SKKN Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Có thể thấy rằng đặc trưng của bộ môn Lịch sử là có nhiều sự kiện, hiện tượng, số liệu thống kê đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được. Chính điều đó làm cho học sinh mệt mỏi bởi các em ngoài học lịch sử còn phải học rất nhiều bộ môn khác nữa. Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lí lứa tuổi các em thường thích chơi hơn là thích học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 8
NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Lĩnh vực : Lịch sử
Cấp học : Trung học cơ sở
NĂM HỌC 2016- 2017
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..............................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: .......................................................................................3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: .................................................................................4
1. Trò chơi ô chữ:...............................................................................................6
2. Trò chơi trả lời nhanh: ...................................................................................9
4. Trò chơi bí mật sau miếng ghép: .................................................................12
9. Trò chơi giải mật mã lịch sử:.......................................................................21
hoặc sự kiện đó: ...............................................................................................22
11. Trò chơi đóng vai nhân vật lịch sử: ...........................................................22
I. KẾT LUẬN ..................................................................................................24
II. KIẾN NGHỊ. ...............................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Đôi câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ đã phần nào khái quát cho
chúng ta thấy vai trò và tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử nước nhà -
lịch sử của đất nước có truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước. Và có
nhà nghiên cứu sử học đã nói rằng người ta không thể yêu đất nước của mình
nếu như không biết và hiểu về lịch sử đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay bộ môn Lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng mức trong xã
hội và trong trường học, do đó chất lượng chưa cao. Từ phụ huynh, học sinh thậm chí
cả các thầy cô giáo đều cho rằng đây là môn phụ chỉ cần học qua cho có đủ điểm là
được. Các giờ dạy lịch sử vẫn còn quá nặng nề, khô khan, nhiều sự kiện, số liệu, nhân
vật… Vì thế học sinh thấy sợ, thấy mệt mỏi với môn học này hơn là yêu thích.
Có thể thấy rằng đặc trưng của bộ môn Lịch sử là có nhiều sự kiện, hiện
tượng, số liệu thống kê đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được. Chính điều đó làm
cho học sinh mệt mỏi bởi các em ngoài học lịch sử còn phải học rất nhiều bộ môn
khác nữa. Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lí lứa tuổi các em thường thích chơi hơn là
thích học. Vậy làm thế nào để tiết học lịch sử không làm học sinh căng thẳng, chán
nản mà vẫn có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học? Đây có lẽ là
câu hỏi trăn trở của đại đa số những giáo viên giảng dạy bộ môn này. Có lẽ mỗi
người giáo viên đứng trên bục giảng sẽ có cho mình những biện pháp khác nhau còn
với bản thân tôi thấy rằng với đặc trưng bộ môn như vậy trò chơi học tập sẽ làm cho
tiết học nhẹ nhàng và sinh động hơn. Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch
sử cho học sinh vừa giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú
trong học tập, vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho các em. Qua đó, giúp học sinh tự bổ
sung, nắm bắt kiến thức cho bản thân mình, không hề có bất cứ sự gò ép, bắt buộc
nào cả và điều đó sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn.
Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, với kinh nghiệm của
mình tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung
bài học, dễ khắc sâu kiến thức và nắm được một số kĩ năng lịch sử như: ghi nhớ
sự kiện, nhận xét, đánh giá, khái quát sự kiện….Đồng thời, với tâm lí “học mà
chơi, chơi mà học” làm cho tiết học sinh động hơn, hấp dẫn hơn và dần dần, mỗi
ngày một chút học sinh sẽ ham thích học hơn. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh lớp 8,
lứa tuổi rất năng động, thích thể hiện, khẳng định mình trước thầy cô và các bạn
1/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
nên hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt phương pháp trên nếu người giáo viên
thực sự yêu nghề và có tâm huyết.
