SKKN Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam

Đề tài là sự tiếp tục của qúa trình nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hôi của loài người với quá trình hoang mạc hóa nhưng đi sâu nghiên cứu cụ thể ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam
MỤC LỤC  
Phần I: MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….3  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:……………………………………………………...3  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:…………………………………………….....3  
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:……………………………………………....4  
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:………………………………..4  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………………….....5  
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:……………………………………..5  
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:………………………….6  
Chương I: CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:………………..6  
I. CƠ SỞ LUẬN:…………………………………………………………...6  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:…………………………………………………….....7  
Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:……………………...8  
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở  
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:…………………………………………………..8  
1. Điều kiện tự nhiên:…………………………………………………………..8  
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội:……………………………………………......15  
II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN HẢI  
MIỀN TRUNG:………………………………………………………………...17  
A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT:  
1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco:…………………..........17  
2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov:……………………......18  
B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG MẠC  
HÓA NINH THUẬN- BÌNH THUẬN:……………………………………...20  
1
I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ:……………….20  
1. Khái quát chung:……………………………………………………...........20  
2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Quảng Bình, Quảng Trị:………….................21  
II. HOANG MẠC HÓA NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN:…………….24  
1. Khái quát chung:…………………………………………………………...24  
2. Thực trạng hoang mạc hóa Ninh Thuận, Bình Thuận:…………………..25  
III. CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở  
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:……………………………………29  
1. Các giải pháp chung:……………………………………………………......29  
2. Các giải pháp cụ thể đối với khu vực Duyên Hải Miền Trung:…………….30  
Phần III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ:…………………………………........35  
I. KẾT LUẬN:………………………………………………………………....35  
II. KIẾN NGHỊ:………………………………………………………………..36  
Phụ lục:………………………………………………………………………...37  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
2
Phần I: MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Hoang mạc hóa là một vấn đề đang rất được quan tâm và mang tính thời sự  
sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay quá trình này đang có xu hướng mở  
rộng ở một số nơi trên thế giới trong đó Việt Nam.  
Ở Việt Nam nếu xét các chỉ số của điều kiện tự nhiên chung thì hoàn toàn  
không tồn tại những không gian hoang mạc, tuy nhiên nguy cơ của sự phát triển  
hoang mạc thì không hẳn là không có, thậm chí quá trình này còn đang trở thành  
vấn đề nhức nhối ở một số nơi. Hoang mạc hóa đang đe dọa trực tiếp đời sống xã  
hội, môi trường tự nhiên ở một số vùng, điển hình nhất là khu vực Duyên hải  
miền Trung (DHMT) nước ta. Điều này đã đang góp phần làm trầm trọng  
thêm tính chất khó khăn ở một khu vực vốn đã kém thuận lợi. Để giúp bản thân  
hiểu hơn về vấn đề này đồng thời góp phần giáo dục học sinh và giúp mọi  
người nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cũng như mức  
độ nguy hại của quá trình hoang mạc hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội ở khu  
vực Duyên hải miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung nên tôi đã chọn  
nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và  
quá trình hoang mạc hóa khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.”  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.  
Đề tài là sự tiếp tục của qúa trình nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phát  
triển kinh tế - xã hôi của loài người với quá trình hoang mạc hóa nhưng đi sâu  
3
nghiên cứu cụ thể ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam nên các mục đích  
cần đạt được là:  
- Tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá  
trình hoang mạc hóa.  
- Phân tích nguyên nhân và hiện trạng hoang mạc hóa Duyên hải miền Trung  
Việt Nam.  
- Nêu các giải pháp nhằm ngăn chặn đẩy lùi nguy hoang mạc hóa ở  
Duyên hải miền Trung Việt Nam.  
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.  
- Là các mục tiêu cụ thể đề tài cần thực hiện bao gồm:  
+ Tìm hiểu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu  
vực Duyên hải miền Trung ảnh hưởng đến qúa trình hoang mạc hóa.  
+ Phân tích hiện trạng hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ở một số nơi  
điển hình trong khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.  
+ Nêu một số giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển và tác hại của quá trình  
hoang mạc hóa.  
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.  
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 tôi đã tiến hành  
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và  
quá trình hoang mạc hóa khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”. Đối  
tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề rất cụ thể được thực hiện trên cơ sở  
tiếp tục của quá trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới mà tôi đã thực hiện.  
