SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi ham thích đến lớp
Hiện nay giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng của quá trình giáo dục. Vì vậy giáo dục mầm non có tốt thì sau này giáo dục các cấp mới phát triển toàn diện được. Giáo dục mầm non hiện nay đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Đa số các trường mầm non đều đạt chuẩn quốc gia và được xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Càng ngày tỷ lệ trẻ mầm non tới trường càng tăng.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA THÀNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi ham thích đến lớp”
Lĩnh vực:
Giáo dục (03)/MN
Trần Thị Diên
Tác giả:
Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành
- Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Nam Định, ngày 30 tháng 05 năm 2020
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi
ham thích đến lớp”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/MN
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ: Ngày 20 tháng 08 năm 2019 đến ngày 30 tháng 05 năm 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Diên
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Xóm Phương Điền - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa
Hưng - Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non.
Chức vụ công tác:
Giáo viên nhà trẻ.
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng -
Tỉnh Nam Định
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
Điện thoại: 0392.927.601
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành
Địa chỉ: Xóm Tây Thành - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh
Nam Định
Điện thoại: 0942.578.915
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Hiện nay giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục
quốc dân, là nền móng của quá trình giáo dục. Vì vậy giáo dục mầm non có tốt
thì sau này giáo dục các cấp mới phát triển toàn diện được. Giáo dục mầm non
hiện nay đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Đa số các trường
mầm non đều đạt chuẩn quốc gia và được xây dựng cơ sở vật chất khang trang.
Càng ngày tỷ lệ trẻ mầm non tới trường càng tăng. Bước khởi đầu khi trẻ bước
vào trường mầm non chính là nhóm trẻ. Nhóm trẻ là lớp trẻ nhỏ tuổi nhất trong
trường mầm non, trẻ còn rất non nớt và có những đặc điểm tâm sinh lý riêng
biệt so với tất cả các lứa tuổi khác trong trường mầm non: Trẻ lần đầu tiên đến
lớp, đến trường, lần đầu tiên xa gia đình để ở cả ngày với cô và các bạn mới, trẻ
đang quen ở nhà được mọi người trong gia đình chiều chuộng, trẻ chưa có thói
quen và nề nếp ăn ngủ, vệ sinh, tham gia hoạt động theo giờ giấc của trường,
của lớp.... Người giáo viên phải tâm huyết mới có thể tận tâm tận lực cho công
tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi này.
Hầu hết các bậc phụ huynh có con học ở nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi đều rất
thương con vì đây là thời gian mà các con bước đầu rời xa vòng tay cha mẹ,
đến với một môi trường mới với những người mà bé chưa từng gặp. Trẻ thì có
cảm giác không an toàn vì phải rời xa vòng tay âu yếm của gia đình. Là giáo
viên được phân công dạy nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi tại trường Mầm non xã
Nghĩa Thành, tôi rất yêu công việc của mình và quý mến trẻ như con của mình,
luôn yêu thương và chăm sóc các con hết mình. Các con lần đầu tiên đến
trường, lớp rất hay sợ và khóc vì ở lớp toàn là các bạn lạ và cô giáo cũng lạ.
Nên làm thế nào để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô và trẻ
thích đến lớp. Tôi đã thực hiện một số biện pháp để có thể giúp phụ huynh yên
lòng và để trẻ đến lớp mà không khóc chỉ trong thời gian ngắn đã hòa nhập
được môi trường mới và thích đến nhóm/lớp.
Đối với trẻ nhà trẻ, việc chăm sóc trẻ là chính, ngay từ những ngày đầu
2
đến trường phải là thật nhẹ nhàng, mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái,
học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp. Để giúp trẻ sớm
thích nghi với trường lớp đối với giáo viên là kỹ năng vô cùng quan trọng.
Là một giáo viên có kinh nghiệm, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề,
với mong muốn làm sao để trẻ thích đến nhóm/lớp, không khóc nhè khi tới
nhóm/lớp, vui vẻ khi vào lớp. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp
trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp”.
*Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích của đề tài: Nhằm giúp trẻ mới đi học không sợ sệt, không quấy
khóc và trẻ thích đến nhóm/lớp để các bậc phụ huynh yên tâm làm việc trong
những ngày con mình phải xa bố mẹ, ông bà. Tôi tìm ra các biện pháp giúp trẻ
đến nhóm nhóm/lớp mạnh dạn tự tin hơn.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi
thích đến lớp.
