SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường mầm non tại lớp Lớn 3
Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ tương tác với nhau. Bằng cách áp dụng nhiều phương pháp, giáo viên có thể khuyến khích sự tham gia bình đẳng của mọi trẻ em.
Phụ lục I
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN.
Kính gửi: - Phòng GD& ĐT Nam Trà My.
- Hội đồng Sáng kiến cấp huyện.
1. Họ tên tác giả1 : Đoàn Thị Mơ
2. Đơn vị công tác2: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3: Đoàn Thị Mơ
4.Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong
trường mầm non tại lớp Lớn 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: 20/9/2020
7. Hồ sơ đính kèm”
+ Chín tập báo cáo sáng kiến
+ Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
+ Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai
+ Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trà Mai, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Người nộp đơn
1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.
2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả.
3
Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư
tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí,
phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này.
4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng,
giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), …Khác ;
5Ghi ngày nào sớm hơn.
Phụ lục II
Mẫu báo cáo sáng kiến
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP ĐÁP ỨNG GIỚI TRONG
TRƯỜNG MẦM NON TẠI LỚP LỚN 3. 6
1. Mô tả bản chất của sáng kiến6:
1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong
trường Mầm non tại lớp Lớn 3.” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã
đưa ra được 5 biện pháp chính để thực hiện:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động
Biện pháp 3: Môi trường giáo dục.
Biện pháp 4: Đồ dùng đồ chơi và truyện tranh
Biện pháp 5: Tương tác và sử dụng ngôn ngữ
Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp
dụng, đơn vị áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các trường mầm non đều có thể áp dụng và
thực hiện.
6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến.
7
Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn
thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
8
Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang
lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ
chức nào.
9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả
và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung
sau:
- So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp
đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã
hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục
đến mức độ nào .đã biết trước đó.
- Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải
tiến giải pháp đã được biết trước đó)
1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng
giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3”
Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động.
Kế hoạch hoạt động giáo dục có đáp ứng giới sẽ tính đến nhu cầu cụ thể của
trẻ thông qua các tiến trình giáo dục. Khi lập kế hoạch chúng ta cần chú ý đến các
yếu tố sau:
Cách tổ chức hoạt động, bố trí lớp học, phân nhóm có tính đến nhu cầu của trẻ
Ví dụ: Chuẩn bị một vài hoạt động nhóm mà trẻ mà trẻ có thể tự chọn nhóm
hoặc tự chơi hoặc tự làm một mình trong nhóm đó, cô khuyến khích trẻ lập nhóm
có cả nam và nữ và tương tác qua lại khi tham gia hoạt động.
- Môi trường lớp học gồm cả cách sắp xếp chỗ ngồi của trẻ.
- Các hoạt động và đồ dùng, đồ chơi.
- Tương tác ( gồm ngôn ngữ và cử chỉ) giữ cô và trẻ, giữ trẻ và trẻ.
Ví dụ: Cô chuẩn bị một vài câu hỏi để tương tác,kích thích suy nghĩ về các vi
trò về giới: Bố bạn nào thường hay nấu ăn ? Hay: Bạn nào thường giúp bố mẹ nấu
ăn ?
- Quan sát trẻ.
Ví dụ: Qua tình huống của lớp tôi đó bé Hoa rất thích đá bóng nhưng vì trong
lớp chỉ có các bạn nam chơi còn các bạn nữ khác không chơi nên bé Hoa cũng
không dám chơi sợ các bạn cười mình.
Khi thấy như vậy tôi đến bên cạnh bé cùng trò chuyện với bé
Như vậy dần dần trẻ sẽ quen sau này sẽ tự tin chơi mà không cần cô chơi cùng
nữa.
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động
Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ
tương tác với nhau. Bằng cách áp dụng nhiều phương pháp, giáo viên có thể
khuyến khích sự tham gia bình đẳng của mọi trẻ em. Khi trẻ có cơ hội chơi cùng
với trẻ khác, trẻ sẽ phát triển các kỹ năng để tương tác hiệu quả và thoải mái với
các bạn cùng giới và khác giới. Những kỹ năng xã hội này cần cho trẻ sau này, đặc
biệt là trong các xã hội thu nhỏ.
Ví dụ: Cho trẻ chơi hoạt động góc ở góc xây dựng và phân vai ở hai góc này
đảm bảo trẻ nam và trẻ nữ đều đang tham gia bác sĩ /xây dựng/bán hàng...
