SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM
Mục đích của mỗi học sinh đi học là thi đậu tốt nghiệp; thi vào trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề ... Tất cả cuối cùng để sau này kiếm được việc làm, có nghề nghiệp. Các em sẽ làm được gì sau khi học xong tiết học môn sinh học trong trường phổ thông? Làm thế nào để lồng ghép những kiến thức sách giáo khoa nặng nề khô khan trừu tượng vào bối cảnh thực cuộc sống và liên quan đến một số nghành nghề ngoài xã hội?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRẢI NGHIỆM NGHỀ KĨ SƯ TRỒNG TRỌT VÀ NGHỀ KĨ SƯ
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
MÔN: SINH HỌC
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT MAI HẮC ĐẾ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRẢI NGHIỆM NGHỀ KĨ SƯ TRỒNG TRỌT VÀ NGHỀ KĨ SƯ
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Lĩnh vực (môn): SINH HỌC
Họ và tên
: Đinh Thị Thanh Lam
: Tự nhiên
Tổ
Năm thực hiện : 2019 - 2020
Số điện thoại : 0975509739
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT
1
Viết tắt
ĐC
Viết đầy đủ
Đối chứng
2
TN
Thực nghiệm
3
PHT
Phiếu học tập
4
HS
Học sinh
5
CN
Công nghệ
6
SH
Sinh học
7
THPT
KSTT
KS CNTP
VSV
Trung học phổ thông
Kĩ sư trồng trọt
Kĩ sư công nghệ thực phẩm
Vi sinh vật
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
QH
Quang hợp
KH
Kế hoạch
GDHN
GD -ĐT
PPDH
KHKT
CLB
Gíao dục hướng nghiệp
Gíao dục đào tạo
Phương pháp dạy học
Khoa học kĩ thuật
Câu lạc bộ
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu.................................................................................................................1
3. Nhiệm vụ...............................................................................................................1
4. Tính mới – Đóng góp mới của đề tài: ...................................................................2
5. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài:..................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
Phần 2. NỘI DUNG ..................................................................................................3
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................5
Chương 2. GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP .....................................................................9
vấn đề sáng tạo và năng lực hướng nghiệp ...............................................................9
2.4.1. Chủ đề 2: Điều hòa từ thực vật…………………………………………… .18
2.4.2. Chủ đề 5: Màu tự nhiên…………………………………………………….30
2.4.3. Chủ đề 1: Rau hữu cơ……………………………………………………...34
2.4.4. Chủ đề 3: Cây trồng ngược……………………………………… ………...38
2.4.5 . Chủ đề 4. Bonsai từ củ, cành………………………………………………39
2.4.6. Chủ đề 6: Bình sục khí Co2 và rượu Etilic…………………………………40
2.4.7. Chủ đề 7. Chất bảo quản sinh học…………………………………………41
3.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................42
3.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................................42
3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................42
1. Qúa trình nghiên cứu...........................................................................................45
2. Hiệu quả, ý nghĩa của đề tài SKKN ....................................................................45
3. Đề xuất ................................................................................................................46
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Mục đích của mỗi học sinh đi học là thi đậu tốt nghiệp; thi vào trường đại
học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề ... Tất cả cuối cùng để sau này kiếm được việc
làm, có nghề nghiệp. Các em sẽ làm được gì sau khi học xong tiết học môn sinh
học trong trường phổ thông? Làm thế nào để lồng ghép những kiến thức sách giáo
khoa nặng nề khô khan trừu tượng vào bối cảnh thực cuộc sống và liên quan đến
một số nghành nghề ngoài xã hội? Có thể chấm dứt tình trạng học sinh chọn nghề
không phù hợp với bản thân do không hiểu về nghề và năng lực vốn có của mình?
Làm thế nào để đảm bảo đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát
huy năng lực - phẩm chất học sinh và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào bài
học mà không cắt xén chương trình học? Giáo viên cần tổ chức dạy học như thế
nào để khơi gợi học sinh sự đam mê, hứng thú học môn sinh?
