SKKN Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, ngoài việc có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho người học các năng lực chung thì bản thân môn Hóa học còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên biệt như năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống...
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hóa học là một môn khoa học tự
nhiên, ngoài việc có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho người học các
năng lực chung thì bản thân môn Hóa học còn có vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên biệt như năng lực nghiên cứu
khoa học, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn
cuộc sống...
Trong kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ của của cuộc cách mạng công nghiệp
mới 4.0, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành
mà đòi hỏi có sự hiểu biết của đa ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng kiến thức
để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề
cao. Trong khi đó, ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt công nghệ thông
tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt của đời sống. Từ những việc đơn giản trong gia
đình, đến những công việc trong các nhà máy, hãng, xưởng đều ít nhiều liên quan
và ứng dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số và đòi hỏi sự vận dụng kiến thức
tổng hợp của của khoa học và công nghệ. Trong kỉ nguyên mới này, con người nếu
không muốn bị tụt hậu và đào thải thì cần phải trang bị những kĩ năng mới. Do
vậy, cách giáo dục và tiếp cận vấn đề thực tế cuộc sống trong tương lai sắp tới cần
được thay đổi phù hợp theo tư duy mới.
Giáo dục STEM được xem là một bước đi quyết liệt của đổi mới giáo dục
phổ thông hiện nay. Tích hợp các môn học là điều thiết yếu trong giáo dục STEM
để chuẩn bị cho học sinh có kiến thức và kĩ năng liên ngành để có thể sống và đối
mặt với những vấn đề phức tạp của thế giới ngày này cũng như đủ điều kiện, năng
lực để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu.
Tuy nhiên, giáo dục STEM mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục đề xuất rằng để cho ra một sản phẩm
công nghệ có thể thương mại được, chúng ta không chỉ có tích hợp các kiến thức
STEM mà phải cần có tư duy thiết kế, yếu tố nghệ thuật hay thẩm mỹ cần được
tính đến trong quá trình sáng tạo sản phẩm và giải quyết vấn đề, nghĩa là STEM sẽ
trở thành STEM + Art = STEAM. Khái niệm STEAM được chào đón và ngày càng
nhiều chương trình STEM được thiết kế với Arts để học sinh không chỉ hợp tác
sáng tạo khoa học, mà cả sáng tạo khai phóng, sáng tạo nhân văn.
Từ những lý do trên, là một giáo viên bộ môn hóa học, tôi chọn đề tài “Thiết
kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB”
với mong muốn nghiên cứu khả năng vận dụng giáo dục STEAM góp phần nâng
cao chất lượng dạy học trong thời đại công nghệ 4.0.
1
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục STEAM quan trọng vì những lý do sau đây:
- Thực lực kinh tế là nhân tố đảm bảo vị trí của một quốc gia trên trường
quốc tế. Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực
và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo
dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển
kinh tế, phát triển xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra thông
qua hàng loạt các phát minh và sự phát triển nhảy vọt đã tác động mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia. Trong tương lai có nhiều việc làm chân tay sẽ
không còn nữa, được thay thế bằng robot, nhưng cũng sẽ có những ngành nghề
mới ra đời với ứng dụng mới mẻ của kỹ thuật số mà chúng ta vẫn chưa hình dung
hết được, chẳng hạn như nghề bác sĩ cho robot. Trong đó, ngành công nghiệp chế
tạo vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế của toàn cầu. Dự
kiến trong 15 năm tới, mức tiêu thụ hàng hoá toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, đạt 64
nghìn tỉ USD, dẫn đến nhu cầu về các hàng hoá và dịch vụ ngày càng cao. Xuất
phát từ những thay đổi trong nền kinh tế, các kỹ năng của người lao động cũng đòi
hỏi phải thay đổi để đáp ứng cho phù hợp.Trong xu hướng của cách mạng công
nghiệp 4.0, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần có kiến thức chuyên
ngành mà đòi hỏi có sự hiểu biết của liên ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng
được đề cao. Trong khi đó, ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt công
nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt của đời sống. Quá trình dạy và học
liên ngành sẽ trở thành đặc trưng cúa xu hướng giáo dục tương lai, trong đó sẽ có
những ngành nghề cũ mất đi, và sẽ có những ngành nghề mới ra đời. Giáo dục
STEM là một hướng tiếp cận nổi bật giúp trang bị cho học sinh những kiến thức
cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực quan trọng là: khoa học (Science), công nghệ
(Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán (Mathematics). Điểm nổi bật của
STEM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế cuộc
sống.Trong các diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hàng năm, các nhà chính trị, lãnh
đạo doanh nghiệp lại bàn với nhau về xu hướng của những ngành nghề và các kỹ
năng cần thiết trong tương lại. Theo đó, trong thế kỷ 21 này, các nhóm ngành liên
quan đến khoa học và công nghệ đóng góp một giá trị kinh tế lớn hơn so với bất kỳ
ngành nghề nào, nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực STEM ngày một tăng. Bên
cạnh đó, thu nhập của người lao động trong khối ngành này cũng cao hơn khối
ngành không liên quan đến STEM.
