SKKN Vận dụng lý thuyết kiến tạo để nâng cao hiệu quả dạy học chương từ trường vật lý 11 nâng cao tại Trường THPT Lê Lợi

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện, từ đổi mới quan điểm, mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, phương tiện, hình thức kiểm tra – đánh giá.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƢ PHẠM ỨNG DỤNG  
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC  
CHƢƠNG TỪ TRƢỜNG VẬT LÝ 11 NÂNG CAO TẠI TRƢỜNG THPT LÊ LỢI  
Giáo viên: Lê Văn Long  
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................2  
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................2  
2. Sơ lược về lý thuyết kiến tạo ....................................................................................3  
3. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................................3  
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................3  
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3  
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu..........................................................................3  
B. NỘI DUNG..............................................................................................................4  
1. Dạy học kiến tạo trong môn vật lý trung học phổ thông...........................................4  
2. Tổ chức dạy học kiến tạo chương từ trường vật lý 11 NC........................................4  
2.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học kiến tạo ..............................4  
2.2. Đề xuất mô hình dạy học kiến tạo..........................................................................5  
3. Ví dụ cụ thể: Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về tương tác giữa 2 dòng điện  
thẳng song song.............................................................................................................6  
C. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................................11  
1. Mục đích của TNSP ................................................................................................11  
2. Đối tượng và phương pháp TNSP...........................................................................11  
2.1. Đối tượng TNSP...................................................................................................11  
2.2. Phương pháp TNSP..............................................................................................11  
3. Nội dung TNSP.......................................................................................................12  
3.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành TNSP.....................................................................12  
3.2. Tiến trình TNSP....................................................................................................13  
4. Kết quả TNSP..........................................................................................................13  
4.1. Xử lý kết quTNSP ..............................................................................................13  
4.2. Bàn luận kết qu...................................................................................................15  
D. KẾT LUẬN ...........................................................................................................16  
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................18  
F. MINH CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI .......................................................19  
-1-  
A. MỞ ĐẦU  
1. Lí do chọn đề tài  
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi  
hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi ngành  
giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện, từ đổi mới quan điểm, mục tiêu, nội dung, chương  
trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, phương tiện, hình thức kiểm tra – đánh giá.  
Với nội dung chương trình, sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo  
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (HS) thật sự cần thiết.  
Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói  
quen học tập thụ động, phải phát huy được tính tích cực của người học, phải đặt người học vào  
tình huống có vấn đề, ở đó người học được hoạt động nhiều nhất để phát huy vai trò và khả  
năng của mình.  
Trên thực tế, có nhiều phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng ở các trường phổ  
thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, dạy học dự án,... nhưng việc vận dụng các  
phương pháp đó còn chưa thật phù hợp nên dẫn tới hiệu quả chưa cao. Vì vậy đòi hỏi chúng ta  
phải nghiên cứu, vận dụng một cách hợp lý vào trong quá trình dạy học của mình.  
Trong các lý thuyết hiện đại về dạy học tôi đặc biệt quan tâm đến lý thuyết kiến tạo. Tư  
tưởng cơ bản của lý thuyết kiến tạo là giúp người học xây dựng kiến thức trên cơ sở sử dụng và  
xem xét lại kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của mình. Những hiểu biết, kinh nghiệm có thể được  
bổ sung hoàn thiện, phát triển hoặc có thể phải thay đổi trong quá trình học tập, từ đó giúp  
người học nắm được hệ thống tri thức một cách bền vững và có khả năng vận dụng tri thức để  
giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Lý thuyết kiến tạo cũng đề cao vai trò chủ động của  
người học. Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp  
thu một cách thụ động từ bên ngoài. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm dạy học đổi  
mới của nước ta hiện nay là dạy học tập trung vào người học, vì người học. Lý thuyết kiến tạo  
còn quan tâm đến quan niệm riêng trước khi học của người học. Trong thời đại bùng nổ thông  
tin, người học được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, thầy giáo và sách giáo khoa  
không còn là nguồn thông tin duy nhất như cách đây vài ba chục năm trước. Dạy học tập trung  
vào người học, xuất phát từ người học trước hết là phải dựa trên chính các quan niệm riêng, tổ  
chức cho người học vận hành các quan niệm riêng để giải quyết vấn đề trong sự tương tác trao  
đổi với bạn học để đồng hóa hoặc điều ứng, đưa kiến thức mới vào trong hệ thống các tri thức  
kỹ năng kinh nghiệm của mình. Đó là con đường tốt nhất để lĩnh hội kiến thức kỹ năng và hình  
thành nhân cách.  
