SKKN Khơi nguồn cảm hứng đối với môn địa lí ở học sinh THCS

Cha ông ta có câu: “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Câu nói ấy đến ngày nay dường như vẫn còn nguyên giá trị, cho dù sự phát triển kinh tế có làm thay đổi ít hay nhiều suy nghĩ ở một bộ phận người học trò.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP BẮC GIANG  
TRƯỜNG THCS SONG MAI  
SÁNG KIẾN  
KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI  
MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
Người thực hiện: Phùng Thị Thu Phương  
Lĩnh vực: Giáo dục Đào tạo  
Song Mai, ngày 20 tháng 4 năm 2019  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
MỤC LỤC  
Trang  
NỘI DUNG  
1
1
1
Phần 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
1. Cơ sở thực tiễn  
2. Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến  
3. Những mâu thuẫn cần giải quyết  
2
3
2
Phần 2. NỘI DUNG  
1. Cơ sở luận của sáng kiến  
2. Thực trạng  
2.1. Thuận lợi  
2.2. Khó khăn  
3. Các giải pháp  
3
3
4
7
3.1. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học  
3.2. Sử dụng kênh hình trong SGK  
3.3. Vận dụng kiến thức liên môn  
3.4. Sử dụng giáo án điện tử  
7
8
8
10  
11  
12  
12  
13  
3.5. Hội giảng, sinh hoạt chuyên môn  
3.6. Tạo kịch tính trong giờ học  
3.7. Tạo không khí lớp học  
3.8. Đối với phhuynh và học sinh.  
4. Hiệu quả SKKN  
13  
15  
Phần 3. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT  
1. Kết luận  
15  
16  
17  
2. Kiến nghị  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
SÁNG KIẾN : KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở  
HỌC SINH THCS  
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
1. Cơ sở thực tiễn:  
- Cha ông ta có câu: “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy,  
nửa chữ cũng thầy). Câu nói ấy đến ngày nay dường như vẫn còn nguyên  
giá trị, cho dù sự phát triển kinh tế có làm thay đổi ít hay nhiều suy nghĩ ở  
một bộ phận người học trò.  
- Ngày nay khi đất nước ngày càng đổi mới, Đảng và nhà nước ta ngày  
càng quan tâm hơn đến sự nghiệp trồng người, luôn coi đây một nhiệm vụ  
vô cùng quan trọng “ Giáo dục quốc sách hàng đầu”. Cũng như cố thủ  
tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Nghề dạy học nghề cao quý nhất  
trong các nghề cao quý”  
- Điều khiến tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ đó là: Với xu thế phát triển của  
hội hiện nay thì dường như học sinh không láy làm mặn mà, hứng thú với  
môn học mang tính xã hội và môn Địa cũng không phải một ngoại lệ.  
Không chỉ ở học sinh mà phụ huynh học sinh cũng cho rằng không cần thiết  
phải học môn Địa lí ( điều này càng thể hiện rất rõ khi các giáo viên Địa rất  
khó chọn được học sinh tham gia các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi môn  
Địa lí...). Hơn thế nữa một số giáo viên cũng tự xem đây bộ môn PHỤ do  
vậy sự hào hứng khi tiếp cận môn Địa ở học sinh còn mờ nhạt. Thực tiễn về  
tình hình học tập môn Địa của học sinh trường THCS Song Mai cũng không  
phải ngoại lệ  
2/ Ý nghĩa và tác dụng:  
- A. Cômenxki ( 1592-1670) đã viết: “Giáo dục mục đich đánh thức  
năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra  
phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều và tích cực  
hơn.  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 1  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
- Ở Việt Nam từ cuối thập kỉ 80 bắt đầu xuất hiện những ý tưởng đề cao  
vai trò lợi ích của người học để người học tự phát triển, hoặc sử dụng các  
phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phát huy được tinh thần  
chủ động lĩnh hội tri thức, tích cự sáng tạo.  
- Đến nay ngành Giáo dục vẫn không ngừng nghiên cứu, tìm ra những  
phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của học sinh,  
nhằm đào tạo ra những thế hệ mới cho đất nước, những chủ nhân tương lai có  
đủ ĐỨC - TRÍ- THỂ - có thê gánh vác giang sơn đưa đất nước sánh vai  
cùng các cường quốc trên thế giới.  
