SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi
Làm quen với toán là một trong sáu hoạt động học có chủ đích ở độ tuổi mẫu giáo 4- 5 tuổi hiện nay. Đây là hoạt động trẻ rất hứng thú học nếu được tổ chức tốt. Nhưng trong thực tế, khi tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi còn chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Đặt vấn đề……………………………………………………..... ….02
2. Giải quyết vấn đề……………………………………………………03
2.1.Cơ sở lý luận…………………………………………………………03
2.2.Thực trạng ……...…………………………………………………....05
2.3. Các biện pháp thực hiện…………………………………….……….07
2.4. Hiệu quả của sáng kiến……………………………………………....16
3. Kết luận………………………………………………………………17
4. Tài liệu tham khảo…………………………………………………..20
5. Đánh giá của hội đồng khoa học……………………………………21
1
1. Đặt vấn đề.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của chương trình Giáo dục Mầm non
hiện nay là giúp trẻ phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực (thể chất, nhận thức,
ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ). Trong đó, lĩnh vực phát triển nhận
thức cho trẻ Mầm non là lĩnh vực có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp
một phần rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện để đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Hơn nữa, đặc điểm nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non là “Học mà
chơi, chơi để học”,và hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này là hoạt động vui
chơi. Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng là một
trong các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về mặt nhận thức.
Trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi là độ tuổi đang phát triển mạnh cả về thể chất,
nhận thức và tinh thần. Ở lứa tuổi này, ngôn ngữ nói rất phát triển, trẻ thích
được nghe, được nhìn, được khám phá… tất cả mọi thứ ở thế giới xung
quanh. Vì vậy với trẻ mầm non, việc cho trẻ làm quen với toán học sẽ giúp trẻ
có kiến thức về thế giới xung quanh, có nhu cầu mở rộng vốn hiểu biết về tính
chất, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng như: hình dạng, màu sắc, kích
thước, số lượng, chữ số, vị trí sắp xếp của chúng trong không gian, các phía
của cơ thể, của đồ vật... Vốn tri thức này là cơ sở để trẻ giải quyết những tình
huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nó giúp trẻ tham gia vào các hoạt
động khác trong trường mầm non một cách phong phú và đa dạng.
Để việc cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với toán đạt được những
hiệu quả như mong muốn thì không thể thiếu được vai trò của những người
lớn xung quanh trẻ, đặc biệt là vai trò của người giáo viên mầm non. Nhiệm
vụ của cô giáo là giúp trẻ nhận biết và mở rộng vốn tri thức về toán học, làm
thoả mãn các nhu cầu nhận thức của trẻ. Dạy trẻ biết sắp xếp, biết đếm, nhận
biết hình dạng...của các sự vật trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế để
làm tốt điều này là một việc không hề dễ dàng vì trong quá trình thực hiện
hoạt động dạy trẻ làm quen với toán, các cô giáo mầm non thường gặp phải
2
không ít khó khăn và nhiều khi không mang lại hiệu quả khi giảng dạy cho
trẻ.
Làm quen với toán là một trong sáu hoạt động học có chủ đích ở độ
tuổi mẫu giáo 4- 5 tuổi hiện nay. Đây là hoạt động trẻ rất hứng thú học nếu
được tổ chức tốt. Nhưng trong thực tế, khi tổ chức hoạt động làm quen với
toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi còn chưa đạt được những hiệu quả như mong
muốn. Bởi vì, trong quá trình tổ chức tiết học nhiều giáo viên còn chưa linh
hoạt về cách tổ chức, đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn nghèo nàn, các
phương tiện phục vụ cho hoạt động còn chưa phong phú, chưa phát huy tối đa
được tính tích cực của trẻ, hình thức tổ chức của cô còn khuôn mẫu, cứng
nhắc. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh còn chưa coi trọng việc dạy trẻ làm
quen với các biểu tượng toán sơ đẳng, họ luôn cho rằng việc trẻ học ở tuổi
mầm non là không quan trọng.
Bởi những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận.
