Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất chưa phổ biến.
MỤC LỤC  
Trang  
PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
1
1
2
3
2. Điểm mới. đóng góp của sáng kiến  
PHẦN HAI – NỘI DUNG  
Chương 1: Cở sở luận thực tiễn trong dạy học lịch sử theo chủ đề 3  
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường THPT  
1.1.Cơ sở luận  
1.2. Cơ sở thực tiễn  
1.3. Giải pháp  
3
4
6
Chương 2: Xây dựng tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ 8  
nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học  
sinh ở trường THPT  
2.1. Nội dung chủ đề  
8
2.2. Xác định mục tiêu chủ đề  
20  
22  
22  
2.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh  
2.4. Xây dựng bảng tả các mức độ nhận thức năng lực, phẩm chất...  
2.5. Biên soạn câu hỏi / bài tập theo đinh hướng phát triển năng lực, phẩm 25  
chất  
2.6. Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề  
40  
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về việc xây dựng, tổ chức dạy học 59  
chủ đề các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945 nhằm phát  
triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường THPT  
3.1. Đối tượng thực nghiệm  
3.2. Phương pháp thực nghiệm  
3.3. Kết quả thực nghiệm  
PHẦN BA – KẾT LUẬN  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
PHỤ LỤC  
59  
59  
59  
60  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN  
Nội dung  
Viết tắt  
GV  
Giáo viên  
Học sinh  
HS  
Chủ nghĩa hội  
CNXH  
TBCN  
CNPX  
DHCĐ  
CTTGI  
CTTGII  
PTNL, PC  
SGK  
Tư bản chủ nghĩa  
Chủ nghĩa phát xít  
Dạy học chủ đề  
Chiến tranh thế giới thứ nhất  
Chiến tranh thế giới thứ hai  
Phát triển năng lực, phẩm chất  
Sách giáo khoa  
Dạy học lịch sử  
DHLS  
CĐ  
Chủ đề  
Trung học phổ thông  
Phát triển năng lực, phẩm chất  
Chương trình giáo dục phổ thông  
THPT  
PTNL, PC  
CTGDPT  
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lí do chọn đề tài.  
Dạy học lịch sử ở trường THPT không chỉ trang bị cho học sinh những kiến  
thức cơ bản về lịch sử thế giới lịch sử dân tộc, mà còn phát triển năng lực và  
phẩm chất cho các em. Trên cơ sở đó, các em sẽ được phát triển một cách toàn  
diện. Song muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó cần thiết phải đổi mới  
phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,  
sáng tạo tư duy của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng  
thực hành và lòng say mê, ý chí vươn lên trong học tập.  
Nhưng trên thực tế hiện nay, phần lớn các GV dạy lịch sử ở các trường  
THPT chỉ chú ý truyền thụ kiến thức lịch sử, ít quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu,  
khám phá lịch sử của học sinh nên không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho  
các em. Đó một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không quan tâm  
học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học lịch sử. Hậu quả phần lớn  
học sinh không nắm được kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, nhầm lẫn  
kiến thức, điều này thể hiện rõ trong kết quả các kì thi THPT quốc gia những  
năm gần đây.  
Vậy, vấn đề đặt ra là làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh động  
trước mắt các em, làm thế nào để học sinh có hứng thú, ấn tượng sâu sắc về bài  
học lịch sử? Đây một câu hỏi lớn cho nghành giáo dục, đặc biệt đội ngũ  
giáo viên dạy lịch sử. Bản thân tôi cũng rất trăn trở trong việc tìm ra những  
phương pháp dạy học tích cực. Thông qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy dạy  
học theo chủ đề ở các trường THPT có vai trò và ý nghĩa to lớn, một trong  
những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy  
học lịch sử, đồng thời góp phn phát triển năng lực phẩm chất học sinh. Bởi  
vì, dạy học theo chủ đề một mô hình mới với sự kết hợp giữa mô hình dạy học  
truyền thống hiện đại bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính  
tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Giáo viên không dạy học chỉ bằng cách  
truyền thụ kiến thức chủ yếu hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông  
tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.  