2
Hình 1. Sự chênh lệch về tăng trưởng việc làm giữa nhóm ngành STEM và không STEM tại Mỹ
Do đó, muốn phát triển kinh tế, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế,
dạy học STEM đang là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay.
- Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với đời sống của
con người nói chung cũng trở thành một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược
được. Ngay từ khi một đứa bé mới sinh ra, cho đến khi đi học và trưởng thành, tìm
kiếm việc làm, từ nhà văn, nhân viên bán hàng cho đến các nhà ngoại giao, chính
trị, tất cả đều phải sử dụng các tiện ích từ sự phát triển của khoa học – công nghệ,
và chúng ta đều có ít nhiều tham gia vào những quyết định liên quan đến các vấn
đề mà khoa học và công nghệ có ảnh hưởng. Chẳng hạn như: chúng ta phản ứng
như thế nào đối với ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, có nên ủng hộ cây trồng
biến đổi gene, có sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hay phòng
chống các bệnh lây nhiễm như SARS, virus Zika, virus Corona (Covid – 19)... Đó
là những vấn đề của xã hội nhưng liên quan chặt chẽ và mật thiết đến sự phát triển
bùng nổ của các thành tựu khoa học – công nghệ. Do vậy, ngoài những kiến thức
và kỹ năng cơ bản trong đời sống xã hội, chúng ta còn phải giúp cho học sinh có
được những năng lực mang tính chất nền tảng liên ngành về STEM để có thể trở
thành những công dân toàn cầu thích ứng trong thế giới tương lai.
3
- Một xã hội cần những người công dân phải có kiến thức và tư duy khoa
học – logic, nhưng cái xã hội ấy đâu chỉ khô khan với những sản phẩm công nghệ và
những con robot lặng lẽ, vô hồn. Vẫn là xã hội của loài người với những mối quan hệ
người với người sâu đậm, với những nhu cầu về tinh thần, văn hóa. Thậm chí lúc đó
thì các nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật lại càng cao hơn, từ đó thì giáo dục STEM đã
phải phát triển đến việc giảng giải cả nghệ thuật cho học sinh. Và ta có thể nghĩ đến
chương trình giáo dục STEAM, với A là nghệ thuật (Arts). Với giáo dục STEAM, mở
ra cho chúng ta những yêu cầu tuyệt vời của việc chuẩn bị cho một thế hệ công dân
mới, khoa học, kỹ thuật – công nghệ, logic, nghệ thuật và giao tiếp lẫn nhau, một xã
hội loài người với giá trị của thời đại, như triết gia Aristote đã từng nói: “ Giáo dục trí
tuệ mà không giáo dục con tim thì không phải là giáo dục”.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Áp dụng giáo dục STEAM thiết kế một số chủ đề dạy học trong chương Sự
điện li (Hóa học 11- CB) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học, phát
triển năng lực của học sinh để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng
trong thế giới tương lai.
IV. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
- Với những tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ được hiểu và triển khai
theo những cách khác nhau. Ở Việt Nam, từ năm học 2017-2018 giáo dục STEM đã
được tổ chức thí điểm ở một số trường học và từ đó đến nay, các hình thức triển khai
rất đa dạng; tôi chưa bao giờ bắt gặp bài soạn STEM nào giống nhau, mỗi giáo viên
đều có một cách tiếp cận trình bày bài giảng rất riêng. Bản thân tôi, sau một quá trình
nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu và may mắn tham gia các khóa học của các nhà giáo
dục trong và ngoài nước về giáo dục STEM, tôi đã áp dụng thử nghiệm vào công tác
giảng dạy, đề tài của tôi hi vọng đóng góp một hình thức tổ chức giáo dục STEM đem
lại hiệu quả trong nhà trường.
- Đề tài của tôi có sự mở rộng STEM lồng ghép thêm yếu tố Arts (STEAM): để
học sinh không chỉ hợp tác sáng tạo khoa học, mà cả sáng tạo khai phóng, sáng tạo nhân
văn; học sinh được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo về các môn nghệ thuật, các kiến
thức xã hội và nhân văn để tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị và ý nghĩa hơn.
