từng tiết dạy.  
Ví dụ: Trong giảng dạy giáo viên dùng phương pháp phân nhóm, chia tổ tập  
luyện thì giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh tuy nhiên không thể bao quát hết, do  
1
vậy cán sự sẽ là trợ lí đắc lực của giáo viên, giúp giáo viên sửa sai hoặc giúp đỡ học  
sinh được tốt hơn.  
- Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ  
thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước  
tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:  
* Nội dung bài dạy:  
Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng  
vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn  
thân...)  
* Không gian, thời gian:  
Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh  
hưởng xung quanh hay ngược lại.  
Một tiết dạy thời lượng cho phép 40 phút như vậy khi phân phối thời gian  
cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc  
vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh  
hưởng của thời tiết)  
* Phân loại trò chơi  
- Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh.  
+ Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi  
vị trí của người chơi  
+ Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không  
thay đổi vị trí của người chơi.  
- Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung  
là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích  
riêng:  
+ Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến  
bài tập ở phần tiếp theo.  
+ Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các  
động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những  
tiết trước.  
+ Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những  
kiến thức đã được học.  
- Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như  
vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thị chọn trò chơi theo mục đích.  
- Nếu trò chơi là 1 bài tập khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ.  
Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập  
của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ  
học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế  
có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu,  
nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ,  
2
cơ thể còn mệt mỏi uể oải. Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài  
tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng  
hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh  
được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi  
động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho  
phù hợp với sự vận động đó. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng  
phù hợp với nội dung bài.  
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải  
pháp đã biết trước đó tại cơ sở):  
Ngày nay trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi người, bất kể lứa tuổi. Trong  
cuộc sống không thể thiếu các hoạt động vui chơi, cuộc sống càng phát triển, đời  
sống càng được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn.  
Vậy trò chơi là gì mà được lưu tâm như thế? Đối với trẻ em không ai chối cải  
vui chơi là một lối biểu lộ nghị lực cần phải được giáo luyện trong ý thức phục vụ  
cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vai trò của trò chơi như một phương cách  
giáo dục trẻ em luyện giác quan, tôn trọng kỷ luật. Trò chơi không những là liều  
thuốc bổ đối với trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cần thiết để giải tỏa sự mệt nhọc  
và căng thẳng. Trò chơi chính là sự kích thích cho mọi người thoải mái và hăng hái  
hơn. Như vậy, chúng ta có thể xác định được 5 giá trị của trò chơi đó là: Thể chất,  
giáo dục, chữa trị, tinh thần, xã hội.  
Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh tiểu học nói riêng, tính vui  
tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm  
sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo  
khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng,  
nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt  
động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em  
ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối  
tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm  
sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập  
luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải có những kỹ năng gì? Một  
câu hỏi đang đặt ra. Xuất phát từ sự cần thiết của trò chơi trong hoạt động dạy, nhằm  
tạo phong trào thi đua học tập của các lớp, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn,  
tôi quyết định chon đề tài: “Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò cho vào tiết  
học thể dục có hiệu quả”.  
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu  
cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục  
toàn diện.  
Môn thể dục là một môn học hết sức quan trọng trong nhà trường, học sinh  
tham gia học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe  
3
để tham gia học tốt các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động mà  
nhà trường đề ra.  
Trong thực tế giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà  
trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện.Thể  
dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe học sinh và rèn luyện  
thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.  
Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực ,  
cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, … hình  
thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, biết thực hiện một số động tác cơ bản  
trong thể dục thể thao, trò chơi vận động,… tạo nên môi trường phát triển tự nhiên  
của trẻ, gây cho trẻ có một cuộc sống vui tươi lành mạnh.  
Hoạt động vui chơi là một nhu cầu trong đời sống của tuổi trẻ, đặc biệt là ở  
tuổi học sinh tiểu học. Có thể nói vui chơi đối với các em là cần thiết và quan trọng  
như ăn, ngủ, học tập trong đời sống hằng ngày. Trong quá trình vui chơi các em biểu  
lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng. Khi đã tham gia vào trò chơi,  
do sự cuốn hút của trò chơi nên các em thường chơi với tất cả khả năng về sức lực,  
trí thông minh và sáng tạo của mình.  
Thực tế dạy học chứng minh trò chơi là một phương pháp có hiệu quả nhất  
đối với tâm sinh lý học sinh tiểu học, tạo tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, tạo không khí  
lớp học sôi động, hào hứng trong học tập và tránh sự nhàm chán, mệt mỏi. Bên cạnh  
vai trò, vị trí nêu trên, trò chơi còn rèn luyện sự nhanh nhẹn, phản xạ nhanh, giáo  
dục tinh thần đồng đội, tính tổ chức kỷ luật và tinh thần thi đua học tập.  
