SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7

Quá trình dạy học ngày nay nhấn mạnh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Người giáo viên (GV) trong quá trình giảng dạy không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn phải giúp các em rèn luyện đạo đức, nhân cách và các kĩ năng (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc và tổ chức hoạt động…).
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
GD&ĐT  
GV  
: Giáo dục Đào tạo  
: Giáo viên  
HS  
: Học sinh  
SGK  
SGV  
THCS  
NXB  
: Sách giáo khoa  
: Sách giáo viên  
: Trung học cơ sở  
: Nhà xuất bản  
i
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
MỤC LỤC  
ii  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
Quá trình dạy học ngày nay nhấn mạnh vào việc phát huy tính tích cực,  
chủ động và sáng tạo của người học. Người giáo viên (GV) trong quá trình  
giảng dạy không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn phải giúp các em rèn  
luyện đạo đức, nhân cách và các kĩ năng (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc và  
tổ chức hoạt động…). Chính vì thế, trong quá trình dạy học, GV luôn phải xác  
định cho mình mục tiêu của quá trình dạy học, lựa chọn cho mình một hoặc một  
vài phương pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất đối với bài học để thể cung cấp  
nhiều nhất kiến thức, kỹ năng cho học sinh (HS).  
Trong bộ môn Ngữ văn 7 nói riêng, giờ đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí  
vô cùng quan trọng. Giờ đọc hiểu văn bản giúp học sinh cảm thụ và phân tích  
được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ năng lực tư duy.  
Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư  
duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn. Tác phẩm văn chương là  
một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh  
chúng ta. Mỗi người một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình  
được tiếp xúc. HS khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, được học trong nhà  
trường cũng vậy. thế, trong giờ giảng văn cần phát huy hết năng lực tư duy,  
khả năng tìm tòi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Như  
vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy trò trong quá trình dạy  
học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm Lấy học sinh  
làm trung tâmđã được đưa vào ứng dụng. Trong hoạt động dạy học nói chung,  
trong giờ giảng văn nói riêng với phương pháp này thì phải sự tác động qua  
lại giữa GV và HS. Để phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động học tập thì  
GV có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Trò phải chủ thể tự giác  
tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để giờ học tác phẩm văn chương trở  
nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được khẳng định mối liên hệ  
qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì không thể thiếu hệ thống  
câu hỏi.  
luận dạy học đã nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong  
quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó các  
nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu  
hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy duy của HS. Trong  
quá trình giảng dạy, tuỳ vào điều kiện thực tế, tuỳ cách sáng tạo của mỗi GV xây  
dựng hệ thống câu hỏi tiến hành thực hiện cách hỏi nhằm định hướng tổ  
1/76  
 
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
chức điều khiển hoạt động của HS trong giờ giảng văn. Nhưng việc sử dụng câu  
hỏi như thế nào để kích thích HS, giúp các em học tập chủ động hơn càng là một  
yêu cầu không thể thiếu. Bởi lẽ dạy học văn là không chỉ dạy một môn nghệ  
thuật cũng dạy một môn khoa học. vậy, dạy học văn ngày nay cần phải  
giúp HS bộc lộ suy nghĩ và cách cảm thụ văn học riêng. Để từ đó, học văn thực  
sự mang lại hứng thú cho HS, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách các em, mang lại  
nhiều lợi ích và kĩ năng sống cho bản thân người học.  
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn 7 nói riêng  
thì câu hỏi luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của  
người học. Đó một trong những công cụ quan trọng để hướng dẫn người học  
chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng. Khi được đặt vào những tình huống  
đối diện với những câu hỏi, HS sẽ phải vận dụng các thao tác phân tích, so sánh,  
liên tưởng, suy luận rồi từ đó rút ra kết luận tự giải quyết vấn đề. Làm như  
vậy, theo TS. Nguyễn Thị Hồng Nam (Trường Đại học Cần Thơ), kiến thức sẽ  
được HS thu nhận bằng con đường tích cực: học bằng cách khám phá (learning  
by discovering) và học bằng cách làm (learning by doing).  