Xuất phát từ những điều đó, tôi nhận thấy rằng để khắc phục tình trạng
học sinh học lịch sử mà chán nản, mệt mỏi, học mà sau mỗi kì thi xã hội lại
thêm nhức nhối về hàng nghìn những điểm 0, điểm 1; đồng thời nhằm góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay cũng như khơi dậy
trong học sinh niềm yêu thích, say mê môn lịch sử mỗi giáo viên cần tích cực đổi
mới phương pháp, hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học
sinh, tạo hứng thú trong giờ học sử, để học sinh không còn thấy đây là môn học
khô khan, tẻ nhạt. Đó cũng là lí do trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi lựa
chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học
tập cho học sinh”. Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng,
hiệu quả, đặc biệt là hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học lịch
sử 8. Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong
học tập của học sinh. Từ đó, giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử
và góp phần hình thành, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh trong học
tập, giao tiếp cũng như khẳng định vai trò cá nhân của các em, hướng tới việc
đào tạo các em trở thành những con người năng động, hiểu biết, có ích cho
tương lai, những con người “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác Hồ mong muốn.
Đồng thời với phương pháp đó làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các trò chơi trong dạy học lịch sử
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
Học sinh khối lớp 8 trường THCS.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp điều tra, thăm dò:
2. Tiến hành thực nghiệm, giảng dạy trên lớp.
3. Khảo sát chất lượng, so sánh, đối chiếu kết quả ở từng năm học để rút ra
kết luận cho tính hiệu quả của đề tài khi thực hiện.
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Một số trò chơi được áp dụng vào một số bài trong sách giáo khoa lịch sử 8.
2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài này được tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2016
– 2017. Nay tôi xin được đưa ra giới thiệu với các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp.
2/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng các môn học
khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng nhằm tạo ra những con
người phát triển toàn diện.
Lịch sử là một môn khoa học xã hội có dung lượng kiến thức lớn. Đặc
trưng của bộ môn là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không bao giờ lặp lại,
tồn tại một cách độc lập, khách quan với ý nghĩ của con người. Học lịch sử là
các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những
danh nhân lịch sử vĩ đại, những địa danh, thời gian lịch sử không chỉ của dân tộc
mà của cả thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại.
Thực chất, dạy học lịch sử là tái tạo lại “ hiện thực quá khứ lịch sử” đó
cho người học thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Mục
đích cuối cùng là giúp người học có thể hình dung được về con người và hoạt
động của con người trong bối cảnh thời gian và không gian lịch sử nhất định. Vì
vậy, muốn học sinh học tốt môn lịch sử thì mỗi thầy giáo, cô giáo không phải
chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn
hay tài liệu chuẩn… một cách dập khuôn, máy móc, làm cho học sinh học tập
một cách thụ động, nếu chỉ dạy như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra
thật đơn điệu, tẻ nhạt và chắc chắn kết quả học tập sẽ không cao. Đây là một
trong những nguyên nhân gây ra sự cản trở việc đào tạo các em trở thành những
con người năng động, sáng tạo, tự tin, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi
đang diễn ra từng ngày, từng giờ trong cuộc sống.
Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, dạy học theo hướng
“lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên có vai trò định hướng còn học sinh là đối
tượng chủ động nắm bắt kiến thức. Vì vậy, trong giờ học giáo viên phải gây được
hứng thú học tập cho các em. Mỗi giáo viên sẽ có những cách thức và biện pháp
khác nhau. Trong đó, tổ chức trò chơi và lôi cuốn các em tham gia là một cách dễ tạo
hứng thú bởi sự đa dạng, phong phú và thoải mái của nó. Thông qua các trò chơi sẽ
kích thích học sinh học tập, lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố, khắc
sâu bài học đồng thời tạo cho các em niềm hứng thú, say mê trong học tập.
Khi giáo viên đưa ra tổ chức trò chơi trong các giờ học lịch sử một cách
thường xuyên, khoa học chắc chắn chất lượng giờ học sẽ ngày càng được nâng
cao, học sinh sẽ không còn thấy chán nản, tẻ nhạt.
3/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Mặt khác, lịch sử là một chuỗi sự kiện khó nhớ trong khi đó học sinh hiện
nay lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì các
bộ môn xã hội rất ít được các em quan tâm. Đặc biệt, môn Lịch sử lại có nhiều
các năm, tháng, sự kiên khó nhớ nếu như giáo viên không tích cực đổi mới
thông qua các hình thức trò chơi thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ học
không thể đạt kết quả cao.