Tuy nhiên do thời gian và vốn tri thức còn hạn hẹp nên trong đề tài này tôi mới  
4
chỉ dừng lại ở việc thu thập, xử lí các thông tin và rút ra các kết luận chứ chưa có  
điều kiện để đi thực tế khảo sát tận nơi các khu vực mà mình nghiên cứu.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  
Để thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra, trong đề tài này tôi thực  
hiện chủ yếu các phương pháp sau:  
- Phương pháp thu thập các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài  
liệu văn bản đã có.  
- Phương pháp phân tích và xử lí các thông tin khoa học để rút ra các kết luận  
cần thiết cho đề tài.  
- Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: sắp xếp các tài liệu thành  
một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị tin tức, đồng thời sắp xếp  
các chi tiết thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lí thuyết.  
- Phương pháp quan sát thực tế trên thực địa.  
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.  
Tìm hiểu về quá trình hoang mạc hóa ở nước ta nói chung và khu vực Duyên  
hải miền Trung nói riêng sẽ giúp cho cá nhân tôi cũng như mọi người hiểu rõ,  
hiểu đầy đủ hơn về loại thiên tai đặc biệt này. Trên cơ sở phân tích các nguyên  
nhân, đánh giá thực trạng những hậu quả khôn lường của sẽ phần nào giúp  
chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có  
hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, cảm  
thông và chia sẻ những khó khăn người dân khu vực miền Trung đang hàng  
ngày phải đối mặt.  
5
Mặt khác qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết,  
những kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy tốt hơn chương trình địa ở trường  
phổ thông, đặc biệt chương trình địa lớp 12.  
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Chương I: CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  
I. CƠ SỞ LUẬN:  
Hoang mạc và quá trình hoang mạc hóa từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu  
của rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: các nhà sinh thái  
học, địa học, thổ nhưỡng học, kinh tế - xã hội học… Tuy nhiên mỗi tác giả  
thuộc các lĩnh vực khác nhau lại nghiên cứu chúng ở những mức độ, khía cạnh  
khác nhau và nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Chẳng hạn như với nhà  
địa nổi tiếng Viết L.P.Subaev trong cuốn “Địa tự nhiên đại cương” thì  
nghiên cứu hoang mạc với các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sinh  
vật. Trong đó ông chỉ rõ các đặc điểm về thổ nhưỡng, các dạng địa hình cũng  
như nguyên nhân hình thành các dạng địa hình vùng hoang mạc. Còn các nhà  
kinh tế - xã hội và môi trường thì lại đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của hoang  
mạc, của quá trình hoang mạc hóa đến việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như  
đời sống của con người và các tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội đến  
quá trình hoang mạc hóa.  
Ở Việt Nam vấn đề này cũng đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đã  
nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu nhiều cuộc hội thảo  
bàn về vấn đề này. Tiêu biểu như các tác giả: Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn  
6
Hữu Danh, Đỗ Hưng Thành… Trong điều kiện hiện nay của nước ta việc nghiên  
cứu, tìm hiểu quá trình hoang mạc hóa, việc đánh giá tác động và tìm giải pháp  
ngăn chặn, đẩy lùi quá trình này là điều rất cần thiết.  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN  
Xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên Việt Nam: một nước nằm hoàn toàn  
trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa-  
nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo cho hệ thực vật nước ta  
phát triển phong phú, đa dạng. Nhìn chung xét về mặt thuyết nước ta hoàn toàn  
không phát triển cảnh quan hoang mạc như một số nước cùng vĩ độ khác. Song  
trên thực tế nước ta lại đang phải đối mặt với quá trình hoang mạc hóa diễn ra ở  
nhiều nơi, đặc biệt khu vực Duyên hải miên Trung. Quá trình này đã gây ảnh  
hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân không nhỏ và  
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên cũng như môi trường sinh  
thái.  
Xuất phát từ thực tế quá trình dạy học địa ở trường THPT đặc biệt việc  
dạy địa Việt Nam ở chương trình lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ  
các đặc điểm của tự nhiên, hiểu hơn các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta  
mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với sử dụng bảo vệ  
môi trường, tài nguyên. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường,  
bảo vệ các nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính vì vậy tôi đã chọn  
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và  
quá trình hoang mạc hóa khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”.  
7
Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA  
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.  
1. Điều kiện tự nhiên  
a. Vị trí địa lí  
8
Duyên hải miền Trung được tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm 2 vùng  
lớn Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây dải đất kéo dài và hẹp  
ngang nhất cả nước, với chiều dài khoảng 1500 km, chiều rộng nơi chỉ đạt  
48- 50 km. Vùng gồm 14 tỉnh thành với tổng diện tích 96351km2 chiếm 29,16%  
diện tích cả nước, nhưng khu vực đồng bằng chỉ có 14560km2.  