Việc thường xuyên nhắc trẻ rằng mọi trẻ đều đặc biệt với những khả năng
riêng của mình là vô cùng quan trọng trong việc làm tăng sự thoải mái và phát
triển sự tôn trọng của trẻ.
Biện pháp 3: Môi trường giáo dục.
Hoạt động giáo dục có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài lớp học. Cách
chia nhóm trẻ và sắp xếp lớp học ảnh hưởng đến sự tham gia và việc học của trẻ.
Đáp ứng giới trong môi trường giáo dục bao gồm đáp ứng giới trong việc sắp xếp
chỗ ngồi trong lớp học để tổ chức và quản lí hoạt động nhóm, học thông qua chơi
trong lớp và ngoài trời, tự học trong các góc chơi và chơi tự do.
* Sắp xếp lớp học và hoạt động nhóm
Việc sắp xếp trẻ theo nhóm nhỏ sẽ giúp tăng cường sự tham gia của những trẻ
hay e thẹn và ít năng động hơn.
Ví dụ: Chia 2 góc gồm góc xây dựng và góc phân vai. Ở 2 góc này đảm bảo
có nam và nữ đều tham gia nấu ăn/xây dựng/bán hàng/bác sĩ.
Các trang trí trên tường của lớp học ở khu xây dựng sẽ có cả hình ảnh
trai,gái làm thợ xây.
Hình trang trí trên tường ở góc phân vai sẽ có cả hình ảnh nam và nữ nấu ăn.
Thay đổi nhóm thường xuyên để trẻ chơi cùng nhau và tạo sự gắn kết giữ
các trẻ cũng như cho trẻ đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm. Xem xét
việc tạo nhóm để một trẻ lúc này có thể là trưởng nhóm, giúp đỡ các bạn khác,
nhưng lúc khác thì trẻ đó sẽ là thành viên trong nhóm, cần sự hỗ trợ của các bạn
trong nhóm.
Trong lớp chúng ta có nhiều cách để chia nhóm. Ví dụ: Nhóm có trẻ trai và
trẻ gái, nhóm trẻ có khả năng/sở thích…. Thông qua việc chia nhóm diễn ra tư
nhiên khi trẻ được chọn góc chơi hoặc các hoạt động học thông qua chơi.
* Các hoạt động học thông qua chơi trong lớp và ngoài trời
Học thông qua chơi đóng vai trò quan trọng trong giáo dục mầm non. Chơi
giúp trẻ tương tác với bạn bè, cùng nhau phối hợp và giải quyết vấn đề. Tất cả các
hình thức chơi đều có thể giúp trẻ học và phù hợp cho các nhóm có cả trai lẫn gái.
Tuy nhiên trẻ trai và trẻ gái có xu hướng chơi theo cách khác nhau khiến trẻ tưởng
rắng trẻ trai và trẻ gái rất khác nhau và không thể tham gia cùng một hoạt động.
Trẻ trai thường chơi những trò chơi mạnh mẽ như đá bóng còn trẻ gái lại chơi
những trò chơi nhẹ nhàng hơn như nhảy dây. Vì những quan điểm như vậy nên
chúng ta cần khuyến khích trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động chơi, không quan
tâm đến người khác nghĩ gì miễn là theo sở thích của bản thân trẻ .
Hay thường thì các bạn nam chỉ chọn chơi ở góc xây dựng nếu chơi ở góc
phân vai thì các bé cũng chỉ đóng vai bác sĩ hay công an chứ không chịu đóng vai
người bán hàng hay là người nấu ăn. Còn các bạn gái thì chỉ chơi bán hàng hay
nấu ăn.
Lúc này ngoài cho trẻ chơi ở góc trẻ thích thì cô cũng có thể chia góc cho trẻ
chơi một cách ngẫu nhiên như hôm nay các bạn mặc quần áo màu đỏ sẽ chơi ở góc
xây dựng còn bạn mặc quần áo àu vàng sẽ chơi đóng vai người bán hàng nhé.
Khi đóng vai cùng trẻ thì cô làm mẫu trong việc thể hiện thái độ không theo
khuôn mẫu giới như: đóng vai mẹ xây nhà hoặc vai bố đang nấu ăn.
Hoặc thông qua qua các trò chơi có cả trai và gái như trò chơi “ kéo co”.
Qua các hoạt động hằng ngày cô sẽ không phân chia theo cách trước là chia
theo nhóm bạn trai hay nhóm bạn gái nữa mà thay vào đó cô sẽ gọi tên, gọi theo tổ
hoặc theo một đặc điểm nào đó.