Vì vậy, tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử sẽ giúp các em hoà nhập với
tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi,
ham chơi, ham học, giúp các em linh hoạt, sáng tạo trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Về mặt giáo dưỡng lịch sử là môn khoa học xã hội mang tính chính trị sâu
sắc. Về mặt giáo dục cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời kì
lịch sử hào hùng của dân tộc và nhìn thấy được toàn cảnh của lịch sử thế giới
trong quá khứ. “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy lịch
sử như thế nào để cho học sinh chúng ta “… phải biết sử ta / Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam” là nhiệm vụ rất to lớn nhưng cũng đầy vẻ vang của các
thầy cô giáo.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử, tôi nhận thấy rằng
trong nhiều trường học từ phụ huynh đến học sinh đều xem nhẹ bộ môn này.
Mọi người cho rằng lịch sử là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng để có đủ điểm
trả bài cho cô giáo là xong. Vì sao mọi người lại có cách nhìn nhận như vậy?
Theo tôi, chủ yếu là do việc giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường vẫn
chưa được chú ý đúng mức. Qúa trình giảng dạy còn nặng về phương pháp
truyền thống, “cô đọc, trò chép”, giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo ra
nhiều phương pháp, hình thức tổ chức mới để kích thích sự hứng thú, say mê
học tập lịch sử ở học sinh.
Trong khi học sinh ngại học bởi sự nhàm chán, nặng nề kiến thức của
môn Lịch sử như vậy tôi cũng nhận thấy chính bản thân một số giáo viên cũng
chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chức năng và vai trò của môn học này. Do
đặc trưng của trường THCS là một giáo viên thường kiêm 2 môn, trong đó giáo
viên ngữ văn thường được phân công phụ trách dạy một số tiết lịch sử nên xuất
phát từ chính một số giáo viên cũng cho rằng lịch sử là môn phụ mà không có sự
đầu tư. Bên cạnh những điều đó, tôi nhận thấy một số giáo viên tuy thấy được
ích lợi của việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là vai trò của việc tổ
chức trò chơi trong giờ học lịch sử nhưng với tâm lí coi đó là môn phụ nên cho
4/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
rằng soạn ra các trò chơi sẽ vất vả vì mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì
vậy, học sinh vốn sẵn tâm lí ngại học bộ môn này, không hứng thú học tập, nắm
không chắc, không nhớ được kiến thức lịch sử trong chương trình. Tình trạng
học sinh chỉ thuộc “vẹt” lí thuyết mà không hiểu được bản chất vấn đề của sự
kiện là rất phổ biến trong học sinh hiện nay.
Vậy, làm thế nào để mọi người, trước hết là học sinh yêu thích môn Lịch
sử và có cách nhìn đúng đắn về bộ môn này để có thái độ học tập tốt hơn?
Nhiệm vụ đó đặt vào những người giáo viên đang và sẽ đứng trên bục giảng.
Ở trường THCS, trong một vài năm gần đây chất lượng bộ môn lịch sử đã
dần đi lên do một số giáo viên trẻ đang ra sức đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn nhằm thay đổi quan niệm và nhận thức, trước hết là trong học sinh về bộ
môn này. Tuy nhiên, theo tôi thấy điều đó vẫn chưa kích thích được sự say mê,
hứng thú đối với học sinh. Các em có chăm học hơn nhưng chưa thực sự tự
mình lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tế của nhà trường hiện nay, để
góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THCS, đặc
biệt là dạy học lịch sử cho học sinh khối lớp 8 nhằm tạo hứng thú cho các em,
tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu, hình thành, rèn kuyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tôi chọn phương pháp “ Tổ chức trò chơi
trong dạy học lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”. Đề tài này
tôi đã thực nghiệm giảng dạy trong năm học 2016 – 2017 và thấy có tác dụng
đối với cả học sinh và giáo viên khi dạy. Tôi rất hi vọng đề tài này sẽ góp một
phần đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học lịch sử hiện nay, nhằm tạo cho
các em niềm vui và sự hứng thú trong học tập bộ môn.
III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI LỊCH SỬ CƠ BẢN:
Về cơ bản trò chơi là một hình thức giải trí. Tuy nhiên, tổ chức trò chơi
trong giờ học lịch sử không nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà nhằm tạo
không khí học tập sôi nổi, giúp các em thấy thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu
quả. Mặt khác, qua các trò chơi giúp các em ghi nhớ tốt những kiến thức lịch sử,
có hứng thú đối với những giờ học lịch sử.