- Phía Bắc giáp với đồng bằng sông Hồng  
9
- Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.  
- Phía Tây là dãy Trường Sơn.  
- Phía Đông giáp biển Đông.  
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ của vùng đã tạo nên sự khác biệt  
cơ bản về mặt tự nhiên của vùng so với cả nước. Trên thực tế DHMT được coi  
là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nghèo tài nguyên, lắm thiên tai.  
b. Địa hình.  
Địa hình được coi là một trong các nhân tố cơ bản dẫn đến quá trình hoang  
mạc hóa vùng này. Duyên hải miền Trung có địa hình tương đối phức tạp, mức  
độ chia cắt lớn và có sự phân hóa sâu sắc trong cấu trúc. Tuy là đồng bằng  
nhưng dải đồng ven biển phía Đông này lại hết sức hẹp ngang, không liên tục mà  
bị chia cắt thành một chuỗi các đồng bằng nhỏ do các dãy núi đâm ngang ra  
biển. Các dãy núi đâm ngang ra biển này không chỉ tạo nên sự phân cách các  
đồng bằng mà còn có vai trò như một bức chắn địa hình tạo nên sự khác biệt về  
khí hậu. Nhiều nơi địa hình núi cao bao bọc đã khiến cho nền khí hậu nhiệt đới  
gió mùa ẩm bị biến thành kiểu khí hậu nhiệt đới khô - đây một trong các  
nguyên nhân gây hiện tượng hoang mạc hóa. Mặt khác do dãy Trường Sơn chắn  
sát biển, lại cấu tạo bất đối xứng ở hai sườn: dốc đứng ở phía đông, mở rộng  
về phía Tây, bởi vậy mà sông ngòi khu vực này cũng ngắn, dốc và ít có vai trò  
trong việc thành tạo nên các đồng bằng. Mặt khác ngay bản thân trong các đồng  
bằng cũng cấu tạo không đồng nhất bị phân chia thành từng vệt, đi từ  
Đông sang Tây ta sẽ lần lượt gặp các đơn vị địa hình:  
+ Các dải cồn cát ven biển, các dải cồn cát này thường cao hơn hẳn vùng đồng  
bằng phía trong.  
+ Vùng trũng thấp ở giữa.  
10  
+ Trong cùng là dải đất hẹp được bồi tụ thành đồng bằng, chuyển tiếp sang  
vùng đồi núi phía Tây.  
Sự sắp xếp địa hình như vậy cũng tạo điều kiện cho quá trình xâm thực do gió  
và sóng biển diễn ra thuận tiện hơn. vậy địa hình được coi là một trong  
các nhân tố quan trọng gây ra hiện tượng hoang mạc hóa khu vực này.  
c. Khí hậu  
Khí hậu Duyên hải miền Trung tuy mang đặc điểm chung của khí hậu Việt  
Nam, song do ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân hóa phức tạp, nhiều nơi  
hình thành nên những kiểu khí hậu độc đáo nhất so với các khu vực trong cả  
nước. Nếu đi từ Bắc vào Nam khí hậu nước ta trải qua ba bước nhảy vọt ở 180B,  
16oB và 14oB, thì cả bà khu vực này đều nằm trong vùng do vậy mà khí hậu của  
vùng càng trở nên phức tạp hơn. Sự khác biệt của khí hậu được thể hiện cả trong  
chế độ nhiệt, chế độ ẩm khả năng bốc hơi…  
* Về chế độ nhiệt: Nhìn chung trong toàn miền chế độ nhiệt tương đối điều  
hòa, nền nhiệt độ tương đối lớn tăng dần từ Bắc đến Nam  
- Nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 20oC, ở Bắc Trung Bộ (Huế)  
25,1oC, Nam Trung Bộ (Phan Thiết) 26,6oC.  
- Tổng nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 8000oC, từ 16oB trở vào đạt  
trên 9000oC, khu vực này không còn mùa đông lạnh.  
- Lượng bức xạ mặt trời nhận được trong năm rất lớn, trung bình đạt trên 100  
kcal/cm2/năm, khu vực cực Nam Trung Bộ đạt 140-160 kcal/cm2/năm.  
- Cân bằng bức xquanh năm cao đạt trung bình khoảng trên 90 kcal/cm2/năm,  
riêng Phan Thiết đạt trên 100 kcal/cm2/năm.( Nguồn: Địa tự nhiên Việt Nam-  
Vũ Tự Lập).  
Nền nhiệt cao tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật  
nhiệt đới, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phong hóa đá mẹ hình thành thổ  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 37 trang minhvan 19/09/2024 550
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_moi_quan_he_giua_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_va.doc