Đó là những băn khoăn, trăn trở mà nhiều giáo viên chưa tháo gỡ được. Cần
có giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề trên. Xuất phát từ nhu cầu tuyển
dụng nhân lực hiện tại và tương lai; Thực tế cho thấy nghề kĩ sư trồng trọt (KSTT)
đầu vào “ế ẩm” còn đầu ra “cháy hàng” nhiều công ti thuộc lĩnh vực nông nghiệp
đến các trường Đại học Nông Lâm để đặt hàng sinh viên sau khi ra trường với
mức lương cao. Nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm (CNTP) là một trong năm
nghành thuộc khối Công nghệ đang được tuyển dụng nhiều nhất từ phía đối tác
Nhật bản [2]. Tôi đã tổ chức dạy học theo định hướng STEM tạo bầu không khí
vui vẻ hứng thú học, tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề, qua đó giáo dục học sinh
tình yêu thiên nhiên, tự hào và có trách nhiệm trong bảo tồn phát huy sự đa dạng
phong phú giới thực vật. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, thái độ lao động đúng đắn;
Rút ngắn khoảng cách giữ lí thuyết và thực tế, các em sẽ thấy việc học môn sinh
gắn liền với sự lựa chọn nghề nghiệp sau này từ đó đam mê học. Các em sẽ học tốt
hơn và nâng cao chất lượng dạy học nhờ sự đam mê đó.
Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài SKKN: Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ
sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo
định hướng giáo dục STEM.
2. Mục tiêu
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với chỉ đạo của bộ GD - ĐT
về giáo dục hướng nghiệp (GDHN) đối với học sinh THPT. Đảm bảo học luôn đi
đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Tạo tiền đề HS tham gia các cuộc thi
KHKT. Tạo sự đam mê, hứng thú học tập môn sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy
học. HS nắm vững kiến thức, tư duy sáng tạo từ đó đạt kết quả cao trong các bài
kiểm tra, kì thi.. Phát triển năng lực và phẩm chất người học
3. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nghiên cứu quy trình, tổ chức dạy học chủ đề
1
STEM . Nghiên cứu kĩ thuật thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập. Thiết kế bộ công cụ
đánh giá định tính và định lượng, xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá năng
lực học sinh. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát đánh giá lớp học STEM
4. Tính mới – Đóng góp mới của đề tài:
- Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chủ đề STEM giúp HS hình
dung cụ thể về nghề tương lai vừa giúp các em khám phá năng lực học tập hiểu
thêm về khả năng, thế mạnh, sở thích chính bản thân; từ đó phát triển năng lực
hướng nghiệp. Thiết kế câu hỏi trong phiếu học tập ứng dụng 6 cấp độ nhận thức
BLOM giúp HS phát triển năng lực sáng tạo. Thiết kế xây dựng phòng học và thực
hành bộ môn Sinh - Công nghệ tại trường (đơn vị sở tại), đáp ứng hoạt động thực
hành sáng chế và nghiên cứu lí thuyết tạo STEM trong phòng thí nghiệm
- Giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế, lựa chọn và áp dụng hoạt động trải
nghiệm hướng nghiệp trong dạy học chủ đề STEM phù hợp thì học sinh sẽ: Phát
triển phẩm chất và các năng lực đặc thù của các môn học về STEM , phát triển
năng lực cốt lõi, phát triển năng lực hướng nghiệp.
5. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài:
- Môn sinh học lớp 10, 11, Công nghệ 10 và liên kết kiến thức môn học
STEM ( khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học) để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Thiết kế câu hỏi cấp độ tư duy BLOM, thiết kế bài tập tình huống, bài tập
thiết kế thí nghiệm đối chứng – thực nghiệm
- Thời gian thực hiện từ: Học kì II năm học 2018-2019 đến học kì I năm học
2019 -2020 tại trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương,
đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong công tác giáo dục, các công trình
nghiên cứu cải tiến dạy học, sách báo, liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra khảo sát thực trạng dạy và học của
giáo viên, học sinh trước và sau thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm ở trường THPT để
kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài. Các lớp thực nghiệm (lớp STEM)
và lớp đối chứng ( không dạy STEM) cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về nội
dung kiến thức và bài kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết quả nghiên cứu: Xử lý kết
quả nghiên cứu trên phần mềm Excel, Epi-info 7.0 Để xử lí kết quả điều tra khảo
sát thực trạng, phiếu kiểm quan, phiếu đánh giá các tiêu chí, đánh giá bài kiểm
tra... Của lớp STEM trước và sau thực nghiệm. So sánh kết quả lớp STEM và lớp
học đối chứng.
