SKKN Sử dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp khai thác thông tin khoa học trên Internet
Là một giáo viên dạy bộ môn Công nghệ lớp 7, từ những trải nghiệm qua các bài giảng, tôi nhận thấy việc nhất thiết phải có sự cải tiến hướng sử dụng và khai thác nội dung SGK của giáo viên. Việc thay đổi này là sự sử dụng linh hoạt nội dung SGK sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và việc đưa các kiến thức khoa học công nghệ vào bài giảng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sủ dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp
khai thác thông tin khoa học trên Internet
Lĩnh vực: Công nghệ 7
Cấp học: Trung học cơ sở
Năm học 2015-2016
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một giáo viên dạy bộ môn Công nghệ lớp 7, từ những trải nghiệm qua
các bài giảng, tôi nhận thấy việc nhất thiết phải có sự cải tiến hướng sử
dụng và khai thác nội dung SGK của giáo viên. Việc thay đổi này là sự sử
dụng linh hoạt nội dung SGK sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và việc
đưa các kiến thức khoa học công nghệ vào bài giảng.
(* ) Đặc thù môn Công nghệ lớp 7 , mục đích sau khi khai thác một của
nội dung của lĩnh vực Công nghệ ( Công nghệ trồng trọt, Công nghệ lâm
nghiêp, Công nghệ chăn nuôi) là những biện pháp kỹ thuật. Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng được
thừa hưởng những thành tựu mới – đó cũng chính là những vấn đề mới nảy
sinh mà SGK không thể cập nhật. Một người giáo viên không thể chỉ là một
quyển SGk cũ kỹ, người giáo viên phải có sự linh hoạt cập nhật những kiến
thức mới để cung cấp cho học sinh. Ngày nay, người giáo viên cũng có
được những lợi thế từ công nghệ thông tin, việc truy tìm những kiến thức
liên quan , làm phong phú và tăng tính thực tiễn cho bài giảng là một điều
không khó.
(*) Vấn đề thứ hai tôi đề cập tới đó là việc sử dụng linh hoạt SGK, mở
ra cho học sinh một sự nhận thức tích cực với bộ môn - đó là tránh sự nhàm
chán cố hữu hình thành trong nhận thức của học sinh, khởi nguồn từ vị thế
của bộ môn. Là bộ môn không có nhiều tính ảnh hưởng thực tế đối với đời
sống của học sinh thành thị, việc tiếp nhận những kiến thức đó dễ nảy sinh
trong học sinh sự nhàm chán và kém hiệu quả trong việc tiếp cận kiến
thức là điều hiển nhiên. Phân tích tính logic khoa học của một số bài học
trong SGK, tôi nhận thấy chưa có sự hợp lý, sự bất hợp lý này đồng thời
2
cũng là một nguyên nhân gây ra sự giảm sút hứng thú của học sinh đối với
môn học .
Ví dụ, Bài 12 SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG.
Mở đầu nội dung bài học, tác giả SGK đã đưa vấn đề TÁC HẠI CỦA SÂU.
BỆNH ở mục đầu tiên. Đặc thù là học sinh thành thị, việc tiếp cận và có
kiến thức về SÂU và BỆNH cây là rất hiếm. Vậy, để học sinh giải quyết
ngay vấn đề TÁC HẠI của chúng là không khả thi, không logic trong vấn đề
nhận thức. Qua tìm hiểu các bài giảng được đưa lên trên mạng xã hội
baigiang.violet.vn/ việc DẠY và HỌC diễn ra chỉ là sự sử dụng thụ động
SGK , đọc và tìm thông tin trong SGK và công nhận, phương pháp này
không phù hợp với đậc thù của bộ môn.
Trước hết học sinh phải được cung cấp kiến thức về các đặc điểm sinh
thái của SÂU HẠI và BỆNH cây. Từ những minh chứng trong thực tế, hiển
nhiên việc kết luật TÁC HẠI của chúng là rất dễ dàng và thuyết phục.
Vậy việc đảo trình tự các nội dung bài học là cần thiết.
Trình tự cũ trong SGK
Trình tự thay đổi trong giáo án
I- TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH
I- KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH CÂY
II- KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH CÂY II- TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH
Cũng trong bài này, chúng ta có thể nhận thấy sự bất cấp về nội dung SGK.
Đó là sự không thống nhất về từ ngữ. Vấn đề đặt ra của bài học như ở tiêu đề
( SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG) là “ SÂU HẠI “ nhưng sau đó ở mục ( II) ,
tác giả lại sử dụng từ CÔN TRÙNG . Tác giả nên thống nhất dùng từ của
tiêu đề chỉ theo 1 cách. Phần nội dung có thể giới thiệu thêm từ ‘ Côn
Trùng’ là cách gọi thứ hai đối với những sinh vật thuộc lớp Sâu Bọ.