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là  
giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):  
*Những bước cơ bản để tổ chức một trò chơi học tập có hiệu quả  
Biết một trò chơi thì rất dễ, nhưng hướng dẫn một trò chơi lại khó, tôi xin chia  
sẽ những điều căn bản sau đây để giúp người tổ chức trò chơi thành công.  
- Người hướng dẫn: Người hướng dẫn trò chơi trên lớp học là giáo viên cũng  
có thể gọi là quản trò, hướng dẫn trò chơi cần phải có một số khả năng và những đức  
tính cần thiết:  
+ Phải biết nhiều trò chơi;  
+ Gây được hào hứng cho học sinh khi tham dự;  
+ Làm chủ được không gian, thời gian;  
+ Tạo được uy tín để học sinh tham gia trò chơi có nề nếp;  
+ Có giọng nói rõ ràng để giải thích trò chơi;  
+ Nhanh tay, nhanh mắt, suy xét mau lẹ để định kết quả trò chơi trong tình  
thân mật và thành thực;  
+ Có óc sáng kiến để biến đổi trò chơi cho khỏi nhàm chán;  
+ Thưởng phạt công minh.  
4
Ngoài ra người giáo viên còn có óc tổ chức để xếp đặt trò chơi thích hợp, buộc  
học sinh phải theo kỷ luật trò chơi một cách nghiêm chỉnh, đồng thời khéo léo khiến  
người thua không nản người thắng không kiêu.  
- Lựa chọn trò chơi:  
Mỗi tiết học bao giờ cũng có một trò chơi kèm theo, được chương trình quy  
định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành.  
+ Lựa chọn theo hoàn cảnh gồm có: Không gian, số lượng học sinh tham dự,  
lứa tuổi…  
Ngoài ra một số yếu tố khác như thời tiết, trình độ hiểu biết… cũng cần chú ý  
đến khi lựa chọn trò chơi.  
- Lựa chọn theo nội dung: Tùy nội dung của bài học mà có trò chơi phù hợp  
kèm theo để lồng vào đó một số nội dung bao hàm tính cách rèn luyện cơ thể, giác  
quan, thẩm mỹ, kiến thức, tinh thần đồng đội… Một trò chơi hay phải điều hòa phát  
triển cùng một lúc các cơ năng căng bản. Trò chơi sinh động sẽ bổ ích vô cùng, tạo  
hứng thú cho các em trong tiết học.  
- Sửa soạn trò chơi:  
Đối với trò chơi có sử dụng đồ dùng thì giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng phù  
hợp với nội dung của trò chơi.  
- Trình bày trò chơi:  
Sự thành công hay thất bại của một trò chơi phụ thuộc không ít vào nghệ thuật  
trình bày của giáo viên hướng dẫn. Người giáo viên phải trình bày như thế nào cho  
học sinh hiểu rành mạch các bước của trò chơi, các luật lệ, các hình thức thưởng,  
phạt…  
+ Nên buộc học sinh yên lặng lúc trình bày trò chơi;  
+ Nói một cách chậm rãi, rõ ràng, dễ hiểu, nhấn mạnh ở những ý chính cần  
lưu ý để học sinh dễ nắm bắt;  
+ Nói và giải thích cho học sinh dễ hiểu, nếu cần thì làm mẫu;  
+ Trình bày luật lệ sau đó đề nghị hình thức thưởng phạt;  
+ Hỏi thêm học sinh có em nào chưa hiểu để giải thích lại;  
+ Chơi thử một lần trước khi tiến hành chơi thật.  
- Hướng dẫn cuộc chơi:  
+ Giáo viên phải quan sát cẩn thận phản ứng của học sinh về tâm lý, cử chỉ,  
lời nói, biểu lộ tính tình và khả năng của học sinh;  
+ Nên dùng hiệu lệnh để bắt đầu và dừng cuộc chơi;  
+ Phải đề cao tính kỷ luật tập thể;  
+ Các hình thức thưởng, phạt phải dựa vào sự thống nhất của học sinh (nhẹ  
nhàng, có tính động viên khích lệ tinh thần học sinh);  
+ Phải kích động cho những học sinh nhút nhát, tự ti tham dự cuộc chơi để  
giúp học sinh mạnh dạn và tự chủ hơn;  
5
+ Phải biết tạo hứng khởi mỗi người hay cả đội bằng cách giúp mỗi cá nhân  
hay nhóm nhỏ đều thắng về một vài phương diện như sức mạnh, khéo léo, nhanh  
nhẹn…  
+ Cuối cùng là giáo viên nhận xét thiếu sót trong lúc chơi để học sinh rút kinh  
nghiệm cho lần chơi sau.  