Trong chương từ trường vật lý 11 THPT có một số nội dung kiến thức được đánh giá là  
khó đối với HS. Đó cũng là những kiến thức nhiều giáo viên cho là “khó dạy”. Vì vậy vấn đề  
đặt ra là khi dạy học các kiến thức đó, làm thế nào để tổ chức cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến  
thức một cách hiệu quả. Có thể có những cách khác nhau nhưng việc tổ chức dạy học dựa trên  
vốn kinh nghiệm của HS thông qua hoạt động sống và những kiến thức mà họ đã được trang bị  
là một trong những cách thức tốt để đạt được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Qua  
thực tế dạy học tôi thấy một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 THPT có đặc điểm như  
trên.  
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: Vận dụng  
-2-  
thuyết kiến tạo để nâng cao hiệu quả dạy học chương từ trường vật lý 11 Nâng cao tại  
trường THPT Lê Lợi”.  
2. Sơ lƣợc về lý thuyết kiến tạo  
Lý thuyết kiến tạo ra đời khoảng những năm 70 của thế kỷ 20 có nguồn gốc từ quan  
điểm của Piaget về cấu trúc nhận thức lấy trung tâm là các khái niệm “ Đồng hóa – Điều ứng”.  
Sự điều ứng xuất hiện khi người học sử dụng những cái đã biết để giải quyết một tình  
huống mới thì thất bại và trở nên có khả năng phát hiện ra các biện pháp mới để giải  
quyết tình huống này.  
Sự đồng hóa xuất hiện như một cơ chế gìn giữ cái đã biết (trong trí nhớ) và cho phép  
người học dựa trên những khái niệm quen thuộc để giải quyết tình huống mới.  
Như vậy quá trình nhận thức khoa học chính là quá trình đồng hóa và điều ứng các lý  
thuyết và tư tưởng khoa học cho ngày càng thích ứng với thực tiễn. Hay đó chính là quá trình  
vượt qua các trở ngại nhận thức do mâu thuẫn giữa những điều đã biết với những sự kiện trong  
tình huống mới.  
Tóm lại, lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò của các kinh nghiệm đã có của người học  
và sự tương tác giữa các kinh nghiệm này với môi trường học tập.  
3. Mục tiêu của đề tài  
Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:  
HS tự xây dựng được kiến thức khoa học cho bản thân từ những sự trải nghiệm của  
chính mình dưới sự giúp đỡ của GV và sự hợp tác với bạn học.  
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần hợp tác trong học tập của HS.  
Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành của HS.  
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  
- Điều tra một số quan niệm của HS trước và sau khi học chương “từ trường” vật lý 11  
nâng cao.  
- Vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “từ  
trường” vật lý 11 nâng cao.  
- Thực nghiệm ở trường THPT Lê lợi nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và  
hiệu quả của các tiến trình dạy học đã thiết kế.  
5. Phƣơng pháp nghiên cứu  
- Nghiên cứu lý luận  
- Nghiên cứu thực tiễn  
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu  
- Điều tra phát hiện và chỉ ra những quan niệm phổ biến của HS về một số kiến thức  
trong chương từ trường vật lý 11 nâng cao. Kết quả điều tra cho thấy HS có nhiều quan niệm  
phong phú, đa dạng và phần lớn các quan niệm của các em đều sai lệch với bản chất vật lý của  
các khái niệm, hiện tượng được nghiên cứu trong giờ học (trang 4).  
