SKKN Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường, nơi đây đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân sống rất chất phác thật thà.Tại đây, người dân luôn quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ không cần thiết, vì vậy người dân không quan tâm, chú trọng. Còn đối với các em học sinh sự hứng thú đối với môn học gần như không có, các kỉ năng sống còn rất nhiều hạn chế.
MỤC LỤC  
TT  
NỘI DUNG  
TRANG  
Phần I - Đặt vấn đề  
1
2
3
4
5
Lí do chọn đề tài  
3
5
5
6
6
Mục đích nghiên cứu  
Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
Phương pháp nghiên cứu  
Tính mới của đề tài  
Phần II - Nội dung  
I
Cơ sở luận của đtài  
7
7
1
2
Cơ sở luận về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  
Cơ sở luận về dạy học tích hợp liên môn  
2.1 Khái niệm dạy học tích hợp liên môn  
2.2 Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn  
8
8
II  
1
Cơ sở thực tiễn của đề tài  
Thực trạng của vấn đề  
Thực trạng của học sinh  
8
2
9
III Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy  
học phần Lich sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954  
10  
1
2
3
Xác định bài giảng thể tích hợp lựa chọn nội dung tích  
hợp phù hợp với bài giảng khả năng nhận thức của học sinh.  
10  
13  
Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng Hồ Chí Minh vào  
giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954  
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng lịch sử.  
23  
32  
IV Thực nghiệm  
1
1
2
3
4
Mục đích nhiệm vụ thực nghiệm  
Tiến hành thực nghiệm.  
32  
32  
33  
34  
Đánh giá kết quả thực nghiệm  
Những kết quả đạt được sau khi tích hợp kiến thức liên môn và  
tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy.  
Phần III - Kết luận  
1
Ý nghĩa thực tiễn của việc tích hợp kiến thức liên môn và tư  
tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dạy học phần lịch sử  
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954.  
37  
2
3
Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức giờ dạy.  
Những kiến nghị đề xuất.  
38  
38  
Phụ lục minh chứng các hoạt động dạy học  
1
2
Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức liên môn và tư  
tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy  
39  
54  
Một số hình ảnh về các hoạt động dạy học:  
Tài liệu tham khảo  
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc và  
tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày nay và mãi mãi  
sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã đang soi sáng cho nhân  
dân ta giành thắng lợi, trthành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và  
lan tỏa ra thế giới”. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của  
một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản, nhưng đồng  
thời cũng tấm gương đạo đức của một con người rất đỗi bình dị mà trong mỗi  
chúng ta ai cũng thể học tập để trở thành một người công dân tốt. Cố Thủ  
tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không  
lạ, chói mà không rợp, mới gặp lần đầu đã thấy thân quen. Người ra đi, nhưng  
Người đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho cả dân tộc Việt Nam, muôn vàn  
bài học về đạo đức cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài học  
đạo đức cách mạng của Người đều được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của  
dân tộc Việt Nam, được kế thừa từ những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê Nin -  
đạo đức của người cộng sản chân chính. Vì vậy, đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh  
một phần giá trị rất quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là trong  
giai đoạn hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn trong việc thực hiện chiến  
lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc bóp  
méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, về Đảng cộng sản Việt Nam, phá hoại chủ  
trương, đương lối chính sách pháp luật của nhà nước.  
Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông,  
các thầy cô giáo đã sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố Lịch sử gắn  
liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu hơn thì giờ đây  
trên cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc họa sâu hơn cho học sinh. Nhận thức  
được ý nghĩa tầm quan trọng ấy, Bộ chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị số  
06-CT/TƯ, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo  
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ra đời chỉ thị số 03-CT/TW ngày  
14/05/2011 của Bộ chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm  
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã dấy lên một phong trào sâu rộng, lan  
tỏa đến mọi nơi, mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Đặc biệt, khi chỉ thị số 05-  
CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị được tuyên truyền rộng rãi thì phong  
trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng trở  
nên mạnh mẽ và có kết quả sâu rộng.  
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  
Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự  
hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhưng nay Đảng xác định cần  
đưa tư tưởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. vậy,  
nhiệm vụ này được đặt lên vai nghành giáo dục, đặc biệt là môn Lịch sử. Bên  
cạnh đó, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở  
thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục . Đây một vấn đề  
3
lớn, thu hút sự quan tâm của người giáo viên nói riêng và của toàn xã hội nói  
chung.Vì vậy,việc tích hợp liên môn trong giảng dạy một trong những phương  
pháp dạy học mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.  
Bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông không chỉ trang bị cho các em học sinh  
vốn kiến thức lịch sử của dân tộc và tìm hiểu lịch sử thế giới mà còn góp phần to  
lớn trong xây dựng niềm tin, lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống, chủ  
nghĩa yêu nước, hình thành nhân cách bản lĩnh con người Việt. vậy, muốn  
làm sống dậy quá khứ một cách sinh động đòi hỏi giáo viên cần phải đổi mới  
phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực người học.  
Đối với môn Lịch sử, một thực trạng đang được đặt ra là nội dung các bài  
giảng trong sách giáo khoa rất dài, nội dung bài khô khan, nhiều sự kiện nên  
trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Học  
sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối  
liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống hội,về kiến thức liên  
môn… Dạy học liên môn trong lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức  
giao thoa môn Lịch Sử với môn Ngữ văn, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công  
dân..Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử đạt kết  
quả cao đó vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy.Việc vận  
dụng này bước đầu đã mang kết quả tốt hơn, các giờ học môn Lịch sử trở nên  
sinh động hơn với những ca khúc âm nhạc, những câu ca dao tục ngữ, những  
câu chuyện văn học, những bài thơ, cả những bài học về đạo đức, về giá trị  
của cuộc sống…thông qua đó nhằm giúp các em cảm thụ bài học một cách nhẹ  
nhàng hơn. Các vấn đề thuyết trong bài học môn Lịch sử được cụ thể hóa sinh  
động, trực quan với những bản đồ, biểu đồ, với những bức tranh sinh động hoặc  
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh…Qua đó, học sinh đã tiếp  
cận các kiến thức lịch sử ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan và các lĩnh vực  
khác nhau. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, nhận thức rõ  
ràng để từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp với cuộc sống hàng ngày.  
một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường, nơi đây  
đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân sống rất chất phác thật  
thà.Tại đây, người dân luôn quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ không cần  
thiết, vậy người dân không quan tâm, chú trọng. Còn đối với các em học sinh  
sự hứng thú đối với môn học gần như không có, các kỉ năng sống còn rất nhiều  
hạn chế. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học đối với môn Lịch sử bậc  
Trung học phổ thông, trong suốt quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi và đổi mới  
phương pháp nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn và qua một số bài học  
nhằm lồng ghép đạo đức tư tưởng đạo đức tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh  
để nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, đồng thời phát động được phong trào  
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong học tập cũng như trong  
cuộc sống hàng ngày.  
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên  
môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt  
4
Nam giai đoạn 1945 - 1954để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2019-  
2020 của mình.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi hướng đến  
những mục đích, nhiệm vụ sau:  
- Tìm hiểu việc vận dụng kiến thức các môn học như Địa lý, Văn học, Âm nhạc,  
Giáo dục quốc phòng, công dân, Tin học..vào giảng dạy một bài học cụ thể  
trong chương trình môn Lịch sử. Để từ đó biết được ý thức, thái độ sự hiểu  
biết của học sinh đối với những sự kiện lịch sử của dân tộc, từ đó giúp các em có  
cách nhìn nhận đánh giá chân thực khách quan với lịch sử dân tộc. Đồng thời  
hình thành nhân cách cho học sinh biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy những  
trang sử hào hùng của dân tộc.  
- Từ đó giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị  
lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã luôn  
đặt lợi ích của dân tộc của nhân dân lên trên hết, đưa cách mạng Việt Nam đi từ  
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt trong con người Bác luôn đầy ắp tình  
yêu thương đối với dân tộc ta, từ cụ già cho đến em nhỏ, từ người lính, anh chị  
em dân công và kể cả tù binh của Pháp với một tình cảm rất đỗi yêu thương,  
bình dị, ngọt ngào.  
- Thông qua bài học, ngoài việc giúp học sinh nắm được nội dung chính của  
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, tôi còn muốn hướng học sinh tới việc  
vận dụng những phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình  
ảnh chân thực, bình dị đó đi vào cuộc sống, biết cách sống giản dị, tiết kiệm, biết  
yêu thương bạn bè và những người xung quanh, biết sống vị tha bao dung nhằm  
xây dựng nhân cách của người học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội.  
