SKKN Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “ … Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài: .........................................................................................
2. Mục đích của đề tài: ...................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................5
CHƯƠNG I .....................................................................................................6
1. 1 Biện pháp - Kinh nghiệm........................................................................6
1. 2. Giáo dục...................................................................................................6
1. 3. Học sinh chưa ngoan .............................................................................6
Tiểu kết chương I...........................................................................................6
CHƯƠNG II....................................................................................................7
2.1. Vài nét về trường ....................................................................................7
trường đã thực hiện......................................................................................11
tác giáo dục học sinh .................................................................................11
để giáo dục học sinh ..................................................................................14
1/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
2.3.3.1. Ưu điểm.....................................................................................19
2.3.3.2.Tồn tại:........................................................................................19
CHƯƠNG III..................................................................................................20
3.1.1. Biết lắng nghe:..................................................................................20
3.1.2. Biết quan tâm....................................................................................20
3.1.3. Có uy tín ...........................................................................................20
3.1.4. Động viên và định hướng. ................................................................21
3.1.5. Là người bạn lớn ..............................................................................21
3.1.6. Nghiêm khắc...................................................................................21.
3.1.7. Vui tính.............................................................................................21
3.1.8. Đặt chữ “tâm” lên hàng đầu .............................................................21
trường .........................................................................................................27
3.2.6. Dùng phương pháp “tấm gương”...........................................................29
3.2.7. Kết hợp với Ban giám hiệu (BGH) và giáo viên bộ môn ...................30
3.3.Ví dụ minh họa........................................................................................30
KẾT LUẬN ...................................................................................................35
2. Ý nghĩa của SKKN ...................................................................................39
3. Khả năng ứng dụng và triển khai...........................................................35
4. Những khuyến nghị..................................................................................35
2/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “ … Tiếp tục phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con
người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.
Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển
trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân
cách .
Về mặt nhân cách, hay nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh
(HS) phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay
trên ghế nhà trường THCS. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng
nội qui lớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật.
Nhưng thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THCS đều xuất hiện
một bộ phận HS không chấp hành tốt nội qui nhà trường, học tập không
nghiêm túc …làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường
và chất lượng học tập giảm sút . Số HS này thường được gọi là học sinh chưa
ngoan (cá biệt )( HSCB ) có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng
đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả. Đây đó
vẫn thường xuyên bị phản ánh về việc học sinh tụ tập đánh nhau mà với cả
HS nữ! Rồi những điều không hay như quay video đánh nhau tung lên
mạng…..
Trước tình hình vậy, là một trong những giáo viên dạy môn chính lúc
nào cũng vinh dự được giao trọng trách chủ nhiệm – mà chủ nhiệm là người
gần gũi và hiểu các em hơn rất nhiều nên bản thân trăn trở và cố tìm ra biện
pháp tối ưu nhằm giáo dục HS chưa ngoan trở thành con ngoan, trò giỏi.
Với phạm vi bài viết này, bản thân đề xuất một số biện pháp để giáo
dục HSCN , mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình HSCN trong trường học,
biến những học sinh đó thành những học sinh đặc biệt như đúng nghĩa của
HSCB = cá tính + đặc biệt .
Vì vậy sau nhiều năm chủ nhiệm liên tục một lớp ( từ 6-8), cũng như chủ
nhiệm các lớp khác, tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp và được sự
giúp đỡ của họ cũng như BGH, chúng tôi mạnh dạn quyết định nghiên cứu đề
tài “ Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ” .
Hy vọng bằng những kinh nghiệm tôi đã tích lũy được trong thực tiễn, tôi xin
chia sẻ với các bạn đồng nghiệp nhằm góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn
sự gia tăng về số lượng học sinh cá biệt trong các nhà trường,góp phần xây
dựng nền giáo dục nước ta ngày càng lớn mạnh.
3/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
2. Mục đích của đề tài:
Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục học
sinh chưa ngoan, là việc làm không thể thành công trong một sớm một chiều,
bởi giáo dục là cả một quá trình. Quá trình này phải thực hiện xuyên suốt từ
các cấp học: Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức,
bậc trung học là môn giáo dục công dân. Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh
hiện nay đang là sự lo lắng, bức xúc của toàn xã hội.
Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm
90 cùng với thực tế những năm công tác, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hạn
chế số lượng học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần kéo
giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức ở nhà trường đến ngoài xã hội. Đồng
thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản
thân và cũng để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ.