- Khai thác, chế tạo 2 thí nghiệm (TNg) đơn giản, rẽ tiền, để xây dựng được logic hình  
thành kiến thức cho HS một cách hợp lý và khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay (trang 5).  
-3-  
- Đề xuất tiến trình dạy học kiến tạo ở môn vật lý THPT (trang 6).  
B. NỘI DUNG  
1. Dạy học kiến tạo trong môn vật lý trung học phổ thông  
Trong dạy học cần phải tìm tòi những cách thức, những con đường để tổ chức quá trình  
dạy học nhằm đạt được mục tiêu của môn học. Việc dạy học kiến tạo sẽ đặt HS vào vị trí trung  
tâm của hoạt động dạy học. Do đó đòi hỏi HS phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm có  
trước của mình, phải tích cực, chủ động, hợp tác với GV và bạn học để xây dựng kiến thức cho  
bản thân, nhờ đó kiến thức mà họ xây dựng được trở nên sâu sắc và vững chắc hơn.  
Theo lý thuyết kiến tạo, để đạt được mục tiêu dạy học ở môn vật lý thì GV cần quan  
tâm đến quan niệm sẵn có của HS, tổ chức quá trình dạy học dựa trên những quan niệm đó sao  
cho người học có thể tích cực, chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân. Để giúp HS có thể  
tích cực, chủ động trong học tập cần:  
- Tạo ra một không khí lớp học cởi mở, dân chủ và tin cậy  
- Tạo ra những tình huống cho sự nghiên cứu, tìm tòi giải quyết vấn đề và bộc lộ quan  
niệm  
- Tạo ra những cơ hội cho trẻ được tranh luận và đưa ra những bằng chứng  
- Không dùng các từ “đúng”, “sai”để đánh giá trong quá trình HS đưa ra những ý  
tưởng thảo luận.  
2. Tổ chức dạy học kiến tạo chƣơng từ trƣờng vật lý 11 NC  
2.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học kiến tạo chương từ trường  
vật lý 11 NC  
2.1.1. Điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương từ trường vật lý 11 NC  
Thứ  
tự  
Tỷ lệ % HS trước  
khi học chọn  
Đơn vị kiến thức  
Quan niệm  
điện trường giữa chúng.  
từ trường giữa chúng.  
môi trường không gian giữa  
chúng.  
một nguyên nhân khác, cụ  
thể:............  
16,9  
33,9  
49,2  
Hai dòng điện thẳng song  
song tương tác được với  
nhau là do  
1
2
0,0  
hút nhau khi hai dòng điện ngược  
chiều và đẩy nhau khi hai dòng  
điện cùng chiều.  
hút nhau khi hai dòng điện cùng  
chiều và đẩy nhau khi hai dòng  
điện ngược chiều.  
60,1  
Hai dòng điện thẳng song  
song sẽ  
39,9  
2.1.2. Chuẩn bị thí nghiệm để giúp HS khắc phục quan niệm sai lầm  
-4-  
* TNg 1: Để khắc phục quan niệm hai dòng điện  
phóng từ để tương tác với nhau hoặc có sợi dây vô hình  
nối chúng lại với nhau, chúng tôi đưa vào TNg hai dòng  
điện tương tác với nhau thông qua một lớp nhựa (mica) ở  
giữa chúng.  
. Các bước cụ thể  
- Dùng một lớp mica rộng đặt ở giữa hai dòng  
điện.  
- Cho dòng điện chạy qua 2 dây dẫn thì sẽ thấy  
chúng vẫn tương tác với nhau (lưu ý tấm mica luôn ở  
giữa).  
Ảnh 1  
*TNg 2: Để khắc phục quan niệm hai dòng điện không  
thể tương tác với nhau được, nếu có thì lực đó rất nhỏ và có thể bỏ qua hoặc hai dòng điện  
cùng chiều thì đẩy nhau, ngược chiều thì hút nhau chúng tôi đã đưa vào TNg tương tác giữa  
hai dòng điện song song (vì dù đã học nhưng nếu chưa thấy trực tiếp thì HS cũng sẽ không tin  
là có tương tác).  