Tuy nhiên, vì văn học một môn nghệ thuật nên việc đặt câu hỏi cũng có  
những đặc trưng riêng. Câu hỏi đó phải giúp HS đạt được những yêu cầu về kiến  
thức, kĩ năng, thái độ sau khi học đối với môn văn học. HS học xong môn học  
không chỉ những kiến thức, kĩ năng sử dụng trong cuộc sống mà còn biết trân  
trọng những giá trị tinh thần cao đẹp của đất nước và nhân loại, tâm hồn các em  
được bồi dưỡng, nhân cách được hoàn thiện.  
Thực tế, việc dạy học văn ở trường phổ thông nói chung và trường  
Trung học cơ sở (THCS) nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Việc đặt câu  
hỏi trong giờ học văn vẫn mang hình thức nặng nề với những câu hỏi khô khan,  
những câu hỏi yêu cầu phải trả lời theo đáp án chính xác. Với những câu hỏi  
đóng như vậy, chưa hoàn toàn kích thích được sự sáng tạo của HS. Như vậy, ta  
thể thấy, mức độ phát triển tư duy của HS, một phần, phụ thuộc vào câu hỏi  
của GV. Việc thiết kế câu hỏi đã khó, nhưng làm sao để thể xây dựng được  
một hệ thống các câu hỏi mở để kích thích được suy nghĩ cảm nhận của HS  
lại càng khó hơn, nhất với thực trạng HS ngày càng chán học môn Văn như  
hiện nay. Đó quả một vấn đnan giải đối với giáo viên dạy Văn?!  
Mặt khác, hiện nay chưa một thuyết thật hệ thống và “bài bản” về  
đặt câu hỏi, đặt biệt là câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn. Trong khi đó, nghiên  
cu vn đề đặt câu hi mtrong dy hc tht scn thiết và có tính ng dng cao.  
Nó có ý nghĩa như mt schdn bước đầu trong công vic ging dy trên lp.  
Từ thực tế và lí luận ấy, ta thấy rằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở  
2/76  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
trong dạy học Ngữ văn rất cần thiết. vậy, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về đề  
tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7với mục đích nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi  
phần đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 một cách khái quát, đóng  
góp về mặt luận cho lí luận dạy học.  
3/76  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
2. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
2.1. Cơ sở luận  
2.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn  
2.1.1.1. Khái niệm câu hỏi trong dạy học  
Hi là nêu ra điu mình mun người khác trli để mình biết vvn đề nào đó.  
Câu hi: Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hi dưới góc độ lôgic,  
ông cho rng: Câu hi là mt mnh đề trong đó cha đựng ccái đã biết và cái  
chưa biết. Câu hi đó là nhng bài làm mà khi hoàn thành chúng, hc sinh phi  
tiến hành hot động tái hin, bt lun là trli ming, trli viết hoc có kèm  
theo thc hành hoc xác minh bng thc nghim.  
Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: câu hỏi là  
dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh cần  
được giải quyết.  
Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; chứa đựng cả hai yếu tố, sự mặt  
của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi.  
Tuy có những quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của câu  
hỏi, đều được các tác giả nêu ra, đó là: xuất hiện điều chưa rõ, cần được giải  
quyết từ điều đã biết. Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con  
người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết  
thêm. Nếu khi không biết hoặc biết tất cả về sự vật nào đó, thì không có gì để  
hỏi về sự vật đó nữa. Sự tương quan giữa cái biết và cái chưa biết thúc đẩy việc  
mở rộng hiểu biết của con người.  
Trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng,  
câu hỏi được đặt ra khi người dạy muốn tạo “tình huống vấn đề”, đòi hỏi HS  
phải suy nghĩ trả lời nhằm thu được kiến thức đạt được những yêu cầu về kĩ  
năng, hoặc thái độ cụ thcho từng bài học.  
