Nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào Thiếu Nhi trong trường học thông qua việc xây dựng vai trò của giáo viên TPTĐ trong mối quan hệ với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường

Thực tế cho thấy, ở một số trường THCS hiện nay việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với TPT Đội không được thực hiện đều đặn, công việc này chưa được các đoàn thể trong nhà trường quan tâm chú trọng , nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như TPT Đội. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lý do chọn đề tài:  
Đội Thiếu niên Tin phong HChí Minh là tchc ca thiếu nhi Vit  
Nam do chtch HChí Minh và Đảng Cng sn Vit Nam sáng lp ra,  
Đoàn Thanh niên Cng sn HChí Minh trc tiếp phtrách. Đội là tchc  
nòng ct trong các phong trào thiếu nhi, là lc lượng giáo dc trong và  
ngoài nhà trường, là lc lượng dbca Đoàn thanh niên Cng sn. Đội ly  
5 điu Bác Hdy thiếu niên nhi đồng làm mc tiêu phn đấu cho đội viên,  
giúp đội viên phát trin mi khnăng trong hc tp và trong hot động Đội.  
Trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học trên lớp thì  
nhà trường THCS luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là môi  
trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện một  
trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác Đội – Phong trào  
thiếu nhi.  
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn  
TNCS Hồ Chí Minh phong trào thiếu nhi của cả nước nói chung và phong trào  
thiếu nhi của huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng phát triển  
mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên trong nhà  
trường, xứng đáng lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây  
dựng bảo vệ Tổ quốc.  
Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải  
phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác  
dụng giáo dục sâu rộng đến HS. Đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén,  
thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình  
giáo viên Tổng phụ trách đội (TPT Đội) không thể làm hết được công việc này,  
mà TPT Đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực  
lượng giáo dục trong nhà trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, lôi cuốn các  
lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động  
vui chơi cho các em .  
Tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó  
thì TPT Đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá trình giáo dục  
tự giáo dục trong các em thiếu niên, nhi đồng làm ảnh hưởng không ít đến  
chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy mối quan hệ của TPT Đội với  
các lực lượng giáo dục trong nhà trường một yếu tố quyết định đến chất lượng  
giáo dục  
Thực tế cho thấy, ở một số trường THCS hiện nay việc kết hợp giữa các  
lực lượng giáo dục với TPT Đội không được thực hiện đều đặn, công việc này  
chưa được các đoàn thể trong nhà trường quan tâm chú trọng , nhiều trường còn  
có quan niệm nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng  
1
như TPT Đội. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và  
giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn  
diện không được nâng cao.  
Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy để xây dựng một Liên đội thật sự  
vững mạnh thì đòi hỏi người giáo viên TPT Đội phải một vai trò quan trọng  
trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt  
động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa  
TPT Đội với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ  
huynh . Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn  
đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc  
này.  
II. Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu thời gian nghiên cứu.  
1. Đối tượng nghiên cứu:  
Liên đội trường THCS Nghĩa Hội  
2. Phương pháp nghiên cứu :  
- Lập kế hoạch nghiên cứu  
- Soạn thảo nội dung  
- Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế , từ đó rút ra bài  
học kinh nghiệm  
3. Phạm vi nghiên cứu :  
“Nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào Thiếu Nhi trong  
trường học thông qua việc xây dựng vai trò của giáo viên TPTĐ trong mối  
quan hệ với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường”.  
4. Thời gian nghiên cứu: Trong các năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017;  
2017-2018 :  
5. Tài liệu nghiên cứu:  
- Tìm hiểu qua sách báo  
- Tìm hiểu tình hình một số trường trong Huyện  
- Tìm hiểu thực ở nhà trường địa bàn dân cư  
- Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh .  
- Người TPT Đội cần biết .  
- Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh  
2
PHẦN 2. NỘI DUNG  
1 . Cơ sở luận  
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ  
thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ  
cấp đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn  
phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi  
thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này,  
người ta nói “Ngã đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dẫn tới tội  
lỗi”. Đứng trước mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau : một là có thể  
hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn ; hai là  
thế giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã  
hội quan tâm giáo dục đúng đắn. Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách  
nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành  
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm  
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THPT.  
