SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một cách hiệu quả phải có biện pháp phù hợp. Trong những năm học gần đây ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích cực.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NỘI  
MÃ SKKN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
ĐỀ TÀI:  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP  
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH  
Lĩnh vực: Chủ nhiệm  
Cấp học: Trung học cơ sở  
Năm học:2016-2017  
- 1 -  
MỤC LỤC  
NỘI DUNG  
Trang  
Phần 1. Đặt vấn đề  
1. Tên đề tài..........................................................................................................2  
2. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2  
2. 1 Cơ sở luận...........................................................................................2  
2.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................3  
2.3 Tính mới của đtài.......................................................................................4  
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................5  
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................5  
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu............................................................5  
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5  
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5  
Phần 2. Những biện pháp đổi mới  
1. Khảo sát thực tế.......................................................................................6  
1.1. Thuận lợi.................................................................................................6  
1.2. Khó khăn ...............................................................................................7  
2. Những biện pháp, giải pháp đã thực hiện...............................................7  
2.1Yêu cầu sư phạm đối với GVCN lớp.........................................................7  
2.2 Nắm tình hình lớp chủ nhiệm...................................................................8  
2.3 Ổn định nề nếp, xây dựng tập thể lớp ......................................................10  
2.4 Hoạt động phối kết hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác...18  
Phần 3. Kết luận khuyến nghị ........................................24  
- 2 -  
I.NỘI DUNG ĐỀ TÀI  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH TẠI  
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
2. Lý do chọn đề tài  
2.1 Cơ sở luận:  
“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói  
của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay  
đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên  
chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng  
lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một  
cách hiệu quả phải biện pháp phù hợp. Trong những năm học gần đây  
ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích  
cực. Để hưởng ứng phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh  
tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên  
học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà trường  
giao có hiệu quả hơn đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế,  
giáo viên cần phải biện pháp quản học sinh trong công tác chủ nhiệm để  
phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập hoạt động phong trào  
nhưng học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường.  
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ  
chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ  
nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt  
cho xã hội. Đây là công tác mà bất người giáo viên nào có tâm huyết cũng  
không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường  
hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa  
sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt những học sinh cá  
biệt, chậm tiến.  
Đã một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là  
bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng khẳng định mình  
về năng lực nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy mỗi tập  
thể lớp nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể  
tốt chắc chắn sẽ những học sinh tốt, những con người vừa đủ cả đức” lẫn  
“ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng,  
ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học  
sinh.  
Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu,  
được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ,  
- 3 -  
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng của Quận Thanh  
Xuân nói chung.  
2.2 Cơ sở thực tiễn  
Công tác chủ nhiệm một công việc thường xuyên, khá gắn với người  
giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng trải qua công tác này.  
vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích  
luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng  
với sự tiến bộ của hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế rộng rãi như đã nói trên  
thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm vấn đề  
không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ  
được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công  
tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là  
giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con  
người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai.  
Chính vì những lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp  
xây dựng tập thể lớp vững mạnh tại trường trung học cơ sởđúc kết kinh  
nghiệm tquá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong năm học vừa qua. Rất  
mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày  
càng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi  
hoàn thành công tác tốt hơn cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.  
3. Mục đích nghiên cứu  
Giúp cho GVCN có được những biện pháp tốt nhất để phát huy tính tích cực,  
chủ động, sáng tạo góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh.  
4. Đối tượng nghiên cứu.  
Cách thức tổ chức lớp, phương pháp, biện pháp để giáo dục toàn diện học sinh,  
xây dựng tập thể lớp vững mạnh của GVCN.  
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu  
- Thời gian nghiên cứu trong 35 tuần học của năm học  
- Áp dụng thực hiện đối với học sinh lớp 7A5.  
6. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- 4 -  
- Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng giúp  
học sinh phát huy năng lực bản thân.  
- Đề ra những giải pháp cụ thể và áp dụng nhằm gây hứng thú cho học sinh  
trong các hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức.  
