SKKN Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7
Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi; trong đó kiến thức về các địa danh nói chung không phải là kiến thức trọng tâm của các bài học nhưng việc có những hiểu biết nhất định về các địa danh sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để các em nắm vững kiến thức bài học, đồng thời việc tìm hiểu, ghi nhớ địa danh còn gây hứng thú trong các giờ học địa lý.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư
Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Tỉ lệ
(%)
Ngày tháng
năm sinh
Trình độ
chuyên môn góp vào
đóng
TT
1
Họ và tên
Nơi công tác Chức vụ
sáng
kiến
Trường THCS Giáo
Phạm Thị Liệu 22/9/1977
Đại học Văn 100
Ninh An
viên
I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến: Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7.
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục.
II. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con
người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ
và hành vi; trong đó kiến thức về các địa danh nói chung không phải là kiến thức
trọng tâm của các bài học nhưng việc có những hiểu biết nhất định về các địa danh
sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để các em nắm vững kiến thức bài
học, đồng thời việc tìm hiểu, ghi nhớ địa danh còn gây hứng thú trong các giờ học
địa lý. Tuy nhiên các địa danh trong chương trình địa lý lớp 7 hoàn toàn xa lạ với
các em vì đó là những địa danh thuộc các Châu lục trên thế giới, không phải là địa
danh quen thuộc của địa phương hay của nước Việt Nam.
Trong các bài học khi có nội dung đề cập các địa danh giáo viên thường tiến
hành các bước sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về các địa danh trong
sách giáo khoa.
- Kết hợp hiểu biết cá nhân với kênh chữ trong sách giáo khoa để nêu hiểu
biết về địa danh đó (vị trí địa lý, văn hoá, lịch sử, tên gọi, danh nhân, sự kiện…)
Ưu điểm của phương pháp trên là:
- Phát huy khả năng quan sát, năng lực sử dụng tranh ảnh của học sinh.
1
- Nêu được một số nhận xét sơ lược về đặc điểm bên ngoài của địa danh.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế:
- Sau khi quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa học sinh chỉ trình bày được
những đặc điểm bên ngoài của địa danh mà mình quan sát được hoặc rất ít kiến
thức mà các em đã đọc được trong sách giáo khoa.
- Hầu hết học sinh không thể nêu được vị trí địa lý, lịch sử hình thành và
phát triển, giá trị kinh tế hoặc văn hóa... của địa danh.
- Giáo viên đã sưu tầm và cung cấp thêm kiến thức cho các em bằng phương
pháp giới thiệu về các địa danh nhưng do học sinh chưa được tìm hiểu trước, chưa
có những hiểu biết cơ bản, tiếp thu một cách thụ động nên không tạo hứng thú cho
các em, do đó các em nắm không chắc, nhớ không sâu về những đặc điểm nổi bật
của các địa danh đó.
- Chưa khơi gợi được niềm đam mê, tìm tòi, khám phá về thế giới xung
quanh, không phát huy được tính chủ động và năng lực tự học của học sinh.
2.Giải pháp mới cải tiến
Trong cuộc sống hằng ngày, người giáo viên địa lý là những người thường
xuyên phải tiếp nhận các câu hỏi từ anh em, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh... như
thành phố này ở đâu ? Trụ sở cơ quan này nằm ở đâu ? Tại sao con sông này lại có
nhiều tên gọi khác nhau... Điều này đòi hỏi người giáo viên địa lý phải có những
hiểu biết nhất định về các địa danh trên thế giới. Và mặc dù kiến thức về các địa
danh này không phải là kiến thức trọng tâm của bài học nhưng người giáo viên
cũng phải có trách nhiệm trang bị cho học sinh các kiến thức về địa danh trên thế
giới.
Trong xu thế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với thế giới, việc trang bị
những hiểu biết về địa danh các châu lục không chỉ cần thiết đối với giáo viên địa
lý, mà cũng rất cần thiết đối với học sinh.
Hiện nay, ở nước ta cũng đã có một số tài liệu về địa danh thế giới do các
nhà khoa học chuyên ngành biên soạn rất có giá trị nhưng các tài liệu này chưa đến
được với giáo viên và học sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Tâm lý của phụ huynh và học sinh chưa coi trọng việc học môn Địa lý, coi
là môn phụ nên không đầu tư về thời gian, tài chính cho việc mua sắm bổ xung tài
liệu cho môn học này, vì thế tài liệu học tập duy nhất là sách giáo khoa và cuốn Át
lat địa lý Việt Nam.
Các em ở độ tuổi còn nhỏ, sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế
đặc biệt là về các địa danh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2
Sự phát triển của Internet đã khiến cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin dễ
dàng hơn, kể cả các thông tin về địa danh thế giới. Nhưng do điều kiện kinh tế của
các em ở vùng nông thôn còn nghèo nên rất ít em được trang bị máy tính, mạng
Intenet để tìm kiếm, tra cứu thông tin.