- Do vậy việc phát huy tích tích cực chủ động của học sinh trong các  
môn học là vô cùng cần thiết đặc biệt với môn Địa lí thì hơn bao giờ hết  
học sinh phải thực sự hứng thú mới đem lại kết quả tốt nhất.  
3/ Những mâu thuẫn cần giải quyết  
- Từ việc nghiên cứu luận xuất phát từ thực tiễn của trường THCS  
Song Mai tôi nhận thấy rằng cần phải giải quyết tốt một số mâu thuẫn còn tồn  
tại mà quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra của bộ môn  
với thực tế trình độ nhận thức của học sinh. Điều mấu chốt ở đây học sinh  
chưa thực sự hứng thú với môn học, chưa đánh giá đúng vai trò tầm quan  
trọng của bmôn Địa lí.  
- Vậy phải làm gì để học sinh không quay lưng với môn học của mình,  
làm thế nào để học sinh vui khi cô giáo đến lớp thì cần phải sự cố gắng thật  
nhiều của mỗi giáo viên.  
- Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi muốn nói lên những khó khăn  
trong quá trình giảng dạy, cũng từ đó tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp  
học sinh có được hứng thú hơn với môn Địa lý. Hi vọng đó sẽ là tài liệu tham  
khảo cho nhiều giáo viên đã đang giảng dạy Địa như tôi.  
II/ PHẦN NỘI DUNG:  
1/ Cơ sở luận:  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 2  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
- Tâm lí học đại cương của nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh,  
Trần Trọng Thủy cho rằng khi ta có những hứng thú về một các gì đó thì cái  
đó bao giờ cũng dược ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của đối với cuộc sống của  
ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt với nó. Vì vậy hứng thú lôi  
cuốn hướng dẫn chúng ta tiếp cận đối tượng tạo nên tâm lí đi sâu tìm hiểu  
đối tượng. Do vậy hứng thú học tập thể hiểu sự tổng hợp cảm xúc, tình  
yêu và niềm đam mê tìm hiểu nghiên cứu tri thức môn học một cách chủ  
động, sáng tạo và tích cực của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động  
của giáo viên.  
- Nguồn cảm hứng đối với môn học sẽ động lực quan trọng để học  
sinh vươn lên chiếm lĩnh kiến thức ở nhiểu mức độ khác nhau. Nếu trong quá  
trình học tập học sinh không có hứng thú học tập với một môn học nào thì  
chắc chắn kết quả học tập của môn đó sẽ không cao.  
- Như chúng ta đã biết, địa lí là một môn học có tính tổng hợp. Đối  
tượng nghiên cứu của nó là tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tồn tại khách quan  
trong thế giới khách quan và tổng hợp thể sản xuất, trong đó các yếu tố thành  
phần gắn chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập địa học sinh luôn  
phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong quá trình phát  
triển biến đổi không ngừng của chúng. Những kiến thức đó góp phần cho  
học sinh thế giới quan duy vật biện chứng sẽ dần hình thành tình yêu dối  
với môn học  
2/ Thực trạng:  
2.1 Thuận lợi:  
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là Ban giám hiệu  
trường rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy học  
- Hiện tại trường THCS Song Mai có 17 /17 phòng học được trang bị tivi  
thông minh, loa và phương tiện trợ giảng( micrô, tai nghe...), một phòng học  
thông minh với các thiết bị hiện đại.  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 3  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
- Ngoài ra môn địa lí còn được cấp nhiều phương tiện dạy học khác. Đặc  
biệt là: Tranh, ảnh, bản đồ, mô hình...  
- Đa số các em học sinh đều ngoan, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt.  
2.2/ Khó khăn:  
- Một số phụ huynh và học sinh còn cho rằng môn địa lí là môn phụ nên  
định hướng cho con em mình tập trung vào những môn như: Toán, lí, hóa,  
tiếng anh...để sau này có nhiều hội tìm việc làm hơn nên chưa quan tâm  
đúng mức đến việc học bộ môn này.  
- Tài liệu tham khảo để giảng dạy và ôn luyện cho học sinh tham gia các  
kì thi còn thiếu thốn. Kĩ thuật cắt, chỉnh, sửa phim ảnh ứng dụng các phần  
mềm dạy học trên máy tính của giáo viên chưa cao.  
- Học sinh của trường nhiều em nhận thức chậm, chưa chăm học. Nhiều  
học sinh vẫn giữ thói quen học thuộc lòng ghi nhớ máy móc không có hệ  
thống, học để đối phó...uy  
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy trong nhiều năm  
qua chất lượng học tập của một số môn học tương đối thấp, trong đó có môn  
địa lí.  
- Năm học 2018 - 2019 môn địa lớp 6A, 6B, 8C, 8D do tôi đảm nhiệm  
kết quả khảo sát đầu năm học nsau:  
Yếu,  
Lớp  
TS  
Giỏi  
%
Khá  
%
Tb  
%
%
Kém  
6A  
6B  
8C  
8D  
33  
31  
39  
34  
1
4
3.03  
12.9  
25.6  
5.9  
9
27.3  
32.2  
38.5  
32.3  
19  
14  
14  
17  
57.6  
45.2  
35.9  
50  
4
3
0
4
12.1  
9.7  
0
10  
15  
11  
10  
2
11.7  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 4  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
Kết quả lấy ý kiến học sinh về môn học địa cuối học kì I: 2018 - 2019  
Bình  
Lớp  
TS  
Thích  
%
%
Ghét  
%
thường  
19  
6A  
6B  
8C  
8D  
33  
31  
39  
34  
10  
14  
25  
13  
30.3  
45.2  
64.1  
38.2  
57.6  
45.1  
35.8  
50  
4
3
0
4
12.1  
9.7  
0
14  
14  
17  
11.7  
Kết quả không cao như sự mong đợi, vọng của tôi. Từ thực tế trên  
tôi đã suy nghĩ và tìm thấy những nguyên nhân dẫn đến kết quả như vậy là vì:  
2.2.1 Thứ nhất: Môn địa lí là một môn học khó, được kết hợp từ cả kiến  
thức tự nhiên và kiến thức hội. nhiều khái niệm khó và trừu tượng.  
Trong khi đó một tiết học chỉ có 45 phút quá ít so với nội dung bài học:  
dụ: Trong chương trình địa lớp 6 bài 7 “Sự vận động tự quay quanh  
trục của Trái Đất và các hệ quả” trong thời gian 45 phút giáo viên phải l;àm  
sáng tỏ các nội dung khái niệm như:  
+ Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.  
+ Thời gian tự quay quanh trục của Trái Đất.  
+ Các khu vực giờ trên Trái Đất.  
+ Khái niệm giò GMT( giờ gốc).  
+ Cách tính giờ ở các khu cực trên Trái Đất.  
+ Vì sao giờ phía Đông của khu vực giờ GMT lại đến sớm hơn giờ  
phía Tây của khu vực giờ GMT.  
+ Vì sao kinh tuyến 1800 là kinh tuyến đổi ngày.  
+ Hệ quả ngày và đêm.  
+ Hệ quả sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên Trái Đất.  
Như vậy trong bài này có 9 khái niệm giáo viên phải làm sáng tỏ  
trong khi đó học sinh lớp 6 còn rất mơ hồ thậm chí chưa từng nghe qua về  
những khái niệm nêu trên. Nội dung bài học đòi hỏi học sinh phải tiếp nhận  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 5  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn hết thảy đều là  
những khái niệm rất trừu tượng. vậy để di hết nội dung giáo viên buộc phải  
lao động hết mình, thao tác nhanh chóng, vận dụng nhiều kĩ năng linh hoạt  
cho một tiết dạy để hướng dẫn học sinh nắm được hết nội dung của bài mà  
không chắc rằng học sinh của mình có thực sự hiểu bài hay không (đặc biệt ở  
những lớp lực học của học sinh ở mức độ yếu, nhận thức chậm). Chính điều  
này đã làm tăng sự chán học của học sinh, tạo cho học sinh áp lực đối với  
môn học.  
2.2.2 Thứ hai: Với tâm lý coi môn địa lí là môn phụ nên nhiều học sinh  
chưa thực sự chăm chỉ, nghiên cứu bài trước khi đến lớp, về nhà không chịu  
khó làm bài tập. Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các em tôi thấy một số  
học sinh không có sách giáo khoa thậm chí còn không có vở ghi riêng của  
môn địa lí. Nhiều học sinh được gọi lên bảng nhiều lần để trả lời câu hỏi vấn  
đáp nhưng đều không thể lấy được điểm 5 (điểm trung bình)  
2.2.3 Thứ ba: Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, việc trau dồi kiến  
thức thường xuyên và đổi mới phương pháp dạy học một việc nên làm.  
Nhưng trong trong thực tế khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích  
cực vẫn còn thiếu thực tế mang tính hình thức rập khuôn, máy móc, cứng  
nhắc, ít sáng tạo.  
2.2.4 Thứ tư: Chúng ta đều biết bản thân môn địa lí là một môn học khô  
cứng đơn điệu, trừu tượng ít gây cảm xúc, ít đi vào lòng người, ít tạo nên  
tiếng cười trong giờ học. Đó cũng một lí do khiến cho học sinh ít mặn mà,  
đam mê theo học môn địa lí.  
2.2.5 Thứ năm: Phụ huynh học sinh có phần ít quan tâm đầu tư cho con  
em mình học những môn khoa học hội. Khi được giáo viên thông báo kết  
quả của con em mình về môn địa nếu điểm thấp thì cũng chỉ lướt qua  
cho xong./ Còn học sinh thì luôn coi đây là môn học phụ, (trước đây học  
nhưng không thi tốt nghiệp) nên luôn hy vọng vào sự chiếu cố của thầy cô vì  
thế các em thường ít quan tâm, chú ý đến môn học. Trong khi như trong phần  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 6  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
đầu tôi đã nói: Môn địa lí là một môn học khó, nó kết hợp kiến thức của nhiều  
môn học như toán học, văn học, sinh học, lịch sử, GDCD,...Trong khi thời  
gian dành cho giáo viên trình bày nội dung, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri  
thức mới chỉ có 45 phút là quá ngắn, không có tiết luyện tập (một tuần chỉ có  
từ 1 đến 2 tiết dạy nội dung mới hay thực hành). Vì vậy nếu không sắp xếp  
thời gian học tập hợp lí thì chắc chắn học sinh không hiểu bài và dẫn đến chán  
học.  
3/ Giải pháp:  
- Từ những thực trạng nêu trên cùng với kết quả không như mong đợi  
của học sinh tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới, khả thi hơn, hiệu quả  
hơn. thể nói đây những kinh nghiệm trong quá trình dạy học của tôi.  
- Trước hết tôi nghĩ rằng: Dù có áp dụng những phương pháp giảng dạy  
mới tiến bộ, ưu việt tới đâu thì cũng phải sử dụng một cách linh hoạt, không  
máy móc. Phải tùy thuộc vào nhận thức của từng đối tượng học sinh, từng bài  
học thì mới mang lại kết như mong đợi.  
Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:  
3.1/ Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:  
- Đối với việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực  
không nhất thiết phải thực hiện rập khuôn, cứng nhắc theo lí thuyết đã học.  
Nên dựa vào tình hình thực tế địa phương, từng đối tượng học sinh để áp  
dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp:  
dụ: Đối với những bài học nhiều nội dung, nhiều khái niệm giáo  
viên không nên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm. Chỉ nên hướng dẫn  
học sinh nhận biết qua các mô hình, đồ dùng trực quan, tranh ảnh, hệ thống  
kênh chữ, kênh hình từ đó rút ra kết luận về khái niệm đã học.  
- Hoặc khi áp dụng phương pháp mới như phương pháp thảo luận nhóm  
thì giáo viên cần chú ý đối tượng học sinh (lớp lực học khá với lớp trung  
bình hoặc yếu kém) sẽ khả năng tiếp nhận thông tin kiến thức chênh lệch  
nhau lớn. vậy thông thường ngay sau khi thảo luận một nội dung học sinh  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 7  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
khá giỏi hiểu bài rất nhanh, học sinh yếu kém thì lại không biết khiến cho  
những học sinh này cảm thấy chán nản, không thích học. Do vậy hoạt động  
nhóm có thể đưa về nhóm cặp, hai học sinh ngồi cạnh nhau, trao đổi thông tin  
cho nhau. Còn giáo viên thì nên linh hoạt chọn cặp nhóm trả lời thông tin kiến  
thức. Giáo viên cần thông qua cặp nhóm này để các cặp nhóm khác chưa nắm  
dược thông tin kiến thức phải chú ý lắng nghe vì có thể giáo viên sẽ gọi đến  
tên mình. Với cách làm này có thể huy động tối đa số lượng học sinh tham gia  
đồng thời thể giải giải quyết những vẫn đề khó phát sinh trong quá trình  
học tập của học sinh, giúp các em tháo gỡ, từ đó khiến học sinh thấy rằng địa  
cũng không phải một môn học quá khó, hoặc khó tiếp thu.  
3.2/ Khi áp dụng hệ thống kênh hình SGK để giảng dạy, giáo viên cần  
linh hoạt không nên rập khuôn cứng nhắc.  
dụ: Sách địa lớp 6: Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của Trái  
Đất và các hệ quả” trong đó có hình 22 là mô hình của Trái Đất mũi tên vẽ  
sự lệch hướng của vật chuyển động:  
Nếu giáo viên dùng hình này để minh họa thì học sinh sẽ rất khó hiểu  
đay là hình ảnh tĩnh nên vừa khó nhìn và vừa trừu tượng. Nếu không dùng  
hình 22 để giới thiệu mag giáo viên dùng quả địa cầu phấn vạch mũi tên  
vật chuyển động trên quả địa cầu  
Cụ thể: Vật chuyển động từ cực về xích đạo, cùng lúc giáo viên dùng  
tay đẩy quả địa cầu chuyển động quanh trục, ta sẽ thấy đồng thời vật chuyển  
động nhưng Trái Đất cũng tự quay nên vật chuyển động sẽ lệch hướng. Giáo  
viên dùng phấn làm dấu. Yêu cầu học sinh nhìn theo hướng chuyển động sẽ  
dễ dàng nhìn thấy vật chuyển động lệch phải hay lệch trái.  
3.3/ Vận dụng kiến thức liên môn:  
- Khi dạy địa lí ai cũng cho rằng đây là môn học khô khan, cứng nhắc,  
đơn điệu, ít đi vào lòng người. vậy theo tôi khi dạy ta nên đưa kiến thức  
văn học, lịch sử âm nhạc... Vào nội dung bài học, theo tôi như vậy thể làm  
cho bài dạy nhẹ nhàng, sống động, đi vào lòng người hơn  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 8  
SÁNG KIẾN: KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA Ở HỌC SINH THCS  
dụ: Ở chương trình địa lớp 6 trong bài “ Thời tiết, khí hậu nhiệt  
độ không khí” có nội dung về khí hậu học sinh phải hiểu được: Khí hậu sự  
lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong một thời gian dài và trở thành quy  
luật. Với phần kiến thức này nói lý thuyết thế nhưng để chứng minh cho  
học sinh về sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết sẽ tương đối khó. Vì vậy  
giáo viên có thể áp dụng bằng cách:  
Đầu tiên giáo viên hỏi: Mùa đông năm nay ở miền Bắc kiểu thời tiết  
như thế nào? Học sinh trả lời: Trời lạnh, nhiệt độ thấp, có gió mùa đông bắc,  
mưa phùn Giáo viên chốt kiến thức. Sau đó tiếp tục gợi ý gây sự chú ý  
của học sinh. Các em có biết bài thơ Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu viết về  
người mẹ miền bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đoạn  
viết;  
Bầm ơi có rét không bầm  
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn  
Bầm ra ruộng cấy bầm run...”  
Theo các em: Người mẹ tác giả nhắc đến trong bài thơ, “Bầm”(mẹ) ra  
ruộng cấy vào mùa nào? Học sinh sẽ nhận biết ngay đó là vào mùa đông vì có  
trời lạnh, mưa phùn, gió bấc( gió Đông bắc)  
Giáo viên kết luận: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp mùa đông  
miền Bắc cũng kiểu thời tiết nhiệt độ thấp, mưa phùn, gió Đông Bắc. Cho  
đến năm nay mùa đông của miền Bắc cũng kiểu thời tiết trời lạnh, mưa  
phùn, có gió Đông Bắc. Điều này khẳng định cứ mùa đông thì có kiểu thời  
tiết như thế. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần trở hành quy luật của kiểu thời tiết gọi  
là khí hậu.  
- Hay một dụ khác để giải thích câu ca dao:  
Chuồn Chuồn bay thấp thì mưa  
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”  
góc độ địa lí nói đơn giản là: Chuồn Chuồn là loài con trùng cánh  
mỏng. Khi trời nắng không khí khô nên thân và cánh Chuồn Chuồn rất nhẹ,  
Trường THCS Song Mai Năm học: 2018-2019 GV: Phùng Thị Thu Phương  
Trang 9  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang minhvan 06/10/2024 480
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi nguồn cảm hứng đối với môn địa lí ở học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_khoi_nguon_cam_hung_doi_voi_mon_dia_li_o_hoc_sinh_thcs.doc