SKKN Một số giải pháp chỉ đạo tuyên truyền bảo vệ môi trường và xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp tại Trường Tiểu học Kim Đồng

Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ  
MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP  
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG  
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:  
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước cách thức thực hiện:  
- Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện.  
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh  
- Tổ chức, chỉ đạo các phong trào:  
- Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.  
- Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học  
- Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp,  
an toàn”  
1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:  
Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập,  
vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu  
quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý  
nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi  
trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh  
sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống  
văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.  
Trường Tiểu học Kim Đồng được xây dựng kiên cố hóa. Cơ sở vật chất của  
trường được xây dựng đúng quy cách và có khá đầy đủ các phòng học cũng như  
các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất  
lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành Giáo dục đánh  
giá tương đối cao.  
Hưởng ứng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh  
tích cực” ở bậc tiểu học, nội dung 1 là “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an  
toàn” và Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong  
trường tiểu học trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực  
2
hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Kết quả này cần phải tiếp  
tục được phát huy thực hiện.  
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Trường Tiểu học Kim Đồng cũng  
thấy còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào  
chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực  
hiện tốt tất cả các tiêu chí mà cấp trên đã đề ra.  
Do vậy, trong năm học 2020-2021 tôi áp dụng đề tài “Một số giải pháp chỉ  
đạo tuyên truyền bảo vệ môi trường và xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp tại  
Trường Tiểu học Kim Đồng”  
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm  
hiện tại:  
1.3.1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện  
Nội dung xây dựng trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5  
nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì  
vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “xây dựng trường  
học thân thiện học sinh tích cực” bản thân tôi phân công trách nhiệm phụ trách  
từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra.  
Là Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi mạnh dạn chỉ đạo  
các lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,  
các tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế  
hoạch.  
Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh  
và trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa và vai trò của  
trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”.  
Thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí và  
đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công và có báo cáo  
hàng tháng, hàng kỳ, những nội dung được phân công thực hiện.  
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm  
để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:  
Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.  
Thứ hai: Giữ gìn sân trường, lớp học sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa  
bãi.  
Thứ ba: An toàn giao thông khu vực cổng trường.  
3
Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu  
tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này  
mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò  
trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức  
đúng sẽ đi đến hành động đúng.  
1.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh.  
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình  
giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung  
giáo dục. Trong đó Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mà trung tâm là đồng  
chí Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này. Vì vậy công tác  
này được giao trọng trách cho đồng chí giáo viên Tổng phụ trách Đội trực tiếp  
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.  
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “Trường học  
xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:  
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở,  
khen thưởng, động viên…  
Giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức  
Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao  
thông.  
Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học dưới  
sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm.  
Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền: “Xây dựng trường học thân  
thiện, học sinh tích cực”, “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”, “Cổng trường em sạch  
đẹp, an toàn” ,“An toàn là bạn, tai nạn là thù”, vv … và giáo viên Tổng phụ trách  
Đội là người trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và  
hướng dẫn các em thực hiện theo.  
Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì  
nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, …  
của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý  
thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.  
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào:  
Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện  
pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.  
4
a. Phong trào “Sân trường em không có rác”  
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó  
phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả  
hay chưa.  
Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh  
và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.  
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng  
rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được  
dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “Bỏ rác vào  
thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường” …  
Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách  
chi; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao.  
Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện  
của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt,  
tổng hợp báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi  
phạm.  
Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp  
làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường dơ  
bẩn Liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.  
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học  
sinh bỏ rác đúng nơi quy định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.  
b. Phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích”  
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường  
xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách nhằm không để  
xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế  
và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực  
hiện.  
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không xô đẩy  
nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn.  
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như  
kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống  
trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương  
5
đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã  
học nên các em có thể xử lý được ngay.  
Việc thực hiện phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích” đã  
giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học này nhà  
trường không có học sinh bị thương tích xảy ra trong trường.  
c. Phong trào “Xanh hóa sân trường”  
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi  
ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là  
tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá  
phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần,  
màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái.  