5.4. Biện pháp 4: Đồ dùng đồ chơi và truyện tranh
Môi trường lớp học cần có nhiều đồ dùng đồ chơi như tranh, truyện tranh, đồ
chơi, hình ảnh treo tường. Khi có nhiều đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ học thông qua chơi
hiệu quả hơn. Đồ dùng thật mang từ nhà hoặc cộng đồng có thể giúp trẻ hào hứng
hơn. Có nhiều các tiếp cận khác nhau trong việc dùng đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc trung tính, phù hợp và hấp dẫn cả trẻ
trai và trẻ gái.
Cung cấp các đồ chơi có các yếu tố hấp dẫn cho mỗi giới.
Ví dụ: Giáo viên có thể dùng tranh ảnh cắt ra từ tạp chí, sách báo để làm trò
chơi xếp hình, một số có hình siêu nhân và một số khác có hình công chúa. Với
cách này trẻ có cơ hội học như nhau và có thể chọn bộ xếp hình mình thích nhất.
Tổ chức hoạt động cho cả lớp giúp xóa bỏ vai trò về giới điển hình. Ví dụ:
Khi học về giao thông tất cả trẻ có thể là người lái xe oto. Ban đầu trẻ có thể phản
đối vì việc đó chỉ dành cho con gái hoặc con trai. Lúc này chúng ta có thể cho trẻ
xem hình ảnh một cô lái xe hoặc một chú thợ may.
Thường xuyên thay đổi và sắp xếp các đồ dùng đồ chơi sẽ huy động trẻ tham
gia hào hứng hơn. Việc này sẽ tạo cảm hứng cho trẻ trai và trẻ gái dùng các đồ
chơi trẻ ít thích chơi khi chơi tự do.
Ví dụ: Trẻ trai thử chơi với búp bê khi có gắn với các hình khối, có thể xây
nhà cho búp bê và mang búp bê vào trò chơi đóng vai.
Việc sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi là cách dễ nhất để tạo cảm hứng cho các trò
chơi mới và khuyến khích nhiều trẻ chơi chung.
Ví dụ: Sắp xếp cửa hàng đồ chơi gần góc xây dựng rồi đến các dụng cụ, đồ
dùng trong gia đình như cuốc, cưa, búa,…được làm từ giấy bìa để bán cho khách.
Việc này giúp khuyến khích nhiều trẻ đóng vai mua hàng.
Trẻ có thể lựa chọn các hoạt động yêu thích thì trẻ tham gia hào hứng hơn.
Tuy nhiên cần cho trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau để trẻ chơi với nhiều đồ
dùng đồ chơi ( gồm cả đồ chơi được cho là dành riêng cho trẻ trai hoặc trẻ gái).
Chọn đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cả trẻ trai và trẻ gái. Màu sắc của đồ dùng đồ
chơi cũng rất quan trọng
Ví dụ: Làm búp bê trai và búp bê gái. Khi mặt quần áo cho búp bê nên sử
dụng kiểu và màu sắc không đặc thù cho trẻ trai hay trẻ gái. Có thể làm cả búp bê
trai và búp bê gái với nhiều loại trang phục khác nhau.
Giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ về việc không theo các khuôn mẫu giới
thông qua việc sử dụng các đồ chơi mà các bạn cùng giới tính với mình ít chơi. Ví
dụ: Trong trò chơi đóng vai, cô giáo đóng vai công nhân xây nhà và các trẻ nam sẽ
chơi trò chơi nấu ăn.
* Tranh và truyện
Tranh, truyện , hình dán tường đóng vai trò quan trọng trong quá trình học
thông qua chơi của trẻ nhỏ vì những đồ dùng này phản ánh xã hội thu nhỏ, giúp trẻ
hình dung về thế giới, tìm thấy mình trong đó và trở nên tự tin hơn.
Nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh minh họa trong truyện tranh treo tường
thường thể hiện khuôn mẫu giới như nam thường ngồi xem tivi, đọc báo,… còn nữ
thường đi chợ, nấu ăn,…Vì vậy chúng ta cần bổ sung thêm những hình ảnh có đáp
ứng giới.
