SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. Ở lứa tuồi mầm non, trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh tự lứa tuổi này.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Mã SKKN:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng
lấy trẻ làm trung tâm
Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
NĂM HỌC 2015-2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA
Mã SKKN:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng
lấy trẻ làm trung tâm
Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Họ và tên : Huỳnh Thu Trang
NĂM HỌC 2015-2016
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
MỤC LỤC
STT
1
NỘI DUNG
MỤC LỤC
TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
3
3
4
5
5
5
2
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích đề tài
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
IV. Thời gian thực hiện
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng vấn đề
6
6
6
1. Thuận lợi và khó khăn
2. Thực trạng vấn đề
II. Một số hình thức tổ chức sáng tạo tạo hình cho trẻ 4-5
tuổi.
7
7
8
1. Hình thức 1: Tạo hình trên cơ thể
1.1. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá điều mới
lạ
1.1.1. Vẽ trên mặt (face painting)
1.1.2. Vẽ trên bàn tay(hand painting)
1.2. Thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và nhận
xét kết thúc hoạt động.
3
2. Hình thức 2: Tương tác với bàn ánh sáng
2.1. Trẻ làm quen vơí bàn ánh sáng
2.2. Sáng tạo trên bàn ánh sáng
10
3. Hình thức 3: Sự kỳ diệu của màu sắc
3.1. Bồi dưỡng kĩ năng phết keo, dán, cắt và kết hợp
màu sắc.
13
13
3.2. Phát triển khả năng sáng tạo độc lập về màu sắc
4. Hình thức 4: Nghệ thuật in bằng bọt xốp
4.1. Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ sáng tạo cho trẻ
4.2. Củng cố kỹ năng về sử dụng bút lông, màu nước, in
ấn.
14
15
Trang 1/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
5. Hình thức 5: Thổi màu
16
5.1. Tạo cho trẻ cơ hội quan sát các màu tương tác với
nhau và cung cấp kỹ năng thổi màu sáng tạo
5.2. Kết thúc mở
6. Chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú.
17
7. Giáo viên linh hoạt trong việc “đọc” sản phẩm của trẻ -
khuyến khích, gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc của mình khi tham
gia hoạt động và tự nhận xét bài của mình, của bạn.
20
21
8. Phối kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
2. Bài học kinh nghiệm
22
22
23
3. Những ý kiến đề xuất
Trang 2/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng
lấy trẻ làm trung tâm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn
diện đối với trẻ nhỏ. Ở lứa tuồi mầm non, trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong
sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp. Do vậy, năng khiếu nghệ
thuật cũng thường được nảy sinh tự lứa tuổi này.
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt
động nghệ thuật được trẻ ưa thích, là một phương tiện giáo dục phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ em nói chung, và là một phương tiện giáo dục phát triển
thẩm mỹ có hiệu quả nói riêng.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ
mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những
gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh
mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực.
Đây là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ
lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình
thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong
xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
Trẻ nhỏ làm quen và tìm kiếm các phương tiện truyền cảm rất sớm, ngay từ
thời kỳ tiền tạo hình. Khi đứa trẻ chưa có điều kiện sử dụng bút, giấy, màu... trước
mắt trẻ mở ra một thế giới những cấu trúc đồ họa, những màu sắc, ánh sáng - ở đó
các đường nét và màu sắc hòa quyện với nhau tạo ra những phối hợp rất đa dạng,
hấp dẫn gây cho trẻ những cảm xúc, tình cảm phong phú, kích thích và làm thỏa
mãn các nhu cầu khám phá, tìm kiếm thế giới đang không ngừng nảy sinh ở trẻ.
Trang 3/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Hoạt động tạo hình với trẻ 5-6 tuổi giữ một vai trò quan trọng:
- Với sự phát triển trí tuệ nhận thức: Giúp trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên
cứu các đối tượng miêu tả để có được sự hiểu biết; tiếp thu, mở rộng và hệ thống
hóa các chuẩn về hình, màu, kích thước, tỉ lệ, nhờ đó mà trẻ tích lũy được một
lượng lớn các thông tin, hình ảnh cùng những hiểu biết vè các sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống xung quanh. Đặc biệt qua việc đánh giá biểu tượng miêu tả và
sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát huy vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm
và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội: Giúp trẻ có
nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ - đạo đức trong xã hội, trải
nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kĩ năng xã hội và
đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng
được miêu tả. Ngoài ra đây còn là một môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý
thức lao động.