Để hình thành được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải
biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ
bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu
tượng... Đồng thời còn phải tạo cho trẻ con đường để trẻ tìm hiểu, khám phá
thế giới tự nhiên và xã hội. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, học toán học chủ
yếu là học cách tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh…đây cũng là một phần
quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học toán cũng như khă năng tư duy
logic của trẻ sau này. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần
tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy toán học cho
trẻ nhỏ nên chú trọng vào quá trình (hoặc học thế nào?) hơn là vào kết quả
(hoặc học gì?). Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần được lôi cuốn vào các quá
3
trình và trau dồi các quá trình: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…cho
thích hợp với các tình huống, các hoạt động cụ thể.
* Tầm quan trọng của bộ môn làm quen với toán của trẻ là:
- Làm quen với toán là bộ môn có vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ
cho trẻ vì nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy năng lực nhận biết cho trẻ.
- Góp phần phát triển nhân cách một cách toàn diện ngay từ nhỏ khi trẻ còn
bập bẹ.
- Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng toán sơ đẳng
( bài học số đếm, về định hướng không gian,bên phải-bên trái, kích thứơc(to-
nhỏ), hình (tròn,vuông, chữ nhật,…)
* Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
- Trẻ nhận thức dựa nhiều vào cảm tính.
- Trẻ nhận thức bằng tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu
- Trẻ nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Quá trình nhận biết của trẻ gắn với sự phát triển nhận thức của mỗi cá
nhân trẻ.
- Trẻ hiểu đầy đủ biểu tượng nhiều- ít và biểu tượng to- nhỏ.
- Trẻ nhận biết theo hai chiều, kích thước của một vật và biết làm theo
yêu cầu của cô (VD: So sánh cao- thấp của 3 người.Trẻ đặt 3 người thẳng
hàng ngang giống mẫu của cô sau đó phân biệt cao hơn- thấp hơn, cao nhất-
thấp nhất).Trẻ có khả năng phân biệt kích thước của 3 vật có sự khác nhau rõ
nét như: (có 3 băng giấy, trẻ phân biệt được băng dài nhất, băng giấy ngắn
hơn và băng giấy ngắn nhất).Trẻ cũng có khả năng phân biệt được kích thước
2 chiều của một đối tượng khi 2 chiều có sự khác nhau rõ nét.
- Trẻ nhận biết về hình dạng của các vật không phụ thuộc vị trí của các
vật trong không gian hay vật có khoảng cách gần trẻ. Trẻ có khả năng gọi
đúng tên, phân biệt được hình dạng khác nhau của các vật thể. Dựa vào sự tác
động của cô, trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt một số các hình học.
4
* Nội dung của hoạt động cho trẻ Mẫu giáo 4- 5 tuổi làm quen với toán
bao gồm:
- Dạy trẻ nhận biết về số lượng, chữ số từ 1 đếm 5.
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10.
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các hình.
- Dạy trẻ định hướng trong không gian.
- Dạy trẻ so sánh về kích thước của các đối tượng…
2.2. Thực trạng.
Năm học 2015- 2016 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công
phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi- B1, lớp tôi có 2 giáo viên và 50 học sinh. Cơ
sở vật chất của lớp học được Ban giám hiệu nhà trường trang bị cho khá đầy
đủ. Tôi và các đồng chí giáo viên trong lớp đều nhận thức được tầm quan
trọng của việc tổ chức hoạt động học cho trẻ, đặc biệt là việc tổ chức hoạt
động làm quen với toán cho trẻ trong lớp.
Nhận biết được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động làm quen
với toán cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non nên bản thân tôi đã
nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (lớp mẫu giáo nhỡ- B1)
trường mầm non Ngô Quyền- TP Bắc giang.
Xuất phát từ tình hình thực tế của trường, điều kiện thực tế của lớp và
khả năng thực tế của bản thân. Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen
với toán cho trẻ ở lớp, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường đầu tư, mua sắm các trang thiết bị,
đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy trẻ làm quen với toán tương đối đầy đủ.
5
- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn.
Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về
việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ các độ tuổi.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình,
yêu nghề.
- Các cháu có cùng độ tuổi, đa số các cháu ngoan và khỏe mạnh.
- Hội phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi hoạt động.