Biện pháp 5: Tương tác và sử dụng ngôn dụng
* Tương tác giữ giáo viên và trẻ
Ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ thể hiện chúng ta cảm nhận và suy nghĩ cũng
như niềm tin của chúng ta, bao gồm cả định kiến vô thức về giới. Nếu trẻ đưa ra ý
kiến liên quan đến giới thì ngôn ngữ giáo viên dùng trong lớp cần phải nhạy cảm
giới.
Thường xuyên xem lại ngôn ngữ mình dùng. Để ý đến các định kiến giới và
nỗ lực tránh các từ dành riêng cho một giới tính nào đó. Chọn những từ chung như
“ các con”, “tên trẻ”. Thay vì dùng các từ chỉ một giới nào đó “ trẻ trai’, “trẻ gái”.
Ví dụ: Thay vì nói “ các bạn trai không được cãi nhau nữa” thì nên nói “
Dũng và Tôn Hoàng không cãi nhau nữa”
Trẻ sẽ tự tin hơn và học tốt hơn khi được khích lệ tự do tương tác và các ý
kiến của trẻ được quan tâm. Trẻ học tốt nhất khi giáo viên giao tiếp bằng mắt với
trẻ, thể hiện sự quan tâm, ấm áp nhẹ nhàng đối với trẻ. Ngược lại nếu giáo viên sử
dụng ngôn ngữ không phù hợp bao gồm cả ngôn ngữ cơ thể như các cử chỉ, điệu
bộ và các biểu cảm qua gương mặt và ánh mắt, có thể chuyển tải các định kiến và
thông điệp tiêu cực về giới và có thể cản trở việc học của trẻ.
Chúng ta cần khích lệ trẻ như nhau, không so sánh giữ trẻ này và trẻ kia đặc
biệt là sử dụng những từ liên quan đến giới.
Ví dụ: Khi bé Hoa đá bóng thì nên khen trẻ là “ Hoa đá bóng thật tuyệt”
không nên so sánh “ bé Hoa đá bóng giỏi như các bạn trai”.
Hoặc nên đối xử khích lệ trẻ như nhau không nên với trẻ trai thì nghiêm
khắc còn trẻ gái thì nhẹ nhàng.
Đừng ngăn cản trẻ khẳng định mình khi nói rằng “ Con hành xử như con
trai” hoặc “ sao con lại khóc nhè giống con gái vậy”
Không phân công nhiệm vụ theo giới tính. Nên có cả trẻ trai và trẻ gái cùng
làm một việc.
Ví dụ: Cả trẻ trai và trẻ gái cùng kê bàn để ăn cơm và cả trai hoặc gái lau
bàn. Không nên cho trẻ trai mang bàn còn bạn gái thì lau bàn.
Khi chọn tài liệu để cho trẻ học động học nên đưa ra vài chi tiết nói về các
nhân vật làm gương cho cả trai và gái.
Giáo viên rất khó để tự nhận ra ngôn ngữ mình sử dụng khi tổ chức các hoạt
giáo dục. Giáo viên cần ai khác (quản lí hoặc đồng nghiệp nhạy cảm giới) quan sát
và nhận xét. Người quan sát quan tâm đến các gợi ý về ngôn ngữ ở trên và đếm số
lần trẻ trai và trẻ gái tham gia, kiểm tra xem có sự khác biệt trong các câu hỏi và
các lời khen dành cho trẻ trai và trẻ gái hay không. Nếu có thể giáo viên có thể tự
quay phim lớp mình để xem lại và tự nhận xét ngôn ngữ mà mình sử dụng.
* Tương tác giữ trẻ với trẻ
Các nghiên cứu cho thấy ngay từ độ tuổi mầm non, trẻ trai và trẻ gái đã thích
chơi với các bạn cùng giới. Tuy nhiên, đa phần trẻ không ghét hoặc không tránh
bạn khác giới, chỉ đơn giản là thích bạn cùng giới hơn.
Càng nhiều trẻ cùng giới tương tác với nhau( trai chơi với trai, gái chơi với
gái)càng nhiều khả năng các bé thể hiện hành vi đặc thù giới.
Ví dụ: Trẻ gái chơi với nhau thường “mít ướt” hơn.
Giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện và chơi cùng nhau, học hỏi lẫn
nhau. Hướng dẫn và gợi ý cho trẻ chia sẻ ý kiến với nhau. Các nhóm có thể dùng
chung đồ chơi.
Ví dụ: Nếu bé gái chơi búp bê và bé trai đang chơi xây dựng, cô hỏi trẻ liệu
búp bê có cần một ngôi nhà không, liệu các bé( cả trai và gái) cùng thiết kế và xây
dựng một ngôi nhà cho búp bê được không.