Ảnh 2a  
Ảnh 2b  
. Các bước cụ thể  
- Dùng lớp kẽm (chì) ở trong tụ điện giấy đã hỏng để cắt thành hai dây dẫn song song,  
dài (80 100)cm, rộng (0,5 0,8)cm.  
- Dùng ống nước để chế tạo giá đỡ.  
- Dùng bộ nguồn (6 12)V để tạo dòng điện trong hai dây.  
- Khi cho dòng điện chạy vào hai dây trong hai trường hợp cùng chiều và ngược chiều  
thì ta sẽ thấy nó hút hoặc đẩy nhau.  
2.2. Đề xuất mô hình dạy học kiến tạo  
Dựa trên những cơ sở của lý thuyết kiến tạo, chúng tôi đề xuất mô hình dạy học theo lý  
thuyết kiến tạo (gọi là dạy học kiến tạo) như sau:  
-5-  
Tạo tình huống  
Vấn đề học tập  
Dự đoán; giải thích; nhu cầu kiểm tra  
Phương án thí nghiệm kiểm tra  
Tiến hành thí nghiệm  
Thu thập, xử lý kết quả, rút ra kết luận  
Đối chiếu kiến thức mới với quan niệm  
có trước; ghi nhận kiến thức mới  
Vận dụng kiến thức  
Sơ đồ kiến tạo kiến thức áp dụng phương pháp thực nghiệm  
Sơ đồ cấu trúc của tiến trình kiến tạo kiến thức vật lý. Nhìn chung nó cũng trùng với cấu  
trúc của một tiết học vật lý. Nhưng nó có thể chỉ là cấu trúc của một phần nào đó của một tiết  
học hoặc ngược lại. Thời gian kiến tạo một kiến thức nào đó có thể ngắn hơn hoặc dài hơn thời  
gian của một tiết học.  
3. Ví dụ cụ thể  
. Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song  
song (bài 31)  
I. Mục tiêu  
a. Mục tiêu theo chuẩn  
* Về kiến thức  
- Viết được công thức tính lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song và công  
thức tính lực tác dụng lên một đơn vị độ dài của dây dẫn.  
- Phát biểu được định nghĩa đơn vị Ampe.  
* Kỹ năng  
-6-  
- Sử dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều chiều của lực từ tác dụng lên dòng  
điện; từ đó giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau, hai dòng điện ngược chiều  
thì đẩy nhau.  
- Thành lập được công thức xác định lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song  
- Áp dụng được công thức xác định lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song  
trong một số trường hợp cụ thể.  
* Thái độ  
- Sự hứng thú học tập môn vật lý, lòng yêu thích khoa học.  
- Tính trung thực trong khoa học kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong học tập.  
b. Mục tiêu nâng cao theo định hướng nghiên cứu  
* Về kiến thức  
Giúp HS tự lực phá bỏ quan niệm sai lệch và xây dựng quan niệm khoa học cho bản  
thân về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.  
* Về kỹ năng  
- Rèn lyện cho HS kỹ năng thu lượm, truyền đạt và xử lý thông tin thông qua việc đề xuất  
phương án TNg, việc làm TNg và việc tương tác với bạn học, với GV.  
- Bồi dưỡng cho HS năng lực dự đoán, năng lực đề xuất các giả thuyết có thể kiểm tra  
được.  
- Bồi dưỡng cho HS năng lực đánh giá, tự đánh giá; năng lực phê và tự phê.  
* Thái độ  
- Ý thức sẵn sàng trình bày, áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình vào các hoạt  
động của lớp học.  
- Phát huy tính tích cực, tự lực và trách nhiệm của HS: Trong DHKT, HS phải tự lực giải  
quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm  
vụ và kết quả làm việc của mình.  
- Tăng cường sự tự tin cho HS: Vì HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em  
sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc sai lầm. Mặt khác, thông qua sự giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô  
bạo, cục cằn.  
