SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông
Hiện nay với cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật thời kì 4.0 các nước trên thế giới đều tập trung vào đào tạo tay nghề cho người lao động và nâng cao năng lực làm việc của mọi người dân. Việt Nam hiện nay cũng đang tìm mọi cách để tạo điều kiện cho mọi người được học tập lí thuyết và tham gia thực hành để nâng cao tay nghề, học đi đôi với hành, tránh trường hợp lí thuyết xa rời thực tiễn, thừa thầy thiếu thợ. Hiện nay trong trường học, các môn học đang thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển năng lực học sinh và nâng cao tính tự lập, tự học cho học sinh.
ĐỀ TÀI
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỪ
CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT Ở SÁCH
GIÁO KHOA NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
MÔN HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
=== ===
ĐỀ TÀI
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỪ
CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT Ở SÁCH
GIÁO KHOA NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
MÔN HOÁ HỌC
Tác giả : Lê Văn Hậu
Tổ : Tự nhiên
Năm học: 2019 - 2020
Số điện thoại : 0987469646
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1
1
1
2
2
2
2
3
4
4
4
4
I.1. Lí do chọn đề tài
I.2. Mục đích của đề tài
I.3. Nhiệm vụ của đề tài
I.4. Phạm vi của đề tài
I.5. Tính mới của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II. 1. Cơ sở lý luận
II. 2. Cơ sở thực tiễn
II. 3. Phương pháp tiến hành đề tài
II. 3. 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
II.3.2. Thực hành đề tài
II.3.2.1. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế trong bài “Clo”, thực hành điều chế Clo (hóa học
10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế Clo.
II.3.2.2. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế trong bài “HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC
VÀ MUỐI CLORUA”, thực hành điều chế axit clohiđric (hóa học
10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế axit
clohiđric.
6
II.3.2.3. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế oxi trong bài “OXI - OZON”, thực hành điều chế
oxi (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều
chế oxi.
8
II.3.2.4. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần thử tính chất của khí hiđro sunfua trong bài “HIĐRO
SUNFUA- LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT”
(hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần hiđro sunfua.
10
12
II.3.2.5. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế lưu huỳnh đioxit trong bài “HIĐRO SUNFUA-
LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT” (hóa học 10
cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần lưu huỳnh đioxit.
II.3.2.6. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần sự chuyển dịch cân bằng hóa học trong bài “CÂN BẰNG
HÓA HỌC” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần cân bằng
hóa học.
13
15
II.3.2.7. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần phản ứng tạo thành chất khí trong bài “PHẢN ỨNG TRAO
ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” và phần
điều chế cacbon đioxit trong phòng thí nghiệm trong bài “HỢP
CHẤT CỦA CACBON” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi
phần câu hỏi, bài tập có phương trình tạo khí cacbonic.
II.3.2.8. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần thử tính tan của NH3, tính chất của NH3 và điều chế NH3
trong phòng thí nghiệm, nhiệt phân muối amoni trong bài
“AMONIAC VÀ MUỐI AMONI” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập,
ôn thi phần amoniac và muối amoni.
17
21
II.3.2.9. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần điều chế
HNO3 trong phòng thí nghiệm trong bài “AXIT NITRIC VÀ
MUỐI NITRAT” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần axit
nitric và muối nitrat.
II.3.2.10. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy trong bài
“PHOTPHO” và bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” (hóa học 11 cơ
bản) và ôn tập, ôn thi phần photpho.
22
24
II.3.2.11. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần phân
tích định tính và định lượng trong bài “MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC
HỮU CƠ” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần sơ lược
phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
II.3.2.12. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế khí metan trong bài “ANKAN” (hóa học 11 cơ
bản) và ôn tập, ôn thi phần ankan.
26
II.3.2.13. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần điều chế
khí etilen trong bài “ANKEN” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn
thi phần anken.