Để thực hiện đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa  
vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai  
trò hơn cả hoạt động Đội thiếu niên trong ntrường. Vậy làm thế nào để đưa  
hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường  
một cách có hiệu quả nhất. Đó quả một vấn đề hết sức khó khăn đối với  
những giáo viên TPT Đội. Do đó người TPT Đội phải biết xây dựng những mối  
quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực  
lượng giáo dục xung quanh mình như : Cán bộ Liên chi đội, chi đoàn giáo viên,  
các anh chị phụ trách, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư,  
đặc biệt TPT Đội phải lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ  
đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Tất cả  
các mối quan hệ này là sự quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của  
Liên đội trong suốt năm học.  
2. Thực trạng và vai trò của TPT Đội :  
Bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Toán được cử làm TPTĐ , xuất  
phát điểm không được thuận lợi vì không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ  
công tác đội , vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác Đội nên rất hạn  
chế về mặt thời gian dành cho công tác đội, chính vì thế nên tôi đã không ngừng  
học hỏi người đi trước đọc nhiều tài liệu về đội thiếu niên cùng những kinh  
nghiệm đúc rút trong 5 năm là GV TPTĐ, tôi thấy người TPTĐ phải hiểu biết  
rộng , phải nhanh nhẹn và linh hoạt trong cách tổ chức hoạt động cho các em đội  
viên đặc biệt người giáo viên TPTĐ phải tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng  
giáo dục trong và ngoài nhà trường  
Vai trò của TPT Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò  
của TPT Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm  
3
va qua cho thy Đội TNTP HChí Minh ngày càng trthành mt lc lượng giáo  
dc không ththiếu được trong c3 khâu: “Dy ch- Dy ngh– Dy người”.  
Nhiu trường đạt được danh hiu tiên tiến xut sc, công tác Đội đóng góp một  
phần không nhỏ. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay  
xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất năng lực của người  
giáo viên TPT Đội . Chính ở đây lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ  
nét nhất: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”.  
Trong nhà trường GV- TPT Đội đóng một vai trò quan trọng bởi chính  
GV- TPT Đội người gần gũi các em hơn ai hết, người hiểu thế giới nội tâm  
của các em học sinh , có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng HS trong nhà  
trường: những HS tiêu biểu , HS có hoàn cảnh khó khăn, HS cá biệt… nên GV –  
TPT Đội hiu khơn vnhng tâm tư, tình cm ca các em, hiu được cá tính ca  
các em , nm bt được nhng nhu cu mà các em mun, coi các em như nhng đứa  
con ca mình. Để từ đó biết động viên, an i hoc cm hoá, giúp đỡ các em vượt  
khó và sa cha nhng li lm ca minh. Người TPT Đội phi biết thu phc nhân  
tâm tchính tm gương sáng ca bn thân mình trong cuc sng và trong mi công  
vic . Điu đó mun khng định rng : TPT Đội chng nhng ở cương vị người  
thầy, người mẫu mực, người mẹ đỡ đầu , người chị quý mến của của các em  
khi các em tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, thực sự là  
chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em trong bối cảnh hội đầy biến động.  
Người GV – TPT Đội đóng vai trò của một nhà tổ chức đương nhiên  
phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, khả tổ chức nhiều  
hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để  
các em “ Học chơi, chơi học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các  
em học sinh trong các nhà trường. Người GV – TPT Đội phải có trách nhiệm  
xây dựng nhiều mối quan hệ khác nhau trong và ngoài nhà trường đgiúp mình  
hoàn thành tốt công việc được giao.  
TPT Đội có vai trò quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế lực  
lượng GV – TPT Đội huyện Nghĩa Đàn cũng như một số trường trong Tỉnh vẫn  
chưa được đề cao vai trò của họ. Hầu hết các GV được phân công làm TPT Đội  
là các GV không được đào tạo qua trường lớp, thường lấy ở các bộ môn văn  
hoá trực tiếp chuyển sang làm TPT hoặc chỉ là bán chuyên trách và như vậy GV  
- TPT không cố định, thể chỉ làm trong một năm học hoặc có khi chỉ một vài  
tháng lại thay người khác, cho nên dẫn dẫn đến các hoạt động của Đội trong các  
nhà trường còn hạn chế , đây là khó khăn chung của các trường học .  