Phạm vi áp dụng: Nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi trong trường mầm non của
tôi năm học: 2019-2020
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng thực tiễn và tài liệu tâm lý học trẻ
em...
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Bậc học mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc
thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người. Trong bậc học mầm non thì lứa
tuổi nhà trẻ cần được quan tâm nhiều hơn cả: Việc tạo ham thích cho trẻ khi
đến nhóm/lớp là rất quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh có
tâm lý thoải mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hòa đồng nhanh với môi
trường tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm/lớp, cô giáo cũng
dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của từng trẻ và có biện pháp giáo
dục phù hợp. Để tạo ra một môi trường thoải mái, vui tươi, gần gũi, thân thiện
giúp trẻ ham thích đến nhóm/lớp, vì thế là một giáo viên có nhiều năm kinh
3
nghiệm trong nghề, yêu nghề, mến trẻ tôi đã rút ra một số biện pháp cần thiết
để chuẩn bị cho trẻ như:
- Cô giáo cần tạo sự gần gũi và thân thiện.
- Trang trí môi trường lớp đẹp, phù hợp với môi trường giáo dục và chủ
đề.
- Dựa vào các thói quen cũ của trẻ để rèn cho trẻ những nề nếp mới ở lớp.
- Cô giáo cần hết lòng yêu nghề, mến trẻ yêu trẻ như con.
- Tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.
- Cần chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, đồ chơi tự tạo đẹp, sáng
tạo phù hợp với lứa tuổi cho trẻ chơi.
- Giáo dục với hình thức lấy trẻ làm trung tâm.
- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị cho trẻ
đến nhóm/lớp.
Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi trước khi trẻ đến trường lớp các cô
phải chuẩn bị sẵn môi trường phù hợp với trẻ 18-24 tháng tuổi. Bố mẹ của trẻ
cũng phải tạo tâm lý cho trẻ là đến nhóm/lớp rất vui và có nhiều đồ chơi mới.
1.1. Mô tả thực trạng.
- Trường mầm non xã Nghĩa Thành có hai khu: Ngôi trường ở hai khu đều
có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, được đầu tư nhiều đồ
dùng, đồ chơi, các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ, được đầu tư tương đối đầy đủ.
- Năm học 2019 - 2020 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách nhóm/lớp nhà trẻ 18-24 tháng tuổi tại khu A. Nhóm/lớp do tôi phụ trách
có 2 cô giáo, đều đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên.
- Nhóm/lớp 18- 24 tháng tuổi tôi phụ trách có tổng là 17 trẻ.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã
gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.2. Điều kiện thuận lợi.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề,
4
ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ
tương đối đầy đủ.
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con.
Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo
dục trẻ.
1.3. Điều kiện khó khăn.
- Nhóm nhà trẻ thì tuyển sinh quanh năm nên cứ trẻ cũ mới quen và thích
đến lớp thì lại đón trẻ mới đi học.
- Trẻ nhà trẻ thì mọi sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần và nhận thức
tính theo tháng tuổi nên các con sinh đầu năm và cuối năm thì sẽ phát triển
khác nhau.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ
được đầu tư tương đối đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo
yêu cầu và điều kiện để chăm sóc và giáo dục trẻ và theo sự phát triển của trẻ.
- Một số phụ huynh làm nghề công nhân, tiểu thương, bận nhiều công việc
nên nhiều khi còn chưa quan tâm, chú trọng đến việc tới nhóm/lớp của trẻ. Sự
phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở, tìm ra một
số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi thích đến nhóm/lớp. Bước đầu đã
thu được những kết quả đáng khích lệ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả đối
với trẻ nhóm/lớp 18-24 tháng tuổi khu A tôi dạy :
2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Biện pháp 1: Cô giáo cần tạo sự gần gũi và thân thiện với trẻ.
Khi trẻ lần đầu đến lớp sẽ có rất nhiều cảm xúc đặc biệt vì đây là một môi
trường mới, các cô đều lạ và các bạn cũng lạ nên cô giáo phải tạo được sự gần
gũi và thân thiện với trẻ để trẻ dễ hòa nhập. Vì vậy bản thân tôi đã cố gắng
5
tạo sự gần gũi và thân thiện với tất cả trẻ.