* Khó khăn:
- Diện tích trường, lớp còn chật hẹp. Lớp học chỉ có một phòng chung
cho tất cả các hoạt động.
- Học sinh đông, 50 trẻ/ 55m2
- Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động dạy trẻ “ Làm
quen với toán” còn chưa phong phú.
- Giáo viên chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động “Làm quen với toán” cho trẻ.
- Một số trẻ các kỹ năng đếm, tạo nhóm, phân biệt … còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc
dạy trẻ “ Làm quen với toán” và chưa thực sự quan tâm đến việc học của con
ở lớp mẫu giáo.
* Thực tế khảo sát trên trẻ 4-5 tuổi (lớp mẫu giáo nhỡ - B1) trường
Mầm non Ngô Quyền vào đầu năm học 2015- 2016, kết quả cụ thể như sau:
Nội dung
Số trẻ
30/50
35/50
40/50
30/50
30/50
40/50
Tỷ lệ
60%
70%
80%
60%
60%
80%
Kỹ năng nhận biết các chữ số
Kỹ năng xếp tương ứng
Kỹ năng đếm từ trái sang phải
Nhận biết, phân biệt hình dạng, kích thước
Định hướng trong không gian
Trẻ tích cực tham gia hoạt động học
( Bảng khảo sát thực trạng trẻ lớp mẫu giáo B1 đầu năm học 2015- 2016)
6
Đứng trước tình hình như vậy, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số
biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi” sau đây:
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tạo môi trường toán học trong lớp cho trẻ hoạt động hàng ngày.
Với trẻ Mẫu giáo, môi trường hoạt động hàng ngày đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động hay không phần lớn
là do sự hấp dẫn của môi trường- nơi sẽ diễn ra các hoạt động của trẻ.
Nắm được đặc điểm đó của trẻ nên tôi đã chủ động trang trí lớp học
mang nhiều màu sắc toán học. Cụ thể:
+ Ở góc sách: Tôi đã trang trí những chiếc hộp có gắn số từ 1 đến 5 để
trẻ sử dụng cho việc tạo nhóm, đếm số lượng và nhận biết chữ số từ 1 đến 5.
Ngoài ra, tôi còn tạo các ngôi nhà từ các hình để giúp trẻ nhận biết về hình,
đồng thời giúp trẻ sử dụng các ngôi nhà đó để phân loại.
+ Ở góc phân vai, tôi chuẩn bị siêu thị mini mà các ô hang cũng là các
dạng hình học khác nhau để giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hình học:
Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
+ Ở góc xây dựng và vận động: Tôi luôn chủ động chẩn bị đồ chơi cho
trẻ có các dạng hình, khối khác nhau để củng cố cho trẻ biểu tượng về các
hình và khối trẻ đã được học.
Tôi luôn cố gắng chuẩn bị chu đáo về cách trang trí lớp học, cũng như
các loại đồ dùng đồ chơi cho trẻ mang nhiều màu sắc của toán học để trẻ vừa
được chơi, vừa được tiếp xúc đồng thời giúp trẻ củng cố được các biểu tượng
toán học đơn giản. Làm được điều này tôi nhận thấy trẻ tích cực làm quen với
các biểu tượng toán hơn, cũng như trẻ hứng thú hơn khi được cô cho chơi
hoặc giới thiệu với trẻ về các biểu tượng toán.
7
2.3.2. Bản thân mỗi giáo viên cần nắm vững yêu cầu, phương pháp và
có cách tổ chức phù hợp với đối tượng trẻ của mình khi dạy trẻ “làm quen với
toán”.
Để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ làm quen với toán thì trước hết người
giáo viên phải thực sự nắm được phương pháp tổ chức của hoạt động, cũng
như phải linh hoạt, mềm dẻo trong cách tổ chức hoạt động cho trẻ “làm quen
với toán”. Bởi vì, toán học thực sự luôn khô khan, khó hiểu, nếu chúng ta
truyền đạt một cách cứng nhắc thì sẽ không thu được hiệu quả tốt trên trẻ.
Còn nếu cách truyền đạt của cô phù hợp, gây hứng thú thì trẻ sẽ tích cực nhận
thức và kết quả chúng ta thu được sẽ đáp ứng mong muốn của các nhà giáo
dục nói chung, của cô giáo và các bậc phụ huynh nói riêng.