2
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới
Nước Mỹ nơi phát sinh nguồn gốc thuật ngữ STEM và việc dạy học STEM
đã trở thành chủ đề bắt buộc. Tổ chức uy tín trong lĩnh giáo dục khoa học trên thế
giới là Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ đã đề xuất ra khái niệm
giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa ban đầu như sau: "Giáo
dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm
học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực,
ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi
làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới" [9]. Canada đứng
thứ 12 trong số 16 nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp theo học các chương trình
STEM.Tổ chức hướng đạo sinh Canada đã áp dụng các biện pháp tương tự như đối
tác Mỹ để thúc đẩy các lĩnh vực STEM cho thanh thiếu niên. Chương trình STEM của
họ bắt đầu vào năm 2015 [6]. STEM tại nước Anh có giáo trình khoa học thế kỉ XXI
(GCSE) áp dụng cho học sinh một khóa học GCSE để phát triển hiểu biết khoa học.
STEM cũng phát triển mạnh tại giáo dục ở Singapore, Thái lan [7].
Trong nước
Giáo dục STEM du nhập vào Việt Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên
cứu khoa học giáo dục hay từ chính sách vĩ mô về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ
các cuộc thi Robot dành cho học sinh phổ thông do các công ty công nghệ tại Việt
Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Ở các văn bản cấp Bộ hiện nay,
hàng năm Bộ Giáo dục đã có văn bản hướng dẫn thực hiện năm học, trong đó
khuyến khích thành lập các CLB ngoại khoá. Một tín hiệu đáng mừng là thuật ngữ
giáo dục STEM đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới[1].
Ở Việt Nam các trung tâm giáo dục ngoại khoá đã sớm áp dụng các chương
trình đào tạo STEM cho học sinh. Ngày 1/12/2015, Công ty DTT Educspec chính
thức ra mắt chuỗi trung tâm Học viện STEM đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh
đam mê STEM tại. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ
GD&ĐT thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ
thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có quy định: Hoạt động trải
nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh tới sự
huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau,
hướng dẫn học sinh áp dụng vào thực tế đời sống trong trường và xã hội. Từ đó, có
thể hiểu Chương trình STEM được ẩn chứa và có tính pháp lý, nằm trong phạm vi
3
khái niệm và nội hàm của hoạt động giáo dục trải nghiệm [9]. Dạy học theo định
hướng STEM đã thu hút một số tác giả nghiên cứu như: Phan Duy Kiên (2015) -
Trường THPT Lê Xoay Vĩnh phúc với đề tài : “Vận dụng mô hình STEM trong
dạy học môn công nghệ 12”. Lê Xuân Quang (2017) - Trường Đại học sư phạm Hà
Nội với luận án tiến sĩ : “Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng
STEM”. Bùi Thị Lan (2016) - Trường THPT Nam Sách II, Hải Dương với đề tài:
“Dạy học dự án sản xuất nước rửa chén từ rác thải thực vật theo hướng tiếp cận
STEM”. Hồ Trường Thi (2018) -Trường THPT Hoàng Mai với đề tài: “Dạy học
theo định hướng giáo dục STEM với chủ đề hô hấp thực vật”.
Như vậy, việc sử dụng giáo dục dịnh hướng STEM trong dạy học đã được
nghiên cứu và chú ý từ rất sớm. Tuy nhiên, tại trường THPT đơn vị tôi công tác
mới áp dụng lần đầu tiên từ năm học 2018 – 2019, năm học 2019 -2020 do tôi
nghiên cứu và ứng dụng triển khai đề tài SKKN. Vì vậy, cần lan tỏa tinh thần
STEM trong các môn học khác tại đơn vị và các trường bạn.
1.1.2. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM
- STEM là một cách tổ chức dạy học thực tế: Science_khoa học,
Technology_công nghệ, Engineering_kĩ thuật và Math_toán học. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào nội dung từng môn học, từng bài học mà GV linh động thay đổi vì dạy
học theo STEM không nhất thiết phải tích hợp đủ 4 môn mà có thể chỉ một môn
nhưng nhất thiết phải gắn với ứng dụng cuộc sống [1][2]. STEM không phải là một
hoạt động giáo dục đưa thêm vào chương trình học mà là một trong những phương
thức chuyển tải nội dung chương trình giáo dục. GV linh hoạt tổ chức ở nhiều phương
thức khác nhau , hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, hình thành năng lực - phẩm chất người học, đào tạo các em có thể đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng lao động trong tương lai. Lớp học định hướng STEM có ứng
dụng thực tế và đưa ra các giải pháp giúp các em đi đến nguồn gốc vấn đề và thấy tính
ứng dụng của lí thuyết hàn lâm SGK tưởng chừng khô khan đó trong những giải pháp
mắt thấy, tai nghe, tay chạm. HS được yêu cầu huy động kiến thức đã có để tìm tòi ,
giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn [5].
