Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM phần điện học vật lý 11, 12 Trung học phổ thông
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, GD-ĐT rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế của giáo dục STEM trong dạy học, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thực sự giúp HS hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác, đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người có năng lực trong cuộc sống tương lai, phù hợp nhu cầu nhân lực lao động trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC STEM PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 11, 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ MÔN: VẬT LÝ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
=====*=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC STEM PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 11, 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên giáo viên: Đậu Thị Thúy Hằng
Bộ môn
: Vật lý - Tổ Tự nhiên
: Trường THPT Lê Viết Thuật,
TP Vinh, Tỉnh Nghệ An
: 0989 832 663
Đơn vị công tác
Số điện thoại
Năm học: 2019-2020
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền
sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách
thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào
tạo (GD-ĐT) một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, GD-ĐT
rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế của giáo
dục STEM trong dạy học, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thực sự giúp HS
hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác, đáp ứng được mục tiêu
đào tạo con người có năng lực trong cuộc sống tương lai, phù hợp nhu cầu nhân
lực lao động trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Giáo dục STEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong
chương trình GDPT mới, mặt khác nhằm phát triển các năng lực cốt lõi cho hpcj
sinh (HS), phát triển các năng lực đặc thù của môn học thuộc về STEM và định
hướng nghề nghiệp cho HS. Để đón đầu chương trình GDPT mới, nhiều địa
phương và trường học đã đi trước một bước trong việc triển khai giáo dục
STEM. Trong quá trình triển khai dạy học các môn học STEM, một trong những
yêu cầu đối với giáo viên (GV) là phải biết cách tổ chức, thiết kế các hoạt động
STEM một cách sáng tạo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học. Tuy nhiên
hiện nay qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc triển khai dạy học STEM ở các
trường THPT còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, một số GV vẫn chưa có nhận
thức đầy đủ về bản chất dạy học STEM cũng như cách thiết kế hoạt động, tổ
chức, thực hiện dạy học STEM như thế nào cho có hiệu quả trong môn học. Hơn
nữa, hiện nay trên các trang mạng điện tử, tài liệu sách vở, các tạp chí GD đã
cung cấp rất nhiều các vấn đề chung về giáo dục STEM nhưng các tài liệu
hướng dẫn cụ thể việc tổ chức dạy học các môn học theo định hướng STEM
trong trường PT còn chưa nhiều.Vì vậy nghiên cứu sâu về dạy học STEM, đề
xuất cách thức thiết kế và tổ chức cho HS học tập hiệu quả các môn học STEM
nói chung, Vật lý nói riêng như thế nào là một hướng nghiên cứu mới cập nhật,
cần thiết trong bối cảnh nền GD-ĐT Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn
diện.
Vật lí với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm có tính công nghệ và
kỹ thuật rất cao, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, thực hành cùng với
nền tảng để học Vật lý là Toán học nên rất thuận lợi trong việc triển khai dạy
học theo phương thức STEM bằng các hình thức tăng cường các hoạt động
nghiên cứu, trải nghiệm sáng tạo, câu lạc bộ.... Qua đó giúp HS hiểu được các
ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế tạo các sản phẩm áp dụng vào đời sống thực
tiễn, đồng thời giúp HS không những hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí, từ đó tạo
động lực, lòng đam mê, yêu thích bộ môn. Nói tóm lại, dạy học Vật lý theo
1
phương thức STEM là một hướng giáo dục phù hợp giúp HS phát triển đầy đủ
các năng lực đặc thù và năng lực cốt lõi theo mục tiêu của chương trình GDPT
mới.
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Vật lí ở THPT chúng tôi
thấy có thể khai thác, thiết kế và thực hiện được nhiều chủ đề dạy học STEM ở
tất cả các phân môn cơ, nhiệt, điện, quang và một số phần khác của bộ môn Vật
lý. Trong thực tiễn, các loại máy móc, đồ dùng quen thuộc, gần gũi phục vụ
trong đời sống đa phần là những sản phẩm được ứng dụng từ điện học nên khai
thác các chủ đề dạy học STEM phần điện học trong chương trình Vật lý phổ
thông sẽ kích thích được sự hứng thú, tích cực của HS trong quá trình dạy học.
