SKKN Tổ chức trò chơi trong môn Luyện từ và câu lớp 2
Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ
sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm: Hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt(nghe,nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc
dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội,
tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của học sinh được hình thành
và phát triển thông qua nội dung dạy học các môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính
tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết…Mỗi nội dung đều hướng tới rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định để dần dần các em có được năng lực
sử dụng tiếng Việt tốt nhất phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú
vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu,
rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư
tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu
của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện từ và câu có
vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ
và trí tuệ.
Trong những năm học tiểu học các em sẽ lần lượt được làm quen với
những khái niệm cơ bản của Tiếng Việt như: từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép,
nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, câu đơn,
câu ghép, câu kể, câu hỏi,…
Không chỉ dừng ở việc hiểu và nắm được các cách sử dụng mà qua đó
các em cần nhận biết, phân tích, tìm được giá trị và cách sử dụng chúng, qua đó
vận dụng vào thực tiễn dùng từ, đặt câu khi dùng Tiếng Việt trong đời sống sao
cho có hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, đòi hỏi các em phải
rèn luyện thường xuyên không chỉ trong các giờ học trên lớp mà cả ở các giờ
ngoại khoá, giờ tự học ở nhà.
Đầu năm học, khi mới nhận lớp, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 2 đa số có
vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong
giao tiếp, viết câu còn cụt lủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh.
Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của
các em còn ở mức độ rất sơ lược. Mặt khác, do thực tế học sinh mới được làm
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
quen với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ,
chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý.
Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người
thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ
thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ
sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên
phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học
như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, đặc
biệt là tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống
có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Những
điều này thực sự đã giúp học sinh tỏ ra hứng thú và tiếp thu tốt hơn so với cách
dạy truyền thống thông thường.
Đặc biệt, theo Thông tư 30/2014 và TT22/2016 của Bộ giáo dục và Đào
tạo trong việc đánh giá học sinh Tiểu học nhằm giúp giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, thay đổi các hình thức dạy học đã đi theo lối mòn, cùng hoạt động
và trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học để kịp
thời phát hiện những cố gắng của học sinh và động viên khích lệ các em trong
quá trình học tập nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm tích luỹ của bản thân qua gần 20 năm công tác giảng dạy về phân môn
Luyện từ và câu. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Tổ chức trò chơi trong môn Luyện từ và câu lớp 2” nhằm chia sẻ những kinh
nghiệm nhỏ của mình với đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tổng hợp lại những biện pháp mình đã làm để chọn lọc và đúc kết thành kinh
nghiệm của bản thân.
- Giúp đồng nghiệp tìm ra cách tổ chức các tiết học nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao.
- Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong các hoạt động học
tập.
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm.
- Học sinh lớp 2
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát…
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/ 2016, đến tháng 4/2017
- 2/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
Phần II- NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học.
Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, đọc,
nói, viết) trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác. Học sinh
được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn
học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng, tình
cảm, nhân cách của các em.Tiếng Việt còn giúp các em tiếp thu kiến thức ở các
bộ môn khoa học khác.
Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao
tiếp một cách mạnh dạn tự tin. Từ đó, vốn từ của các em phong phú hơn và có
nắm chắc được nghĩa của từ thì các em mới trình bày đúng suy nghĩ, ý tưởng, tình
cảm của mình. Vì lẽ đó, ở bậc tiểu học từ ngữ không chỉ có dạy và học ở phân
môn Luyện từ và câu mà còn ở tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt, các
môn học khác.
2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm.
a. Quan điểm giao tiếp:
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ….. nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, …giữa các thành viên trong xã hội.
Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương tiện thông thường và
quan trọng nhất là ngôn ngữ.
b. Quan điểm tích cực:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều
kiện để thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học,
trong đó thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh
đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển.
c. Quan điểm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng
kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và
tiết kiệm thời gian cho người học.
3. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt.
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội
dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể hình
- 3/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
thành và phát triển bằng con đường thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này
học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của
thầy. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội có thể tiếp
thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các
em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy,
những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn
thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đây chính là phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2.
Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở bậc tiểu học nói chung và lớp 2
nói riêng là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu
cho các em. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số
kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ
và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành
chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ,
từ loại, các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc
dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn
luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ và luyện tập sử dụng từ cho học sinh.