Tóm lại, bất kỳ trò chơi nào cũng có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng  
kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người tham tham dự cuộc chơi. Hình thức trò chơi  
cũng có thể thay đổi đôi chút cho thích hợp với hoàn cảnh riêng của từng lớp học,  
cũng như điều kiện trang thiết bị lớp học.  
* Một số trò chơi minh họa:  
+ Bài 48: Bật cao và phối hợp chạy và bật nhảy. ( SGV Thể dục lớp 5, trang  
119).  
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Trò chơi này  
giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng  
phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo “Phối hợp chạy và  
bật nhảy” .  
Hình 1 : Chuyển nhanh, nhảy nhanh.  
Hình 1  
+ Học nội dung tập hợp hàng : Có thể chơi trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”.  
Qua trò chơi này giúp học sinh tích cực hơn kĩ năng tập hợp hàng, tác phong  
kỉ luật, nhanh nhẹn, khẩn trương.  
Hình 2: Thi xếp hàng nhanh.  
6
Hình 2.  
Nếu trò chơi là bài tập luyện: Theo yêu cầu của chương trình thì loại trò chơi  
này chiếm đa số các tiết. Trong đó còn số ít tiết giáo viên tự chọn trò chơi. Trò chơi  
này giúp học sinh luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác, nên giáo viên  
phải chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được đạt hiệu quả cao.  
Tuy nhiên cần phải chú ý một số điểm sau:  
+ Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh: Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể chưa phát triển  
hoàn chỉnh nên không thể lựa chọn trò chơi đòi hỏi phải dùng nhiều sức mạnh, trò  
chơi có qui tắc phức tạp và khi tổ chức trò chơi cần lưu ý số lượng học sinh nam,  
học sinh nữ, học sinh có sức khỏe yếu... Vì vậy cần chọn trò chơi, tổ chức chơi cho  
phù hợp và hấp dẫn .  
+ Địa điểm, sân tập, dụng cụ: Giáo viên cần lưu ý số lượng học sinh tham gia,  
cấu trúc nội dung trò chơi, hình thức tổ chức chơi.  
+ Thời gian và hoàn cảnh: Thời gian chơi quyết định tới cách lựa chọn trò  
chơi, mặt khác trò chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điều kiện hoàn cảnh (nắng, mưa  
…) cụ thể để giáo viên chọn lựa các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết.  
Có như vậy giáo viên tổ chức giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học  
sinh một cách tốt hơn.  
Ví dụ: Trò chơi “Chạy tiếp sức” mà trong chương trình đã giới thiệu chỉ dùng  
luyện chạy nhanh và chỉ vận dụng một vài tiết còn lại giáo viên phải tự chọn. Cho  
nên giáo viên cần tìm các trò chơi phù hợp với tiết dạy.  
+ Trò chơi 1: “Nhanh lên bạn ơi!” (Hình 3)  
Trò chơi này rèn luyện cho học sinh tố chất nhanh nhẹn, linh hoạt và cách tổ  
chức phối hợp giữa các bạn trong nhóm. Trò chơi này có nhiều hình thức tổ chức  
7
khác nhau (hàng ngang, vòng tròn, tam giác …) tùy số lượng học sinh, sân bãi, dụng  
cụ.  
a
b
c
Hình 3  
+ Trò chơi 2: (Hình 4) Vẽ 2 vạch giới hạn cách nhau 10m, ở chính giữa 2 vạch  
giới hạn vẽ một vòng tròn có đường kính 0,5m và để một vật nào đó bất kì. Khi bất  
đầu chơi, giáo viên gọi tên số nào thì hai em số đó chạy lên giành lấy vật trong vòng  
tròn, khi người của đội bạn đã cầm vật thì người cùng số phải chạy đuổi theo giành  
lấy lại vật bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm vật sẽ  
thua, còn nếu người cầm vật chạy qua vạch giới hạn thì là người thắng cuộc. Sau đó  
vật để lại trong vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng của  
hai đội.  
Với trò chơi trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, có thể  
chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn.  
Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh.  
x
x
x
x
x
x
10m  
x
x
x
x
x
x
Hình 4.  
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy một số nội dung chúng ta có thể sử dụng  
trò chơi để giúp cho các em tập luyện được tích cực, tự giác hơn.  
Ví dụ: Bài 46: Bật xa – tập phối hợp chạy, nhảy.(SGV Thể dục lớp 4, trang  
117).  
Nội dung phối hợp chạy, nhảy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tập luyện  
dưới hình thức trò chơi sau khi giáo viên hướng dẫn xong. Chúng ta có thể chia lớp  
8
thành 2 nhóm thực hiện (Số lượng nữ bằng nhau), tuy nhiên trong quá trình các em  
chơi giáo cần phải yêu cầu các em phải đảm bảo được yêu cầu của bài. (Hình 5)  
Hình 5  
- Nếu trò chơi có tính thư giãn đơn thuần: thì thường được tổ chức vào cuối  
giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập  
nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn,  
giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi  
tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng  
cho các tiết luyện tập chạy . Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút  
cuối giờ.  