Với những lí do trên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, chúng tôi
đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM
phần điện học Vật lý 11, 12 Trung học phổ thông”. Hy vọng đề tài sẽ góp một
phần nhỏ, là nguồn tài liệu có ích giúp các thầy cô và các bạn đọc tham khảo và
vận dụng vào quá trình dạy học môn Vật lý theo định hướng STEM ở các trường
phổ thông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 11,12 trường THPT Lê Viết Thuật. Quá trình
dạy học Vật lý ở trường phổ thông.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chủ đề dạy học STEM phần điện học thuộc chương
trình Vật lý 11,12 THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lê
Viết Thuật TP Vinh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục STEM trong trường phổ
thông.
- Điều tra, phân tích thực trạng dạy học Vật lý theo định hướng STEM ở một số
trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh. Trên cơ sở đó phân tích các nguyên
nhân, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết của đề tài.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: Xây dựng các chủ đề dạy học
STEM phần điện học Vật lý 11,12 và tiến hành thực nghiệm tổ chức dạy học
một số chủ đề tại trường THPT Lê Viết Thuật.
- Trên cơ sở các chủ đề đã thực nghiệm, lựa chọn và giới thiệu cách tổ chức
hoạt động cụ thể một số chủ đề dạy học STEM phần điện học Vật lý 11,12 theo
các phương pháp, hình thức dạy tích cực nhằm định hướng phát triển các năng
lực HS.
2
4. Đóng góp mới của đề tài
- Điều tra được thực trạng dạy học Vật lý theo định hướng STEM ở một số
trường THPT trên TP Vinh, phân tích các nguyên nhân, khó khăn, đưa ra hướng
khắc phục, giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học các môn học STEM, áp
dụng thực nghiệm có hiệu quả tại trường THPT Lê Viết Thuật.
- Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy học STEM phần điện học phục vụ giảng
dạy một số bài học trong chương trình SGK Vật lý 11,12 nhằm phát triển năng
lực cho HS.
- Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM phần điện học Vật lý 11, 12 tại trường
phổ thông phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và thu được những kết
quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý và các môn học
STEM, đưa giáo dục STEM vào trường học, góp phần vào phong trào thi đua
đổi mới sáng tạo trong dạy học đáp ứng với yêu cầu chương trình GDPT tổng
thể.
3
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng với
chương trình GDPT mới
1.1. Khái niệm về giáo dục STEM
STEM là viết tắt của từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất
được hiểu trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan
đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ
năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ
hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra các sản phẩm trong cuộc
sống hằng ngày.
Đối với giáo dục STEM, các kiến thức khoa học, toán học, công nghệ và
kĩ thuật không chỉ được dạy học theo hướng trang bị kiến thức thông thường mà
được vận dụng nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Việc
làm này đem lại hai tác dụng lớn. Một là giúp cho trải nghiệm học tập của HS
trở nên thú vị hơn, tạo động lực thúc đẩy các em hứng thú với việc học tập và
nghiên cứu khoa học, công nghệ ngay từ nhỏ. Hai là gắn kết nhà trường với địa
phương, cộng đồng cũng như các tổ chức thông qua những vấn đề mang tính
toàn cầu (ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính…). Sự gắn kết đa dạng các
thành phần giáo dục, tạo thành một hệ sinh thái giáo dục, sẽ là một trong những
chìa khóa giúp nuôi dưỡng và đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu có kiến
thức và kỹ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo trong thời đại mới.
Như vậy giáo dục STEM là một phạm trù rộng và liên quan đến nhiều
lĩnh vực với hai đặc điểm nổi bật là tính tích hợp liên môn và hoạt động thực
hành gắn với lí thuyết. Với giáo dục STEM, HS có thể học để lập trình điều
khiển, chế tạo robot nhưng cũng có thể đơn giản là chế tạo ra những sản phẩm
phục vụ đời sống. Qua đó cho thấy việc dạy và học STEM không nhất thiết cần
điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại mà hoàn toàn tùy thuộc vào ý tưởng
triển khai bài dạy của GV.
1.2. Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học
Chủ đề STEM là chủ đề dạy học được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn
kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn khoa học trong chương trình
phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử
dụng công nghệ truyền thống và hiện đại, công cụ toán học để tạo ra những sản
phẩm có tính ứng dụng thực tiễn, phát triển kỹ năng và tư duy HS.