Câu hỏi được đặt ra là cách thức để thực hiện sự giao tiếp cốt yếu để  
khêu gợi, thúc đẩy sự giao tiếp nhằm đạt đến mục đích cuối cùng của bài học.  
Câu hỏi chứa trong mình những nội dung khác nhau để học hỏi, để truyền  
đạt để kiểm tra, tích lũy tri thức cho HS.  
Mục đích nêu câu hỏi trong dạy học để:  
+ Kiểm tra sự chuẩn bbài học ở HS.  
+ Thực hiện việc giảng bài.  
+ Luyện tập thực hành.  
4/76  
     
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
+ Tổ chức, hướng dẫn HS học tập.  
+ Khích lệ, kích thích suy nghĩ.  
+ Đánh giá trình độ của HS.  
Về bản chất, theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng thì “câu hỏi trong nhà  
trường là hình thức phổ biến hết sức cơ bản để bày tỏ quan hệ tin cậy và tôn  
trọng HS ở người GV” [43;7]. Thực chất nêu câu hỏi vận dụng phương pháp  
đối thoại trong dạy học Ngữ văn. xứng đáng một trong những phương  
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.  
2.1.1.2. Vai trò của câu hỏi trong dạy học  
luận giáo dục hiện đại nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là  
người tham gia chủ động, trực tiếp vào quá trình dạy học để tìm kiếm kiến thức  
lĩnh hội kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng để người học có  
thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng được  
một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử dụng năng lực tư duy ở mức tối  
đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt động tương tác giữa giáo  
viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu hỏi là công cụ quan  
trọng để “kích hoạt” dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng câu  
hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng  
các thao tác duy như phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, đánh giá và giải  
quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức,  
hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy.  
Câu hỏi phương tiện dùng trong dạy học, nguồn để hình thành  
kiến thức, kỹ năng cho HS. Khi tìm được câu trả lời người học đã tìm ra được  
kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được  
những điều kiện đã cho. Như vậy vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và  
mở rộng kiến thức. Câu hỏi phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy.  
Khi trả lời câu hỏi, HS phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối  
chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm, đòi hỏi phải suy nghĩ logic.  
Người học phải luôn luôn suy nghĩ, do đó, tư duy được phát triển. Cũng qua việc  
tìm câu trả lời mà lôi cuốn, thu hút người đọc vào nhiệm vụ nhận thức.  
Câu hỏi phát huy năng lực tự học, nếu được GV sử dụng thành công còn  
có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự  
học của HS. Ngoài ra, nó cho phép GV thu được thông tin ngược về chất lượng  
lĩnh hội kiến thức của HS (không chỉ chất lượng kiến thức cả về chất  
lượng tư duy). Những thông tin này giúp GV điều chỉnh quá trình dạy học một  
cách linh hoạt.  
Vì câu hỏi một vai trò quan trọng như thế nên có thể nói chất lượng  
5/76  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
cũng như khả năng thành công của một bài học một giờ dạy sẽ được quyết  
định chủ yếu qua hệ thống câu hỏi. Bài học ấy, giờ học ấy đã thật sự phát huy  
được tính tích cực của người học hay chưa; mục đích của bài học ấy, giờ học ấy  
hướng đến phát triển năng lực hay không, về căn bản là do hệ thống câu hỏi  
quyết định.  
2.1.2. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn  
2.1.2.1. Khái niệm câu hỏi mở  
nhiều tài liệu đã giải thích cụ thể Thế nào là một câu hỏi mở”? Theo  
TS. Nguyễn Minh Tuấn thì câu hỏi mở hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của  
người hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều  
người hỏi muốn biết hay chưa rõ [26].  