Có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử nhưng tuỳ
vào thời gian và điều kiện cụ thể, chúng ta có thể sắp xếp, tổ chức thực hiện sao
cho phù hợp. Thông thường hiện nay, với qui mô của lớp học, giáo viên chỉ tiến
hành giờ dạy trong 1 tiết học là 45 phút. Vì vậy, đối với mỗi trò chơi được tổ
chức trong giờ học đòi hỏi người giáo viên cần có sự chuẩn bị, đầu tư kĩ lưỡng
5/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
để đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục bộ môn và phù hợp với điều kiện giảng
dạy của nhà trường.
Trên thực tế, có những trò chơi trong giờ học giáo viên có thể hoàn toàn
tạo bất ngờ cho học sinh bằng cách không báo trước. Tuy nhiên, cũng có những
trò chơi, thường là trong những tiết ôn tập, tổng kết hoặc làm bài tập,… có nhiều
thời gian thì bên cạnh sự chuẩn bị của giáo viên cũng cần có sự tập trung chuẩn
bị của học sinh. Chẳng hạn, những trò chơi cần có đội chơi, sau khi thành lập
đội chơi, mỗi thành viên có nhiệm vụ tìm hiểu những tư liệu cụ thể hoặc chuẩn
bị theo các yêu cầu của giáo viên như sưu tầm tranh ảnh, thơ văn, truyện kể lịch
sử…. hoặc những loại bảng biểu phục vụ cho trò chơi.
Các dạng trò chơi trong giờ học lịch sử rất phong phú và đa dạng như: trò
chơi ô chữ, trò chơi trả lời nhanh, trò chơi sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thời
gian, trò chơi đóng vai nhân vật lịch sử, trò chơi đi tìm mật mã lịch sử, trò chơi
nhận biết nhân vật lịch sử qua tranh ảnh, thơ văn, truyện kể, trò chơi kể chuyện
lịch sử, trò chơi đoán ý đồng đội, trò chơi thi ghi nhớ sự kiện, trò chơi chiếc nón
kì diệu, trò chơi trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ câm…..Mỗi trò chơi
có tác dụng và ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau nhưng đều nhằm mục đích
tạo hứng thú cho học sinh trong học tập để nắm bắt những kiến thức cơ bản,
trọng tâm của bài học. Tùy vào thời gian và nội dung của từng bài, từng chương
mà giáo viên sẽ áp dụng những trò chơi cho thích hợp với mục đích giáo dục.
Dưới đây là một số trò chơi tôi đã thiết kế và ứng dụng trong giờ dạy học
lịch sử 8 của mình.
1. Trò chơi ô chữ:
Trò chơi ô chữ là một trong những trò chơi đòi hỏi người giáo viên cần
thời gian để chuẩn bị chu đáo. Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
việc thiết kế một ô chữ trò chơi cũng dễ dàng, nhanh chóng và đẹp mắt hơn rất
nhiều. Trong trò chơi, giáo viên thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Từ
đó đặt câu hỏi để học sinh giải đáp. Mỗi ô chữ hàng ngang là một sự kiện lịch sử
trong bài hoặc các bài đã học. Ô chữ hàng dọc là bài học lịch sử cần nhấn mạnh.
Thông thường mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khoá để mở ô chữ
hàng dọc. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh đoán xem những chữ cái bí ẩn đó
có nội dung gì. Sự kiện lịch sử nằm trong ô chữ hàng dọc thường nằm theo thứ
tự từ trên xuống nên có thể sau một số ô chữ hàng ngang học sinh sẽ tìm ra ô
chữ hàng dọc. Tuy nhiên, trong trò chơi này giáo viên có thể biến tấu, nhất là khi
dạy ở các lớp chọn. Đó là những chữ cái của ô chữ hàng dọc không nằm theo
6/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
thứ tự mà nằm lộn xộn ở những ô chữ hàng ngang đòi hỏi học sinh phải suy
nghĩ, lắp ghép.
Ví dụ, khi dạy xong phần III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ ( Tiết 1,2. Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên),
giáo viên đưa ra trò chơi để kiểm tra kết quả học tập của học sinh đồng thời
củng cố kiến thức của bài học cho các em:
- Giáo viên đưa ra luật chơi:
+ Có 14 ô chữ hàng ngang tương ứng với 14 câu hỏi. Các em có thể chọn ô hàng
ngang bất kì để trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng, sẽ được điểm hoặc quà tặng và
một từ khoá của ô chữ hàng dọc xuất hiện.