Với tôi, để quá trình dạy trẻ “làm quen với toán” đạt kết quả tốt nhất
thì chúng ta cần phải tổ chức hoạt động này theo hướng đổi mới, tích cực. Và
bản thân tôi đã thực hiện đổi mới hoạt động dạy trẻ làm quen với toán theo
các quy trình sau:
* Chuẩn bị bài dạy: Chuẩn bị tốt đồ dùng đồ, chơi cho hoạt động là chúng
ta đã đạt được 50% sự thành công cho hoạt động định tổ chức cho trẻ. Vì vậy
khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán, bản thân tôi luôn tích cực, chủ động
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ về số lượng và các đồ dùng tôi chuẩn bị luôn
đa dạng về màu sắc, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi được cô chuẩn bị
cho nhiều đồ dùng đẹp mắt, hấp dẫn như vậy, tôi thấy trẻ học toán hứng thú
hơn, say mê hơn và kiến thức trẻ tiếp thu được nhiều hơn, dễ dàng hơn.
* Tổ chức hoạt động: Khi tổ chức cho trẻ “làm quen với toán” tôi luôn tìm
các hình thức hấp dẫn, mới lạ để vào bài, nhằm khơi gợi hứng thú và tính tò
mò cho trẻ về hoạt động chuẩn bị diễn ra. Từ đó giúp trẻ tập trung hơn vào
hoạt động “làm quen với toán” khi cô truyền thụ kiến thức cơ bản cho trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ “làm quen với toán”, ngay từ khi gây hứng thú cho
trẻ tôi đã tìm những hình thức mới lạ như: Tổ chức hội thi, tham gia triển
lãm… để kích thích hứng thú cho trẻ trước khi bước vào hoạt động chính.
8
Đến phần ôn kiến thức cũng vậy, tôi cho trẻ trình diễn thời trang hoặc chơi
các trò chơi có lời dồng dao như: “ Đi cầu đi quán, dệt vải”…để trẻ vừa được
học, vừa được chơi trong khi học. Đến phần bài mới, tôi luôn cố gắng dùng
những câu hỏi gợi mở đơn giản, những tình huống hấp dẫn để trẻ được trải
nghiệm và tham gia vào hoạt động. Đến phần trò chơi củng cố tôi lại tìm các
trò chơi phát huy tính tích cực của trẻ như: Tìm phần còn thiếu, cờ lúa ngô…
để trẻ được chơi và ôn củng cố kiến thức vừa được học…
Với cách tổ chức như vậy tôi nhận thấy hoạt động dạy trẻ “làm quen
với toán” của chúng tôi diễn ra mềm dẻo hơn, hấp dẫn hơn. Trẻ hứng thú và
tích cực tham gia vào hoạt động học. Và kết quả thu được trên trẻ về các biểu
tượng toán sơ đẳng thực sự là đáng kể.
2.3.3. Tổ chức hoạt động cho trẻ “làm quen với toán” theo hướng “lấy
trẻ làm trung tâm”.
Việc “lấy trẻ làm trung tâm” trong các hoạt động dạy trẻ chính là điểm
đổi mới của giáo dục giai đoạn hiện nay. “Lấy trẻ làm trung tâm” nghĩa là
mọi hoạt động đều hướng vào trẻ, lấy trẻ làm chủ thể của hoạt động, trẻ được
tự mình tìm tòi, khám phá, tự đặt ra các tình huống, câu hỏi mà trẻ thắc
mắc… Còn giáo viên lúc này đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở cho trẻ hoạt
động và giải đáp những thắc mắc của trẻ.
Dạy trẻ “làm quen với toán” qua các tiết học hàng ngày là một việc
làm rất quan trọng nhưng không phải ai cũng ý thức rõ được điều này. Trẻ lứa
tuổi Mẫu giáo 4-5 tuổi không những có nhu cầu học mà trẻ còn có cả khả
năng học. Giáo viên không chỉ giúp trẻ mở rộng kinh nghiệm để phát triển
làm quen với toán mà còn cần giúp trẻ nhận biết được việc học là một quá
trình thú vị, tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng những hiểu biết, kĩ năng mới
thu nhận được vào những tình huống khác nhau.