Đặc điểm sinh học của Sâu Bọ ( hay Côn trùng ) được đề cập trong
môn Sinh học lớp 7, vì vậy tác giả không nên trình bày nội dung này , gây
‘loãng ‘ , không rõ mục đích . Tác giả nên hướng nội dung chính của bài
3
học về những đặc điểm sinh học ( của Sâu Bọ gây hại ) gây bất lợi cho cây
trồng, như : đặc điểm sinh sản ( đẻ nhiều trứng, vòng đời ngắn) , đặc điểm
dinh dưỡng ( ăn các bộ phận sinh dưỡng của cây, đục thân, quả, cắn rễ…) ,
có khả năng bay xa, bay cao( gây ra sự phát tán rộng, khó kiểm soát…).
Đây mới chính là đặc thù của môn Công nghệ. Đồng thời những kiến thức
đó là cơ sở cho học sinh có sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề mà tác giả
nêu ra trong bài học: Những dấu hiệu phá hại và Tác hại của chúng đối với
cây trồng .
Phần câu hỏi tìm hiểu bài cũng không giúp cho học sinh giải quyết được
vấn đề của bộ môn. Đây là môn Công Nghệ, vậy câu hỏi mà tác giả cần
hướng tới cho học sinh đó là “ Những đặc điểm sinh học của côn trùng gây
hại đối với cây trồng ” chứ không phải đơn thuần tìm hiểu về ‘” Biến thái
của côn trùng”- câu hỏi 2, SGK – đó là kiểu câu hỏi dành cho môn Sinh
học.
Do vậy, khi giảng dạy, việc thay đổi nội dung SGK theo hướng logic ,
đảm bảo tính khoa học là cần thiết để góp phần đạt được mục đích của môn
học theo tiêu chí của Bộ Giáo Dục đã đề ra. Với cách khai thác bài theo
hưởng sử dụng SGK một cách chủ động, kết hợp khai thác thông tin khoa
học trồng trọt trên mạng internet, giáo án Bài 12 SÂU BỆNH HẠI CÂY
TRỒNG của tôi đăng trên trên mạng giáo dục violet với tài khoản
NhueGiang đã được rất đông đảo giáo viên và học sinh sử dụng.
* * * * *
*
4
PHẦN II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I- ÁP DỤNG VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG
NGHIỆP TRONG BÀI GIẢNG VÀ CẢI TIẾN VIỆC SỬ DỤNG SGK PHÙ HỢP
ĐẶC THÙ BỘ MÔN ĐỐI VỚI 1 BÀI GIẢNG CỤ THỂ .
A- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như tôi đã trình bày trong phần Đặt Vấn Đề của SKKN, vấn đề thứ nhất
mà tôi đề cập đến là việc Sử dụng kiến thức khoa học công nghệ nông
nghiệp cập nhật vào bài giảng , làm tăng thêm tính thực tế cho bộ môn, làm
phong phú bài giảng và tính thuyết phục của các nội dung kiến thức trong
SGK.
Theo qui luật của quá trình nhận thức khởi nguồn từ vật chất. Nếu một nhận
thức có nền tảng là những minh chứng thực tế thì quá trình nhận thức đó sẽ
đạt hiệu quả cao hơn: kiến thức có tình thuyết phục, sự nhận thức trở nên
tích cực, và việc nhận thức có tính chủ động. Kết quả sự nhận thức ấy sẽ
được lưu giữ dài lâu. Để phát huy vấn đề này đối với sự nhận thức của học
sinh trong bộ môn Công Nghệ lớp 7, tôi đã khai thác hiệu quả nguồn thông
tin trên mạng Internet về nông nghiệp để làm phong phú bài giảng. Kết
hợp với việc sửa đổi những kiến thức được viết chưa hợp lý trong SGK, tôi
đã xây dựng thành công giáo án và được học sinh ghi nhận về hiệu quả trong
quá trình dạy Công Nghệ 7. Bài giảng được Ban giám khảo nhà trường
đánh giá với số điểm 18,5 , xếp loại Giỏi.
5
Bài 10 – VAI TRÒ CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG. – SGK Công nghệ lớp 7.
Mục tiêu của bài học là :
1- Học sinh hiểu được vai trò của giống cậy trồng
2- Học sinh biết được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Với bố cục bài học gồm 3 phần :
I – Vai trò của giống cây trồng
II – Tiêu chuẩn của giống cây trồng tốt
III – Phương pháp chọn tạo giống cây trồng
(Bỏ phần III.4 – nội dung giảm tải)
Tiến trình bài giảng.