II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CỦA CÁC LIÊN ĐỘI :  
Từ tình hình thực tế, một số các Liên đội hoàn thành tốt công tác đội  
trong nhà trường đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Huyện nhiêu năm liền, các  
Liên đội còn lại chỉ hoàn thành công tác đội ở mức khá trong đó số ít Liên đội  
còn chưa quan tâm đến hoạt động Đội trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là do một  
số TPT Đội chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình do đó lãnh đạo nhà  
4
trường coi hoạt động Đội là không cần thiết. Cũng có Liên đội lại coi trọng việc  
nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá nên đã tự ý cắt bỏ những hoạt động của  
Đội phải có trong nhà trường như : Sinh hoạt báo đội hay các cuộc thi , vui chơi  
giải trí của các em sợ làm ảnh hưởng tới học tập .  
Riêng đối với trường THCS Nghĩa Hội hoạt động Đội trong nhà trường đã  
thực sự được coi trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong suốt những  
năm học qua. Do đó Liên đội luôn được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện  
thuận lợi cả về kinh phí lẫn thời gian cho các hoạt động của Đội. Những năm  
học gần đây Liên đội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và được công  
nhận là Liên đội mạnh cấp huyện nhiều năm liền.  
Kết quả khảo sát cho thấy: Trong toàn huyện có 42 trường cả cấp Tiểu  
học và Trung học cơ sở chỉ có 1 trường có GV – TPTĐ chuyên trách , còn  
lại là bán chuyên trách và đặc biệt có ít GV được học đào tạo cơ bản về công  
tác Đội , thực tế cho thấy nhiều GV được cử làm TPTĐ còn không biết tổ chức  
một hoạt động tập thể, thậm chí không biết các bài trống trong quy định, những  
bài hát tập thể… thì làm sao có thể đưa các hoạt động của Đội ngày một đi lên  
được. Thực tế cho thấy giáo viên bán chuyên trách còn phải lo nhiều đến chuyên  
môn của mình và việc được cử làm TPT Đội chỉ phụ cho nên các hoạt động  
của Đội coi như bị lãng quên nên không tạo được mối quan hệ với các lực lượng  
giáo dục khác trong ntrường để nhằm thúc đẩy hoạt động của Đội vững mạnh  
hơn, tôi cho rằng đó là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều Liên đội chưa hoàn  
thành công tác của Đội thiếu niên trong năm học .  
III. XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ  
TRƯỜNG:  
Bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng Đội Huyện Nghĩa Đàn –  
Tỉnh nghệ an, tôi đã lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình cấp Uỷ , Ban  
giám hiệu nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Sau  
đó, tôi chọn lọc các chủ đề lớn, lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng hoạt động  
đưa ra lấy ý kiến của Ban chỉ huy Liên đội, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ  
học sinh… nhằm thu hút các lực lượng giáo dục cùng tham gia để giúp đỡ các  
em về mọi mặt, cho nên tất cả các hoạt động của Liên đội đã thu được kết quả  
khá cao. Do có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục nên năm  
học qua Liên đội đã tổ chức thành công nhiều hoạt động lớn như : Xây dựng quỹ  
bạn nghèo, Hội thi Chúng em với môi trường, hội thi tiếng hát học sinh ,  
phong trào Kế hoạch nhỏ, phong trào học đọc và làm theo báo Đội. Tổ chức  
thành công các cuộc thi lớn Huyện đoàn và các cấp tổ chức. Đặc biệt là  
phong trào học tập và rèn luyện của mỗi đội viên ngày một đi lên.  