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là học sinh lớp 12 Trường  
THPT nơi tôi dạy, ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số học sinh ở một số trường  
trên địa bàn phụ cận Huyện.  
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả thiết thực từ việc tích hợp  
kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một 1 số  
bài cụ thể (Bài 17: Nước Việt Nam dâ chủ cọng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến  
trước ngày 19/12/1946 ( Tiết 1) và Bài 18: Bước phát triển mới của cuộc kháng  
chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1950 ( Tiết 3): Chiến dịch biên giới  
thu đông 1950, lịch sử lớp 12, mỗi tiết học thực hiện trong vòng 45 phút tại lớp  
học) tại trường tôi.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở thuyết cho đề tài: Lý luận dạy  
học lịch sử, các tài liệu dạy học chủ đề, các tài liệu dạy học liên môn, tăng  
cường các hoạt động trải nghiệm.  
5
- Nghiên cứu chương trình SGK lớp 12, các tư liệu lịch sử Việt Nam liên quan ,  
các môn học như Văn học, Địa lý, Âm nhạc, Quốc phòng.., các tài liệu khoa học  
như báo chí, tranh ảnh, Intemet..có liên quan đến đề tài..  
- Phương pháp so sánh, đối chứng, liên hệ thực tế: nhằm khảo sát tình hình, kết  
quả sau khi tổ chức dạy học qua phiếu câu hỏi giành cho học sinh khối 12.  
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu  
5. Tính mới của đtài  
Tổ chức được tiết học tích hợp các môn Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo  
dục công dân giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh  
vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập đời sống,  
qua đó giúp học sinh phát triển được những phẩm chất năng lực chương  
trình giáo dục THPT đang hướng tới. Việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn  
còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó  
phù hợp với thời gian học của học sinh trong trường THPT, góp phần giảm tải  
so với chương trình hiện hành.  
Về việc lồng ghép tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mặc đã  
được thực hiện ở nhiều bài trong chương trình, nhưng ở bài giai đoạn 1945-1954  
lại rất đặc biệt. Ở giai đoạn này đã tổng hòa được hầu hết các cốt cách của con  
người Bác thông qua những hình ảnh chân thực trong cuộc sống hàng ngày,  
đồng thời đã toát lên được cốt cách của một vị lãnh tụ thiên tài trong việc dùng  
người, trong đối sách đối với kẻ thù và đưa ra được những quyết định vô cùng  
sáng suốt. Từ đó, giúp học sinh có cách nhìn nhận con Người Bác một cách toàn  
diện, biết học tập vận dụng nó vào cuộc sống.  
Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học, nó có tính khả thi không  
chỉ đối với bản thân tôi và nhóm giáo viên môn Lịch sử của trường nhằm nâng  
cao chất lượng dạy học bộ môn mà trên thực tế còn được nhân rộng ra các  
trường trên địa bàn của Huyện.  
6
PHẦN II: NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận  
1. Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh  
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước giữ nước của dân tộc ta cũng như  
trong sinh hoạt đời thường đã hình thành nên những nét văn hóa truyền thống tốt  
đẹp. Trong hàng loạt các nét văn hóa truyền thống ấy cha ông ta luôn coi trọng  
việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp một trong  
những yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi đó những nét đẹp của con người Việt  
Nam ta về tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết thủy chung, hiếu  
học, sự cần cù..  
Không chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc thì  
dân tộc ta mới quan tâm và phát huy những truyền thống cao đẹp ấy, mà hôm  
nay trong công cuộc xây dựng hội mới, Đảng ta vẫn luôn chăm lo và phát huy  
truyền thống ấy. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa  
đất nước tiến mạnh trên con đường XHCN, hội nhập quốc tế thì nghành giáo  
dục phải đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển  
toàn diện, năng lực, có trí thức, được giáo dục theo quan điểm CN Mác- Lê  
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức là khâu quan trọng nhất.  
Nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 có nhiều sự kiện về Chủ tịch  
Hồ Chí Minh, về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tuy nhiên, qua nội  
dung bài học, phần lớn các em tiếp thu kiến thức nặng về cảm tính, thậm chí một  
bộ phận học sinh không chịu tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí  
Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư  
tương HChí Minh đến suy nghĩ và hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa  
hiệu quả cao.  