Chủ đề STEM cần đảm bảo các tiêu chí: giải quyết vấn đề thực tiễn, kiến
thức trong chủ đề thuộc lĩnh vực STEM, định hướng hoạt động thực hành, làm
việc nhóm.
4
Có thể phân loại các chủ đề dạy học STEM dựa vào các tiêu chí sau. Dựa
vào phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM, người ta chia chủ đề STEM
thành hai loại:
Chủ đề STEM cơ bản được xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc phạm vi
các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong chương trình giáo dục phổ
thông. Các sản phẩm chủ đề STEM này thường đơn giản, bám sát nội dung sách
giáo khoa (SGK) và thường được xây dựng trên cơ sở các nội dung thực hành,
thí nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông.
Chủ đề STEM mở rộng có những kiến thức nằm ngoài chương trình giáo
dục phổ thông và SGK. Những kiến thức đó HS phải tự tìm hiểu và nghiên cứu
từ tài liệu chuyên ngành. Sản phẩm STEM loại hình này có độ phức tạp cao hơn.
Dựa vào mục đích dạy học, ta có thế chia chủ đề STEM thành hai loại
chính:
Chủ đề STEM dạy học kiến thức mới được xây dựng trên cơ sở kết nối
kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chưa được học hoặc được học
một phần, HS sẽ vừa giải quyết được vấn đề và vừa lĩnh hội tri thức mới.
Chủ đề STEM dạy học và vận dụng được xây dựng trên cơ sở những kiến
thức HS đã được học. Chủ đề STEM dạng này bồi dưỡng cho HS năng lực vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn. Kiến thức lý thuyết được củng cố và khắc sâu.
1.3. Quy trình xây dựng chủ đề bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng,
quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ
có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi lựa chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết
để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó HS phải học được
những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã lựa chọn hoặc
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị và giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết (sản phẩm cần chế tạo) cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp, sản phẩm.
Các tiêu chí này phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận
dụng kiến thức nền của HS chứ không nên tập trung đánh giá sản phẩm vật chất.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tố chức hoạt động
Tiến trình tổ chức hoạt động học được thiết kế theo các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực với 5 hoạt động học. Mỗi hoạt động được thiết kế rõ ràng về
mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động
này có thể được tổ chức cả trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).
5
1.4. Tiến trình tổ chức dạy học STEM trong trường Trung học
Mỗi bài học STEM thường được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, GV giao cho HS nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn
đề, trong đó HS phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí
đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải
pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản
phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể
cả sản phẩm đó là quen thuộc với HS; đồng thời, tiêu chí đó buộc HS phải nắm
vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, HS thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự
hướng dẫn của GV. HS phải tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc
đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi HS hoàn thành bản
thiết kế thì đồng thời cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn
học tương ứng.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ
bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã
có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi,
góp ý của các bạn, GV và HS tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo
đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
HS tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện; trong quá trình
chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, HS
cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi và
tối ưu (theo nhận thức của HS).
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã
hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
2. Cở sở thực tiễn của dạy học Vật lý theo định hướng STEM ở một số
trường PT
2.1.Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lý theo định hướng STEM ở một
số trường THPT trên địa bàn TP Vinh.
Từ năm học 2014-2015, giáo dục STEM đã được Bộ GD-ĐT đưa vào một
số văn bản hướng dẫn khuyến khích triển khai ở các nhà trường, đặc biệt sau khi
Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường
6
năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ GD-ĐT đã triển
khai thí điểm và đến nay giáo dục STEM đã được triển khai đồng loạt trên phạm
vi toàn quốc. Riêng ở tỉnh ta, giáo dục STEM đã được Sở GD&ĐT đưa vào
hướng dẫn nhiệm vụ năm học ở bậc học Tiểu học và Trung học từ năm học 2017
- 2018.
Tuy nhiên, trước năm 2014 không phải là trong GDPT của Việt Nam
hoàn toàn không có giáo dục STEM. Thực chất, giáo dục STEM là một phương
thức giáo dục nhấn mạnh đến thực hành trải nghiệm sáng tạo của HS nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống thông qua dạy học tích hợp liên môn.