1.1.3. STEM và giáo dục định hướng nghề nghiệp
Một trong các các con đường hướng nghiệp học sinh đó là hướng nghiệp qua
hoạt động dạy học các môn văn hóa trong chương trình học chính khóa. Đối với bậc
trung học phổ thông, GDHN nhằm mục đích giúp cho học sinh có được ý thức như là
chủ thể trong sự lựa chọn nghề nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở
hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực,
sở trường, sức khỏe của bản thân. Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học,
học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp,
năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp tương lai - các ngành nghề có
nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [6].
1.1.4. Ứng dụng 6 bậc thang đo nhận thức BLOM xây dựng câu hỏi
Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S. Bloom
4
(1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s
Taxonomy). Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số
cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000) [1]: Cấp độ tư duy thang phân
loại BLOM được chia nhỏ từ mức độ thấp đến cao, đi dần từ đơn giản đến phức
tạp. GV chia nhỏ kiến thức đơn giản hóa vấn đề nổi bật trong bài học, giúp các em
từ : Nhớ -> Hiểu -> Vận dụng -> Phân tích -> Đánh giá - Sáng tạo.
- Nhớ: HS có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một
phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học
cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến. Hiểu: HS cần nắm được ý nghĩa của thông tin,
thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Vận dụng: HS có khả năng áp
dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. Phân tích: HS có
khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra
các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Đánh giá: HS có
khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên
các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất
này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở
những thông tin, sự vật đã có.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo
giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên, dùng phiếu thăm dò ý kiến
của giáo viên, phiếu điều tra học sinh tại đơn vị trường THPT ( đơn vị sở tại) nhằm
thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học.
1.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên tại một đơn vị trường THPT
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về sử dụng một số PPDH tại trường THPT (20 giáo viên)
Thường
xuyên
Không sử
Ít sử dụng
dụng
Phương pháp sử dụng
TL
SL TL%
SL
%
SL TL%
1. Định hướng giáo dục STEM
2. Đánh giá HS theo thang đo
BLOM trong quá trình học
3. Lồng ghép GDHN trong bài học
4. PPDH tích cực khác
0
0
0%
0%
2
10% 18
40% 12
20% 16
90%
60%
8
0
5
0%
5%
4
15
80%
100%
75%
0
5. PPDH truyền thống (PP thuyết
trình, giải thích, thảo luận. PP trực
quan, PP công tác thí nghiệm...)
20 100%
0
100%
0
100%
Qua bảng 1.1, tôi nhận thấy đa số giáo viên không thường xuyên sử dụng ,
giáo dục định hướng STEM. Rất ít GV lồng ghép GDHN trong dạy học bộ môn.
Những giáo viên có ứng dụng BLOM nhưng lại không sử dụng trong quá trình học
mà sau sử dụng sau khi học xong (trong biên soạn ma trận đề kiểm tra một tiết, học
5
kì...). Mặc dù bộ GD - ĐT đã trao quyền chủ động cho các trường tổ chức chương
trình và đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá từ năm học 2012-2013,
nhưng phần lớn GV dạy theo PPDH truyền thống, PPDH tích cực chỉ sử dụng
trong các tiết thao giảng dự giờ.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về nguyên nhân mức độ sử dụng STEM - BLOM - Lồng ghép
GDHN trong dạy học bộ môn tại một đơn vị trường THPT
TL
%
Nguyên nhân
Mức độ
SL
A. Cao
B. Trung bình
C. Thấp
0
0%
1. Chất lượng điểm
thi đầu vào HS
19 95%
1
0
5%
0%
A.Rất đầy đủ
2. Cơ sở vật chất,