- Với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ: Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú, đa
dạng của các đối tượng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những
rung động, những cảm xúc thẩm mĩ. Hoạt động tạo hình thể còn làm nảy sinh và
nuôi dưỡng ở trẻ những hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng
tạo nghệ thuật.
- Với sự phát triển thể chất của trẻ: Hoạt động tạo hình dường như không có
tác động trực tiếp tới sự phát triển thể lực của trẻ. Tuy nhiên, khi xem xét người ta
thấy ảnh hưởng của nó tới sức khỏe tinh thần và phát triển về thể chất của trẻ là
rất to lớn. Có thể coi hoạt động này như “món ăn tinh thần”, như một loại
“vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý ở trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở trường mầm non hiện nay tranh vẽ của trẻ nhỏ dường như là một câu chuyện. Khi
kể “câu chuyện” ấy, cũng như kể chuyện bằng lời nói, trẻ thường vẽ bắt đầu từ một chi
tiết nào đó, sau đó mới thêm dần các chi tiết mới. Đôi khi trẻ liên kết vào bức tranh tới vài
hành động, vài sự kiện xảy ra với cùng một nhân vật (nhân vật đó được vẽ nhiều lần, ở
nhiều vị trí, tư thế trong bức tranh) và kết quả là tạo nêu một bố cục chưa đẹp. Khi vẽ
tranh trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết làm cách nào cho
chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ còn
chưa mạch lạc. Chú tâm vào thể hiện các nội dung, các ý tưởng, nhưng khi vẽ xong từng
chi tiết trẻ hầu như không xem xét lại, không quan tâm tới chúng nữa và không biết sửa
sang, tô vẽ lại.
Trang 4/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Trong hoạt động tạo hình, trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các họa
tiết còn đơn giản như: bông hoa, cái cây, ông mặt trời… nhưng mang lại cho trẻ
những cảm xúc tạo hình thực sự. Tuy nhiên với những trẻ chưa làm được, không
hứng thú thì kết thúc hoạt động của mình một cách nhanh chóng mà chưa đạt
được mục đích đề ra của giáo viên dù cho cũng vẫn cảm thấy hài lòng với sản
phẩm đó.
Ở trường mầm non hiện nay hoạt động tạo hình vẫn diễn ra theo hai hình
thức chính là trong tiết học và ngoài tiết học nhưng chưa có yếu sáng tạo, các
hình thức cho trẻ hoạt động trong hoạt động tạo hình thường lặp đi lặp lại dẫn
đến việc trẻ chưa phát huy tính tích cực trong hoạt động này.
Từ đó tôi nhận ra rằng: nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập
cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nói chung, tổ chức các
hoạt động học nói riêng nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào hoạt
động thì hiệu quả không cao.
Là một giáo viên hàng ngày bên trẻ, chăm sóc và giảng dạy các cháu, tôi xác
định được nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn
hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ, nặn, xé cắt dán theo những ®Ò
tµi nhÊt ®Þnh cña cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Vì vậy tôi
đã chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Nhằm tìm ra “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”để triển khai
nhiều hình thức, nhiều đề tài sáng tạo giúp trẻ say mê, hứng thú, tích cực hoạt động
và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác tại Hà Nội.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Do thời gian không cho phép tôi chỉ nghiên cứu về “Một số biện pháp đổi
mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non nơi tôi công tác tại Hà Nội,
trong năm học 2016-2017
Trang 5/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi và khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất : Lớp học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy
học hiện đại.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và các chị em đồng nghiệp
nên việc dạy và tổ chức các hoạt động sang tạo cho các con thuận tiện hơn.
Ngoài ra,Nhà trường còn thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi
dưỡng cho giáo viên về chuyên môn.
- Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên đưa đón
con em mình đến lớp và trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng
tiếp thu bài của các cháu, cùng kết hợp với nhà trường giúp các cô có phương
pháp giáo dục các cháu tốt hơn.
1.2. Khó khăn
- Vì môn học tạo hình là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nên không chỉ
cần đến chuyên môn, giáo viên còn cần đến năng khiếu mới có thể dạy các con
một cách tốt nhất.
- Không phải trẻ nào khi được chỉ dạy cũng có thể hiện thực hóa đươc những
ý tưởng của mình thành 1 sản phẩm đẹp, có thẩm mĩ như giáo viên mong muốn.
- Phụ huynh tuy có quan tâm tới việc học tạo hình của trẻ nhưng đa số phụ
huynh chưa biết hướng dẫn, tăng cường bồi dưỡng cho trẻ khả năng thể hiện bài
và phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.
2. Khảo sát thực trạng:
Khảo sát thực trạng ở 54 trẻ trong lớp học đầu năm học 2016-2017:
- Khảo sát - phân loại kĩ năng vẽ của trẻ:
Kết quả
Nội dung khảo sát
Ghi chú
Số trẻ
Tỉ lệ (%)
Kĩ năng thể hiện đường nét,
Có vài trẻ yếu
kém
20/54
37%
hình dạng.
Kĩ năng thể hiện màu
Có vài trẻ yếu
kém
26/54
15/54
48%
28%
sắc.
tranh
Kĩ năng xây dựng bố cục
Có vài trẻ yếu
kém
Trang 6/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
- Khảo sát nội dung khác:
Kết quả
Nội dung khảo sát
Ghi chú
Số trẻ
Tỉ lệ (%)
Khả năng tập trung chú ý
khi tham gia hoạt động
Có vài trẻ yếu
kém
35/54
65%
Khả năng nhận xét và tự
nhận xét sản phẩm
Có vài trẻ yếu
kém
12/54
23%
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC SÁNG TẠO TẠO HÌNH CHO TRẺ
5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1. Hình thức thứ nhất: Tạo hình trên cơ thể
1.1. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm khám phá điều mới lạ và kỳ diệu từ cơ
thể và thỏa sức sáng tạo.
Nghệ thuật vẽ tranh trên cơ thể hay còn được gọi là Body painting đang là
một loại hình nghệ thuật rất mới mẻ. Trẻ em đều rất thích vẽ và cũng thích được
vẽ lên mặt và nhìn người khác vẽ.
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non thường lặp đi lặp lại trong các
hoạt động như thể loại vẽ, tô màu, xé cắt dán, nặn... Những hoạt động này
thường được thay đổi lặp lại trong chương trình học của trẻ ở trường nên trẻ
chưa thực sự phát huy được hết khả năng sáng tạo cũng như sự yêu thích tìm
tói, khám phá điều mới lạ.
Đối với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) kỹ năng cầm bút lông vẽ của trẻ
tương đối tốt nên tôi đã đưa vào 2 hình thức vẽ: Vẽ trên khuôn mặt( Face
painting), vẽ trên bàn tay(Hand painting). Hình thức này hoàn toàn mới lạ với
trẻ mà ở chương trình học chưa áp dụng, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo niềm đam
mê tạo hình của mình thông qua hoạt động vẽ. Điều đặc biệt là hình thức này sử
dụng vật liệu vẽ lại không hề xa lạ là chính từ đôi bàn tay, từ khuôn mặt của trẻ,
những bộ phận cơ thể mình. Và trên hết chắc chắn 100% trẻ sẽ vô cùng thích thú
với hoạt động này.
Một yếu tố nữa rất quan trọng mà các bậc phu huynh cũng như giáo viên
quan tâm là sử dụng màu vẽ. Tôi sử dụng các màu vẽ nghệ thuật dành riêng cho
cơ thể, màu ở cấp mỹ phẩm và được chứng nhận an toàn cho da, dễ rửa sạch.
Các màu vẽ đều không có độc tố, không gây dị ứng da, đáp ứng được các tiêu
chuẩn của Mỹ và EU cho mỹ phẩm, dễ dàng có thể lau sạch bằng khăn ướt hoặc
Trang 7/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
nước. Do đó, phụ huynh và giáo viên có thể hoàn toàn yên tâm cho làn da của
trẻ khi được vẽ.
1.1.1.Vẽ trên mặt (face painting)
Trang 8/24
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
1.1.2. Vẽ trên tay ( hand paiting)
Trang 9/24
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ta.doc