3.2. Khách thể nghiên cứu:Công tác giáo dục của giáo viên trường THCS
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Giáo dục học sinh cá biệt (chưa
ngoan) tiến bộ.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường THCS, Quận Thanh Xuân,
Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục của giáo viên
trường .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận của vấn đề: biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan.
- Nghiên cứu thực tiễn vấn đề giáo dục học sinh cá biệt ở trường.
- Đề xuất những sáng kiến, những biện pháp mới của bản thân trong quá trình
thực hiện.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận của vấn đề: Nghiên cứu,tìm hiểu và phân tích khái niệm
HSCN .
- Nghiên cứu các tác động thường thấy lên HSCN, cách tháo gỡ…
- Nghiên cứu thực tiễn vấn đề:Điều tra, quan sát, phỏng vấn,……...
- Phương pháp thống kê: Đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
4/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Vận dụng tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong kết hợp các phương pháp giáo dục học sinh.
- Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu trong giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là “Người bạn lớn” của học sinh.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, SKKN gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận về biện pháp giáo dục của giáo viên đối với hoạt
động giáo dục học sinh chưa ngoan.
- Chương II: Thực trạng giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
- Chương III: Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
9. Một số kí hiệu viết tắt trong đề tài:
- GVCN: giáo viên chủ nhiệm.
- HSCN: học sinh chưa ngoan.
- HSCB: học sinh cá biệt.
- BGH: Ban giám hiệu.
- THCS: trung học cơ sở.
- SKKN: sáng kiến kinh nghiệm.
5/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP - KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
HỌC SINH CHƯA NGOAN CỦA GIÁO VIÊN
1.1. Biện pháp - Kinh nghiệm
Biện pháp là cách thức xử lí công việc hay giải quyết vấn đề.
Muốn có những biện pháp hữu hiệu cần có kinh nghiệm. Kinh nghiệm
là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải. Mà sự hiểu
biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy
được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt: Có kinh nghiệm mà không có
lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ (Hồ Chí Minh ); Có thực hành
mới có kinh nghiệm (Trần Văn Giàu).
1.2. Giáo dục
Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi
dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự
nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống:
Không có, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá.
1.3. Học sinh chưa ngoan (cá biệt)
Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ
bình thường của HS với gia đình, nhà trường và xã hội. Hiện nay HSCN còn
được gọi với thuật nhiều thuật ngữ như: HSCB, HS hư, khó dạy....
1. 4. Giáo viên THCS:Người dạy học ở bậc phổ thông
Tiểu kết chương I
Như vậy biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan của giáo viên THCS
là vận dụng sự hiểu biết do đã từng trải công việc có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho HSCN - những học sinh có sự bất thường về
tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định, thường là những
em xuất thân từ những hoàn cảnh đặc biệt- những phẩm chất đạo đức, những
tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần
thiết trong đời sống. Mục tiêu chính là các em trở thành “đặc biệt”, con
ngoan tò giỏi... – không phải gánh nặng của xã hội nữa!
6/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TIẾN BỘ
2.1. Vài nét về trường
- Vị trí địa lí:Trường của chúng tôi hiện nay nằm trên địa bàn một
phường thuộc Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là một phường
có truyền thống hiếu học, từ xưa đã có câu ca : “ Mỗ, La, Canh, Cót / Tứ
danh hương” ( Bốn vùng đất nổi tiếng, có danh tiếng). Và hiện đang có sự
phát triển nhanh về kinh tế trong những năm gần đây của Quận Nam Từ
Liêm.
- Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, nhà trường luôn nhận được
sự quan tâm của Sở GD-ĐT Hà Nội, Quận ủy, HĐND Quận Nam Từ Liêm,
UBND phường , sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh, nhân dân địa
phương. Nhà trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp với hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tiến tới theo chuẩn quốc gia. Chỉ tính riêng
tháng 7 năm 2014, UBND phường đã đầu tư hơn bốn tỉ đồng cho riêng
trường THCS để nâng cấp thêm tầng ba cho hai dãy (thêm 8 phòng học),
trong học kì 1 và đầu học kì 2, PHHS đã xã hội hóa thành công – trang bị
tặng nhà trường 12 máy projecter….. đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
- Nhiều năm liền Phòng GD-ĐT Hà Nội tổ chức chuyên đề tại trường.
Nhà trường đã tham gia nhiệt tình các phong trào của Ngành và đạt các kết
quả cao. Cụ thể năm nào cũng có tham gia đầy đủ các phong trào, thi GVG,
chiến sĩ thi đua…..Năm học 2014-2015 là một thắng lợi vượt bậc của trường
– BGH đã tích cực chỉ đạo và động viên các GV thi đua lập thành tích. Có 10
GV tham gia thi GVG cấp Quận trong 2 đợt và cả 10 GV đều được công
nhận tiết dạy giỏi!.