Còn trong dy hc, các câu hi yêu cu HS tbo vý kiến và gii thích lý  
do ca mình gi là nhng câu hi m. Câu hi mlà câu hi có nhiu đáp án và  
khuyến khích HS suy nghĩ chkhông chkhôi phc thông tin ttrong trí nh.  
2.1.2.2. Vai trò của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn  
Việc giảng dạy tri thức mới hay kỹ năng mới trong môn Ngữ văn thông  
thường phải dựa trên nền tảng đã biết của HS. Chiến thuật đặt câu hỏi gợi mở  
của GV sẽ khiến HS nhớ thông tin tốt hơn, học bài mà có cảm giác thú vị khi  
mình tự cảm nhận, phát hiện những chi tiết nghệ thuật độc đáo, hay tiếp thu kiến  
thức mới. Việc đặt câu hỏi gợi mở không chỉ giới hạn về ở phạm vị ngôn ngữ  
như từ vựng, cấu trúc cú pháp mà còn có thể khơi gợi ý tưởng, cảm xúc, tình  
huống, sự liên tưởng nào đó…  
Câu hỏi mở kích thích HS đào sâu suy nghĩ đưa ra nhiều quan điểm.  
Không chỉ một câu trả lời đúng. Đưa ra các câu hỏi mở cho nhóm HS sẽ thu  
được số các ý tưởng và câu trả lời khác nhau.  
Câu hỏi mở giúp GV thăm dò, lấy ý kiến của HS, đòi hỏi HS duy  
nhiều, khuyến khích HS tham gia thảo luận. Câu hỏi mở buộc HS phải ngẫm  
nghĩ duy. Từ đó, GV sẽ nhận được nhiều ý kiến cảm nhận từ HS. Nó  
trao quyền làm chủ cuộc đối thoại cho người trả lời. Đối với giáo viên, nghệ  
thuật đặt câu hỏi mở một công cụ tuyệt vời, nó giúp giáo viên biết được học  
viên đã biết gì, chưa biết gì, để bài giảng trọng tâm và có chiều sâu.  
Thật khó để GV có thể khơi gợi được ý kiến hay vốn từ của HS nếu  
không cung cấp cho họ ngữ liệu, không tạo ra một ngữ cảnh hợp lý. Thông  
thường thì GV có thể sử dụng những công cụ có tác dụng gợi mở như hình ảnh,  
âm thanh, đôi khi là cử chỉ, điệu bộ… dụ như giờ luyện kỹ năng đọc hiểu  
văn bản, GV có thể sử dụng hình ảnh, hoặc tiêu đề của đoạn văn cần đọc và  
6/76  
 
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
phân tích làm phương tiện để đặt câu hỏi gợi mở, để HS dự đoán nội dung của  
bài học… GV nên sử dụng những câu hỏi mở mang tính chất thảo luận. thể  
bắt đầu giờ học với một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở  
mang tính khuyến khích HS tìm ra câu trả lời.  
Sử dụng những câu hỏi mở trong giờ dạy văn bản, GV có thể dễ dàng tạo  
một không khí sôi nổi trong lớp khi gợi ra những ý kiến trái chiều của HS, từ đó,  
GV có thể nắm bắt được cách suy nghĩ của HS về tác phẩm, thấy được những  
cái đúng, cái sai để “nắn” HS theo hướng chuẩn, hoặc khuyến khích hơn sự sáng  
tạo của HS trong quá trình đọc hiểu tác phẩm.  