+ Khi chưa giải hết các ô hàng ngang nhưng nếu các em tìm được ô hàng dọc thì
có thể trả lời và sẽ được số điểm lớn hơn hoặc phần quà tương ứng.
+ Sau đó, giáo viên tổ chức cho các em chơi:
- Hàng ngang số 1: Có 12 chữ cái, tháng 12 / 1774, đại biểu các thuộc địa
Bắc Mĩ đã họp Hội nghị lục địa ở đâu?
Đáp án: Phi-la-đen-phi-a
- Hàng ngang số 2: Có 9 chữ cái, ai được cử làm Tổng chỉ huy nghĩa quân
các thuộc địa Bắc Mĩ chống Thực dân Anh?
Đáp án: Oa-sinh-tơn.
7/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái, năm 1787, nước Mĩ đã thông qua văn
bản nào?
Đáp án: Hiến pháp.
- Hàng ngang số 4: Có 6 chữ cái, năm 1783 Hoà ước nào buộc Anh phải
công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Đáp án: Vec-xai.
- Hàng ngang số 5: Có 5 chữ cái, nước Mĩ còn có tên gọi nào khác?
Đáp án: Hoa Kỳ.
- Hàng ngang số 6: Có 15 chữ cái, ngày 4/7/1776, văn bản nào đã được
công bố ở 13 bang thuộc địa.
Đáp án: Tuyên ngôn độc lập.
- Hàng ngang số 7: Có 3 chữ cái, từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII,
nước nào đã lập ra 13 thuộc địa dọc theo bờ biển Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ?
Đáp án: Anh.
- Hàng ngang số 8: Có 8 chữ cái, đây là nơi quân thuộc địa đã thắng quân
Anh một trận lớn?
Đáp án: Xa-ra-tô-ga.
- Hàng ngang số 9: Có 9 chữ cái, ngày 4/7 hàng năm trở thành ngày lễ gì
của nước Mĩ?
Đáp án: Quốc khánh.
- Hàng ngang số 10: Có 6 chữ cái Anh là nước nằm ở châu lục nào?
Đáp án: Châu Âu.
- Hàng ngang số 11: Có 6 chữ cái), sự kiện thổi bùng lên ngọn lửa đấu
tranh ở Bắc Mĩ được diễn ra ở đâu?
Đáp án: Bôx-tơn.
- Hàng ngang số 12: Có 13 chữ cái, đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế của 13
bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ phát triển theo hướng nào?
Đáp án: Tư bản chủ nghĩa.
- Hàng ngang số 13: Có 6 chữ cái, trong các cuộc phát kiến địa lí, Crix
tốp- Cô-lôm- bô đã tìm ra được châu lục nào?
Đáp án: Châu Mĩ.
- Hàng ngang số 14: Có 7 chữ cái, đây là cơ quan nắm quyền lập pháp ở
Mĩ, gồm Thượng viện và Hạ viện?
Đáp án: Quốc hội.
8/27
Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ô chữ hàng dọc: (Từ chìa khoá): Hợp chủng quốc Mĩ: đây là quốc gia
thành lập sau cuộc chiến tranh chống lại Thực dân Anh của 13 bang thuộc địa ở
Bắc Mĩ. Ngày nay, đây là nước giàu mạnh, có nền kinh tế đứng thứ nhất thê
giới.
2. Trò chơi trả lời nhanh:
Trò chơi này phần kiến thức thường không khó nhưng đòi hỏi học sinh nắm
chắc kiến thức, tránh nhầm lẫn. Trò chơi có thể sử dụng khi chia đội chơi hoặc
cũng có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ đầu giờ. Trò chơi này có thể thực hiện
bằng 2 cách:
- Cách 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn đáp án A, B, C hoặc D.
- Cách 2: Học sinh trả lời nhanh, thật ngắn gọn ngay sau khi giáo viên dặt câu hỏi.
Ví dụ cách 1:
- Thể lệ:
+ Các đội chơi hoặc một số em gọi lên kiểm tra bài nghe câu hỏi và chọn 1 trong
4 đáp án A, B, C hoặc D
+ Giáo viên qui định thời gian từ 10 – 15 giây tất cả đều phải giơ bảng đáp án
của mình.
+ Mỗi câu trả lời đúng được điểm hoặc quà tặng ngược lại trả lời sai sẽ không có
điểm.
9/27
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_lich_su_8_nham_tao_hung.doc