A- Cơ sở chung để soạn giáo án theo hướng cải tiến việc sử dụng chủ
động SGK
Bài học có 3 vấn đề , nội dung câu hỏi ( 5 câu hỏi ) tìm hiểu bài chỉ đề cập
đến 2 vấn đề phù hợp với 2 mục tiêu đã nêu ở phần đầu bài học. Phần mục
tiêu và phần câu hỏi trong SGK đều không đề cập đến Tiêu chí của giống
cây trồng tốt. Nhưng kiến thức về Tiêu chí của giống cây trồng tốt lại
được tác giả yêu cầu học sinh ghi nhớ trong phần GHI NHỚ - SGK
Chúng ta có thể thấy sự bất cập trong cách viết sách của tác giả, không
có cách thuyết phục để làm rõ được đâu là vấn đề chính mà học sinh cần
nắm vững. Nhìn tổng thế kiến thức của bài, chúng ta dễ dàng nhận ra mục I
và mục II có mối liên quan lồng ghép và viêc giải quyết tốt mục I sẽ là cơ
sở nhận thức của mục II. Mục II là nội dung để dẫn đến sự cần thiết giải
quyết mục III.
6
Qua khảo sát các bài giảng trên trang mạng baigiang.violet.vn/, tôi chưa
thấy một giáo viên nào đề cập đến vấn đề này trong bài giảng mà chỉ đơn
thuần giải quyết bài giảng theo cách thụ động, dàn trải. Ngày cả trong sách
Hướng dẫn cũng hướng dẫn như vậy, các bước dàn trải, không có sự kết
nối kiến thức giữa các nội dung của bài,
Vậy phần tiêu chí sẽ được lồng ghép vào tiến trình bài giảng như thế
nào cho hợp lý và để kiến thức giữa các mục trong bài có sự kết nối
thống nhất ?
* Sự bất cập SGK về sự liên kết kiến thức giữa các mục I và mục II
Đối với một nhà khoa học, để tìm ra được các tiêu chí cho một giống cây
trồng tốt, họ phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của giống đối với quá trình phát
triển của cây nói riêng, đối với sản xuất trồng trọt nói chung. Nhưng tác
giả SGK đã không làm sáng tỏ được điều này . Căn cứ : nội dung của mục I.
được đề cập trong SGK sơ sài, chưa đủ điều kiện làm tiền để cho mục II.
Vậy nên có thể dễ dàng nhận thấy, kiến thức mục I và mục II không có sự
tương hỗ. Nếu người giáo viên chỉ thụ động khai thác bài theo SGK sẽ tạo
nên sự khập khễnh trong bài giảng, không có sự kết nối về kiến thức.
Để giải quyết được vấn đề kiến thức mà tác giả SGK viết còn chưa hợp lý,
căn cứ vào những tiêu chí của một giống cây trồng tốt :
1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ kỹ thuật của
địa phương.
2. Có năng suất cao và ổn định
3. Có chất lượng tốt/
4. Chống chịu được sâu, bệnh.
7
Tôi đã phát triển nội dung mục I SGK đầy đủ hơn bằng cách tìm kiếm
những minh chứng chứng tỏ các yếu tố mà giống cây trồng đã ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của cây trồng và sản xuất trồng trọt. Từ đó học sinh
tự nhận thức được những ảnh hưởng của giống cây trồng và tự tổng kết được
kiến thức về các vai trò của giống cây trồng – 7 vai trò – tương ứng với 7
tiêu chí mà 1 giống cây trồng tốt cần có. ( Trong khi đó, tác giả SGK chỉ
nêu ra 4 vai trò, 2 trong 4 vai trò đó không phải là tiêu chí đánh giá Giống
cây trồng tốt (mục I – SGK ) ) .
Phương pháp này đồng thời đã giúp học sinh có sự nhận thức chủ động
kiến thức khi chuyển sang mục II.
* Sự bất cập SGK giữa nội dung bài với phần GHI NHỚ.
Tác giả SGK viết : “ Vai trò của giống cây trồng : giống cây trồng tốt có
tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi
cơ cấu cây trồng….” – phần GHI NHỚ. SGK
So sánh với Tiêu chí của giống cây trồng tốt thì phần GHI NHỚ không
thuyết phục, không đủ kiến thức. Để giải quyết được vấn đề tăng vụ và thay
đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng phải có thời gian sinh trưởng ngắn -
nhưng tiêu chí này không được đề cập trong Tiêu chí của giống cây trồng
tốt . Ngoài ra giống cây trồng tốt còn giải quyết được vấn đề về tính di
truyền ( Tính ổn định ) , tính thích nghi của cây và khả năng kháng sâu,
bệnh cho cây.