Trong chương trình địa lý 7 có đề cập đến rất nhiều địa danh trên thế giới ở
sáu châu lục. Song tôi nhận thấy châu Âu là châu lục phát triển sớm nhất, đồng đều
nhất, có rất nhiều địa danh gắn liền với học sinh chúng ta thông qua rất nhiều kênh
thông tin khác nhau như truyền hình, sách báo, người thân đang học tập và làm
việc ở nước ngoài… Vì vậy tôi đã sưu tầm, tập hợp các địa danh có trong nội dung
các bài học của Chương X- Châu Âu từ tư liệu của đồng nghiệp, trên mạng
Intenet... để góp phần tra cứu, giải thích các địa danh thuộc Châu Âu trong chương
trình Địa lý 7. Mục đích là tạo ra một phương tiện dạy học trợ giúp cho giáo viên;
đồng thời tạo ra một nguồn kiến thức, tư liệu tham khảo cho học sinh trong khi
học phần địa lý châu lục này.
Tính mới, sáng tính sáng tạo của giải pháp này là:
Các địa danh được lựa chọn để xây dựng, trước hết là các địa danh được đề
cập đến trong sách giáo khoa, bao gồm các đối tượng địa lý tự nhiên: núi, sông, hồ,
vịnh, biển, bán đảo, đảo…và các địa danh về các đơn vị hành chính: quốc gia,
thành phố, vùng công nghiệp…Ngoài ra, tôi còn bổ sung một số địa danh không có
trong chương trình và sách giáo khoa vì nó thường gặp trong cuộc sống, phổ biến
trong các cuộc thi kiến thức…Điều này là cần thiết và nó sẽ làm tăng sức hấp dẫn
của môn học, làm cho tất cả các giờ địa lý luôn mới mẻ, kích thích sự say mê tìm
tòi của học sinh và thêm yêu môn địa lý hơn.
Trong mỗi địa danh đưa ra, tôi đều lựa chọn những thông tin đặc trưng về
địa lý, văn hoá, lịch sử, tên gọi, danh nhân, sự kiện…Đặc biệt, một số địa danh còn
được bổ sung thêm sơ đồ, hình ảnh…Tất cả nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên và học sinh khi sử dụng.
Về trật tự sắp xếp và trình bày, tôi sắp xếp các địa danh theo thứ tự các chữ
cái đầu tiên A,B,C…Với những tên gọi có nhiều địa danh, tôi trình bày những
thông tin đã lựa chọn theo mỗi địa danh để làm rõ từng địa danh.
Những địa danh châu Âu mà tôi đã sưu tầm, lựa chọn và tập hợp được in ấn
trong cuốn Từ điển địa danh Châu Âu trong địa lý 7”, cung cấp cho học sinh làm
tư liệu.
Tên các địa danh Châu Âu được sắp xếp trong từ điển gồm:
3
A
A-đri-a-tích
A-Pen-nin
G
Gi-bran-ta
Giơ-ne-vơ
M
Ma-đrit
S
Sec
Mi-lan
Mat-xcơ-va
Măng- sơ
Mô-na-cô
A-ten
Ai-len
Giut-len
Grit Brit-tên
Ai-xơ-len
Am-xtec-đam
An-ba-ni
Môn-đô-va
Mông-tê-nê-grô
An- pơ
An-pơ đi-na-rich
Anh
Áo
B
Ba Lan
H
Hà Lan
N
T
Na-uy
Bác-xê-lô-na
Ban-căng
Hen-xin-ki
Hi Lạp
Hung- ga-ri
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy sĩ
Ban-tích
Tu-lu-dơ
Béc-lin
Béc-nơ
Bê-la-rut
Bỉ
Biển Bắc
Biển đen
Biển trắng
Booc- đô
Bôx-ni-a hec-xê-gô-
vi-na
Bồ Đào Nha
Bra-ti-xla-va
Brê-men
Bret
Bruc- xen
Bun-ga-ri
C
Ca-dan
Ca-xpi
I
I-bê-rích
I-ta-li-a
Ô
U
U-crai-na
U-ran
Ô-xlô
Cac-pat
Can
Cap-ca
Cooc
Cô-pen-ha-ghen
Cra-cốp
4
Croat-ti-a
Crưm
Đ
K
P
Pa-léc-mô
Pi-rê-nê
Pháp
Pa-ri
Phần Lan
V
Va-ti-căng
Vôn-ga
Đuy-rich
Đa-nuyp
Đan Mạch
Địa Trung Hải
Đôn
Ki-ep
Kin-lơ
Vơ-ni-dơ
Đơ-ni-ep
Đức
E
L
R
Rai-nơ
Rô-ma
Rôt-xtéc-đam
Rua
Ru-ma-ni
X
E-xtô-ni-a
Lat-vi-a
Li-ông
Lit-va
Xanh-pê-tec-pua
Xec-bi-a
Xcan-đi-na-vi
Li- vơ- pun
Lôn-đôn (Luân
Đôn)
Xi-xin
Xlô-va-ki-a
Xpit-béc-ghen
Trong quá trình giảng dạy chương X - Châu Âu, sau mỗi tiết học giáo viên
đều yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới, trong đó có yêu cầu học sinh tìm hiểu về
các địa danh trong bài học dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với từ
điển để tra cứu.