Quy mô học sinh của nhà trường ngày càng tăng trong những năm gần
đây: Năm học 2011-2012 là 666 học sinh, năm học 2012-2013 là 673 học
sinh, năm học 2013-2014 là 712 học sinh và năm học 2014-2015 là 859 học
sinh . Đồng thời trong những năm gần đây, học sinh trong nhà trường cũng
đã gặt hái được những thành tích đáng tự hào. Cụ thể là năm nào cũng đứng ở
vị trí cao trong bảng xếp hạng so với các trường công lập trong Quận, có tỉ lệ
học sinh đỗ trường chuyên rất cao ( có năm lên đến 12 học sinh).Riêng năm
2014 – 2015 cũng đạt thành tích rất cao về số HS tham dự và đỗ vào đội
tuyển thi HSG cấp Quận, Thành phố.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đáng kể trên thì trong trường vẫn
còn một số lượng không nhỏ học sinh cá biệt. Xuất phát từ những hạn chế
trên đòi hỏi đội ngũ giáo viên của nhà trường cần có những biện pháp phù
hợp, hiệu quả nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi, giảm thiểu tỉ lệ học sinh
cá biệt trong nhà trường.
7/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
2.2. Thực trạng học sinh chưa ngoan
2.2.1. Biểu hiện của học sinh chưa ngoan thường gặp
Trong các năm học thường học sinh chưa ngoan có các biểu hiện cá
biệt sau:
- Cá biệt về học tập:
+ Là những học sinh có biểu hiện lười biếng, yếu kém hầu hết các môn
học, trong quá trình học còn hay nằm oằn oài, bò ra trên bàn học.
+ Thường lơ đãng không chú ý nghe giảng, không ghi chép bài, về nhà
không làm bài tập, sách vở luộm thuộm nhàu nát, chữ viết và trình bày cẩu
thả (thậm chí còn chưa viết được chính xác chính tả).
+ Lực học ngày một sa sút.
+ Trong giờ học thích xin ra ngoài rồi đi chạy nhảy ở hành lang.
- Cá biệt về tính cách:
+ Không chấp hành nội quy của lớp, của trường, nghỉ học, bỏ giờ tùy
tiện, ham chơi điện tử, bi-a,...
+ Thành lập băng nhóm gây gổ đánh nhau, bắt nạt bạn bè, có hiện
tượng trộm cắp tiền và tài sản của bạn bè, của nhân dân.
+ Luôn luôn thể hiện mình là đàn anh, luôn là gánh nặng cho GVCN
và nhà trường.
+ Lúc nào cũng bị các GV bộ môn phản ánh là hỗn, láo.
+ Bị ghi sổ đầu bài trong hầu hết các tiết.
+ Vứt sổ đầu bài.
.....
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa ngoan của học sinh
Theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân:
- Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS:
+ Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ thời kỳ thơ ấu sang tuổi trưởng thành.
+ Thời kỳ lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt
cơ thể. Tầm vóc các em lớn lên nhanh như thổi…Sự phát triển thể chất nhanh
chóng bắt đầu trong giai đoạn chuyển đổi, đánh dấu bằng việc tăng cân, chiều
cao, kích cỡ của tim, dung tích phổi và sức mạnh cơ bắp. Xương phát triển
nhanh hơn bắp thịt và sự phát triển không đồng đều của xương và bắp thịt
đem lại sự thiếu kết hợp và sự vụng về ở các em.
+ Sự phát triển của hệ thống tim mạch của các em cũng không cân đối.
Do đó xảy ra một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, tim
đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc, học tập.
+ Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng)
8/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do tác động của những
kích thích gây cho các em tình trạng bị ức chế, hay ngược lại xảy ra tình
trạng bị kích động mạnh. Vì vậy, những chấn động thần kinh mạnh, hoặc
những biến cố, đều có thể tác động mạnh mẽ đến lứa tuổi này, làm cho một
số em bị uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác có những hành vi xấu,
không đúng bản chất các em.
+ Các em thường lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc,
thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ. Điều đó gây cho các em một số biểu hiện
tâm lý khó chịu.
+ Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi học sinh THCS làm cho các em
có những đặc điểm nhân cách khác với các em lứa tuổi trước. Các em có nghị
lực dồi dào, tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao.
+ Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài thời gian và
phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm
lý diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó dẫn đến sự tồn tại song song:
“vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn”.
+ Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS
là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá
trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng
với người lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế và hoàn
thiện nhân cách của mình. Bạn cùng tuổi trở thành các chuẩn mực và hình
mẫu để bắt chước. Các em cũng dễ bị ảnh hưởng của người lớn và cố gắng
bắt chước người lớn.
+ Ở lứa tuổi này các em được xã hội thừa nhận như một thành viên tích
cực và được giao cho một số công việc nhất định. Các em muốn làm những
việc mọi người biết đến, làmviệc cùng người lớn, muốn được mọi người thừa
nhận mình là người lớn. Đó là một nhu cầu của các em. Vì thế các em rất tích
cực tham gia các công tác ngoài xã hội. Các em thích làm những công việc có
tính chất tập thể, những công việc liên quan đến nhiều người và được nhiều
người cùng tham gia.
+ Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu
sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập và sự
hình thành mốiquan hệ qua lại với mọi người. Nhu cầu tự ý thức nẩy sinh từ
nhu cầu cuộc sống, từ hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu mong muốn
của tập thể, của người lớn qui định. Từ sự phát triển mối quan hệ với tập thể,
với đời sống xã hội mà học sinh THCS nẩy sinh nhu cầu đánh giá bản thân
mình, tìm kiếm vị trí của mình trong tập thể.
- Do gia đình:
Bác Hồ đã có câu:
“Lành dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
9/37
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ
Câu khác Bác lại khẳng định:
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Điều đó muốn nói rằng tính cách của con người, nhất là ở tuổi thiếu
niên chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện và hoàn cảnh sống của gia đình.
Ngoài thời gian rất ít ỏi đi học trên lớp còn lại hầu hết thời gian các em sống
với gia đình mà mỗi gia đình lại có hoàn cảnh sống khác nhau:
+ Với gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: bố mẹ mải làm ăn kinh
tế nên trẻ không được quan tâm chăm chút, đôi khi phải phụ giúp bố mẹ làm
kinh tế gia đình khiến học tập bị sa sút, trẻ chán học và dễ hư hỏng.
+ Với gia đình có điều kiện kinh tế khá giả: nhiều gia đình bố mẹ mải
buôn bán làm ăn kiếm được nhiều tiền nhưng bận rộn việc kinh doanh và
không chú ư đến việc học hành của con, chỉ đáp ứng nhu cầu tiền bạc cho
con. Vô tình họ tạo điều kiện cho con cái tiêu tiền quá sớm với nhiều mục
đích không cần thiết như: ăn quà, sử dụng điện thoại di động, đua đòi về ăn
mặc, chơi bời... khiến trẻ dễ bị phân tâm sao nhãng về học tập, dẫn đến học
kém, chán học, mải chơi, hư hỏng.
- Do môi trường học tập:
+ Có thể do lớp học quá đông (sĩ số đến 50 học sinh) GVCN không có
điều kiện sâu sát đến từng em.
+ Do sự chọn lọc một số lớp mũi nhọn, đồng trình độ nên có lớp tập
trung nhiều học sinh cá biệt nên các em càng có điều kiện đua nhau (dẹp
được chỗ này chỗ khác lại nổi lên)
+ Do chỗ ngồi trong lớp không phù hợp: Một số học sinh cá biệt ngồi
xa tầm quan sát của giáo viên hoặc ngồi gần nhiều bạn yếu kém sẽ chịu ảnh
hưởng không tốt.
- Do mối quan hệ với thầy, cô giáo:
Chẳng hạn “cá biệt” có thầy cô có thành kiến không hiểu học sinh,
thiếu sự ân cần, gần gũi thân thiện khiến cho các em bị mặc cảm hoặc thầy cô
giảng bài không hấp dẫn nên các em khó hiểu sinh chán học, sa sút. Thậm chí
có thầy cô nói năng thiếu thiện cảm gọi hình tượng những HS đó là “ Động
vật” vì ( con người = động vật + ý thức mà các em đã mất đi phần “ý thức”
vì lúc nào cũng bị nhắc mà không thay đổi.)
- Do mặc cảm tự ti:
Luôn thấy mình yếu kém, hay bị thầy cô mắng mỏ, tập thể lớp xa lánh,
có cảm giác bị ruồng bỏ gây ức chế, dễ buông xuôi. Từ đó các em cũng muốn
lảng tránh các bạn hoặc có tư tưởng “ không ăn được thì đạp đổ”, “mày
không thích tao thì tao cũng chẳng cần mày”...
10/37
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_tien_bo.doc