Vì vậy, kết thúc bài học, tôi yêu cầu học sinh không đọc phần GHI NHỚ
mà yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ các tiêu chí của giống cây trồng tốt và
học thuộc các tiêu chí đó.
Mục I – Vai trò của giống cây trồng
Bước 1 : Giới thiệu minh chứng
8
a. Giới thiệu hình ảnh một số giống cây trồng.
- Thanh long vỏ vàng ruột trắng, Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, Thanh
long vỏ đỏ ruột tím hồng LĐ5
- Bưởi da xanh, Bưởi Phúc trạch, Bưởi Đoan Hùng
- Dưa hấu vỏ sọc, Dưa hấu vỏ trơn, Dưa hấu không hạt
Mục đich:
+ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi : Yếu tố nào đã tạo ra sự khác nhau
về sản phẩm trong cùng 1 loại nông sản ? Câu trả lời ( yếu tố Giống cây
trồng ) chính là đối tượng nghiên cứu của bài học. –.
+ Học sinh quan sát về kiểu hình và chất lượng của các giống cây trồng
để hoàn thành bài tập mục I
b. Giới thiệu đặc điểm một số giống lúa
9
Tiêu chí nhận xét
Tiêu chí nhận xét
Giống lúa P6ĐB
Giống lúa BM202
Thời gian sinh trưởng:
Vụ hè –thu :
75-85 ngày
130-135 ngày
189-190 ngày
vụ đông – xuân :
105-110 ngày
Năng suất
50- 55 tạ/ha
60 – 75 tạ/ha
Khả năng thích nghi chịu rét, chịu nóng và thích nghi được đất
với môi trường chống đổ khá chua mặn
Khả năng kháng sâu nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn chống chịu tốt với một
,bệnh
trong vụ xuân
số loại sâu, bệnh như
đạo ôn, bạc lá , rầy nâu
Giống Lúa BM202
Giống Lúa HT6
Lượng phân bón/ 1 + Phân chuồng : 8 tấn. + Phân chuồng : 9-10
ha:
tấn
+ 90 -120 kg N
+ 90 kg P
+ 90- 120 kg N
+ 80kg P
+ 100 kg K
+ 100- 120kg K
Bước 2: Học sinh đánh giá vai trò của giống : Học sinh hoạt động
nhóm hoàn thành bài tập mục I , để đạt được kết luận sau :
Các giống cây trồng khác nhau sẽ có sự khác nhau về :
1. Đặc điểm kiểu hình nông sản và chất lượng nông sản.
2. Năng suất của cây trồng.
3. Khả năng chống chịu sâu , bệnh của cây trồng.
10
4. .Khả năng thích nghi của cây trồng với môi trường : khí hậu, đất đai,
kỹ thuật.
5. Trình độ kỹ thuật trồng trọt
6. Số vụ gieo trồng / năm.
7. Cơ cấu cây trồng / năm.
Bước 3 : Học sinh kết luận : ( hoạt động cá nhân học sinh )
Giống cây trồng ảnh hưởng đến
1. Đặc điểm kiểu hình và chất lượng nông sản.
2. Năng suất của cây trồng.
3. Khả năng chống chịu sâu , bệnh của cây trồng.
4. .Khả năng thích nghi của cây trồng với môi trường : khí hậu, đất đai,
kỹ thuật.
5. Trình độ kỹ thuật trồng trọt
6. Số vụ gieo trồng / năm.
7. Cơ cấu cây trồng / năm.
Mục II. Tiêu chuẩn của giống cây trồng tốt.
Dựa trên cơ sở : Một giống cây trồng tốt là một giống cây trồng phải
mang lại những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội và
mang lại những giá trị kinh tế cho người trồng trọt. (Căn cứ vào các Vai trò
của trồng trọt – bài 1 SGK )
Để làm bài tập ở mục II, học sinh hoàn toàn có thể phán đoán logic và
hợp lý dựa trên cơ sở kết luận của mục I để có được đáp án đúng.
* Bất cập về sự chuẩn xác kiến thức trong SGK
Một vấn đề bất cấp xuất hiện trong cách viết SGK của tác giả khi viết về
các Tiêu chí của giống cây trồng tốt.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp khai thác thông tin khoa học trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_su_dung_sgk_chu_dong_sang_tao_ket_hop_khai_thac_thong_t.doc