Trong những năm qua , Đội TNTPHồ Chí Minh đã đang tự khẳng định  
vị trí của mình, Đội thực sự lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,  
trước thực tế đó rất cần người TPT Đội phải thực sự năng lực trong mọi hoạt  
động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một  
5
cách tích cực và có hiệu quả . Vì vậy giáo viên TPT Đội phải hình thành được sự  
hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời  
phải hiểu năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh hạn chế của  
từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các  
em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó  
chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em,  
nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện  
được điều đó TPT Đội phải xây dựng được các mối quan hệ giáo dục trong và  
ngoài nhà trường.  
1. Xây dựng mối quan hệ giữa TPT Đội với Ban chỉ huy Liên chi đội:  
Đây vừa mối quan hệ đồng nghiệp vừa mối quan hệ trên dưới, giải  
quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng  
giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng .Vì vậy giáo viên TPT  
Đội phải thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội mối  
đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung,  
đồng thời phải tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên chi đội thực sự năng lực  
thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy TPT Đội  
phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để  
các em tự tổ chức các hoạt động ở chi đội mình, sau đó TPT Đội đánh giá và bổ  
sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo  
viên TPT Đội phải gần gũi các em , tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những  
vướng mắc của các em để kịp thời giải quyết, tạo uy tín và niềm tin cho các em,  
đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường một số chế độ ưu đãi hợp lý  
nhằm động viên , khuyến khích các em tham gia hoạt động tốt hơn .  
2. Mối quan hệ giữa TPTĐ với chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ  
trách trong nhà trường:  
Người giáo viên TPT Đội phải có quan hệ mật thiết với chi đoàn thanh  
niên, cán bộ giáo viên đóng vai trò là những anh chị phụ trách chi đội.  
Trước hết đây là cán bộ giáo dục trực thuộc nhà trường được Ban giám  
hiệu phân công chủ nhiệm lớp học trực tiếp phụ trách công tác Đội của chi  
đội trong phạm vi nhà trường. Do vậy giáo viên TPT Đội phải hướng dẫn cho  
các anh chị phụ trách hiểu nắm mọi hoạt động của đoàn Đội trong nhà  
trường.Theo kế hoạch chung của Liên đội kết hợp với Chi Đoàn giáo viên, chỉ  
đạo và theo dõi các hoạt động ở các chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề  
xuất của các anh chị phụ trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với  
đặc thù của từng chi đội. Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi  
dưỡng làm cán bộ chi đội. Hàng tuần nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ  
nhiệm (thầy phụ trách) về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời  
tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục  
kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn.  
6
Cùng với những mối quan hệ trên TPT Đội cũng cần xây dựng mối quan  
hệ với Đoàn thanh niên của địa phương để nắm bắt tình hình thực tế và cùng  
nhau làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.  
3. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban giám hiệu nhà  
trường :  
Cùng với những mối quan hệ trên, giáo viên TPT Đội phải thiết lập được  
mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong  
bộ máy cán bộ quản lý, giáo viên TPTĐ cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà  
trường có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn  
các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động NGLL đưa kế  
hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này  
phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường  
Giáo viên TPT Đội có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu  
để bố trí sắp xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa thể làm chủ  
nhiệm lớp vừa thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội.  
TPT Đội nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ  
sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều  
kiện thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao .  
TPT Đội với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội  
trong nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vậy rất cần sự  
đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của  
Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách  
nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng  
tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.  
4 . Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Hội cha mẹ học sinh  
Đây mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để  
tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường :Nhà trường – gia  
đình và xã hội. Chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình,  
của hội cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động đội ,nâng cao  
chất lượng giáo dục. Từ mối quan hệ này giáo viên TPTĐ phải tiếp cận rất gần  
với phụ huynh học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, và có ý kiến với nhà  
trường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt.  
giúp các em tiến bộ và hòa đồng với bạn bè.  
Bên cạnh đó giáo viên TPTĐ cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị hợp  
tác với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. Giúp các em tham gia hoạt động xã  
hội vừa sức với mình trên địa bàn dân cư.  