Từ việc cung cấp hệ thống câu hỏi mở, GV dần dần hình thành các kĩ  
năng cần thiết cho HS như kĩ năng tự học, kĩ năng đánh giá, khả năng làm việc  
theo nhóm một cách khoa học hiệu quả cho HS, tránh được lối dạy “một  
chiều”, “định hướng sẵn” một cách khô cứng khi hướng dẫn HS cảm thụ tác  
phẩm văn học. Thay vì một giờ dạy theo trật tự thông thường, với câu hỏi mở,  
GV hoàn toàn có thể biến giờ dạy thành một giờ thảo luận dành cho HS (với  
định hướng mở cho trước), để HS phải làm việc hoàn toàn dưới sự giám sát của  
GV, rồi từ đó, GV tổng kết, khái quát vấn đề được chưa được, nên hay không  
nên, bổ sung hoặc giải thích...Như vậy, giờ học sẽ thực sự của HS, do HS tự  
hoạt động để chiếm lĩnh, khuyến khích sự bạo dạn, khả năng thuyết trình và bảo  
vệ ý kiến riêng của HS. Sự nhàm chán của những tiết dạy thông thường sẽ được  
thay thế bằng sự cởi mở, sôi nổi, hồn nhiên và đầy thú vị! Vậy mới biết, hiệu  
quả của những câu hỏi mở quả thực rất lớn.  
2.1.2.3. Đặc điểm của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn  
Qua quá trình thực tế giảng dạy trên lớp việc nghiên cứu các tài liệu,  
chúng tôi thấy một số đặc điểm tiêu biểu để chúng ta có thể dễ dàng nhận ra  
dấu hiệu của các câu hỏi mở được sử dụng trong giờ dạy:  
+ Khi một câu hỏi mở được đặt ra, nó yêu cầu HS phải tạm dừng, suy  
nghĩ phản ứng.  
+ Câu trả lời của HS có thể không phải đúng theo định hướng của GV,  
mà nó là cảm xúc cá nhân, ý kiến, hay ý tưởng, nhận định riêng của HS về một  
vấn đề nào đó.  
+ Khi hỏi những câu hỏi mở, việc kiểm soát nội dung sẽ chuyển qua cho  
GV và GV bắt đầu trao đổi với HS.  
thể phân loại các dạng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn như sau:  
7/76  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
Bảng 1.1. Phân loại một số dạng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn  
Một số dạng câu hỏi mở  
a. Câu hỏi đào sâu (giúp  
dụ  
(?) Chi tiết trong tác phẩm này có ý  
khai thác thông tin tác phẩm, mở nghĩa với em?  
rộng vấn đề, giúp tìm bản chất  
cốt lõi, chủ đề của tác phẩm)  
(?) Em có thể mở rộng ý này như thế  
nào?  
(?) Tại sao vấn đề này lại quan trọng  
thế? Tại sao em nghĩ vậy?  
(?) Em có thể trình bày vấn đề được  
gợi ra trong tác phẩm theo một cách khác  
được không? Em có thể giải thích lý do cho  
mọi người không?  
(?) Từ những chi tiết của tác phẩm, em  
cho rằng đâu vấn đề cốt lõi? Từ đó, em hãy  
chỉ ra chủ đề của tác phẩm?  
...  
b. Câu hỏi giả định (giúp  
HS suy nghĩ vượt qua khỏi  
khuôn khổ của tình huống hiện  
(?) Điều sẽ xảy ra nếu...?  
(?) Nếu..., em nghĩ thế nào?  
(?) Nếu..., em đồng ý hay phản đối? Ta  
tại, khuyến khích sự liên tưởng, thể đưa ra giả định nào để thay thế?  
sáng tạo)  
(?) Hãy hình dung, nếu...,thì điều sẽ  
xảy ra? Hãy trình bày suy nghĩ của em về giả  
thuyết ấy?  
...  
c. Câu hỏi xác định  
(?) Những dữ liệu này (về tác giả, tác  
nguồn thông tin (giúp đánh giá phẩm) được thu thập như thế nào?  
mức độ tin cậy, trung thực của  
(?) Em đã sử dụng phương pháp nào  
thông tin mà HS đưa ra) để thu thập?  
(Thường sử dụng trong các  
(?) Tại sao em nghĩ những thông tin  
buổi thảo luận hoặc các câu mình đưa ra là có thể tin cậy được? Tại sao  
hỏi nêu vấn đề)  
d. Câu hỏi về sự đánh  
giá của cá nhân (giúp đánh giá  
quan điểm, tình cảm, suy nghĩ cá  
nhân xoay quanh tác phẩm)  
em lại nghĩ rằng điều này là đúng?  