Là giáo viên Lịch sử qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc  
lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô  
cùng cần thiết nằm nâng cao tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Tuy  
nhiên, việc lồng ghép đòi hỏi giáo viên cần sự uyển chuyển, linh động trong  
cách tích hợp theo từng đối tượng học sinh, biến cái “ cao siêu” trong suy nghĩ  
của các em thành những cái “ thật gần”, để các em dễ dàng tiếp nhận. Từ đó,  
việc tích hợp đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài dạy thật scó giá trị, góp  
phần hình thành nhân cách, lối sống, lối sinh hoạt theo đúng pháp luật, nội quy  
của nhà trường nhằm hạn chế vấn đề học sinh vi phạm trong trường học cũng  
như ngoài xã hội.  
2. Dạy học tích hợp liên môn  
- Khái niệm dạy học tích hợp liên môn  
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan  
đến hai hay nhiều môn học. “ Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của  
hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “  
7
tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức ngược lại, để đảm bảo hiệu quả  
của dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.  
Ở mức độ thấp thì dạy học mới chỉ lồng ghép những nội dung giáo dục  
có liên quan đến quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo  
đức, lối sống; giáo dục lối sống; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển  
đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường an  
toàn giao thông; mức độ tích hợp cao hơn xử lí các nội dung kiến thức trong  
mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh tổng hợp được các kiến thức đó  
một cách hợp để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng  
thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức các  
môn học khác nhau.  
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề nội dung kiến thức liên quan  
đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một  
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. dụ, kiến thức Sinh học, Hóa  
học trong chế tạo thuốc; kiến thức Lịch sử, Địa lý trong chủ quyền biển đảo;  
kiến thức Ngữ văn, Giáo dục công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống..  
- Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn  
Đối với học sinh, học tích hợp liên môn có tính thực tiễn, nên sinh động,  
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập  
cho học sinh. Học chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng  
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến  
thức một cách máy móc; Đối với giáo viên, sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu  
một lúc phải tìm hiểu rất nhiều môn học ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy  
nhiên, tình trạng đó sẽ dần được khắc phục bởi trong các giờ lên lớp, với mỗi  
tiết học giáo viên cũng thường xuyên phải lồng ghép những kiến thức của các  
môn học học vào bài dạy của minh nên việc tiếp cận những kiến thức liên môn  
đó không quá khó khăn. Bên cạnh đó, với việc đổi mới giáo dục như hiện nay  
học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức, giáo viên chỉ người định hướng ,  
tổ chức, đánh giá về những hoạt động của học sinh trong các giờ lên lớp cũng  
như các hoạt động trải nghiệm.  
Như vậy, dạy học liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc  
dạy học các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi  
dưỡng nâng cao kiến thức kỉ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển  
đội ngũ giáo viên hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến  
thức liên môn, tích hợp.  
II. Cơ sở thực tiễn  
1. Thực trạng của vấn đề  
Môn Lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng to lớn đối với thế hệ trẻ về  
lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa  
học..Song do đặc thù của bộ môn Lịch sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự  
hiểu sâu về phương pháp dạy học kiến thức còn phụ thuộc vào sách giáo  
khoa, tức chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán  
8
nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn học. Hơn nữa, tư  
tưởng coi môn Lịch sử là “môn không quan trọng”, học sinh “học gì thi đấy”  
nên nhiều học sinh quay lưng với môn Lịch sử.  