II. Ý tưởng sư phạm  
Quan niệm có ảnh hưởng rất lớn đối với dạy học. Vì vậy, việc phát hiện, khắc phục  
quan niệm sai lệch cho HS là thật sự cần thiết. Qua điều tra chúng tôi thấy HS có các quan  
niệm khác nhau về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song, các quan niệm này nhìn  
chung là sai hoặc chưa đầy đủ. Cụ thể, có đến 60,1% HS cho rằng hai dòng điện cùng chiều là  
đẩy nhau, ngược chiều là hút nhau (do các em liên tưởng đến sự hút và đẩy nhau của nam  
châm, điện tích), chỉ có 39,9% HS quan niệm đúng về sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng  
song song.  
III. Chuẩn bị  
1. Giáo viên  
a. Điều tra quan niệm HS về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song (trang 4).  
b. Xây dựng phương án DHKT dựa trên việc phân tích phiếu điều tra  
- Kiến thức tự tìm hiểu: Định nghĩa đơn vị ampe.  
- Kiến thức thông báo, giải thích: Công thức tính lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng  
song song và công thức tính lực tương tác lên một đơn vị độ dài dây dẫn.  
- Kiến thức kiến tạo: Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.  
c. Các thiết bị dạy học trực quan  
- 8 tờ giấy A3 để HS biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện.  
- Bộ TNg về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song (ảnh 2a, b/trang 5).  
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về cảm ứng từ, lực từ, quy tắc bàn tay trái.  
-7-  
IV. Tiến trình dạy học  
- Ổn định lớp  
- Kiểm tra bài cũ  
1. Viết công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng tại một điểm cách nó một đoạn  
r?  
2. Viết công thức của định luật Ampe? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công  
thức?  
- Kiến tạo kiến thức mới  
Hoạt động 1: Tạo tình huống  
Hoạt động của GV  
- Em hãy cho biết các điện tích - Các điện tích cùng dấu thì - Đưa HS vào tình  
tương tác với nhau như thế nào? đẩy nhau, khác dấu thì hút huống bế tắc và đặt ra  
nhau. cho họ một câu hỏi:  
- Cho các HS khác nhận xét và - Nhận xét và thống nhất ý Hai dòng điện thẳng  
thống nhất ý kiến. kiến trên. song song có thật sự  
- Các nam châm thì tương tác với - Hai cực cùng tên thì đẩy tương tác với nhau  
nhau như thế nào? nhau, khác tên thì hút nhau. không (sao trong cuộc  
- Yêu cầu các HS khác nhận xét và - Nhận xét và thống nhất ý sống ta không thấy),  
Hoạt động của HS  
Nội dung đạt được  
thống nhất ý kiến.  
- Vậy giờ thầy có hai dây dẫn song - Thảo luận với nhau.  
song mang dòng điện đặt gần nhau  
thì có tương tác với nhau không?  
Nếu có thì tương tác đó như thế  
kiến trên.  
nếu có thì tương tác đó  
có giống với tương tác  
của nam châm, điện  
tích không? Lực đó có  
đặc điểm gì?  
nào? Lực tương tác có đặc điểm gì?  
Hoạt động 2: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS, đề xuất phương án kiểm tra và hợp  
thức hóa kiến thức  
Hoạt động của GV  
Hoạt động của HS  
Nội dung đạt được  
- Tổ chức, định hướng cho HS thảo  
luận để đưa ra các giả thuyết.  
- Bộc lộ quan niệm:  
- Tạo điều kiện để HS  
bộc lộ quan niệm của  
mình về tương tác giữa  
hai dòng điện thẳng  
song song và đặc điểm  
của lực từ trong mỗi  
trường hợp.  