7. Phương pháp nghiên cứu  
- Thu thập thông tin: trên tập san, các bài tham luận trên Internet.  
- Phương pháp quan sát  
- Phương pháp điều tra  
+ Trò chuyện, trao đổi với học sinh, giáo viên.  
+ Phát phiếu điều tra.  
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.  
- Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của trường, Đoàn, Đội  
PHẦN 2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI  
1. NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH  
1.1 Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:  
Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng  
học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy,  
giáo viên tổng phụ trách Đội…  
Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như  
học tập.  
Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất bầu lớp trưởng. Lớp  
trưởng học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó bản lĩnh, năng lực.  
Thường là các em nam hay tự ái khi lớp trưởng nữ. Trường hợp này, giáo viên  
chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng  
mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng.  
Việc tiếp đến sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý  
rất lớn đến các em. Nếu thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các  
trường hợp:  
Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những  
em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các  
- 5 -  
em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, đạo đức tốt để bạn  
giúp đỡ.  
Xây dựng được đôi bạn học tập ở trường cũng như ở nhà.  
1.2 Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:  
Giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các  
em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo  
ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc  
chắn sẽ tự tin hơn mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót  
của bản thân. Khi tiếp xúc với học sinh, những việc giáo viên chủ nhiệm nên  
làm và không nên làm:  
Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó phải điều kiện khó  
khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học  
sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường học  
sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan hơn,  
chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp  
phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ người  
say sưa, lười lao động; giáo viên và tập thể lớp quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này  
thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như  
giúp đỡ, không phải lúc nào các em cũng nhận squan tâm, giúp đỡ của thầy cô,  
bạn bè.  
Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội, cắm trại, thi làm  
báo tường… rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu  
nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả  
năng của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh  
được những sai sót thay vì nhăn nhó, bất lành, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc  
nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh  
nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân công  
công việc nặng nhọc, khó khăn. Thử hỏi mấy học sinh đứng chơi, không chịu  
lao động trong khi thấy thầy đang làm? Giáo viên, cùng lao động với các em vừa  
tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các tính tích cực,  
không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy nghĩa là giáo viên cùng san  
sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm.  
Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của  
lớp việc làm hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là  
do các em cung cấp. Nhưng việc làm này còn là con dao hai lưỡi, nếu giáo viên  
không khéo léo xử sẽ dễ dàng biến học sinh thành những kẻ mách lẻo, xoi  
mói người khác, nói xấu người khác cho sướng miệng mình. Thực tế nhiều  
giáo viên chủ nhiệm hay hỏi thăm việc dạy dỗ của các giáo viên bộ môn như thế  
nào. Giáo viên chủ nhiệm cứ để mặc các em nhận xét, đánh giá về thầy cô.  
- 6 -  
Thậm tệ hơn là các em tự do nói về tác phong, đời tư của giáo viên…Thế mà  
giáo viên chủ nhiệm cứ ngồi nghe rồi lại đồng tình với các em.  
Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn  
tuỳ thuộc vào đặc trưng bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm thể khẳng định rằng  
mình biết được tất cả các phương pháp giảng dạy của các bộ môn? Một số học  
sinh lười học cho rằng thầy dạy khó hiểu, yêu cầu cao…nên các em đạt kết  
quả học tập bộ môn thấp. Chuyện nóng hổi nhất là giáo viên chủ nhiệm hay  
phàn nàn về một số môn học làm ảnh hưởng xếp loại của học sinh, môn Sinh  
vật, Công nghệ, Hội hoạ bắt các em chuẩn bị nhiều mẫu vật quá…Cách nhìn  
nhận của học sinh sai đã đành, giáo viên chủ nhiệm nhìn nhận phiến diện như  
vậy quả đáng trách.  
Thiết nghĩ, để xác minh thông tin từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm  
nên khéo léo tiếp xúc với giáo viên bộ môn để tường tận hơn trước khi đi đến  
kết luận về việc giảng dạy của giáo viên đó. Tôi cho rằng việc nghe học sinh  
phản ánh một chiều việc không nên làm, nếu có thì phải hết sức thận trọng. vì  
làm như vậy là xúc phạm, không bảo vệ uy tín của đồng nghiệp.  