thiết bị , đồ dùng dạy B. Chưa đầy đủ
20 100%
học
C. Không có
A. Dễ chuẩn bị, dễ làm
0
2
0%
20%
3. Soạn giáo án, câu
hỏi, chuẩn bị thiết bị C. Khó chuẩn bị, mất nhiều thời gian và công sức
dạy học
4. Lồng ghép GDHN A. Rất cần thiết
18 80%
0%
19 95%
B. Không làm được
0
trong bài dạy
B. Không cần thiết vì đã có môn dạy nghề, NGLL
C. Không liên quan đến bộ môn nên không lồng ghép
A. STEM phù hợp nội dung thi tốt nghiệp THPT,
đại học, cao đẳng, kì thi HSG tỉnh
B. STEM không bám sát nội dung thi tốt nghiệp
THPT, đại học, cao đẳng, kì thi HSG tỉnh
1
0
5%
0%
0
0
0%
0%
5. Định hướng
STEM trong dạy
học/ nội sung thi cử
C. STEM phù hợp với đối tượng HS thi KHKT
20 100%
Kết qủa sát thực tế theo bảng 1.2 với 20 giáo viên bộ môn trực tiếp giảng
dạy tại đơn vị sở tại trường THPT cho thấy nguyên nhân do gặp khó khăn về cơ sở
vật chất thiết bị dạy học, khó khăn với chương trình SGK hiện hành còn nặng nề
về kiến thức mang tính hàn lâm, nội dung thi cử còn nhiều yếu tố vận dụng máy
móc và khó khăn khi truyền tải kiến thức đến đối tượng HS có trình độ năng lực
chất lượng đầu vào trung bình... Mặt khác qui trình soạn giáo án PPDH tích cực
mất nhiều thời gian, công sức và chỉ sử dụng khi có thao giảng dự giờ. Đa số các
giáo viên không lồng ghép GDHN vào bộ môn của mình vì cho rằng GDHN là
nhiệm vụ của hoạt động dạy nghề phổ thông, hoạt động ngoại khóa... Tại đơn vị sở
tại trường học có hoạt động dạy nghề tin học, nghề làm vườn cho HS lớp 11,
nhưng mục đích chủ yếu để tính điểm khuyến khích vào thi tốt nghiệp chứ chưa
thật sự hướng nghiệp. Mặt khác, trường đang liên kết với trường dạy nghề số 4 đào
tạo nghề : May - Điện công nghiêp - Công nghệ ô tô - Hàn - Điện lạnh và giới
thiệu việc làm cho HS sau khi ra trường. Còn vấn đề lồng ghép GDHN trong dạy
học chính khóa ở các bộ môn văn hóa chưa được áp dụng. Tôi sử dụng phiếu điều
tra khảo sát của 20 giáo viên trong trường. Kết quả thăm dò thu được:
6
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá về sự cần thiết giáo dục định hướng STEM,
đánh giá cấp độ tư duy BLOM và lồng ghép GDHN trong bộ môn (20 GV)
Phương pháp dạy học
Cần thiết
SL TL %
Không cần thiết
SL
1
TL%
5%
Định hướng giáo dục STEM
Đánh giá HS theo thang đo BLOM
Lồng ghép GDHN trong bài học
19
20
16
95%
100%
80%
0
0%
4
20%
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy sự cần thiết phải triển khai áp dụng PPDH tích
cực, giáo dục STEM, cấp độ tư duy BLOM và lồng ghép GDHN trong bộ môn.
1.2.2. Thực trạng tình hình học tập của học sinh tại một trường THPT
Bảng 1.4. Kết qủa điều tra khảo sát về học tập môn sinh học trước khi thực hiện đề tài
SKKN (Số liệu tổng hợp từ năm học 2018 -2019 đến 2019-2020)
Chỉ tiêu
Mức độ
SL TL%
A. Đam mê
B. Chưa khẳng định được
C. Không đam mê
12
30
195
5,1
12,6
82,3
1. Đam mê môn sinh
A. Có sử dụng thí nghiệm, thực hành thực tế do
HS/GV tự làm, ứng dụng thực tiễn trong đời 210
sống. HS có khả năng tạo ra sản phẩm thực tế.
88,6
2.Tiết học Sinh học
hứng thú nhất
B. Thí nghiệm, thực hành minh họa do GV tiến
17
7,2
hành, học sinh quan sát- tìm hiểu.
C. Có sử dụng máy chiếu mô phỏng thí nghiệm
D. GV giảng giải, HS đọc chép.
10
0
4,2
0
A. Chưa khẳng định được
kiến thức liên quan đến B. Có
118
100
19
49,7
42,2
8,1
1,7
48,9
49.4
0
95,8
4,2
4,2
87,4
8,4
3. Môn sinh có nhiều
lựa chọn nghề nghiệp
C. Không
A. Có
B. Không
C. Chưa khẳng định được
A. Có
B. Không
C. Chưa khẳng định được
A. Có
4
4. Lựa chọn môn sinh
để thi tốt nghiệp
116
117
0
225
10
10
207
20
5. Em có dự định theo
học nghề liên quan
đến KSTT không
6. Em có dự định theo
học nghề liên quan đến B. Không
KS CNTP không
C. Chưa khẳng định được
TỔNG :
Khối 11: 115 học sinh (Khảo sát 3 lớp TN)
Khối 10: 122 học sinh ( khảo sát 3 lớp TN)
237 100%
7
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_trai_nghiem_nghe_ki_su_trong_trot_va_nghe_ki_su_cong_ng.doc