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC  
So Sánh kết quả đạt được trong bốn năm học liền kề khi chưa áp dụng  
SKKN và khi đã áp dụng SKKN  
7
Tham gia các Kết quả cấp  
Kết quả cấp  
huyện  
Năm học  
Số chi đội  
phong trào đội  
trường  
50% chi đội  
Liên đội Khá  
2014-2015  
13  
75%  
Mạnh  
60% chi đội  
Liên đội Vững  
2015-2016  
2016-2017  
2017-2018  
14  
13  
12  
80%  
100%  
100%  
Mạnh  
mạnh cấp Huyện  
80% chi đội  
Liên đội Vững  
Mạnh  
mạnh xuất sắc  
cấp Tỉnh  
80% chi đội  
Liên đội Vững  
Mạnh  
mạnh xuất sắc  
Trong năm học vừa qua, tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng mối  
quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời được  
stin tưởng tuyt đối ca Cp U, Ban giám hiu nhà trường to mi điu kin  
thun li nht cho tôi hot động nên trong nhng năm hc 2015-2016, 2016-2017,  
2017-2018 tôi đã đưa hot động ca Liên Đội ngày càng đi lên, luôn hoàn thành  
xut sc mi nhim vụ được giao .  
Cụ thể là : Liên đội đã duy trì tốt hoạt động của đội, do đó mọi nề nếp  
của nhà trường cũng như của Liên Đội được duy trì tốt. Phong trào nói lời hay  
làm việc tốt, phong trào hoa điểm 10 cùng nở, phong trào đọc và làm theo báo  
Đội, phong trào kế hoạch nhỏ, phong trào mùa đông ấm,phong trào tết bạn  
nghèo…. được duy trì trong suốt năm học, việc học sinh vi phạm kỷ luật đã  
giảm nhiều so với các năm học trước. Song song với phong trào trên, các phong  
trào lớn trong năm đạt được nhiều kết quả tốt như: Phong trào Vì bạn nghèo đã  
duy trì trong nhiều năm nay và ngày càng thu hút đông đảo các em tham gia,  
năm học này Liên đội đã quyên góp được 6.09 0.000đ . Với số tiền này Liên đội  
đã sử dụng vào việc mua quà tặng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn  
liên, chi đội nhân dịp mùa đông ấm tết nguyên đán . Đây nguồn động  
viên to lớn giúp các em vươn lên trong học tập, song cái được lớn hơn ở đây là  
các em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của thầy cô và bạn bè.  
Trong các phong trào lớn do Tỉnh Đoàn huyện đoàn phát động, Liên  
đội đã kết hợp các lực lượng giáo dục chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động đạt kết  
quả tốt, cụ thể là: Các cuộc thi như Chúng em với môi trường, cuộc thi viết thư  
cho các chú bộ đội trường sa ,có 100% các em tham dự .  
Phong trào xây dựng quỹ kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng  
và hoàn thành tốt chỉ tiêu của huyện Đoàn đề ra.  
8
Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo  
chủ đề của tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu  
hút đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như cuộc thi  
Chúng em với môi trường, Nhà sử học nhỏ tuổi, Câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ  
lịch sử, Ứng xử văn minh học đường, Tiếng hát học sinh chào mừng ngày nhà  
giáo Việt Nam, thi Rung chuông vàng …  
Từ những hoạt động trên, trong năm học qua Liên đội đã đạt danh hiệu  
Liên đội mạnh cấp huyện và liên đội vững mạnh cấp Tỉnh . có 8/12 lớp đạt danh  
hiệu lớp tiến tiến xuất sắc.  
Một số hình ảnh các phong trào hoạt động đội trong những năm qua:  
Hoạt động tham quan trải nghiệm tại Lữ đoàn 206  
Hoạt động “Chương trình Mùa đông ấm”  
9
Hoạt động: Tuyên truyền ATGT và phòng chống pháo nổ  
10  
Hoạt động: Cuộc thi về văn hóa ứng xử học đường  
Tổ chức dạy bơi cho các em học sinh  
Hoạt động Chăm sóc vườn hoa trong giờ ra chơi  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 18 trang minhvan 10/03/2024 1540
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào Thiếu Nhi trong trường học thông qua việc xây dựng vai trò của giáo viên TPTĐ trong mối quan hệ với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_cong_tac_doi_va_phong_trao_thieu_nhi_tro.doc