Giả thuyết 1: Hai dòng điện  
song song tương tác với nhau  
bởi một lực rất nhỏ, có thể bỏ  
qua (do từ thực tế các em  
thấy các dây dẫn ở các đường  
dây điện không có tương tác  
gì với nhau cả);  
Giả thuyết 2: Có, hai dòng  
điện cùng chiều thì hút nhau,  
ngược chiều thì đẩy nhau (đã  
học);  
Giả thuyết 3: Có, hai dòng  
điện cùng chiều thì đẩy nhau,  
ngược chiều thì hút nhau  
(liên tưởng đến sự hút và đẩy  
nhau giữa hai nam châm, hai  
điện tích);  
- Nếu hút nhau thì lực tương  
tác hướng vào nhau, ngược  
lại hướng xa nhau;  
- Đối với trường hợp HS cho rằng  
có tương tác thì GV hỏi tiếp: Vậy  
lực tương tác có đặc điểm gì?  
-8-  
- Đưa ra các phương án TNg kiểm  
tra các giả thuyết trên?  
- Lần lượt cho hai dòng điện  
cùng chiều và ngược chiều  
chạy vào hai dây dẫn thẳng  
- Tạo điều kiện để HS  
đưa ra phương án TNg  
và tiến hành TNg.  
- Nếu đủ bộ TNg thì cho các nhóm song song và quan sát.  
tiến hành TNg sau khi đã phân chia - Tiến hành TNg.  
- Tạo điều kiện để HS  
tự thay đổi quan niệm  
sai lệch và kiến tạo  
kiến thức khoa học cho  
mình, đó là:  
+ Hai dòng điện thẳng  
song song tương tác  
với nhau bởi một lực  
không phải rất nhỏ.  
+ Hai dòng điện cùng  
chiều thì hút nhau,  
ngược chiều thì đẩy  
nhau.  
+ Sự hút hoặc đẩy  
nhau của các dòng  
điện liên quan đến  
chiều của lực từ (hút  
nhau thì lực từ hướng  
vào, đẩy nhau thì lực  
từ hướng ra).  
nhóm (6 8 nhóm), nếu không thì - Nhận xét kết quả TNg:  
cử đại diện HS làm TNg với sự + Hai dòng điện thẳng song  
giúp đỡ của GV. Các HS khác quan song có tương tác với nhau,  
sát, nhận xét.  
lực đó không phải nhỏ đến  
nỗi có thể bỏ qua.  
+ Hai dòng điện cùng chiều  
thì hút nhau, ngược chiều thì  
đẩy nhau.  
- Các nhóm phân công nhóm  
trưởng, phó và nhận nhiệm  
vụ học tập.  
- Các nhóm cử đại diện trình  
bày. Các nhóm khác nhận  
xét.  
- Quan sát và đối chiếu với  
kết quả của các nhóm để xây  
dựng kiến thức khoa học cho  
mình.  
- Phương, chiều của lực tương tác  
(lực từ):  
+ Phân chia lớp thành các nhóm  
+ Yêu cầu các nhóm biểu diễn lực  
tác dụng lên mỗi dòng điện.  
+ Các nhóm trình bày kết quả của  
mình, các nhóm còn lại nhận xét.  
+ Cuối cùng GV hợp thức hóa kiến  
thức bằng cách cho HS xem mô  
phỏng vật lý về phương, chiều của  
lực từ trong hai trường hợp cùng  
chiều và ngược chiều.  
- GV và HS cùng tìm hiểu về công  
thức tính lực tương tác giữa hai  
dòng điện thẳng song song (không  
DHKT kiến thức này).  
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện  
trình bày, nhóm khác nhận xét.  
- GV nhận xét, tổng kết.  
- Mục định nghĩa đơn vị ampe:  
GV yêu cầu HS tự nghiên cứu ở  
nhà.  
- Các nhóm tiếp nhận công  
việc của để thiết lập công  
thức lực tương tác:  
I1I  
- Giúp HS thiết lập  
công thức tính lực  
tương tác lên đoạn dây  
dẫn có chiều dài l và  
lên một đơn vị chiều  
dài của dây.  
F = F = F = 2.10-7 2 l  
.
12  
21  
r
- Đại diện nhóm trình bày,  
nhóm khác nhận xét.  