Để thực hiện phong trào trên, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một  
bồn hoa. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn  
hoa.  
Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây  
nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.  
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn  
được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng  
khoái.  
d. Phong trào “Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”  
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây  
dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ  
này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận.  
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Tạo  
lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên.  
Đến lúc các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá  
trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: hình như, có thêm một mầm non,  
một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như  
thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng  
thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều.  
Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu  
hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng …  
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây  
6
dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.  
e. Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”  
Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong  
thời gian vừa qua. Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo  
thực hiện ráo riết nội dung này.  
Việc làm đầu tiên là xây dựng nội quy sử dụng công trình vệ sinh của học  
sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ.  
Đi tiểu: đúng nơi quy định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại  
tiện: vào khu vực quy định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ  
sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ … Bảng nội quy  
được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh.  
Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội quy  
sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.  
Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của  
nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải  
thực hiện hai lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi  
chiều.  
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ  
sinh sạch sẽ.  
1.3.4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.  
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công  
trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu  
trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.  
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng  
ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực của mình.  
Ngoài ra 1 tuần/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn,  
lau kiếng, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường.  
Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được  
chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường  
thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.  
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn  
viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn  
được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.  
7
1.3.5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học  
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống  
trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường  
xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải  
là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục,  
vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có  
thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô  
cứng.  
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập  
huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục  
môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường  
trong các giờ học chính khóa.  
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực hiện  
để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình  
huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.  
Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp  
cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi  
trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc  
biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường  
sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.  
1.3.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh,  
sạch, đẹp, an toàn”  
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để  
thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.  
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp,  
họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà  
trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích  
cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là  
xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” . Ở đây nhà trường đặc biệt chú  
trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.  
Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, hoặc nhân các ngày thứ bảy xanh, chủ  
nhật xanh do Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động  
thì giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh  
các khu vực của nhà trường, lau kiếng, trồng cây xanh …  
8
Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý  
chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với  
cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường;  
chấp hành nội quy, quy định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi;  
chấp hành luật khi tham gia giao thông … đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về  
kinh phí và về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh,  
sạch, đẹp, an toàn”.  
Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường  
tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng  
giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.  
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:  
Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường xuyên trong  
trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được hưởng một môi trường học  
đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay  
bảo vệ môi trường.  
Đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo tuyên truyền bảo vệ môi trường và xây  
dựng trường học xanh, sạch, đẹp tại Trường Tiểu học Kim Đồng” được thực hiện  
tại Trường Tiểu học Kim Đồng năm học 2020-2021 với những hiệu quả đạt được,  
tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường  
tiểu học trong huyện, trong tỉnh.  
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:  
Thứ nhất: Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên  
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.  
Thứ hai: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các  
thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.  
Thứ ba: Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng  
ngày mà các thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước,  
giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi.  
Thứ tư: Các Thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi  
trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng  
đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.  
Thứ năm: Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài  
chính, thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa  
phương.  
9
Thứ sáu: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra,  
giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt  
động chuyên môn của trường.  
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:  
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành  
Giáo dục về phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích  
cực” với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo,  
phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường, của địa phương.  
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “Xanh – sạch – đẹp” và an toàn,  
thoáng mát, đã góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái, an toàn  
cho học sinh.  
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường,  
vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành  
động bảo vệ môi trường.  
Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ  
gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân  
trường, đi vệ sinh đúng cách … góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn  
sạch, đẹp, thoáng mát.  
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như bỏ rác vào thùng, không  
khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, tham gia giao thông đúng luật,  
vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn trong và ngoài nhà trường.  
2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không  
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng  
sáng kiến lần đầu - nếu có:  
TT  
Họ và tên  
Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú  
4. Hồ sơ kèm theo: Không  
pdf 9 trang minhvan 24/06/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo tuyên truyền bảo vệ môi trường và xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp tại Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_tuyen_truyen_bao_ve_moi_truong.pdf