SKKN Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
Có thể nói, từ trước đến nay, môn Ngữ văn đã giữ một vụ trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Từ đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
DANH MỤC VIẾT TẮT
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
THCS:
NL:
Trung học cơ sở
Năng lực
ICT:
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
1
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Có thể nói, từ trước đến nay, môn Ngữ văn đã giữ một vụ trí đặc biệt quan
trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là
môn học thuộc nhóm công cụ, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học
khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược
lại. Từ đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với
hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực
trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho
học sinh (HS) các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu
cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục
hiện đại. Chính vì thế, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới chương trình theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu
căn bản là giúp cho học sinh có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung
vào việc xác định học sinh cần học những gì để có được kiến thức toàn diện về các
lĩnh vực chuyên môn.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần
tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí thể loại văn bản và tương ứng
với thể loại văn bản là tác phẩm tiêu biểu chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch
sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa
tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở
lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người
đều quan tâm đến.
Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần
gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội
hiện đại", hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân,
cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ
em... Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu:
Tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Tuy nhiên, để dạy
thành công một văn bản nhật dụng, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao lại phát
2
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
huy được tất cả năng lực của học sinh thì không phải là điều đơn giản. Việc này
đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết phong phú về các lĩnh vực trong đời
sống và kết hợp có hiệu quả các phương pháp giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:
“Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
cấp THCS” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để
học sinh thêm yêu thích giờ học Văn.
II. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài “Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cấp THCS” người viết muốn đề xuất các phương pháp dạy học
văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS nhằm phát triển năng lực
học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Những đặc trưng và thể loại văn bản nhật dụng.
- Nội dung các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cấp THCS.
- Các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với thể loại văn bản nhật dụng.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham
khảo, các tài liệu liên quan đến vấn đề.
- Phương pháp quan sát: quan sát và dự giờ các giờ dạy của đồng nghiệp,
quan sát học sinh học tập.
- Phương pháp phỏng vấn: trò chuyện, phỏng vấn học sinh trong suốt quá
trình học.
- Phương pháp thực nghiệm: thực tế giảng dạy của bản thân.
V. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 8A5 trường THCS Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội)
3
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
PHẦN THƯ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đên vấn đề nghiên cứu
1. Năng lực và các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn, cấp THCS
Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau 2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình
theo định hướng năng lực. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh
hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,
… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân
nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi
người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung cốt lõi.
Yếu tố năng lực cốt lõi xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản của con người. Định
hướng xây dựng chương trình phát triển giáo dục sau 2015 đã xác định một số
năng lực chung cốt lõi mà mọi học sinh (HS) Việt Nam đều cần có để thích ứng
với nhu cầu phát triển xã hội. Các năng lực này liên quan đến nhiều môn học, theo
đó, mỗi môn học, với đặc trưng và thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướng
đến một số năng lực, để cùng với những môn học khác sẽ có mục tiêu hình thành
và phát triển một số năng lực chung cốt lõi cần thiết đối với mỗi HS.
Các năng lực chung, cốt lõi được sắp xếp theo các nhóm sau:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực quản lý bản thân
- Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)
Trong định hướng phát triển chương trình sau 2015, môn Ngữ văn được coi
là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức
văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài
ra, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung) cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học.
Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến được thể hiện cụ thể như sau:
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người
trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và
cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy,
hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm việc nhận biết được mâu thuẫn giữa
tình huống thực tế với hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn thành
vấn đề đòi hỏi sự tìm tìm tòi, khám phá; thể hiện khả năng của cá nhân trong quá
trình thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án và thực
hiện phương án đã chọn, điều chỉnh trong quá trình, đánh giá hiệu quả của phương
án và đề xuất vận dụng trong các tình huống mới tương tự. Quá trình đó được thực
hiện bằng sự hứng thú tìm tòi, khám phá cái mới, tinh thần trách nhiệm của cá
nhân và sự phối hợp, tương tác giữa các cá nhân. Đó chính là sự vận dụng tổng hợp
của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tính sẵn sàng,…thể hiện qua các hoạt động cụ thể.
1.2. Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc
suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc
sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực
hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò,
niềm say mê tìm hiểu khám phá.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà
môn học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các
tình huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn
5
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
bản văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc
nhìn khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước
một vẻ đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ
đam mê và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo
công thức. Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS,
với tư cách là người đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có
được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của
tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…).
1.3. Năng lực hợp tác
Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để
hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc
cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe
người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là
hình thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn
thành tích học tập.
Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ,
phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện
những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe
những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là
những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh
trong bối cảnh mới.