- Tiếp nhận nhiệm vụ nhận - Giúp HS xác định  
thức.  
được đặc điểm của lực  
từ tác dụng lên mỗi  
đoạn dây dẫn mang  
dòng điện.  
Hoạt động 3: Vận dụng, khắc sâu  
Hoạt động của GV  
Hoạt động của HS  
Nội dung đạt được  
1. Vì sao trong cuộc sống ta không (hoặc  
rất ít) thấy các đường dây điện hút hoặc  
đẩy nhau? Theo em khi mắc các đường  
dây cao thế người ta có tính đến khoảng  
cách giữa các đường dây không?  
2. Nếu dòng điện qua hai dây dẫn là dòng  
xoay chiều thì sự tương tác sẽ như thế nào  
(GV có thể mô tả qua dòng điện xoay  
chiều)?  
- Tiếp nhận nhiệm vụ - Tạo điều kiện để kiến  
nhận thức và trả lời các thức khoa học mà HS  
câu hỏi.  
kiến tạo được được thử  
thách. Dó đó kiến thức  
mà các em nắm được  
sẽ bền vững hơn.  
V. Củng cố, dặn dò  
-9-  
- Bài toán: Công thức định luật ampe chỉ áp dụng trong trường hợp đoạn dây điện đặt  
trong từ trường đều, ở đây ta có từ trường không đều, sao vẫn áp dụng công thức đó?  
- Giải thích sự hút (đẩy) nhau giữa hai dòng điện thẳng song song.  
- Đọc và tìm hiểu mục “em có biết” và trả lời các câu hỏi ở SGK.  
-10-  
C. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM  
1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm (TNSP)  
Mục đích của TNSP là nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, đó là kiểm tra  
hiệu quả của việc tổ chức DHKT một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao  
nhằm khắc phục những quan niệm sai lệch của HS.  
Cụ thể là trả lời các câu hỏi sau:  
1- Việc thiết kế tiến trình DHKT có phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy hiện nay ở  
trường THPT không? Có vừa sức HS không? Khả năng vận dụng vào thực tế có linh hoạt  
không?  
2- Tiến trình DHKT có làm tăng chất lượng dạy học không? Có thể xét về các mặt:  
- Có giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn về việc học không?  
- Có tạo cơ hội giúp HS bộc lộ quan niệm, trao đổi, thảo luận với bạn học và với GV  
không?  
- Có góp phần giúp HS khắc phục những quan niệm sai lệch và xây dựng kiến thức  
khoa học không?  
- Có tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy thông qua việc mở rộng, vận dụng  
kiến thức mới không?  
- Có giúp HS đoàn kết, tích cực hợp tác với nhau trong học tập hay không?  
- Có góp phần nâng cao chất lượng học tập (thông qua việc làm bài kiểm tra) của HS  
hơn không?  
Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp chúng tôi tìm ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm  
và kịp thời chỉnh lý, bổ sung để đề tài đạt kết quả cao nhất.  
2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm  
2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm  
HS lớp 11A2, 11A3 của trường THPT Lê Lợi và trường THPT Đông Hà, tỉnh Quảng  
Trị.  
2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm  
Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) đảm bảo yêu cầu TN.  
Trong quá trình TN, người nghiên cứu tiến hành dạy song song các lớp TN và lớp ĐC  
trong cùng một khoảng thời gian, cùng nội dung chương “từ trường”.  
Cũng trong quá trình đó, chúng tôi chú ý quan sát thái độ, ý thức và kết quả học tập của  
HS các lớp TN và lớp ĐC để đánh giá một cách khách quan chất lượng của mỗi giờ học. Sau  
mỗi tiết dạy, chúng tôi trao đổi để rút kinh nghiệm cho giờ dạy sau được tốt hơn.  
-11-  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang minhvan 06/08/2024 1080
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng lý thuyết kiến tạo để nâng cao hiệu quả dạy học chương từ trường vật lý 11 nâng cao tại Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_ly_thuyet_kien_tao_de_nang_cao_hieu_qua_day_ho.pdf