28
30
II.3.2.14. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần điều chế khí axetilen trong bài “ANKIN” (hóa học 11 cơ
bản) và ôn tập, ôn thi phần ankin.
II.3.2.15. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần tính thăng hoa của naphtalen trong bài “BENZEN VÀ
ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC” (hóa
học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần naphtalen.
33
34
36
II.3.2.16. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần tính chất của phenol khi tác dụng với nước brom trong bài
“PHENOL” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần tính chất
này.
II.3.2.17. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy
phần sơ đồ điện phân điều chế kim loại và nhôm (hóa học 12 cơ
bản) và ôn tập, ôn thi phần điều chế kim loại.
II. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
39
47
50
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay với cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật thời kì 4.0 các nước trên
thế giới đều tập trung vào đào tạo tay nghề cho người lao động và nâng cao năng
lực làm việc của mọi người dân. Việt Nam hiện nay cũng đang tìm mọi cách để
tạo điều kiện cho mọi người được học tập lí thuyết và tham gia thực hành để
nâng cao tay nghề, học đi đôi với hành, tránh trường hợp lí thuyết xa rời thực
tiễn, thừa thầy thiếu thợ. Hiện nay trong trường học, các môn học đang thực hiện
mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển năng lực học sinh và nâng
cao tính tự lập, tự học cho học sinh.
Đối với môn hóa học, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học trên lớp
để phát triển năng lực cho học sinh, thì hóa học còn là bộ môn thực nghiệm nên
giáo viên còn phải tích cực cho các em tham gia trực tiếp làm thí nghiệm. Giáo
viên đặt ra những câu hỏi, xây dựng những bài tập để giúp cho các em ngoài
nắm vững lí thuyết, còn phải biết kiểm chứng lí thuyết bằng thực nghiệm. Chính
vì vậy mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở và luôn
suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em được
thử nghiệm, thí nghiệm thực hành, suy nghĩ trả lời các câu hỏi, làm các bài tập
liên quan đến các thí nghiệm trong sách giáo khoa Hóa học Trung học phổ
thông.
Vì vậy, tôi lựa chọn và triển khai viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Xây
dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở
sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành
môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” nhằm phát triển kỹ năng lí
thuyết và thực hành cho học sinh trong quá trình học tập, thực hành thí nghiệm
bộ môn Hóa học ở bậc Trung học phổ thông hiện nay.
I.2. Mục đích của đề tài
Thông qua các thí nghiệm, hình vẽ sách giáo khoa giáo viên rèn luyện kỉ
năng lí thuyết và thực hành cho học sinh. Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng
cụ hóa chất, cách mắc dụng cụ, thao tác thí nghiệm,...đặt ra các câu hỏi mở, các
bài tập cơ bản dễ hiểu để học sinh lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào quá trình
thực hành thí nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực cho bộ môn hóa học nặng về
thực nghiệm, kiểm chứng. Thông qua đó giúp cho giáo viên và học sinh thuận
tiện hơn trong quá trình xây dựng đề kiểm tra và làm bài thi đạt hiệu quả cao
hơn.
I.3. Nhiệm vụ của đề tài
Sắp xếp, hệ hống hóa các hình vẽ trong sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp
12 theo chương trình bài học. Scan các hình vẽ trong phạm vi đề tài đưa vào đề
tài phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nêu lên được vai trò, tác dụng của mỗi
hình vẽ. Xây dựng câu hỏi, bài tập cho từng hình vẽ. Hướng dẫn và trả lời các
câu hỏi, bài tập đã đặt ra.
1
I.4. Phạm vi của đề tài
Đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều
chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và
thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” là đề tài có nội
dung chuyên về thí nghiệm, điều chế, các sơ đồ hình vẽ đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên do thời lượng đề tài có hạn, cá nhân thực hiện đề tài chưa khai thác
hết những sơ đồ hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học bậc trung học phổ thông.