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong  
độc lập nhận thức của học sinh hiện nay đang vấn đề được quan tâm hàng  
đầu. Lịch sử một môn học chứa đựng một lường kiến thức lớn, bao gồm lịch  
sử thế giới, lịch sử dân tộc từ thời tiền sử cho đến ngày hôm nay. Nó gắn liền  
với các sự kiện, các nhân vật lịch sử, các địa danh nên học sinh rất khó ghi nhớ  
trong quá trình học. Việc nắm bắt các kiến thức lịch sử một cách có hệ thống là  
một vấn đề hết sức khó khăn. vậy, chất lượng môn học còn rất thấp, đặc biệt  
là qua các kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử luôn xếp ở vị trí sau  
cùng. Nguyên nhân của thực trạng đó đang mối trăn trở của nhiều giáo viên  
môn Lịch sử đang trực tiếp giảng dạy. vậy, phương pháp dạy học đnâng cao  
hiệu quả bài học, tăng thêm tính hấp dẫn đối với học sinh được nhiều giáo viên  
đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học đổi mới đã được thử nghiệm và  
góp phần mang lại hiệu quả trong bài học như phương pháp nêu và giải quyết  
tình huống, đàm thoại, sử dụng các đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại  
khóa…Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận dụng kiến thức  
tích hợp liên môn trong môn lịch sử thì đang còn là phương pháp còn nhiều mới  
mẻ, chưa thực sự phổ biến. Đặc biệt từ việc tích lũy kiến thức liên môn đó để  
lồng ghép nói về tấm gương đạo đức hồ Chí Minh trong một bài học thì thực sự  
đang phương pháp mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh. Sở dĩ như vậy là  
do đây phương pháp dạy học đạt hiệu quả kiến thức môn lịch sử cao nhưng  
khó thực hiện đối với giáo viên, nhất là giáo viên công tác ở những vùng xa xôi,  
điều kiện kinh tế hội còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu của nguyên  
tắc vận dụng kiến thức liên môn là khá cao: người giáo viên vừa phải vững vàng  
kiến thức chuyên môn, vừa phải kiến thức uyên thâm, vững chắc cùng với kỹ  
năng dạy học các môn học có liên quan đến môn Lịch sử như Địa lý, Ngữ văn,  
Âm nhạc, Giáo dục công dân…Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử  
phải đạt đến sự nhuần nhuyễn kiến thức các môn học liên quan khác.  
Nếu chỉ nhận thức dạy môn Lịch sử chỉ đơn thuần là cung cấp những số  
liệu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả,ý nghĩa các trận đánh hay các địa danh,  
các nhân vật lịch sử thì bài dạy sẽ rất khô khan, nhàm chán và vô hình chung bài  
giảng sẽ trthành liệt kiến thức đã sẵn trong sách giáo khoa và người giáo  
viên sẽ khó chuyển thành những bài giảng sinh động, lôi cuốn học sinh và liên  
kết nhiều kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học hội khác. Việc vận dụng  
kiến thức tcác môn học khác vào giảng dạy môn Lịch sử sgóp phần nâng cao  
hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh.  
2. Thực trạng học sinh  
Tại trường THPT nơi tôi dạy, trước năm 2019- khi chưa vận dụng kiến  
thức liên môn vào giảng dạy một số bài cụ thể, sự tiếp thu bài học của học sinh  
rất khô khan, học sinh thiếu chủ động trong giờ học, chưa phát huy được sự  
hứng thú, tích cực chủ động trong học sinh, vì vậy hiệu quả giờ học không cao.  
9
Riêng bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến  
trước ngày 19/12/1946” (Tiết 1) và Bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng  
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950” (Tiết 3) (Lịch sử 12) trong  
năm học 2017-2018 và 2018 - 2019 khi giáo viên chưa sử dụng phương pháp  
vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy, thế sau khi HS học xong chương  
trình ôn Lịch sử lớp 12, tôi đã yêu cầu HS trả lời một số nội dung đã học để  
nhằm củng cố kiến thức, kết quả tổng hợp như sau:  
Kết quả kiểm tra học sinh  
Hiểu bài, nắm  
Hiểu sơ sài,  
Năm học Lớp Sĩ số  
vững kiến thức kiến thức chưa  
đầy đủ  
Chưa hiểu bài  
Số  
lượng  
hs  
Số  
lượng  
hs  
Số  
lượng  
Tỉ lệ  
Tỉ lệ  
Tỉ lệ  
hs  
%
%
%
12A1  
12A3  
12C6  
40  
39  
40  
13  
11  
12  
32,5%  
28,2%  
30%  
20  
22  
20  
50%  
56,4%  
50%  
7
6
8
17,5%  
15,4%  
20%  
2017  
2018  
12C3  
12C5  
12C6  
39  
41  
40  
9
23%  
26,8%  
30%  
26  
26  
25  
66,7%  
63,4%  
62,5%  
4
4
3
10,3%  
9,8%  
7,5%  
2018  
2019  
11  
12  
239  
68  
28,4  
139  
23,2  
32  
5,3  
Tổng  
Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh hiểu bài, nắm vững kiến  
thức bài học còn hạn chế (28,4%), phần lớn mới chỉ nhận thức sơ sài, thậm chí  
số học sinh chưa hiểu bài, thái độ học tập thụ động cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ.  