Quan sát trẻ chơi trong lớp cũng như ngoài sân để trẻ nào chơi với nhau và
chơi ở đâu. Từ đó chúng ta chuẩn bị các hoạt động để khuyến khích trẻ chơi chung.
Ví dụ: Nếu Hậu chỉ chơi với một số bạn gái và bé cảm thấy sợ hãi khi quá
ồn hoặc khi tham gia hoạt động, hãy khuyến khích Hậu chơi cùng với các bạn
khác, trong đó có cả các bạn trai bằng cách chọn một hoạt động yên tĩnh như xem
tranh hoặc chơi với các hình khối. Việc này sẽ tạo động lực cho Hậu tham gia vào
các trò chơi cùng các bạn trong lớp.
Khi trẻ vượt qua được rào cản ( con trai chơi búp bê, con gái chơi ô tô hoặc
trai gái chơi chung với nhau) giáo viên cần cố gắng tìm hiểu, phát hiện và hỗ trợ
trẻ để khuyến khích trẻ tiếp tục. Ngăn cản các ý kiến tiêu cực và hành vi bắt nạt từ
trẻ khác. Cho trẻ trải nghiệm làm đóng vai các ngành nghề khác nhau như cô chú
bộ đội, cô chú công nhân
* Tương tác giữ giáo viên với giáo viên
Như chúng ta đã biết “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn
núi cao”nên giáo viên cần phải biết rằng một mình chúng ta không thể thay đổi
việc đáp ứng giới trong toàn trường. Các thay đổi trong việc tổ chức các hoạt động
trong việc tổ chức các hoạt động trong trường cần có hành động và cam kết của tất
cả các giáo viên và hướng dẫn của cán bộ quản lí.
Sự tương tác giữ giáo viên với giáo viên có thể củng cố thêm hoặc giảm bớt
các hành vi có khuôn mẫu giới. Ở lứa 5-6 tuổi thì trẻ sẽ học được rất nhiều từ việc
quan sát người khác, vì vậy trẻ sẽ nhìn cách giáo viên trao đổi, xử sự và quan tâm
đến giáo viên khác giới. Những quan sát này sẽ tạo ấn tượng với trẻ về cách ứng
xử của cả nam và nữ, ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ về vai trò của nam và nữ
trong trường cũng như trong xã hội cách giáo viên tương tác với nhau sẽ ảnh
hưởng đến cách trẻ trai và trẻ gái đối xử với nhau.
Ví dụ: Khi thấy bác bảo vệ vác bình nước thì giáo viên chúng ta không nên
nói là “ đúng là đàn ông hỉ! Họ mạnh nên vác bình nước nhẹ tênh còn mấy cô
mình chắc vác không nổi”. Như vậy vô hình chung chúng ta lại làm ảnh hưởng đến
suy nghĩ của trẻ là đàn ông phải làm những việc nặng còn con gái thì không.
Giáo viên thường xuyên trao đổi hoặc chia sẻ cởi mở với đồng nghiệp để
nâng cao nhận thức về giới, cả nội dung và cách chia sẻ. Thảo luận với nhau về
tầm quan trọng của việc nêu gương trong các tương tác giữ giáo viên với giáo viên.
Lồng ghép việc nâng cao nhận thức về giới vào phát triển chuyên môn tại trường
để tát cả các giáo viên điều chỉnh để đáp ứng giới trong quá trình giáo dục.
* Tương tác với phụ huynh
Cha mẹ là những người ảnh hưởng tới trẻ nhiều nhất với trẻ. Vì vậy trong
quá trình lồng ghép đáp ứng giới trong giáo dục trẻ thì chúng ta cần phối hợp với
phụ huynh.
Cha mẹ thường không biết rằng niềm tin và cách úng xử của họ liên quan
đến vai trò giới sẽ ảnh hưởng đến trẻ.
Ví dụ: Từ khi sinh ra thì bé gái được mặc quần áo mang màu sắc đặc thù
dành cho phái nữ như màu hồng,màu tím,… được chơi với những loại đồ chơi như
búp bê,nấu ăn.Còn con trai thì chơi bắn bi,ô tô và mặc quần áo có thiên hướng như
màu xanh. Trẻ gái được dạy phải biết vâng lời,nhẹ nhàng, còn trẻ trai được dạy
phải mạnh mẽ,…
Vậy nên chúng ta cần chia sẻ các phản hồi,thói quen,văn hóa,quy định và
niềm tin củng cố khuôn mẫu giới ở địa phương với cha mẹ vì cha mẹ sẽ ảnh hưởng
tới con cái.