Trong đề tài này bản thân tác giả chỉ đề cập đến những sơ đồ, hình vẽ mà bản
thân tác giả cho là quan trọng, cần thiết và có nhiều khả năng xây dựng được câu
hỏi và bài tập trong quá trình dạy học các bài ở sách giáo khoa trung học phổ
thông.
I.5. Tính mới của đề tài
Trong nội dung đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ
đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ
năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ
thông” đề cập những vấn đề mà trong nội dung sách giáo khoa chỉ nói đến
phương trình phản ứng điều chế, sơ đồ điều chế nhưng chưa đặt ra câu hỏi, bài
tập, nêu rõ vai trò, tác dụng của những sơ đồ, thí nghiệm hóa học được nghiên
cứu trong nhiều bài học ở sách giáo khoa trung học phổ thông. Thông qua đề tài
tác giả muốn cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến thức hóa học đúng ra cần
được sách giáo khoa nêu ra để giáo viên sử dụng trong các bài dạy, nhưng do
nhiều nguyên nhân mà sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ để phục vụ cho quá
trình dạy học của giáo viên và học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II. 1. Cơ sở lý luận
Để hình thành được khả năng tư duy nhanh nhạy khi trả lời câu hỏi, làm
bài tập về thực hành, thí nghiệm, giáo viên cần giảng dạy, hướng dẫn kĩ cho các
em những kiến thức về lí thuyết, các sơ đồ thiết bị thí nghiệm trong sách giáo
khoa hóa học trung học phổ thông. Trong những nội dung ở sách giáo khoa chỉ
nói sơ bộ về lí thuyết, cho sơ đồ hình vẽ nhưng không giải thích rõ ràng thì trong
quá trình giảng dạy giáo viên mở rộng vấn đề, đào sâu kiến thức, nêu vấn đề, đặt
câu hỏi, ra bài tập gắn liền đến kiến thức đã học, sơ đồ thí nghiệm trong bài học,
học sinh trao đổi, thảo luận và đưa ra phương án trả lời của mình, giáo viên tổng
hợp, kết luận và đưa ra đáp án.
Thực hành các thí nghiệm trong sách giáo khoa, làm được thí nghiệm, viết
được phương trình phản ứng, giải thích được hiện tượng, xác định được vai trò
các chất tham gia phản ứng là điều kiện cần thiết đối với mỗi học sinh. Tuy
nhiên những câu hỏi mở, những vấn đề chưa rõ, còn vướng mắc mà sách giáo
khoa chưa giải thích, hoặc giải thích chưa rõ thì giáo viên và học sinh cần phải
đọc thêm các tài liệu, tạp chí hóa học và ứng dụng, tìm kiếm thông tin qua thực
2
nghiệm, trãi nghiệm thực tế, qua trang mạng để có câu trả lời đúng và nhanh
nhất. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, thực hành thí nghiệm ở phòng bộ môn,
giáo viên không ngừng đặt câu hỏi, ra bài tập gắn liền với các thí nghiệm hóa
học để bổ sung kiến thức phục vụ cho việc thực hiện các bài dạy có nội dung
kiến thức thí nghiệm liên quan đến đề tài.
Trong phạm vi sách giáo khoa hóa học trung học phổ thông, có rất nhiều
thí nghiệm, sơ đồ thí nghiệm, phương trình phản ứng điều chế các chất. Tuy
nhiên do thời lượng đề tài có hạn, thiết bị, dụng cụ, hóa chất còn nhiều thiếu
thốn, số lượng học sinh đam mê, theo đuổi môn hóa học ngày càng giảm do đặc
thì thi tốt nghiệp và chọn khối thi như hiện nay, nên tác giả cũng chỉ đề cập đến
những sơ đồ thí nghiệm mà bản thân tác giả thấy quan trọng, cần thiết, tâm đắc,
có sự hỗ trợ cho học sinh, giáo viên trong quá trình học tập, giảng dạy, làm thí
nghiệm, kiểm tra và ôn thi các cuộc thi về hóa học trong chương trình trung học
phổ thông.