5. Căn cứ vào vai trò của việc tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 2.
Tổ chức trò chơi học tập vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thêm sôi nổi,
học sinh hào hứng học tập. Nhờ trò chơi học tập, các em tiếp thu kiến thức bài
học một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Đồng thời trò chơi học tập giúp các em củng
cố, khắc sâu kiến thức bài học một cách bền vững. Để phát huy hết tác dụng của
trò chơi học tập, khắc phục những hạn chế khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết
dạy tôi đã vận dụng các hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 2. Sau đây là bảng khảo sát đầu năm:
Nội dung
Mở rộng vốn từ
Giải nghĩa từ
Đặt câu
Số học sinh đạt
Số học sinh chưa đạt
19
34
40
43
28
22
- 4/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, có
tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao.
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ sung
trang bị thêm.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện để chất lượng dạy và học ngày
càng nâng cao.
- Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ và phối hợp với nhà trường, giáo viên trong
các hoạt động giáo dục.
- Học sinh đa số ngoan, có nề nếp.
2. Khó khăn:
- Học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao.
- Phân môn Luyện từ và câu là phân môn học mới đối với học sinh lớp 2.
- Một số ít phụ huynh do điều kiện gia đình, áp lực công việc nên chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của con.
- Một số học sinh ngại học môn Tiếng Việt.
- Đôi lúc việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại chưa thường xuyên.
- Giáo viên khó khăn trong việc tổ chức trò chơi học tập cho các em.
- Giáo viên không biết chọn trò chơi nào để bài học đạt hiệu quả tốt nhất.
III. Giải pháp tiến hành
1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu:
Chuẩn bị vào năm học mới giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa, sách
giáo viên để nắm chắc chương trình môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu
lớp 2. Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên lại một lần nữa nhớ lại mục
tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học, của lớp 2 đặc biệt là của phân môn Luyện
từ và câu. Nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 2 bao gồm:
a. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ.
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo các chủ điểm:
Học kì I
+ Em là học sinh
Học kì 2
+ Bốn mùa
+ Chim chóc
+ Muông thú
+ Sông biển
+ Cây cối
+ Bạn bè
+ Trường học
+ Thầy cô
+ Ông bà
+ Cha mẹ
+ Bác Hồ
+ Anh em
+ Nhân dân
+ Bạn trong nhà
- 5/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa thông qua các dạng bài tập:
+ Tìm từ ngữ theo chủ đề.
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ.
+ Phân loại từ.
+ Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm.
+ Luyện cách sử dụng từ.
b. Từ loại:
+ Từ chỉ sự vật
+ Từ chỉ hoạt động, trạng thái
+ Từ chỉ đặc điểm
c. Các kiểu câu:
+ Ai là gì?
+ Ai làm gì?
+ Ai thế nào?
- Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Tổ chức thực hiện.
Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Luyện
từ và câu, qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp và trao đổi chuyên môn
cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với
từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp sao cho giờ học
đạt hiệu quả nhất.
Tôi xin được đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2
ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
Mỗi một mảng kiến thức, tôi chọn cho mình hình thức giảng dạy khác
nhau.
2.1. Trò chơi: Ghép nhanh tên sự vật
A. Mục đích:
- Ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng.
- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
B. Chuẩn bị:
- 2 bộ đồ dùng để chơi, mỗi bộ gồm một số đồ vật thật hoặc tranh ảnh đại diện
cho nghĩa của từ được nêu trong sách giáo khoa, các thẻ từ ghi tên các đồ vật
(tranh ảnh).
VD: Tranh bài tập 1 (tuần 3- T26); bài tập 2 (tuần 7- T59)
- 6/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
Bài tập 3 (tuần 16- T134) trong sách giáo khoa TV2 tập 1;
Bài tập 1 (tuần 22-T35)…Một số mảnh bìa ghi từng từ tương ứng với từng
đồ vật hoặc tranh ảnh để dán hoặc gài.
- Giáo viên (cử 1 học sinh) làm trọng tài để đánh giá kết quả.
C. Cách tiến hành:
- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em).
- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm. Mỗi học
sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các đồ vật
- 7/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
(tranh ảnh). Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên các đồ
vật hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc.
* Chú ý:
Trò chơi có thể vận dụng vào các bài:
VD: Dán nhãn cho đồ dùng học tập (tuần 6 – trang 52); Đồ dùng trong nhà
(tuần 11, 13 – trang 90, 108) TV 2 tập 1. Các con vật nuôi (tuần 21, 22 T27, 35);
các loài thú (tuần 23, 24 - trang45, 55); các loài cá (tuần 25, 26 – trang 64, 73);
Các loài cây (tuần 28, 29 – trang 95); những người có nghề nghiệp khác nhau
(tuần 33, 34 – trang 129; 137) sách TV2 tập 2
D. Hiệu quả: Sau khi chơi trò chơi này, học sinh nắm được biểu tượng cụ
thể về nghĩa của các từ, giúp phản ứng nhanh nhạy và phát triển khả năng quan
sát, đánh giá sự việc.