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo  
về định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục Đào  
tạo Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nhằm đổi mới mạnh  
mẽ phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng  
lực, phẩm chất học sinh thông qua việc xây dựng dạy học theo chủ đề. Tuy  
nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy  
học chủ đtheo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất chưa phổ biến.  
Các chủ đề được xây dựng trong thời gian vừa qua chủ yếu là theo các  
chương/bài được xây dựng trong SGK, nội dung kiến thức còn dàn trải chưa  
đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể xuyên suốt một giai đoạn lịch sử hoặc một nhân  
Trang 1  
vật lịch sử nên về cơ bản không có cái “mới”, cái “khác” trong chủ đề so với nội  
dung bài học sách giáo khoa nên chưa kích thích được sự tò mò, hấp dẫn khả  
năng tổng hợp của HS.  
Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xác định sẽ dạy  
theo chủ đề và chuyên đề. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chương  
trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đều hướng tới hình thành và phát triển  
phẩm chất năng lực cho người học. Vì vây, việc thiết kế tổ chức dạy học  
theo chủ đề cần thiết, góp phần đổi mới đổi mới phương pháp dạy học theo  
đinh hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.  
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi nhận thấy nếu tổng hợp  
được kiến thức của từng chương/bài lại đi sâu vào một lĩnh vực của các  
chương/bài, mổ xẻ nó thì HS sẽ hứng thú học hơn và phát triển được các năng  
lực, phẩm chất chung cũng như NL, PC riêng của bộ môn.  
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề  
“Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực  
phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông làm đối tượng nghiên  
cứu. Hi vọng công trình nghiên cứu này, sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú và  
hiểu biết sâu sắc về lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng, về lịch sử thế  
giới nói chung. Qua đó phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS.  
2. Điểm mới, đóng góp của sáng kiến.  
- Hệ thống hóa cơ sở luận cơ sở thực tiễn của việc xây dựng tổ chức dạy  
học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu của đổi  
mới phương pháp dạy học chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ  
thông môn Lịch sử năm 2018.  
- Sắp xếp, xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề bài giảng mới thông qua việc xâu  
chuỗi những vấn đề theo chiều sâu các giai đoạn lịch sử của các nước TBCN từ  
năm 1918 đến năm 1945  
- Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề nói chung và chủ đề “các  
nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945" nhằm phát triển năng lực phẩm  
chất học sinh ở trường THPT.  
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đi sâu vào chủ đề các nước tư bản chủ nghĩa  
giai đoạn 1918-1945 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.  
- Làm phong phú thêm lý luận thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử ở trường  
THPT, đặc biệt thiết kế tổ chức dạy học theo chủ đề đáp ứng yêu cầu đổi  
mới chương trình giáo dục hiện hành và CTGDPT môn Lịch sử năm 2018.  
- Kết quả này giúp tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình dạy học thực  
tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong quá trình dạy và  
học.  
Trang 2  
PHẦN II:NỘI DUNG  
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC  
LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM  
CHẤT HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT  
1.1 CƠ SỞ LUẬN  
Dạy học theo chủ đề một xu hướng dạy học có tính khoa học thực tiễn  
nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp học sinh có đủ phẩm chất năng  
lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Nhận thức điều này ở nước  
ta, Bộ GD&ĐT đã tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng các chủ đề vào quá  
trình giảng dạy. Cụ thể:  
- Ngày 25/6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 791/HD-BGDĐT về việc  
Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.  
Việc xây dựng các chủ đề liên môn là một trong số các hoạt động theo yêu cầu  
của công văn.  
- Ngày 8/10/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn5555/BGDĐT-GDTrH về  
việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học kiểm  
tra, đánh giá; tổ chức quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung  
học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Công văn chính là cơ sở quan  
trọng nhất cho việc thiết kế tổ chức các chủ đề và chuyên đề trong DHLS ở  
trường phổ thông  
-Ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH  
về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo  
định hướng phát triển năng lực phẩm chất HS từ năm 2017-2018.  
-Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT  
về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Đối với môn Lịch sử, việc  
dạy học theo các chủ đề và chuyên đề được chính thức xác nhận sẽ triển khai  
trong tương lai.  
- Ngày 20/03/2019, Bộ GD&ĐTban hành Công văn số 1106/BGDĐT_GDTrH.  
Công văn quy định rõ: căn cứ vào đặc điểm từng vùng miền, các địa phương  
nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn theo chủ đề và  
hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện…  
Dạy học theo chủ đề sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và  
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà  
chủ yếu hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào  
giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.  
Thông qua những hoạt động trong quá trình học tập chủ đề, giải quyết  
những nhiệm vụ chuyên môn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, HS sẽ hình  
thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và NL chung theo định hướng của  
Trang 3  
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năng lực chuyên biệt theo định  
hướng của chương trình các bộ môn.  
Dạy học theo chủ đề có các đặc trưng cơ bản sau:  
Thứ nhất, nội dung kiến thức của các CĐ dạy học liên quan đến một hay  
nhiều lĩnh vực, chuyên ngành.  
Thứ hai, dạy học theo ngoài những nội dung chuyên môn còn hướng  
tới những vấn đề của cuộc sống, định hướng nghề nghiệp cho HS.  
Thứ ba, dạy học theo CĐ, HS sẽ được tìm hiểu, khám phá, kiến thức mới  
và kinh nghiệm của bản thân HS cũng sẽ được khai thác tối đa.  
Thứ tư, dạy học theo phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác  
và sáng tạo ở HS thông qua việc giải quyết chuỗi hoạt động mang tính thực  
hành, gắn với thực tiễn  
Thứ năm, GV cũng phải tích cực chủ động hơn để dạy học theo chủ đề đạt  
hiệu quả cao nhất.  
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN  
1.2.1. Đối với giáo viên  
Để kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học  
sinh và phía giáo viên  
Đối tượng điều tra khảo sát là GV, HS ở trường tôi đang công tác và các  
trường THPT trên địa bàn huyện.  
Phương pháp: gửi phiếu điều tra qua email/ facebook kết hợp với phỏng vấn.  
* Nội dung: (Phiếu điều tra phụ lục 1)  
Dựa trên kết quả khảo sát GVcác trường tôi công tác và GV THPT trên địa  
bàn tôi nhận thấy:  
- Các trường THPT đã đang tiến hành dạy học theo .Tuy nhiên việc dạy  
học theo CĐ chưa được tiến hành không thường xuyên. Trong hoạt động dạy  
học, việc xây dựng các CĐ dạy học theo hướng PTNL, PC còn nặng về hình  
thức, chưa thực sự đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn GV chưa mạnh dạn  
sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng PTNL, PC... Việc  
vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng PTNL, PC hiện nay của một số  
GV còn chưa được thường xuyên, thiếu linh hoạt, mang tính rập khuôn, máy  
móc nên chưa gây được hứng thú học tập cho HS.  
- Việc xây dựng CĐ mới chỉ dừng lại chủ yếu là xây dựng theo CĐ tương ứng  
với các chương/bài trong sách giáo khoa. Các CĐ lịch sử được xây dựng chưa  
thật sự đi sâu vào một vấn đhay một nhân vật lịch sử còn ít, vì phần lớn giáo  
viên còn ngại đảo lộn, sắp xếp lại kiến thức chương trình trong sách giáo khoa.  
Trang 4  
- Căn cứ vào nội dung phần hai SGK lịch sử 11 học về lịch sử thế giới hiện đại  
từ năm 1917 đến năm 1945, bản thân tôi và các đồng nghiệp đều khẳng định nội  
dung các nước TBCN có vị trí quan trọng trong chương trình lịch sử 11 cũng  
như tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.Trong giai đoạn lịch sử thế giới  
hiện đại, tình hình các nước TBCN giai đoạn 1918-1945 có ảnh hưởng rất lớn  
đến quan hệ quốc tế và có tác động không nhỏ đến tình hình nước ta.  