Khi giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức về các địa danh,
do đã được tìm hiểu trước nên học sinh đã có những hiểu biết cơ bản về địa danh,
nhiệm vụ của giáo viên chỉ là bổ xung những thông tin mới.
III. Hiệu quả đạt được
1.Hiệu quả kinh tế.
- So với các cuốn từ điển về địa danh thế giới do các nhà khoa học chuyên
ngành biên soạn mặc dù có lượng thông tin lớn nhưng thường có giá thành cao,
nên rất ít phụ huynh đầu tư cho con em mình mua một cuốn sách như thế.
- Cuốn từ điển có giá thành rẻ, nên mọi học sinh đều trang bị được. Sau khi
học xong cấp THCS, học sinh còn có thể cho, tặng cuốn từ điển cho các em lớp
dưới để sử dụng lâu dài.
2.Hiệu quả xã hội
- Từ điển tra cứu địa danh này là tập hợp một trong nhũng kiến thức, kĩ năng
5
khi dạy và học phần châu Âu. Nó trợ giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và
học, lượng thông tin chứa đựng trong đó không phải là sáng tạo hay mới mẻ nhưng
vẫn đảm bảo được tính khoa học, tính sư phạm và nhất là tính thực tiễn trong dạy
và học ở bậc Trung học cơ sở. Nó góp phần nâng cao hiểu biết thực tiễn mặc dù
chưa có điều kiện để tham quan thực tế. Qua đó vừa rèn luyện cho giáo viên khả
năng nghiên cứu khoa học với phương châm biết mười để dạy một và vừa tập cho
học sinh kỹ năng tập hợp, thu thập và xử lý thông tin với mục tiêu học một biết
mười.
- Học sinh tìm hiểu thông tin có trong từ điển đã phát huy được năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng tranh ảnh... đồng thời cũng phát
huy được tính tích cực, tự giác; chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao sự hiểu biết
về thế giới xung quanh đặc biệt là về một số địa danh tiêu biểu của Châu Âu.
- Khi học sinh đã được tìm hiểu trước ở nhà, có kiến thức cơ bản về địa danh
nên khi giáo viên yêu cầu trình bày, học sinh sẽ tự tin hơn, phát huy năng lực giao
tiếp và hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh ghi nhớ kiến thức về các địa danh sâu hơn, nhớ lâu hơn,
- Kết thúc chương trình THCS, nhiều em học sinh không có điều kiện học
lên mà phải tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất, có em đi xuất khẩu lao
động ra nước ngoài. Vì vậy, do đã được trang bị những kiến thức về các địa danh
trên thế giới nên khi tham gia vào hoạt động xã hội, xuất khẩu lao động ra nước
ngoài thì các em không bị choáng ngợp, mơ hồ về nơi mà mình sẽ đến.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Trước khi dạy chương X-Châu Âu trong chương trình địa lý lớp 7, giáo
viên in ấn từ điển cho học sinh.
- Khi có từ điển, giáo viên phải yêu cầu học sinh tìm hiểu các địa danh có
trong bài học hôm sau.
- Học sinh tra từ điển, kết hợp kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa,
hiểu biết của bản thân hoặc tìm hiểu thêm nguồn tư liệu trên Intenet để ghi nhớ
những kiến thức cần thiết, trọng yếu về địa danh.
- Trình bày những kiến thức đã chủ động tiếp nhận được trước lớp theo yêu
6
cầu của giáo viên.
- Giáo viên phải có những nhận xét, đánh giá, khen thưởng, biểu dương hoặc
phê bình về việc chuẩn bị của học sinh để khích lệ các em vươn lên trong học tập
và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Ngoài ra còn khuyến khích các em tìm hiểu thêm các nguồn thông tin về
các địa danh trên sách báo, thông tin đại chúng, Intenet, phát huy năng lực sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông... Đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên
cập nhật các kiến thức mới để bổ xung trong quá trình giảng dạy.
- Cuốn từ điển này sử dụng được khi học chương X - Châu Âu trong chương
trình địa lý 7; đồng thời có thể sử dụng trong một số bài học thuộc phần Lịch sử
thế giới.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để nội dung được
hoàn thiện hơn. Hi vọng Từ điển các địa danh Châu Âu trong chương trình địa lý
7” sẽ góp phần phần nhỏ vào ứng dụng dạy và học trong nhà trường.
Ninh An, ngày tháng 3 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Phạm Thị Liệu
7
8
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_tu_dien_dia_danh_chau_au_trong_dia_ly_7.doc