(?) Em có suy nghĩ về nhân vật...?  
(?) Em đánh giá như thế nào về...?  
(?) Em đã bao giờ ở trong tình huống  
như ở trong tác phẩm chưa và em đã xử lý ra  
sao?  
...  
e. Câu hỏi hành động  
(giúp HS lập kế hoạch triển  
khai các ý tưởng vào tình huống  
thực tế)  
(?) Em chuẩn bị làm gì...?  
(?) Khi nào em sẽ...?  
8/76  
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản  
chương trình Ngữ văn 7  
Như vậy, thông qua hệ thống các câu hỏi trên, khi GV áp dụng vào từng  
bài giảng, từng văn bản theo những đặc trưng riêng biệt, sẽ giúp cho HS tìm  
ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự đưa ra diễn giải hoặc kết  
luận riêng về tác phẩm. Hệ thống câu hỏi này giúp khuyến khích quá trình đọc  
đồng sáng tạo với tác giả, tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng (đây yếu  
tố quan trọng đối với việc học Văn).  
Đồng thời, HS biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết các đề  
văn, hình thành lối tư duy và cách viết, cách giải quyết vấn đề mà không lâm  
vào “thế bí” khi viết văn như các HS gặp phải hiện nay.  
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn  
Khi đặt câu hỏi nói chung và câu hỏi mở nói riêng trong dạy học đọc hiểu  
văn bản, chúng ta cũng đều cần lưu ý tới những nguyên tắc sau đây:  
2.1.3.1. Câu hỏi mở phải đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính  
xác của kiến thức trong văn bản  
Câu hỏi mở cho dù có phát huy được ý kiến, suy nghĩ, quan điểm riêng  
của mỗi cá nhân HS thì cái đích cuối cùng cũng giúp cho HS khám phá vẻ đẹp  
của ngôn từ, của hình tượng văn chương, khơi gợi trong các em những xúc cảm  
thẩm mỹ, biết rung động trước cái đẹp của đời sống. Nhưng để được như vậy,  
khi GV xây dựng những câu hỏi mở lại phải hết sức chú ý đến việc hướng suy  
nghĩ của cá nhân HS vào kiến thức cơ bản được gợi ra từ hoạt động đọc hiểu.  
Không thể cứ nói đến “mở” là thoát ly hoàn toàn văn bản, hỏi những thứ liên hệ  
quá xa hoặc chỉ đHS phát biểu “vui” làm giờ học vang lên tiếng cười.  
2.1.3.2. Câu hỏi mở phải phát huy được tính tích cực trong hoạt động  
đọc hiểu văn bản của HS  
Phương pháp dạy học mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo  
của người học. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp  
học tập cho HS là yêu cầu rất quan trọng. Với hệ thống câu hỏi mở mà GV cung  
cấp cho HS khi soạn bài thì kiến thức mà các em thu được sẽ bằng con đường tự  
khám phá nên vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất. Để được điều này, giờ văn  
nhất thiết phải một quy trình được thiết kế bằng một hệ thống những thao tác  
biện pháp phù hợp. Việc đặt câu hỏi mở sự tác động đến hoạt động quan  
sát và duy độc lập của HS. Bằng các câu hỏi mở, HS sẽ phải phân tích, so  
sánh các hiện tượng và các nhận định này để đưa ra được những ý kiến, quan  
điểm cá nhân. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS đến các kết luận cần có. Phương  
pháp đặt câu hỏi mở thể vận dụng cho cả bài học hoặc một phần bài. Các câu  
hỏi thảo luận cần được HS chuẩn bị trước.  
9/76  
 

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 79 trang minhvan 07/07/2025 30
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_mo_trong_day_hoc_doc_hieu_mot.doc