II. 2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, bộ môn hóa học thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất,
việc các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chọn khối xét tuyển
lần lượt rời xa môn hóa học. Thứ hai hóa học là bộ môn khó nên gây nhiều trở
ngại cho các em học sinh trong quá trình học tập. Thứ ba, hóa học là bộ môn
thực nghiệm, tuy nhiên dụng cụ hóa chất đủ để các em tự làm thí nghiệm kiểm
chứng, chứng minh đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn và hạn chế. Thứ tư,
việc học hóa học của các em học sinh chưa hình dung ra được vai trò quan trọng
của hóa học trong đời sống thực tiễn nên xem nhẹ và xa rời bộ môn hóa học.
Thứ năm nhiều tiết thực hành cần thời gian làm thí nghiệm nhiều hơn 45 phút,
các hóa chất chuẩn bị công phu, đầy đủ mới tiến hành tiết dạy và thực hành đạt
kết quả cao như yêu cầu của bài học đề ra, nhưng hóa chất thiếu, kèm theo cán
bộ thiết bị không chuyên trách bộ môn hóa học nên ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng tiết thực hành thí nghiệm. Thứ sáu nhiều mẫu vật, cấu tạo hóa học của các
chất trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên và học sinh chỉ được nhìn
thấy từ sách giáo khoa, chưa đủ hóa chất và điều kiện phương tiện để nhìn thấy
trực tiếp và hiểu chúng một cách rõ ràng, đầy đủ. Nhiều học sinh kỉ năng làm bài
tập rất tốt, nhưng khi giải thích hiện tượng thí nghiệm, lắp đặt dụng cụ thí
nghiệm, giải thích cách mắc dụng cụ còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát học sinh Trường Trung học phổ thông Quỳnh lưu 4 về
phương pháp dạy học khi chưa sử dụng đề tài tác giả thu thập được số lượng các
em học sinh quan tâm và nắm được các hình ảnh, sơ đồ hình vẽ, nhớ được
phương trình phản ứng, làm được thí nghiệm, trả lời các câu hỏi và bài tập ở
sách giáo khoa liên quan đến sơ đồ thực nghiệm là còn hạn chế. Xét cho các
khối lớp, tác giả thu được kết quả trung bình như sau:
Ban khoa học tự nhiên trung bình cho các lớp trực tiếp giảng dạy khoảng
95% học sinh nắm kiến thức và hình ảnh, hình vẽ thí nghiệm.
3
Ban khoa học xã hội trung bình cho các lớp trực tiếp giảng dạy khoảng
85% học sinh nắm kiến thức và hình ảnh, hình vẽ thí nghiệm.
Chính vì vậy, tác giả viết đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập
từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát
triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học
phổ thông” nhằm khắc phục phần nào những khó khăn của các em học sinh và
giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy các tiết học ở trên lớp cũng như
các tiết thực hành ở chương trình hoá học bậc Trung học phổ thông.
II. 3. Phương pháp tiến hành đề tài
II. 3. 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các tài liệu dạy học bao gồm: sách
giáo khoa hoá học lớp 10, 11, 12, sách bài tập hoá học 10, 11, 12, sách tham
khảo hóa học, đề thi học sinh giỏi môn hóa học của các trường, các tỉnh qua các
năm, cập nhật các thông tin về hóa học trên trang mạng google, sách báo, tạp chí
hóa học và ứng dụng và nhiều tài liệu, sách tham khảo khác để soạn thảo các câu
hỏi, bài tập phục vụ quá trình giảng dạy các bài có sơ đồ hình vẽ thí nghiệm, các
bài thực hành thí nghiệm trong phạm vi đề tài.