1.4. Năng lực tự quản bản thân
Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát
cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập
kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi
của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi
người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình,
sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn
luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần biết
6
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để
đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp
thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố
tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn,
cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
Bên cạnh những năng lực chung được nêu trên mà môn Ngữ văn ít nhiều có
thế mạnh, trong những trường hợp nhất định của quá trình dạy học, những năng lực
chung khác cũng cần được hướng tới. Chẳng hạn, năng lực sử dụng ICT trong môn
học Ngữ văn thể hiện ở khả năng khai thác các nguồn thông tin mạng về những
vấn đề của cuộc sống và trong tác phẩm văn học, những hình ảnh trực quan về các
chi tiết nghệ thuật được miêu tả bằng ngôn ngữ văn học,… Năng lực tính toán
trong môn học Ngữ văn thể hiện ở khả năng đọc hiểu các văn bản có những con số
(số liệu thống kê, bảng biểu), đưa ra các số liệu, bình luận về mối quan hệ giữa các
số liệu để lập luận trong trình bày văn bản nói, viết; trong việc xác định cấu trúc
ngôn ngữ, phân tích cách tổ chức văn bản,… Bên cạnh đó, năng lực tự học thể hiện
ở việc xác định được các nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, biết mục
tiêu của môn học và tự đặt ra được mục tiêu học tập cho cá nhân, hình thành
phương pháp học cho cá nhân, biết điều chỉnh bản thân và chủ động tìm kiếm sự
hỗ trợ của bạn bè, người thân và các nguồn lực khác. Như vậy, trong dạy học các
môn học cũng như dạy học Ngữ văn, quá trình thực hiện một nội dung học tập
nhằm hình thành đồng thời nhiều năng lực, bởi thế cần vận dụng một cách hợp lí
phương pháp và quy trình dạy học giúp HS thể hiện được các năng lực của cá nhân
trong từng nội dung học tập.
1.5. Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe,
nhằm đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng
nhiều phương tiện, tuy nhiên, phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp
là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc
của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời
sống xã hội, trong từng bối cảnh/ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất
định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội.
Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn
7
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những
hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực
giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang
tính đặc thù của môn học. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS
được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu
quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội
thoại theo nghi thức và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước
làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng
tạo môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống
xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học.
Đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là
dạy học theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những
kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4
kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng
ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
1.6. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc
nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống,
thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng
những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm
thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số
cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định,
đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm
cảm xúc.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn
với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với
tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác
phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng
lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình
8
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những
phương diện sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình
ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc
sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học:
cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,....từ đó cảm nhận được
những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác
phẩm.
- Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn
học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm
nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những
hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan
thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái
đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình
tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và phát
triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn
luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Với đặc trưng của môn học,
môn Ngữ văn triển khai các mạch nội dung bao gồm các phân môn Văn học, Tiếng
Việt, Làm văn nhằm hướng dẫn HS đọc hiểu các văn bản và tạo lập được các văn
bản theo các kiểu loại khác nhau. Trong quá trình hướng dẫn HS tiếp xúc với văn
bản, môn Ngữ văn giúp HS từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập
của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và
năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết). Năng lực đọc – hiểu văn bản
của HS thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các
loại hình văn bản và kĩ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin,
cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. Năng lực tạo
lập văn bản của HS thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu
văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa cùng kĩ năng thực
9
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
hành tạo lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo hình thức trình
bày miệng hoặc viết. Thông qua các năng lực học tập của bộ môn để hướng tới các
năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học như đã nêu trên.
2. Các kiểu văn bản và nội dung các văn bản nhật dụng trong chương
trình Ngữ văn THCS
2.1. Các kiểu văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS
Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn
bản. Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn
bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước
mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường,
năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
Văn bản Nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều
kiểu văn bản khác nhau.
+ Văn bản thuyết minh
VD: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử,
Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha
+ Văn bản biểu cảm
VD: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Mẹ tôi
Cổng trường mở ra
+ Văn bản nghị luận
VD: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của
trẻ em.
+ Văn bản là một bài báo thuyết minh khoa học
VD: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
+ Văn bản văn học thuộc loại tự sự
10
Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS
VD: Cuộc chia tay của những con búp bê
2.2. Các nội dung cơ bản của các văn bản Nhật dụng trong SGK Ngữ văn
THCS
Các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều khắp ở các khối lớp,
bình quân mỗi khối lớp được học đọc – hiểu từ 2 đến 3 văn bản. Ý nghĩa nội dung
các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con
người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức
của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản Nhật dụng càng lên lớp cao
càng phức tạp hơn.
+ Lớp 6, có ba văn bản mang đề tài nhật dụng là di tích lịch sử, quan hệ giữa
thiên nhiên và con người, danh lam thắng cảnh.
+ Lớp 7 có ba văn bản với các nội dung về nhà trường, người mẹ, quyền trẻ
em và văn hoá dân tộc;
+ Lớp 8 có ba văn bản về môi trường, tệ nạn xã hội và dân số; bảo vệ hoà
bình chống chiến tranh, hội nhập với thế giới bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
+ Lớp 9 có một văn bản nói về quyền sống của con người
Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng
đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công
dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống
xã hội mà chúng ta đang sống.
II. Thực trạng dạy học văn bản nhật dụng
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số
thực trạng sau: GV coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện,
kí...nên thường chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo
nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội
đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh. Chưa vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho các
em. GV còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảng
bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như
thế nào. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều,
nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử,
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_giang_day_van_ban_nhat_dung_theo_dinh_huong_phat_trien.doc