Khi trẻ thể hiện thái độ kì thị giới trước tiên chúng ta nên tìm hiểu thêm
thông tin từ gia đình trẻ và tìm ra nguyên nhân. Sau đó nói chuyện riêng với cha
mẹ trẻ về lợi ích của việc đối xử công bằng với trẻ và yêu cầu sự hợp tác của cha
mẹ trẻ.
Nếu cha mẹ trẻ đóng vai trò chính trong việc hình thành vai trò giới ở
trẻ,hãy đề cập vấn đề này ở mọi lúc mọi nơi như giờ đưa đón trẻ, họp phụ huynh
hoặc mở một hoạt động chuyên đề và mời phụ huynh cùng dự giờ hoạt động đó để
phụ huynh biết được lợi ích từ việc đáp ứng giới trong việc giáo dục trẻ.
1.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến7:
Sáng kiến “ một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường mầm
non tại lớp lớn 3” huyện Nam Trà My đã được áp dụng tại đơn vị trường đã mang
lại những kết quả cao. Với sáng kiến này tôi tin tưởng rằng có thể áp dụng đối với
các đơn vị trường bạn.
1.5.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đồ dùng
đồ chơi phục vụ các hoạt động, tài liệu có lồng ghép giới.
1.6 Hiệu quả mang lại:
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của cá nhân (nếu có) 8
* Đối với trẻ.
100% trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, biết quan sát và lắng
nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ
thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý
tưởng của trẻ đủ cả năm lĩnh vực phát triển.
Trẻ ngày càng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. Hình thành
những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Nhiều trẻ tỏ
ra mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Các kỹ
năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt cho trẻ.Trong
đó 96.7 % trẻ đã có nhận thức về giới và có sự thay đổi trong các hoạt động.
Kết quả được đánh giá cụ thể như sau:
Trò chơi
Tham gia
Phân vân
Không tham
gia
Búp bê
Ô tô
28/11 nữ
30/10 nữ
3/0 nữ
1/1nữ
0
0
Nấu ăn
30/11 nữ
29/11 nữ
30/10 nữ
1/0 nữ
2/0 nữ
1/1 nữ
0
0
0
Bán hàng
Xây dựng
* Đối với giáo viên
Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ. Luôn tạo cơ hội cho
trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, có kinh
nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục có lồng ghép giới đối với trẻ. Xây
dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, có đáp ứng giới là một môi
trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Xây dựng, sắp xếp môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp, kích
thích sự sáng tạo và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các
hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình
thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự
tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết
quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ
chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích,
kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của lớp.
* Đối với cha mẹ trẻ:
Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường, giáo viên, phụ
huynh có sự hợp tác tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn
đến phương pháp giáo dục trẻ, ý thức hơn việc tham gia xây dựng môi trường cho
trẻ hoạt động tích cực. Cụ thể như: Phụ huynh ủng hộ, đóng góp nhiều nguyên vật
liệu, hoa, cây cảnh, phân bón…cho lớp, nhà trường.
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
T
T
Họ và tên
Ngày
tháng
năm
Nơi công
tác (hoặc
nơi thường
trú)
Chức Trình độ
danh chuyên công việc hỗ
môn trợ
Nội dung
sinh
01 Trần Thị
1984
Trường MN PHT
Hoa Mai
ĐHSPMN Chỉ đạo
chuyên môn,
Minh Tâm
quản lý tổ
viên
02 Nguyễn Thị
1989
Trường MN TPCM, ĐHSPMN Quả lí tổ
Ánh Minh
Hoa Mai
viên,giảng
dạy
GV
03 Nguyễn Thị
1991
1994
1991
Trường MN GV
Hoa Mai
Giáo viên
Thu Vỹ
04 Nguyễn Thị
Trường MN GV
Hoa Mai
TCGDM Giáo viên
N
Lãi
05 Đoàn Thị
Trường MN GV
ĐHSPMN Giáo viên
Kim Vương
Hoa Mai
* Hồ sơ kèm theo: ( hình ảnh)
Hình 1: Bé làm bác sĩ
Hình 2: Bé làm thợ xây
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường mầm non tại lớp Lớn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_dap_ung_gioi_trong_truong.pdf