Trước đó Bộ GD-ĐT đã triển khai các phong trào, các cuộc thi trong trường phổ
thông theo hướng này, điển hình như cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho HS
trung học, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn… Từ những chương trình thí điểm này, những phong trào, cuộc thi
bước đầu đã có sự lan tỏa, tác động tích cực, làm chuyển biến trong dạy học tại
các trường trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Từ
đó, HS được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn, học tập gắn với cuộc sống hơn.
Tuy nhiên, các phong trào vẫn chỉ dừng lại ở hình thức các cuộc thi, thu hút
được một lượng nhỏ GV, HS tham gia, chưa trở thành hoạt động thường xuyên,
phổ biến của GV và HS.
Hiện nay, tại thành phố Vinh, với nhiều lợi thế riêng, việc giáo dục STEM
đã và đang được nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở đưa vào chương trình
hoạt động chính khóa của Nhà trường. Từ năm học 2018 – 2019, các trường
THPT tại thành phố Vinh, như Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà
Huy Tập đã thành lập các câu lạc bộ STEM. Phương thức triển khai của các
trường chủ yếu đó là xã hội hóa. Nhà trường phối hợp cùng một số trung tâm để
đưa giáo dục STEM vào trường học. …, xây dựng nhiều chuyên đề dạy học
STEM, bước đầu đưa vào giảng dạy có hiệu quả ở các môn học.
Thực tế triển khai cho thấy, giáo dục STEM được tổ chức trong nhà
trường thường tập trung qua các hình thức: dạy học tích hợp theo định hướng
giáo dục STEM, sinh hoạt câu lạc bộ STEM, các cuộc thi, các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, phối hợp tổ chức các hoạt động STEM giữa nhà trường và các
cơ sở dạy nghề, ngày hội STEM…. Qua đây cho thấy, giáo dục STEM đã có
được những kết quả bước đầu, tạo tiền đề thuận lợi cho bước triển khai tiếp theo
mang tính đại trà và hiệu quả khi thời gian thực hiện chương trình GDPT mới
chỉ còn không đầy một năm nữa.Tuy nhiên, theo điều tra ở một số trường phổ
thông trên thành phố Vinh, thực tế triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất
cập.
7
Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng dạy học STEM trong dạy học Vật lý
ở trường THPT tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV và HS
với mục đích thu thập thông tin, phân tích khó khăn, thuận lợi của thực trạng
dạy học STEM môn Vật lý ở trường phổ thông.
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết, quá trình tổ chức dạy
học STEM môn Vật lý các GV ở các trường THPT.
Đối tượng khảo sát: 30 GV dạy các bộ môn KHTN và Toán, Công nghệ ở
3 trường THPT trong TP Vinh: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà
Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật và 120 HS trường THPT Lê Viết Thuật.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2019.
Phiếu khảo sát GV và HS (có trong Phụ lục kèm theo).
Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp qua các phiếu điều tra, kết quả cho
thấy như sau:
1.1. Hiểu biết của GV trong dạy học STEM
Biểu đồ 1. Thống kê về hiểu biết của GV trong dạy học định
hướng STEM
không biết đến
14%
Đầy đủ
35%
Sơ sài
51%
Hình 1. Biểu đồ thống kê sự hiểu biết, nhận thức của GV về dạy học theo định
hướng STEM
8
1.2. Mức độ cần thiết dạy học Vật lý theo định hướng giáo dục STEM
Biểu đồ 2. Thống kê mức độ cần thiết dạy học môn Vật lý theo
định hướng giáo dục STEM
Không cần thiết
7%
Ít cần thiết
11%
Cần thiết
27%
Rất cần thiết
55%
Hình 2. Biểu đồ thống kê sự cần thiết dạy học môn Vật lý theo định hướng giáo
dục STEM
1.3. Mức độ thường xuyên đưa STEM và dạy học Vật lý
Biểu đồ 3. Thống kê về mức độ thường xuyên đưa STEM
vào dạy học Vật lý
Chưa bao giờ
Rất thường xuyên
23%
Ít thường xuyên
33%
2%
Thường xuyên
42%
Hình 3. Biểu đồ thống kê về mức độ thường xuyên đưa STEM vào dạy học Vật lý
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM phần điện học vật lý 11, 12 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- xay_dung_va_thuc_hien_mot_so_chu_de_day_hoc_stem_phan_dien_h.docx