2.2. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy khả năng liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hoặc giấy nháp.
C. Cách tiến hành:
- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật
nuôi là những con vật nuôi trong nhà…) Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm
gia đình…).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng
nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm nào có
số điểm cao nhất sẽ xếp thứ nhất, các nhóm khác dựa theo số điểm để xếp thứ
hai, ba, bốn, ...
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, T59)
- 8/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
- 9/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, T108)
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, T122)
+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, T134)
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:
+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, T35)
+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, T 64)
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, T74)
+ Kể tên các loài cây (tuần 28, T87)
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33, T129)
D. Hiệu quả: Học sinh rất hứng thú khi chơi trò chơi này, các em đều hoạt
bát nhanh nhẹn hơn, phát huy được khả năng liên tưởng, so sánh không chỉ ở
phân môn Luyện từ và câu mà còn ở các phân môn khác của môn Tiếng Việt.
2.3. Trò chơi: Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu cho trước.
- Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Phấn, bảng hoặc giấy bút.
- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp.
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ 1 tiếng có phụ âm đầu cho trước.
- Cá nhân (từ 2 - 4 người) hoặc nhóm (từ 2 - 4 nhóm) tham gia chơi.
- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định
(3 hoặc 5 phút); mỗi người (nhóm) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnh giấy
(hoặc phần bảng) đã ghi sẵn tên mình (hoặc nhóm mình). Hết thời gian quy
định, cô giáo đánh giá kết quả, học sinh (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều từ nhất
sẽ thắng cuộc.
* Chú ý:
+ Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên tưởng, không theo các
bước lựa chọn thứ tự kết hợp âm vần.
VD: Với phụ âm đầu b, học sinh có thể đưa ra: bà, bố, bi, bánh, bạn, biết,
bò. bút…; với phụ âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: cá, cơm, cò, cỏ, cờ, cấm,
canh, cột…
Cũng có thể tiến hành tìm các từ theo các bước sau:
- Ghép phụ âm đầu đã cho với 1 nguyên âm: a, o, ô, ơ, e, ê… rồi thay đổi lần
lượt các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Xét trong các tiếng đã ghép được,
tiếng nào có nghĩa thì ghi lại:
- 10/23 -
Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
VD : b - ba, bà, bá, bả, bạ, bo, bò, bó, bỏ, bõ, bọ…
- Ghép phụ âm đầu đã cho với vần có 2 bộ phận (âm chính và âm cuối, âm đệm,
âm chính) đến vần có 3 bộ phận (âm đệm, âm chính, âm cuối) rồi thay đổi lần
lượt các thanh và chọn ra các tiếng có nghĩa.
VD: ban, bàn, bán, bản, bạn, bần, bấn, bẩn, bận…
+ Có thể kết hợp tìm từ đơn cũng có phụ âm đầu với từ theo chủ đề hoặc kết hợp
với tìm từ theo từ loại (chỉ sự vật, chỉ hành động, chỉ tính chất).
VD:
- Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà có phụ âm đầu ch (chén, chõng, chăn, chiếu,
chạn, chai…).
- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch (cha, chú, cháu, chắt…).
- Tìm từ chỉ người, vật có phụ âm đầu c (cô, cơm, cá, cò, cỏ…).
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ (đi, đứng, đo, đếm, đong, đem...)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b (bám, bò, bán, bắn, bàn, băm...)
D. Hiệu quả: Học sinh đã viết nhanh hơn và mở rộng vốn từ phong phú hơn
cho các em.
2.4. Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho.
- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Phấn bảng, (giấy bút) để ghi lại các từ tìm được.
- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp (nếu có).
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước.
- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi. Trong
khoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thật nhiều từ và
ghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp. Hết giờ quy định, ai tìm được nhiều từ nhất sẽ
thắng cuộc.
- Trọng tài (giáo viên, học sinh) có thể chấp nhận một số từ ngữ như: học
chăm…
* Chú ý:
Trò chơi tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể được sử dụng ở các bài
Luyện từ và câu trong SGK TV2 như:
- Tìm từ có tiếng “học”, có tiếng “tập” (tuần 2, T17- SGK TV 2 tập 1).
- Tìm các từ có tiếng "biển" (tuần 25 T 64 – SGK TV 2 tập 2).
- 11/23 -
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức trò chơi trong môn Luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_tro_choi_trong_mon_luyen_tu_va_cau_lop_2.pdf