- SGK lịch sử 11hiện hành chỉ trình bày riêng lẽ các nước tư bản trong chương  
II: các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh theo từng bài: Bài 11: Tình hình  
các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939), bài 12: Nước  
Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939); Bài 13: Nước Mĩ giữa hai  
cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Cách bố cục, sắp xếp như vậy rời rạc,  
thiếu tính hệ thống, khó so sánh, khó đánh giá, có những nội dung kiên thức  
trùng lặp.  
- Mặt khác, trong chương trình SGK hiện hành, sắp xếp, cấu trúc như sau:  
chương II: các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939),  
gồmcác bài 11, bài 12, bài 13, bài 14, rồi sau đó chương III:các nước châu á  
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939); tiếp đến chương IV -bài 17:  
chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945. Tổng thời lượng của chương II và  
chương IV là 6 tiết. Như vậy sau khi dạy các nước CNTB giữa hai cuộc chiến  
tranh thế giới (1918-1939), sau hai bài nữa (bài 15, bài 16) mới dạy bài 17 mà  
trong bài 17: cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện rất rõ tình hình các nước  
TBCN giai đoạn (1939-1945), các mối quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa,  
cũng như mối quan hệ giữa các nước TBCN với Liên Xô, với các nước thuộc  
địa, phụ thuộc. Như vậy, cách sắp xếp bố cục của chương trình SGK lịch sử 11  
hiện hành không những sẽ ngắt quãng mạch kiến thức, mà còn dẫn đến dàn trải  
kiến thức, rời rạc, thiếu tính hệ thống, những nội dung kiến thức trùng lặp nên  
giáo viên rất khó khăn trong việc tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao.  
1.2.2. Đối với học sinh  
Dựa trên kết quả khảo sát phiếu điều tra HS (phụ lục 1) và trao đổi trực tiếp với  
học sinh trường tôi công tác và các trườngTHPT trên địa bàn tôi nhận thấy:  
- Hầu hết học sinh đều cho rằng chương trình SGK thì khô cứng, không hấp dẫn,  
nhiều mốc thời gian sự kiện khó nhớ, khó thuộc, một số giáo viên chưa có  
phươngpháp dạy học tích cực, hiệu quả nên chưa truyền được niềm đam mê, sự  
hứng thú cho các em.  
- Đa số học sinh còn cảm thấy xa lạ, chưa quen với việc học tập theo CĐ. Các  
emđã quen học theo chương/bài trong sách giáo khoa.  
- Phần lớn các em còn lúng túng với phương pháp dạy học mới, dạng bài tập vận  
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.  
Trang 5  
- Phần lớn HS chưa biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn kiến thức liên  
môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra.  
- Khi học bài 11, bài 12, bài 13, bài 14, bài 17 theo chương trình SGK lịch sử 11  
hiện hành, các em chỉ nắm được các sự kiện diễn ra trong các giai đoạn lịch sử  
của từng nước TBCN riêng biệt, nhưng cũng sẽ những đơn vị kiến thức trùng  
lặp, thiếu tính liên hệ tổng thể, bao quát đầy đủ. Như vậy, các emkhó khăn trong  
việc so sánh, đánh giá các nước TBCN trong cùng một giai đoạn lịch sử.  
Theo chương trình SGK lịch sử 11, HS học các nước TBCN giữa hai cuộc  
chiến tranh (1918-1939), sau hai bài nữa các em mới học bài 17 mà bài 17:  
chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện rõ tình hình chủ nghĩa tư bản giai đoạn  
1939-1945, cách sắp xếp, bố cục như vậy sẽ ngắt quảng mạch kiến thức, ngắt  
quảng mạch suy nghĩ, tu duy của HS.Các em khó so sánh đặc điểm của các nước  
tư bản chủ nghĩa, khó đánh giá được những bước phát triển thăng trầm của các  
nước tư bản chủ nghĩa , những tác động của các nước tư bản chủ nghĩa đến quan  
hệ quốc tế cũng như tình hình Việt Nam.  