Thực hiện liên hệ các tiết dạy trên các lớp 10, 11, 12 theo giáo án khối
lớp, mà ở đó lực học của học sinh khác nhau để rút ra những kết luận đúng nhất,
nắm được kết quả chính xác nhất nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có
khuynh hướng đi theo các chuyên ngành khoa học thực nghiệm như y học, dược
học, hóa sinh, nông lâm, chế biến, nuôi trồng thủy sản, kỹ sư nông nghiệp,...
Qua các tiết dạy, giáo viên tổng kết, đánh giá, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp
với thời lượng chương trình cũng như đảm bảo những vấn đề liên quan đến khoa
học của bộ môn được đưa vào các phần điều chế, ứng dụng, các bài thực hành
thí nhiệm trong chương trình hóa học trung học phổ thông mà đề tài tiến hành
nghiên cứu.
II.3.2. Thực hành đề tài
II.3.2.1. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế
trong bài “Clo”, thực hành điều chế Clo (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn
thi phần thí nghiệm điều chế Clo.
Câu 1. Cho sơ đồ điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, các dụng cụ và
hóa chất theo chỉ dẫn trong sơ đồ, để làm khô khí Cl2 ta có thể thay bình đựng
dung dịch H2SO4 đặc bằng bình đựng chất nào sau đây
A. CuSO4 khan.
B. Dung dịch KNO3 đặc.
D. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch K2SO4.
4
Trả lời: Chọn đáp án A, vì trong 4 chất trên, chỉ có CuSO4 hút nước tốt
nhất
CuSO4 + 5H2O
CuSO4.5H2O
Khan(trắng)
ngậm nước(xanh)
Câu 2. Cho sơ đồ hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí Clo trong phòng
thí nghiệm như sau:
Chọn phát biểu không đúng trong các câu sau:
A. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung
dịch NaOH.
B. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl đặc.
C. Với MnO2 cần phản đun nóng, nếu thay MnO2 bằng KMnO4 thì có thể
đun nóng hoặc không.
D. Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách cho axit
clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3,
K2Cr2O7.
Trả lời: Chọn A
Không thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung
dịch NaOH được, vì CaO (vôi sống) khi hút nước và dung dịch NaOH (xút ăn
da) đều có tính bazơ phản ứng được với Cl2
CaO + H2O
Ca(OH)2
5
Cl2 + Ca(OH)2
Cl2 + 2NaOH
CaOCl2 + H2O
NaClO + NaCl
Trong sơ đồ trên, vai trò của dung dịch NaCl để giữ HCl, còn dung dịch
H2SO4 đặc có tính háo nước để làm khô khí Cl2, yêu cầu của chất làm khô là có
tính háo nước và không tác dụng với chất đem làm khô.
Câu 3: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, KClO3 lần lượt
phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, đun nóng nếu cần thiết. Giả sử hiệu
suất các phản ứng đều đạt 100%. Chất tạo ra lượng khí Cl2 với thể tích lớn nhất
là
A. CaOCl2 B. KMnO4 C. KMnO4 và KClO3 D. KClO3 và K2Cr2O7
Trả lời: Sơ đồ thiết bị điều chế khí Clo
Các phương trình phản ứng xảy ra:
CaOCl2 + 2HCl
1 mol
CaCl2 + Cl2 + H2O
1 mol
22,4 lít
2KMnO4 + 16HCl
1mol
2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2,5mol
56 lít
K2Cr2O7 + 14HCl
1mol
2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
3mol
67,2 lít
KClO3 + 6HCl
1mol
KCl + 3Cl2 + 3H2O
3mol
67,2 lít
Kết luận: Hai chất KClO3 và K2Cr2O7 thu được khí Cl2 với thể tích lớn
nhất.
Chọn D.
II.3.2.2. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế
trong bài “HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA”,
thực hành điều chế axit clohiđric (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần
thí nghiệm điều chế axit clohiđric .
Câu 1. Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm:
6
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_va_bai_tap_tu_cac_so_do_hinh.doc