*Cách thực hiện:
Khi đón trẻ vào nhóm/lớp tôi luôn đón trẻ nhẹ nhàng để trẻ thấy được cô
giáo yêu quý mình nên mới đón mình như mẹ đón mình ở nhà và trò chuyện
cởi mở ân cần với trẻ, khen ngợi trẻ để trẻ thấy vui vẻ vào lớp và có cảm giác
an toàn khi ở với cô và các bạn.
Cô đón trẻ, trò chuyện tươi cười cùng trẻ.
Luôn cố gắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp, luôn thu hút
trẻ vào những trò chơi vui nhộn, và cùng chơi với trẻ cho trẻ làm quen những
câu truyện, bài thơ, ca dao, bài hát quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ và tạo
điều kiện cho trẻ được kết bạn.
6
Trẻ hứng thú tham gia chơi đồ chơi
Luôn hướng dẫn và giúp đỡ trẻ ân cần trong mọi hoạt động ở lớp.
Giờ ngủ khi trẻ nào khó ngủ tôi ôm trẻ vào lòng vỗ về hát ru cho trẻ ngủ,
với trẻ không muốn ngủ tôi gọi trẻ tới nằm cạnh chỗ tôi ngồi rồi vỗ về và nói
chuyện nhẹ nhàng ân cần để trẻ yên tâm đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cô giáo bế và dỗ trẻ khó ngủ ở lớp.
7
Buổi đầu tiên đến lớp tôi tặng trẻ mỗi bạn một món đồ chơi tự tạo, chiều
về cho các con cầm một món đồ chơi được tặng do các cô tự làm để trẻ hứng
thú ngày mai đến lớp.
*Kết quả:
Trẻ lớp tôi rất yêu quý cô giáo coi cô giáo như người mẹ thứ hai, thích
được đến lớp để chơi trò chơi cùng cô và các bạn, chỉ trong thời gian ngắn trẻ
đã ngủ đúng giờ, thích nằm gần chỗ cô để ngủ.
2.2. Biện pháp 2: Trang trí môi trường lớp đẹp phù hợp với môi trường
giáo dục, chủ đề và thu hút sự chú ý của trẻ.
Môi trường nhóm lớp là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ.
Nhóm/lớp 18- 24 tháng tuổi khu A có không gian rộng rãi thoáng mát, có đầy
đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, các góc chơi đẹp, phong phú. Để thu hút được trẻ
cần có bàn tay của cô giáo.
*Cách thực hiện:
Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo để làm thêm nhiều góc chơi đẹp: Góc
thiên nhiên, góc vườn cổ tích, góc bé thông minh, góc bé vui múa hát, góc tài
năng nhí, góc xếp hình, góc vận động, góc mừng sinh nhật bé yêu, góc bế em.
Các góc tôi đều trang trí thật đẹp và ngộ nghĩnh, sáng tạo, hấp dẫn trưng bầy
nhiều đồ chơi.
Tôi luôn tạo môi trường đảm bảo, sạch sẽ, an toàn tuyệt đối cho trẻ, nhất
là trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi để tạo cảm giác an toàn, trẻ được yêu thương như
chính ở trong gia đình của mình.
Tạo môi trường trong và ngoài lớp học luôn lấy trẻ làm trung tâm, luôn
đặt trẻ làm trung tâm, trẻ được tìm tòi khám phá tất cả các đồ dùng, đồ chơi, cô
không gò ép trẻ, để trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, khám phá, khuyến khích trẻ
tích cực hoạt động, sáng tạo trong khi chơi.
8
Góc bé yêu văn học .
Cô và trẻ múa hát trong góc âm nhạc.
Bé chới với chai lọ cô sưu tầm
9
Bé hứng thú chơi trò chơi xâu hoa
Bé tham quan góc sinh nhật
Khi dắt trẻ vào lớp, tôi cùng trẻ dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ chơi,
đồ dùng, các góc tên là gì để trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời được hoặc không
thích trả lời, tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả lời.
Tôi trang trí nhóm/lớp theo từng chủ đề, cứ cuối chủ đề là tôi lại nghĩ ra
những cách trang trí mới mẻ và làm các đồ chơi mới phù hợp với chủ đề đó.
Trang trí lớp học theo chủ đề.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi ham thích đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_18_24_thang_tuoi_ham_thich_de.doc