- Trong SGK chủ yếu là kênh chữ cung cấp thông tin, những nội dung tích hợp  
của văn học, địa lí, âm nhạc ... vào bài dạy gần như không có, kênh hình ảnh để  
HS khai thác còn ít, vì vậy chưa tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động  
học tập và hình thành PTNL, PC trong học tập.  
Với cơ sở luận thực tiễn nói trên, tôi đã sắp xếp, cấu trúc lại một số  
kiến thức quan trọng của Chương 2 và chương 4. Từ đó,xây dựng cấu trúc nội  
dung bài giảng mới thông qua việc xâu chuỗi những vấn đềtheo chiều sâu các  
giai đoạn lịch sử của các nước tư bản chủ nghĩa từ năm 1918 đến năm  
1945nhằm làm nổi bật bức tranh của các nước tư bản chủ nghĩa từ 1918- 1945.  
Làm rõ những bước phát triển thăng trầm của các nước tư bản chủ nghĩa tác  
động đến quan hệ quốc tế cũng như tình hình Việt Nam. Đồng thời chủ đề cũng  
khai thác những vấn đề trọng tâm về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-  
1945. Sau khi xây dựng, kết cấu chủ đề, tôi tiến hành tổ chức dạy học chủ đề  
“Các nước TBCN giai đoạn 1918-1945” với các phương pháp dạy học tích cực  
góp phần phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.  
1.3. Giải pháp  
- Sắp xếp, xây dựng cấu trúc Chương II: bài 11, bài 12, bài 13, bài 14 và phần  
nội dung chủ nghĩa tư bản trong chiến tranh thế giới thứ hai bài 17 - chương  
IV - SGK lịch sử 11 hiện hành thông qua việc xâu chuỗi những vấn đề theo  
chiều sâu các giai đoạn lịch sử của các nước TBCN từ năm 1918 đến năm 1945  
thành một CĐ dạy học: “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” trong  
thời lượng 5tiết.  
- Thiết kế tổ chức dạy học CĐ với các phương pháp, kĩ thuật dạy học đa  
dạng, phong phú phát huy tích cực, chủ động, hứng thú cho HS. Qua đó phát  
triển NL, PC cho các em.  
Trang 6  
- Khi thiết kế chủ đề, GV cần lựa chọn nội dung nổi bật, cốt yếu và có tính vấn  
đề của LS. Cần chú trọng các CĐ thể hiện mối quan hệ sự tác động của lịch  
sử thế giới với lịch sử dân tộc, hay LS địa phương.  
- Để tổ chức dạy học theo CĐ lịch sử theo định hướng phát triển NL, PC học  
sinh một cách hiệu quả theo tôi nên tiến hành các bước:  
Bước 1: Nêu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của chủ  
đề bằng cách GV đặt HS vào tình huống vấn đề thông qua các bài tập nhận  
thức;sử dụng phim tư liệu; thơ ca; tổ chức trò chơi; sử dụng tranh ảnh, lược  
đồ…tạo không khí thoải mái nhưng cũngtạo ra sự “trở ngại” trong duy định  
hướng nhận thức của HS.Từ đó,gây sự tập trung chú ý, kích thích trì tò mò,  
mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới cho HS.  
Bước 2: Cung cấp hướng dẫn HS khai thác các nguồn sử liệu để tìm hiểu  
nội dung chủ đề lịch sử.(Nguồn sử liệu do GV cung cấp qua bài giảng hoặc HS  
thể tự tìm hiểu SGK, tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, mạng internet.  
Thông qua nghiên cứu sử liệu giúp khôi phục lại sự kiện, hiện tượng, phản ánh  
nội dung kiến thức CĐ một cách chính xác, sinh động. Đây là cách giúp HS  
từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập với các phương pháp dạy học tích cực của  
GV. Qua đó, HS chủ động chiếm lĩnh các nội dung kiến thức của chủ đề để phát  
triển các năng lực, phẩm chất cần thiết.  