1.3 Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp giờ sinh hoạt lớp:  
Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh mỗi buổi học điều không thể tránh  
khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi, nếu  
buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy, thấy không cần thiết cũng phải  
đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới  
hoặc sự việc xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh. Nếu thực hiện tốt  
khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu  
tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau.  
Sau mỗi buổi học, xét thấy việc cần giải quyết ngay, giáo viên yêu  
cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với  
cán bộ lớp. Tuy rằng lớp lớp trưởng, lớp phó…nhưng giáo viên không hoàn  
toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở,  
động viên.  
Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ  
lớp, nhất lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề  
xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm việc là chính thay  
vì làm tất cả. Cán bộ lớp gần gũi, sát với lớp nhiều hơn giáo viên chủ nhiệm nên  
các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, hiệu quả tốt,  
giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn.  
một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có  
trường hợp vài em bỏ trốn. Sở dĩ hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu  
kiểm điểm những sai sót của một số em vi phạm nội quy chủa trường, lớp. Vì  
vậy, giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này. Giáo viên cho  
- 7 -  
lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian  
nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng  
tác thơ văn, câu hỏi giải quyết tình huống… Giáo viên không để việc học sinh  
lạm dụng việc phê bình và tự phê bình. Những em vi phạm nội quy cần hầu hết  
đều nhận thấy sai lầm của mình, kể cả học sinh cá biệt, các em vừa hối hận vừa  
xấu hổ. Nếu tập thể lớp cứ tập trung vào sai sót của bạn mà phê bình, chỉ trích,  
nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thi ngược lại học sinh sẽ lượm hơn, phá  
phách hơn, xa rời tập thcó khi cố tình phá lớp.  
Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm  
theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Cần phê bình  
đối tượng này nhưng tránh tình trạng căng thẳng giữa học sinh đó với giáo viên,  
với tập thể lớp. Điều đó thể xảy ra là học sinh cá biệt phản ứng mạnh khi bị  
phê bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp, hoặc lời lẽ lễ với  
giáo viên…Trường hợp này xảy ra, chắc chắn giáo viên sẽ bị mang tiếng, bị mất  
uy tín. Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái  
phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi tốt  
nhất. Bởi dẫu các em là học sinh cá biệt thì các em vẫn sống có tình nghĩa.  
Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thể hiện tinh thần tập thể cao  
trong những buổi lao động, cắm trại. Tôi thật xúc động khi thấy những học trò  
cũ đến thăm mình có đến hai phần ba là học sinh thường bị thầy la ngày nào.  
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học  
sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các  
em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các  
em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.  
Như vậy việc cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau  
mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh  
nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xhọc sinh cá biệt  
không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có làm được  
như vậy học sinh mới nể phục chúng tôi.  
1.4 Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm phụ huynh học sinh:  
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường ta là sự kết hợp nhà trường với  
đoàn thể, địa phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà  
trường nhất đối với giáo viên chủ nhiệm hết sức cần thiết. Chính vì vây,  
công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên  
gia đình học sinh là yếu tố quan trọng.  
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm  
phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm  
tốt, học tập tốt hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu hạnh kiểm trung bình,  
yếu…để kế hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm gia đình những em có  
hạnh kiển trung bình, yếu trước.  
- 8 -  
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn  
cảnh gia đình, phương pháp học tập của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia  
đình biết những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập.Thường phụ huynh của đối  
tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ  
giáo viên chủ nhiệm.  
Đến với học sinh hay nghịch, lơ việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm  
đến nhà thăm gia đình hết sức cần thiết. đa số học sinh gia đình lao động  
nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có  
thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi được giáo viên chủ nhiệm báo  
cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực  
sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình rất “tỉnh”, xem như chẳng chuyện  
gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. Không sao, giáo  
viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, cứ đến gặp họ một lần, hai lần để cùng  
nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. điều cần lưu  
ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải mặt các  
con.  
Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, tôi thấy muốn có tác dụng tốt thể thực  
hiện như sau:  
thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh.  
Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn  
hoà, đừng để phhuynh có cảm nhận là mình mắng khéo. Cố nói làm sao để cho  
họ thấm thay vì làm cho họ tức.  
Theo tôi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết  
khá tường tận về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em.  
Bản thân các em cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sửa chữa những  
sai sót của mình.  
Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tôi rất ít  
làm. Tôi nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của học mà chính bản thân giáo  
viên chằng biết học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số hình ảnh  
của con cái là hình ảnh của cha mẹ. Hơn nữa, một số phhuynh nghe thầy cô  
báo về con mình họ rất tức giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con  
bằng những trận đòn nhừ tử. Như thế chẳng kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy.  
Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm  
thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. Sau mỗi lần  
được giáo viên chủ nhiệm đến nhằm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ  
chậm cũng được rồi.  
- 9 -  
thể nói con người ngày nay rất nhanh chóng trở thành trung tâm của sự  
phát triển, con người vừa mục tiêu vừa động lực của sự phát triển. vậy  
người giáo viên phải không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ  
trẻ đầy đủ phẩm chất đáp ứng nhu cầu của hội muốn đảm bảo tốt vai trò ấy  
thì giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải phẩm chất và  
năng lực phù hợp trong giai đoạn mới.  
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ,  
phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà  
nước trong thời đổi mới, phải niềm tin các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp  
thêm nghị lực đgiáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.  
Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải “chữ tín” với phụ huynh và  
học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, biểu hiện cụ thể phải tôn trọng và  
yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa  
được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường  
tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình  
cảm như thế.  
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải người có chuyên môn vững  
vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, kiến thức sâu thì học sinh mới phục chấp  
nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến  
thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp,  
không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh.  
Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải tấm gương sáng cho các em noi  
theo, phải ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều  
đó thì từng lời nói cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải chuẩn mực, đúng  
đắn tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sự  
tôn trọng kính yêu của học sinh thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả.  
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải một công dân gương mẫu lối  
sống lành mạnh, biết sống mọi người, không chỉ cần có cái “Tài” mà còn phải  
một cái “Tâm” rất lớn. Chỉ như thế ta mới đáp ứng thực hiện tốt yêu  
cầu mà xã hội đã tín nhiệm giao phó.  
- 10 -  
2. Phải người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm  
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tình cảm nguyện vọng  
của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận?  
Theo tôi đó tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi  
trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích… của  
các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các  
mặt.  
Thành phần gia đình:  
Con thương binh, liệt sĩ: 0.  
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:  
Nguyễn Hoàng An, Trần Thảo Quyên: Nhà xa, bố mẹ ly hôn, ở với  
bố, bố không có việc làm ổn định, kinh tế khó khăn.  
Địa bàn trú :Hầu hết các em nhà ở Phường rất gần trường. Có 2 em gia đình  
chuyển đến sinh sống ở địa bàn khác, đi học cách xa hàng chục km là Ngọc  
Khang và Bình Minh  
Học lực hạnh kiểm năm học 2015– 2016  
Học lực: Giỏi: 30  
Khá: 13  
Khá: 0  
TB: 02  
Hạnh Kiểm: Tốt: 45  
Năng khiếu :  
Hát múa: 6 em  
Khả năng tư duy:  
Thông minh, nhanh trí: 12 em ( Hải Linh, Như Quỳnh, Khánh Huyền,  
Đào Quỳnh, Linh Trang, Tạ Trang, Tạ Linh, Gia Hân, Phương Nhi, Huyền Nhi,  
Trung Thành, Xuân Kiên)  
Để để tìm hiểu nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công  
việc sau:  
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lịch vào tuần đầu tiên của  
năm học mới với các nội dung sau:  
SƠ YẾU LỊCH HỌC SINH  
I. Phần tự ghi của học sinh  
- 11 -  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 26 trang minhvan 11/05/2025 110
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_lop_vung_manh.doc