Xuất phát từ những lí do và thực trạng trên, trong thời gian qua tôi đã tìm  
tòi, nghiên cứu thử áp dụng phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên  
môn và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong một số bài học đã thu được  
một số kết quả khả quan. Đối với bài 17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ  
sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”, trong tiết 1. Với mục tiêu là  
nhằm giúp học sinh hiểu được những khó khăn mà nhân dân ta phải đương đầu  
sau ngày cách mạng tháng Tám thành công. Qua bài học, giúp các em thấy được  
khả năng lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng đứng đầu chủ tịch Hồ Chí  
Minh để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách. Từ đó hình thành cho các  
em tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập  
cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đối với bài 18 “ Những năm đầu của cuộc  
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1950, mục III- Chiến dịch  
Việt Bắc thu đông năm 1950”. Với mục tiêu là giúp HS nắm được bước phát  
10  
triển mới của cuộc kháng chiến, từ chỗ đánh bại hoàn toàn kế hoạch đánh  
nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947,  
quân dân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Điều  
đặc biệt là trong chiến dịch này có sự tham gia chỉ huy chiến dịch của chủ tịch  
Hồ Chí Minh- đây cũng chiến dịch duy nhất Bác trực tiếp ra trận.Trong chiến  
dịch này, ngoài sự chỉ huy sáng tạo đầy mưu lược của Đảng đứng đầu chủ  
tịch Hồ Chí Minh, sự quyết tâm chiến đấu của toàn dân tộc, HS còn cảm nhận  
được một vlãnh tụ kính yêu với những hình ảnh rất chân thực, bình dị, một tấm  
lòng nhân ái bao dung, tình thương yêu chiến sĩ đồng bào vô bờ bến..Từ đó, giáo  
dục các em kĩ năng biết xử lí tình huống, biết yêu thương chia sẻ, sống nhân ái  
nhường nhịn mọi người, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ  
tịch Hồ Chí Minh. Trong xu thế hiện nay, việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS  
thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng  
linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các  
bộ môn và liên hệ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng nhằm  
làm rõ các nội dung mà bài học đề cập đến.  
III. Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy  
học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954  
1. Xác định bài giảng thể tích hợp lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp  
với bài giảng khả năng nhận thức của học sinh  
Để xác định đúng các bài giảng thể tích hợp kiến thức liên môn và tích  
hợp tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với bài giảng, phù hợp với nhận thức của  
học sinh, yêu cầu GV phải căn cứ vào Chương trình giáo dục môn học của Bộ  
GD-ĐT, phân phối chương trình của Sở GD- ĐT, nội dung Sách giáo khoa, yêu  
cầu về chuẩn kiến thức kỉ năng của từng bài học. Nắm vững hiểu biết sâu sắc  
các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh đã được học tập bồi dưỡng. Hiểu  
biết về kiến thức các môn học thể vận dụng vào bài học cho phù hợp.  
Để tiến hành tích hợp kiến thức liên môn và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ  
Chí Minh GV thực hiện các bước sau:  
- Bước 1: Xác định kiến thức liên môn cần đưa vào bài học những môn học  
nào, cần đưa vào những nội dung gì, tích hợp ở phần nào của bài. Riêng tư  
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong những hoạt động nào của  
Người. Từ đó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các bài hát, các tác phẩm văn học, bản  
đồ, các bài viết, hình ảnh về Người, các bộ phim tư liệu.. viết về Người liên  
quan đến nội dung tích hợp.  
- Tiến hành soạn bài, chú ý xác định rõ các chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu  
của bài dạy. Xác định nội dung tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể. Xác  
định phương pháp tích hợp và các tư liệu liên quan phục vụ cho bài dạy. Cần  
chú ý phần chuẩn bị tư liệu cả của học sinh và giáo viên.  
Nội dung và các phương pháp tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể  
trong chương III (SGK Lịch sử 12 – Ban cơ bản) như sau:  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 69 trang minhvan 21/03/2024 1550
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_va_tu_tuong_dao_duc_chu_tic.docx