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự  
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong chủ đề.GV cần sử dụng linh hoat, đa  
dạng, phong phú các phương pháp dạy học như ( thuyết trình, nêu vấn đề, dự án,  
tích hợp liên môn, đồdùng trực quan, trao đổi, đàm thọai, tranh luận,).. kĩ thuật  
dạy học : (đóng vai, khăn trải bàn, nhóm, tổ chức trò chơi,..)để khai thác và phát  
triển các năng lực, phẩm chất HS  
Bước 4: Cũng cố, đánh giá, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả  
thực hiện nhiệm vụ của HS. Trên cơ sở sản phẩm học tập của các em, GV cho  
HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, G V nhận xét, bổ sung, kết luận giúp HS hệ  
thống những vấn đề cốt lõi của chủ đề, đồng thời hướng dẫn các em mở rộng  
cũng cố kiến thức bằng việc tự học ở nhà, tự nghiên cứu; chuẩn bị nôi dung bài  
mới.  
-Tổ chức DHCĐ trong môn lịch sử được thực hiện qua một chuỗi hoạt động học  
tập của HS. Trong mỗi hoạt động học tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các  
bước: chuyển giao nhiệm vụ học tập (yêu cầu rõ ràng, phù hợp với khả năng của  
HS, hình thức sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ hứng thú để HS sẵn sàng thực  
hiện nhiệm vụ ; thực hiện hiện vụ học tập HS,(GV là ngươi tư vấn, hỗ trợ, giúp  
đỡ thực hiện nhiệm vụ) ; HSbáo cáo thảo luận trình bày sản phẩm học tập cụ thể  
; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (, HS đánh giá lẫn nhau; Gv nhận xét,  
đánh giá kết quả của HS rút ra kết luận.  
Trang 7  
Cách tổ chức DHCĐ như thế này chính là cách GV dạy cho HS cách học và  
cách tự học tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức trực quan sinh  
động duy trừu tượng-thực tiễn, vừa mang đặc trưng của bộ môn.  
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CÁC  
NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN 1918 – 1945 NHẰM PHÁT  
TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT  
2.1.Nội dung chủ đề  
Chủ đề gồm một số nội dung kiến thức  
I. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929  
1. Sự thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai- Osinhtơn.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây thảm họa hết sức nặng nề  
đối với nhân loại. Kết cục của chiến tranh đã tác động rất lớn đến tình hình thế  
giới, đặc biệt đối với các nước chủ nghĩa tư bản. Sau chiến tranh thế giới thứ  
nhất nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Từ chỗ là trung tâm của nền tài chính quốc  
tế trong những năm 1870-1914, các nước châu Âu sau chiến tranh đếu trở thành  
con nợ của Mĩ. Trong khi đó Mĩ Nhật Bản là hai nước tư bản ngoài châu Âu  
không bị chiến tranh tàn phá, lại được hưởng những lợi thế từ cuộc chiến tranh  
nên vươn lên phát triển nhanh chóng. Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của  
Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Viết đánh dấu bước  
chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Với thắng lợi của Cách mạng tháng  
Mười Nga, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa.  
Điều này đã trở thành một thách thức to lớn đối với các nước tư bản chủ nghĩa.  
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh các nước tư  
bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-  
1922) để kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới  
mới được thiết lập thông qua các văn kiện được Vécxai và Oa-sinh-tơn,  
thường được gọi hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.  
Với hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, một trật tự thế giới mới được thiết lập,  
phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận,  
trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và  
xác lập sự áp đặt, dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc  
địa phụ thuộc. Đồng thời, ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh  
những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ hòa bình giữa  
các nước tư bản trong thời gian này chỉ tạm thời mỏng manh. Nhằm duy trì  
trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu  
tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.  
2. Tình hình các nước chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất  
(1918-1929)  
Trang 8  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 92 trang minhvan 10/04/2024 1110
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxto_chuc_day_hoc_chu_de_cac_nuoc_tu_ban_chu_nghia_giai_doan_1.docx