Ví dụ1:Trò chơi diệt con vật có hại H.6  
Tập hợp lớp thành đội hình vòng tròn quay mặt vào tâm.  
+ Khi giáo viên gọi tên những con vật có ích như :trâu, bò ,lợn, gà….thì tất cả học  
sinh im lặng.Nếu em nào hô diệt thì bị phạt ,phải hát hoặc múa 1 bài .  
+ Khi giáo viên gọi tên những con vật haị như:ruồi, muỗi, gián ,kiến…thì tất cả học  
sinh hô to là “Diệt Diệt Diệt” và tay giả làm động tác đập ruồi , muỗi  
Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và tính phản xạ nhanh cuả học sinh.  
9
Hình 6  
Ví dụ 2:Trò chơi làm theo hiệu lệnh H.7  
Tập hợp lớp thành đội hình vòng tròn quay mặt vào tâm.  
+ Khi giáo viên gọi tên những con vật biết bay:chim,ong, bướm,…thì tất cả học sinh  
phải làm động tác giả như bay.  
+ Khi giáo viên gọi tên những con vật không biết bay:trâu, bò, lợn …thì tất cả im  
lặng không làm động tác giả bay, nếu em nào làm động tác giả bay thi bị phạt: hát  
hoặc múa 1 bài.  
Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và tính phản xạ nhanh cuả học sinh.  
Hình 7  
Trò chơi thì rất phong phú và đa dạng tôi chỉ muốn giới thiệu một số trò chơi  
học tập như trên để chúng ta thấy rằng trò chơi rất lý thú và bổ ích, có tác dụng giáo  
dục sâu sắc góp phần giải quyết hai nhu cầu chính đó là học tập và vui chơi của học  
sinh.  
Thông qua trò chơi góp phần giúp cho học sinh có hứng thú hơn trong học  
tập, từ đó học sinh nắm bắt được kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn.  
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8 :  
Năm học 2020-2021 trong quá trình giảng dạy giáo viên đã áp dụng sáng kiến  
trên và đạt nhiều hiệu quả tích cực.  
- Qua áp dụng sáng kiến thì gần 100℅ học sinh toàn trường ham thích và tích  
cực tập luyện hơn khi trò chơi học tập được vận dụng.  
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:  
- Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình  
độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất  
10  
lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài  
giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi  
những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không  
máy móc.  
- Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp  
bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho việc chăm  
lo sức khỏe học sinh.  
- Các nhà làm công tác giáo dục, các nhà chuyên môn nên chọn lọc trò chơi  
phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương và nên đưa những trò chơi  
dân gian vào giảng dạy.  
- Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường  
các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và việc tập luyện của  
trò theo hướng:  
+ Mỗi năm nhà trường phải mua sắm thêm một số thiết bị như: bóng chuyền,  
bóng đá, dây nhảy, cầu đá, để thay thế những thiết bị hỏng, khong đảm bảo khi tập  
luyện.  
+ Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô, học sinh làm thêm một số dụng cụ như:  
cờ, ghế băng hoặc cầu thăng bằng, ngựa gỗ... góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất  
của nhà trường phục vụ tốt cho công tác giáo dục thể chất cho học sinh.  
+ Thường xuyên cải tạo và nâng cao các sân tập để đảm bảo an toàn khi tập  
luyện.  
+ Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không  
thuận lợi.  
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9 :  
Trò chơi là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện giảng  
dạy Thể dục ở tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.  
Nhờ thường xuyên học hỏi, sáng tạo, cộng với sự giúp đỡ, phối hợp nhiệt tình của  
chuyên môn nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm, nên năm qua tài liệu này đã  
được vận dụng có hiệu quả, không khí lớp học sôi nổi, học sinh rất hào hứng, chủ  
động tích cực tham gia vào bài học. Thông qua các trò chơi trên lớp, giáo viên đã  
phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh.  
Trong thực tế giảng dạy tôi đã vận dụng linh hoạt các trò chơi phù hợp với đối  
tượng, với thời gian cho phép. Khi trò chơi học tập được vận dụng tôi thấy kết quả  
học tập của học sinh mà tôi giảng dạy tăng lên rõ rệt, kích thích niềm hứng thú, các  
em ham thích học môn Thể dục. Kết quả học tập của các em qua thời gian nghiên  
cứu được thể hiện cụ thể như sau:  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhvan 13/06/2024 1540
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào tiết học thể dục có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_gioi_thieu_mot_so_ky_nang_co_ban_de_dua_tro_choi_vao_ti.pdf