Khi trẻ được “làm quen với toán” trong các giờ học chính mà cô giáo
tích cực đầu tư, sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động thì trẻ sẽ rất hứng thú,
9
tích cực tham gia hoạt động. Và chúng ta sẽ nhận được những kết quả bất
ngờ, đầy thú vị trên trẻ sau khi tham gia hoạt động học này.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể mà tôi và đồng nghiệp đã tổ chức dạy
trẻ trong hoạt động dạy trẻ “làm quen với toán”:
* Với hoạt động dạy trẻ: “tạo nhóm có số lượng 3, nhận biết số 3”
( Chủ đề “ Gia đình”).
- Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị nhiều loại đồ dùng gia đình thật để cho trẻ ôn
số lượng 2, chuẩn bị cho mỗi trẻ 3 chiếc bát, 3 chiếc thìa, 3 ngôi nhà có số
lượng đồ vật là 2 và 3, nhạc…
- Cách tiến hành:
+ Gây hứng thú cho trẻ hát “Nhà của tôi” và trò chuyện về gia đình.
+ Phần ôn đếm đến 2, nhận biết chữ số 2: Tôi cho trẻ chơi trò “ Đi siêu
thị sắm đồ” để trẻ đi thăm quan, tìm mua những món đồ cô yêu cầu rồi đếm
và đặt số tương ứng, vừa đi vừa cho trẻ đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán”.
+ Bài mới: Tổ chức dưới dạng hội thi xem bé nào nhanh và khéo để
xếp, đếm và cất đồ dùng theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi củng cố: Cho trẻ chơi trò chơi “Đội nào nhanh nhất” để
chọn những món đồ theo yêu cầu của cô trong phạm vi 3. Và trò chơi “ Mở
cửa về nhà” để củng cố khả năng đếm của trẻ và khả năng nhận biết chữ số 3.
* Với hoạt động dạy trẻ “nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật”:
- Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị 2 bức tranh cho trẻ ghép hình ngôi nhà để ôn
nhận biết hình vuông, hình chữ nhật; Mỗi trẻ một rổ có hình vuông, hình chữ
nhật, 2 ngôi nhà có cửa hình vuông, hình chữ nhật…
- Cách tiến hành:
+ Trước tiên cho trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em”;
+ Cho trẻ chia thành 2 đội lên lấy tranh về ghép và giới thiệu xem tranh
của đội mình được ghép từ những hình gì?
+ Cho trẻ nhận xét đặc điểm các hình vuông, chữ nhật và phân biệt 2
hình theo sự hướng dẫn và gợi ý của cô.
10
+ Cuối cùng cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô và về đúng ngôi nhà
có ô cửa còn thiếu giống như hình trẻ có trong tay.
* Với hoạt động “Dạy trẻ phân biệt tay trái, tay phải và các phía”.
Chúng tôi sử dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao, âm nhạc vào hoạt
động này giúp trẻ hứng thú khi vào giờ học.
VD: Dạy trẻ: Nhận biết phân biệt tay phải tay trái của bản thân.
Khi tổ chức thực hiện hoạt động này, tôi đã sử dụng hoạt động âm nhạc
vào phần gây hứng thú: Hát và vận động bài “Tay thơm tay ngoan”. Khi vận
động tôi quy định cho trẻ tay phải đưa ra trước còn tay trái đưa ra sau. Tôi
nhận thấy trẻ rất hứng thú khi thực hiện. Qua đó giúp trẻ nhận biết nhanh về
tay phải, tay trái của bản thân trẻ.
VD: Dạy trẻ phía trước phía sau của bản thân tôi đã sử dụng câu
chuyện “ Nhổ củ cải”. Cho trẻ làm động tác nhổ củ cải sau đó hỏi trẻ:
+ Phía trước con có ai?
+ Phía sau con có bạn nào?
Trẻ rất hứng thú và có kỹ năng nhận biết về phía trước, phía sau của
bản thân.
( Hoạt động dạy trẻ nhận biết về các khối)
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc