SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Để giúp các em vũng tin với hành trang bước vào đời, ngoài việc trang bị vốn tri thức phong phú cần thiết, việc giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho các em cũng được đặc biệt chú trọng.
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cơ sở thực tiễn và lý luận:  
Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Để giúp các em vũng  
tin với hành trang bước vào đời, ngoài việc trang bị vốn tri thức phong phú cần  
thiết, việc giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho các em cũng được đặc  
biệt chú trọng.  
Trong thực tiễn hội hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh các  
trường phổ thông nói chung và trường Trung học cơ sở nói riêng rất được quan  
tâm. Giáo dục đối với học sinh trở thành yếu tố quyết định trong việc hình thành  
nhân cách của trẻ.  
Những tri thức về đạo đức như lòng yêu thương con người, khoan dung,  
lễ độ, trung thực, giản dị, lòng biết ơn, biết hối hận, khiêm tốn, đoàn kết, học  
giỏi và giúp đỡ bạn bè, tất cả những khái niệm đó các em được học ở trong  
chương trình giáo dục công dân. Nhưng các tri thức đó được vận dụng vào  
thực tiễn ở trường, ở lớp, ở gia đình và xã hội hay không và vận dụng như thế  
nào là điều quan trọng.  
Với phương châm giáo dục: học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn  
liền với thực tiễn, nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội.  
Tôi nhận thấy ngoài việc truyền thụ tri thức giáo dục đạo đức cho học sinh  
còn cho các em tham gia phong trào thi đua theo chủ điểm của nhà trường và  
lớp, tham dự các giờ sinh hoạt theo nội dung đổi mới, hoặc các buổi hội thảo,  
sinh hoạt chuyên đề. Thông qua các hoạt động đó, học sinh củng cố, bổ sung  
những kiến thức đã học ở trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen  
với những lĩnh vực khác nhau ở đời sống hội, giúp các em có cơ hội liên hệ  
kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. Cũng qua đó, các em được làm quen và  
luyện tập các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh THCS như: kỹ năng giao  
tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng hợp tác… Từ đó, định hướng đúng đắn về tư  
tưởng đạo đức, biết phân biệt đúng sai trước các hiện tượng hội.  
Học sinh ở độ tuổi 13, 14 các em rất nhạy bén và hiếu động. Các em có  
rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Các em học điều tốt rất nhanh và nhiễm cái  
xấu cũng rất nhanh. Ở lứa tuổi này, nếu được sự chăm sóc chu đáo, ân cần của  
nhà trường và gia đình, được sinh hoạt trong một tập thể lớp tốt thì giúp các em  
hình thành những tư tưởng đạo đức tốt đẹp. Nhưng các em cũng rất dễ mắc lỗi  
2/22  
 
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
sai khi gặp các tác động xấu, những thái độ thái quá, khắt khe, thô bạo của người  
lớn, sự xa lánh của bạn bè, thiếu sự quan tâm của tập thể.  
Trong mọi hoạt động, các em luôn muốn được làm chủ, muốn tập làm  
người lớn, muốn khẳng định mình nhưng lại thiếu lòng tự tin, nhút nhát, khả  
năng giao tiếp yếu.  
Để hiểu và giáo dục được các em, giáo viên chúng ta cần tạo điều kiện  
cho học sinh bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ năng lực của bản thân, bằng  
cách thu hút các em vào những hoạt động tập thể khác nhau phợp với lứa tuổi  
mục đích giáo dục.  
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, mục đích giáo dục hướng dẫn công tác  
giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể của Sở giáo dục đào tạo, cùng với kinh  
nghiệm chủ nhiệm cua bản thân, 3 năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 –  
2015, tôi đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu, rút kinh nghiệm, linh hoạt áp dụng biện  
pháp giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động  
giáo dục ngoài giờ lên lớp dưới nhiều hình thức khác nhau và đã đạt kết quả tốt.  
thế, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống  
cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.  
Qua đây tôi cũng muốn đưa ra vấn đề này cùng trao đổi với các bạn đồng  
nghiệp.  
3/22  
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng nội dung giáo  
dục tư tưởng đạo đức kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo  
dục ngoài giờ lên lớp.  
Việc đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào chương trình giáo dục  
của nhà trường giúp giáo viên định hướng đúng phương pháp giáo dục đạo đức  
cho học sinh và là cơ hội để các em học sinh được rèn luyện theo các yêu cầu  
giáo dục.  
Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thành công, thật sự bổ ích và  
mang tính giáo dục cao cho học sinh, thì GVCN cần kết hợp những phương  
pháp khác nhau, giúp học sinh từ chỗ tập làm quen với những cách tổ chức mới  
đến việc tự mình có thể tham gia tổ chức điều khiển hoạt động, nhằm hình  
thành và phát triển năng lực tự quản của các em. Đồng thời cần bồi dưỡng đội  
ngũ cán bộ lớp thực sự gương mẫu, làm việc khoa học, có trách nhiệm, tự tin,  
bạo dạn.  
Trong quá trình hoạt động, giáo viên luôn có mặt để giúp các em giải  
quyết những tình huống bất chợt nảy sinh và điều chỉnh được hoạt động đó.  
Không giao hoàn toàn cho các em tự thực hiện hoạt động, mà giáo viên cần là  
người cố vấn, trợ thủ tích cực cho các em.  
2. GVCN cùng tập thể học sinh thống nhất phương pháp tổ chức hoạt  
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  
Trước tiên GVCN cần cho học sinh học tập về mục tiêu hoạt động giáo  
dục ngoài giờ lên lớp. Căn cứ vào nhiệm vụ học tập của học sinh, vào chương  
trình công tác của Đội, giáo viên cùng tập thể học sinh lập kế hoạch gồm: chủ  
đề, thời gian thực hiện cho mỗi hoạt động và phân công cho từng tổ chuẩn bị.  
Với vai trò, vị trí và những đặc trưng cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài  
giờ lên lớp trong kế hoạch giáo dục của trường THCS nói chung và với việc  
giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh nói riêng, GV cần chỉ đạo  
và cho học sinh thực hiện một cách đều đặn, tạo thành thói quen nề nếp trong  
việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Căn cứ vào nhiệm vụ học tập  
của học sinh, vào chương trình công tác của Đội, giáo viên cùng tập thể học sinh  
lập kế hoạch gồm: chủ đề, thời gian thực hiện cho mỗi hoạt động và phân công  
cho từng tổ chuẩn bị.  
4/22  
     
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
Với vai trò, vị trí và những đặc trưng cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài  
giờ lên lớp trong kế hoạch giáo dục của trường THCS nói chung và với việc  
giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh nói riêng, GV cần chỉ đạo  
và cho học sinh thực hiện một cách đều đặn, tạo thành thói quen nề nếp trong  
việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngay từ đầu năm học.  
Phương thức tổ chức cho mỗi hoạt động phải phù hợp với khả năng của  
học sinh để tạo điều kiện cho sự phát tiển của các em.  
Cán bộ lớp, tổ trưởng và các tổ viên nhận chủ đề hoạt động, phải họp trù  
bị, cùng thảo luận xây dựng chương trình với yêu cầu:  
- Xác định mục đích giáo dục.  
- Các phần của hoạt động phải bám sát chủ đề.  
- Các trò chơi phải có tính giáo dục cao và nội dung phong phú.  
- Mỗi chương trình có từ 3 trò chơi trở lên.  
- Phối liên kết tốt các phương pháp: hoạt động tập thể, hoạt động cá nhân,  
hoạt động nhóm cho các phần hoạt động.  
Phân công công việc cho từng thành viên dựa theo năng lực. Công tác  
chuẩn bị phải được tiến hành chu đáo với sự giám sát kiểm tra của cán bộ lớp,  
cán bộ tổ. Chương trình xây dựng xong phải được thông qua giáo viên chủ  
nhiệm.  
Với phương thức tổ chức như vậy, tất cả các em đều được thể hiện mình,  
phát huy tính sáng tạo, xây dựng lòng tự tin, khả năng giao tiếp khi thực hiện  
hoạt động được phân công.  
Làm như vậy còn nhằm phát huy tính tự chủ, tinh thần xây dựng tập thể  
của học sinh, đồng thời mỗi học sinh đều cần hiểu rằng hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp loại hình thức hoạt động tập thể của học sinh, có mối quan  
hệ với hoạt động dạy học phải thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ  
lên lớp theo phương thức do chính các em xây dựng.  
Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự có tác dụng đối với học  
sinh, GVCN cần kết hợp với hội phụ huynh học sinh, GV bộ môn và các lực  
lượng giáo dục trong trường cùng hỗ trợ.  
5/22  
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
3. GVCN chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.  
Để chương trình hoạt động thành công thì công việc chuẩn bị đóng vai trò  
rất quan trọng. Sự năng nổ, nhiệt tình, gương mẫu khả năng tổ chức của cán  
bộ lớp giữ vai trò quyết định. Với năng lực của mỗi học sinh, GVCN cùng tập  
thể lớp đề cử và phân công cụ thể công việc cho từng học sinh cho phù hợp.  
* Lớp trưởng: Phụ trách theo dõi chuyên cần, đánh giá thi đua chung của  
lớp, giữ sổ ghi đầu bài.  
* Lớp phó học tập: phụ trách theo dõi kết quả học tập, kết quả học bài và  
làm bài của từng học sinh trong từng tiết học thông qua báo cáo của tổ trưởng.  
* Lớp phó văn thể: phụ trách văn thể, phtrách hoạt động phong trào.  
* Lớp phó kỷ luật: quản nếp trong và ngoài giờ.  
* Tổ trưởng: theo dõi thi đua về học tập trong sổ  
* Tổ phó: theo dõi thi đua về nề nếp trong và ngoài giờ học.  
Khi học sinh nhận nhiệm vụ, giáo viên phải giáo dục ý thức đạo đức, tinh  
thần trách nhiệm hướng đãn chi tiết cách thức làm việc: cách tổ chức các hoạt  
động, tổ chức chuẩn bị, kiểm tra đôn đốc bao quát công việc. GVCN phải  
thường xuyên kiểm tra sổ sách và cách thức làm việc của cán bộ lớp, để kịp thời  
khen thưởng động viên uốn nắn, nhằm mục đích rèn cho đội ngũ cán bộ đức tính  
trung thực và tinh thần trách nhiệm, cách tổ chức, điều hành công việc. Đặc biệt  
là cách tổ chức thành công các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.  
GVCN phải luôn gần gũi, cố vấn cho các em trong những khi gặp tình  
huống khó giải quyết, giúp các em khẳng định được vai trò, uy tín trước tập thể,  
từ đó các em sẽ tự tin hơn, bạo dạn hơn trong công tác.  
Cán bộ lớp lên chương trình, hoạt động cho từng tuần, từng tháng, từng  
học kỳ phù hợp theo các chủ điểm khác nhau cùng với biên bản phân công cụ  
thể cho các tổ và cán bộ lớp chuẩn bị thực hiện cho mỗi hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp rồi thông qua GVCN.  
Trong các chương trình hoạt động như vậy, hoàn toàn do học sinh làm  
chủ, GV giữ vai trò cố vấn, người được mời đến dự và tham gia xây dựng ý  
kiến. như vậy nội dung tiết sinh hoạt hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp  
mới phong phú, đa dạng, học sinh mới điều kiện để bộc lộ tư tưởng tình cảm  
và tinh thần trách nhiệm, tinh thần xây dựng tập thể.  
6/22  
 
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm  
Trong 3 năm 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015, tôi đã linh hoạt áp  
dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào công tác quản lý, giáo dục học sinh và đã  
thu được kết quả tốt.  
Mỗi học sinh đều được giáo dục thấm nhuần những phẩm chất đạo đức  
tốt đẹp, cần thiết. Các em đã thể hiện ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia  
đình tập thể qua việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  
Trong học tập và rèn luyện các em bạo dạn, tư tin hơn, giúp đỡ lẫn nhau. 100%  
các em thực hiện tốt nếp sống thanh lịch văn minh. Học sinh kính trọng, biết  
ơn, cởi mở gần gũi với các thầy cô giáo. Các em gắn hơn với lớp vời trường.  
Do rèn được nề nếp ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nên tập thể lớp luôn được  
công nhận lớp tiên tiến xuất sắc đạt nhiều thành tích cao trong các phong  
trào của nhà trường.  
Với ý thức đạo đức tốt, các em học sinh đã tham gia các phong trào làm  
báo tường, từ thiện, kế hoạch nhỏ, chăm sóc công trình măng non… đạt kết quả  
tốt. Cụ thể là: cả 3 năm áp dụng sáng kiến này, 100% học sinh trong lớp do tôi  
làm chủ nhiệm đều xếp loại hạnh kiểm tốt; không có em nào vi phạm đạo đức,  
kỉ luật của nhà trường; các em luôn đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công  
việc; các em mạnh dạn, tự tin và năng động hơn rất nhiều  
Đạt được kết quả trên là do các em có nhận thức về tư tưởng đạo đức  
đúng đắn. Kết quả đó còn được khẳng định một lần nữa qua các thành tích về  
học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.  
* Một số tiết giáo án minh họa trong việc giáo dục tư tưởng thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp:  
GIÁO ÁN TIẾT SINH HOẠT LỚP  
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT  
1. Sơ kết thi đua:  
- Học sinh nắm được ưu điểm, tồn tại của lớp trong tuần về các mặt học  
tập, nề nếp, kỉ luật, lao động, vệ sinh; nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong  
tuần 4 tháng 11 và sơ kết tháng 11; khen thưởng học sinh có thành tích, phê bình  
nhắc nhở học sinh còn mắc khuyết điểm.  
- Học sinh biết phát huy ưu điểm, biện pháp khắc phục những mặt còn  
tồn tại.  
7/22  
 
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
- Xây dựng kế hoạch chung của tháng 12 và kế hoạch chi tiết của tuần 1  
tháng 12  
2. Sinh hoạt theo chủ đề “Bảo vệ động vật”  
a. Kiến thức  
- Học sinh nhận thức được vì sao phải bảo vệ động vật thực trạng một  
số loài động vật hoang dã trong tự nhiên nói chung và ở Việt Nam nói riêng  
đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, hiểu được sự suy giảm hay mất đi của  
một loài động vật ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên và đời sống của con  
người. Từ đó đưa ra cách thức tuyên truyền phù hợp, kêu gọi mọi người chung  
tay bảo vệ động vật.  
b. Kĩ năng  
- Học sinh có kĩ năng nhận biết, đánh giá thực trạng vấn đề, đưa ra biện  
pháp phù hợp để bảo vệ động vật.  
c. Thái độ  
- Giáo dc, nâng cao nhn thc ca hc sinh vvic bo vcác loài động vt  
- Học sinh có thái độ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các loài vật; có ý thức  
tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung tay bảo vệ động vật  
d. Định hướng phát triển năng lực  
- To điu kin cho hc sinh phát trin năng lc giao tiếp, năng lc  
sáng to, năng lc thm m, năng lc hp tác, năng lc công nghthông tin  
và truyn thông…  
II. CHUẨN BỊ  
1. Chuẩn bị của giáo viên  
- Hướng dẫn cán bộ lớp sơ kết các mảng thi đua của tuần 4 tháng 11 và  
sơ kết tháng 11; xây dựng kế hoạch chung của tháng 12 và kế hoạch chi tiết của  
tuần 1 tháng 12.  
- Chuẩn bị nội dung chủ đề Bảo vệ động vật”.  
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho 3 tổ: mỗi tổ chọn 1 hình thức tuyên truyền để  
kêu gọi mọi người cùng bảo vệ động vật.  
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học.  
- Chuẩn bị đdùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ.  
- Giấy bìa A4 để học sinh ghi thông điệp.  
- Chuẩn bị phần thưởng.  
2. Chuẩn bị của học sinh  
- Cán bộ lớp tổng hợp phần sơ kết tình hình hoạt động của lớp trong tuần,  
trong tháng 11 theo sự phân công của cô giáo chủ nhiệm và xây dựng phương  
hướng hoạt động cho tháng 12 và tuần tiếp theo.  
8/22  
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
+ Lớp trưởng và các lớp phó tổng hợp nhận xét thi đua.  
+ Thiết kế bài trình chiếu  
- Mỗi tổ chọn một hình thức tuyên truyền để Bảo vệ động vật” (GVCN  
đã chia lớp thành 3 tổ và giao nhiệm vụ cụ thể):  
+ Tổ 1: tuyên truyền qua hình thức thuyết trình kết hợp với thơ  
+ Tổ 2: tuyên truyền bằng hội họa  
+ Tổ 3: tuyên truyền qua một vũ điệu sôi động  
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG  
1. Ổn định tổ chức  
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động  
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động  
HOẠT ĐỘNG 1  
SƠ KẾT TUẦN 4, SƠ KẾT THI ĐUA THÁNG 11; ĐỀ RA PHƯƠNG  
HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÁNG 12 VÀ TUẦN 1 THÁNG 12  
Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trong lớp nắm được những ưu điểm  
những mặt còn tồn tại của lớp mình trong tuần, trong tháng; từ đó phát  
huy ưu điểm khắc phục mặt còn tồn tại, đra phương hướng cho tuần tiếp  
theo, tháng tiếp theo  
Hoạt động của GV  
Hoạt động của HS  
- Chào mừng  
Nội dung cần đạt  
- Giới thiệu đại biểu.  
- Giới thiệu chương trình:  
+ Phần I: Sơ kết các mặt thi - Lắng nghe  
đua của tuần 4 tháng 11, các  
hoạt động trọng tâm trong  
tháng 11; xây dựng kế  
hoạch chung của tháng 12  
hoạt động cụ thể cho  
tuần 1 tháng 12.  
+ Phần II: Sinh hoạt theo * 2 HS lên dẫn chương  
chủ đề: “Bảo vệ động vật”. trình giờ sinh hoạt.  
I. Sơ kết thi đua  
- Giới thiệu HS lên điều - HS dẫn chương trình 1. Sơ kết thi đua  
hành giờ sinh hoạt.  
giới thiệu các lớp phó tuần 4 tháng 11  
lên sơ kết tình hình :  
+ Lớp phó kỉ a. Về kỉ luật  
9/22  
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
luật lên sơ kết tình hình * Ưu điểm:  
nề nếp kỉ luật  
- Đa số thực hiện  
đúng nội quy của  
HS nhận xét, bổ sung.  
HS điều khiển chương trường, lớp.  
trình giải đáp các ý kiến, - Mặc đúng đồng  
xử lý tình huống (nếu phục quy định.  
- GVCN theo dõi, bao quát, có) hoặc đề xuất với - Duy trì tốt nếp  
xử lý tình huống (nếu có)  
GVCN.  
trong và ngoài lớp.  
- Thực hiện tốt nếp  
sống thanh lịch, văn  
minh.  
* Tồn tại:  
- Còn tình trạng đi  
học muộn  
- GVCN theo dõi, bao quát, + Lớp phó học tập lên b. Về học tập  
xử lý tình huống (nếu có).  
sơ kết tình hình học tập. * Ưu điểm:  
Cả lớp nhận xét, bổ - Đa số học bài và  
sung.  
làm bài đầy đủ  
HS điều khiển chương trước khi đến lớp.  
trình giải đáp các ý kiến, - Tích cực phát biểu  
xử lý tình huống (nếu xây dựng bài và đạt  
có) hoặc đề xuất với nhiều điểm 9; 10.  
GVCN.  
- Một số bạn có  
nhiều tiến bộ  
* Tồn tại:  
- Một số HS chuẩn  
bị bài còn sài  
- GVCN theo dõi, bao quát, + Lớp phó phụ trách lao c. Lao động, vệ sinh  
xử lý tình huống (nếu có). động lên sơ kết tình - Vệ sinh tốt trong  
hình lao động, vệ sinh. và ngoài lớp.  
Cả lớp theo dõi phần - Không còn hiện  
trình chiếu slide: tượng vứt rác bừa  
HS trong lớp nhận xét, bãi.  
bổ sung.  
- Làm tốt công tác  
HS điều khiển chương lao động vệ sinh ở  
trình giải đáp các ý kiến, các khu vực công  
10/22  
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua  
hoạt động ngoài giờ lên lớp  
xử lý tình huống (nếu cộng theo phân  
có) hoặc đề xuất với công  
- GVCN theo dõi, bao quát, GVCN. trường.  
xử lý tình huống (nếu có).  
của  
nhà  
* HS dẫn chương trình  
mời lớp trưởng sơ kết  
các hoạt động thi đua  
của tháng 11  
2. Sơ kết thi đua  
tháng 11  
- Tham gia tích cực  
phong trào hội  
giảng, hội học:  
+ 100% giờ học  
tốt  
- HS trong lớp bổ sung  
phần sơ kết (nếu có)  
- Công bố danh sách  
+ Đạt 386 hoa  
khen thưởng 5 HS tiêu điểm tốt  
biểu tổ đạt thành tích - Thi văn nghệ chào  
cao  
mừng 20/11: giải  
- Học sinh được khen Nhất  
- GVCN có ý kiến về phần thưởng đại diện tổ - Tham gia cuộc thi  
sơ kết tuần và trao thưởng được tuyên dương lên “Viết về nếp sống  
cho HS.  
nhận quà  
Thanh lịch- Văn  
minh thành phố Hà  
Nội cấp THCS năm  
2015”  
- Sơ kết thi đua đợt  
2
(Từ  
15/10-  
20/11): Xếp loại lớp  
Xuất sắc  
- Quyên góp 182  
quyển sách, truyện  
ủng hộ thư viện của  
nhà trường  
- GVCN theo dõi, bao quát, - HS dẫn chương trình II. Xây dựng  
11/22  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 22 trang minhvan 26/06/2025 50
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tho.doc