4
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Khái niệm giáo dục STEM
I.1.1. Thuật ngữ STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng
khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán
học của mỗi quốc gia.
(Khoa học (Science) trong giáo dục ở Mỹ được hiểu là các môn khoa học tự nhiên)
Hiện nay, thuật ngữ STEM được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, ví dụ như:
giáo dục STEM, nguồn nhân lực trong lĩnh vực STEM, học trong lĩnh vực STEM,
các ngành nghề trong lĩnh vực STEM, khung chương trình dạy học STEM, nhận
thức về các ngành nghề STEM, STEM tích hợp… Các thuật ngữ đi kèm với STEM
giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của từ STEM hơn. Như vậy, khi đề cập đến STEM, chúng
ta cần lựa chọn các từ đi kèm với nó để diễn đạt cho chuẩn xác vấn đề liên quan
đến STEM.
I.1.2. Khái niệm giáo dục STEM
Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục khoa
học trên thế giới là Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National
Science Teachers Association – NSTA) được thành lập năm 1944, đã đề xuất ra
khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa như sau: “Giáo
dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái
niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế
giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong KHOA HỌC, CÔNG
NGHỆ, KỸ THUẬT và TOÁN vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa
trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển
các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền
kinh tế mới” (Tsupros, Kohler, & Hallinen, 2009).
5
Các lĩnh vực trong giáo dục STEM
STEM được hiểu trong giáo dục như sau:
Science (Khoa học): Gồm các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Sinh học và
Khoa học trái đất nhằm giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức đó
để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.
Technology (Công nghệ): Phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và đánh
giá công nghệ của HS, tạo cơ hội để HS hiểu về công nghệ được phát triển như thế
nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống.
Engineering (Kỹ thuật): Phát triển sự hiểu biết ở HS và cách công nghệ đang phát
triển thông qua qúa trình thiết kế kỹ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn
học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kỹ thuật cũng cung cấp cho HS
những kỹ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế
các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất.
Maths (Toán): Phát triển ở HS khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý
tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải
quyết các vấn đề về toán học trong các tình huống đặt ra.
Từ cách định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM:
- CÁCH TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH
6
- LỒNG GHÉP VỚI CÁC BÀI HỌC TRONG THẾ GIỚI THỰC
- KẾT NỐI VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ TOÀN CẦU
Ở Việt Nam, giáo dục STEM được sử dụng theo mô tả trong Chương trình giáo
dục phổ thông năm 2018 như sau: Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách
tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và
toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Khi nói về yêu cầu đưa ý thức khoa học đến với học sinh một cách tự nhiên,
Jean Jacques Rousseau đã phát biểu : “Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học, mà hãy
để trẻ nếm trải nó ”. Câu nói đơn giản mà bộc lộ cả triết lý và phương pháp giảng
dạy của STEM.
I.2. Từ giáo dục STEM đến giáo dục STEAM
Giáo dục STEM không chỉ gói gọn trong sự liên môn giữa các nhóm kiến
thức khoa học tự nhiên mà giờ đây các giáo viên đã chủ động lồng ghép thêm các
yếu tố về văn hóa, xã hội, nhân văn, nghệ thuật... Do vậy STEM được phát triển
lên thành STEAM với chữ A thỉnh thoảng được viết trong ngoặc đơn như một cách
nhấn mạnh. Ở đó, học sinh được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo về các môn
nghệ thuật, các kiến thức về lịch sử và nhân văn để tạo ra một sản phẩm mới, có
giá trị và ý nghĩa cho xã hội.
Khái niệm STEAM được chào đón và ngày càng nhiều chương trình STEM
được thiết kế với Arts để học sinh không chỉ hợp tác sáng tạo khoa học, mà cả sáng
tạo khai phóng, sáng tạo nhân văn. STEM + Arts là xu thế tất yếu khách quan của
chương trình giáo dục vì nó đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh.
Tuy nhiên, cho đến nay, STEAM chưa được định nghĩa trên khía cạnh luật.
STEM vẫn là định nghĩa duy nhất và trên các văn bản chính sách vẫn sử dụng thuật
ngữ STEM. Và cho đến tận 2019, Hạ viện Mỹ mới giới thiệu 2 đạo luật mới quan
trọng liên quan đến STEAM. Do đó, trong đề tài này, các cơ sở lý luận tôi vẫn
dùng chủ yếu trên nền tảng STEM.
I.3. Tính pháp lý của giáo dục STEMềa giáo dục STEM
Mỹ là nước đầu tiên khởi xướng giáo dục STEM. Trong một bài diễn văn tại
nhà trắng năm 2009 về chủ đề “Giáo dục để đổi mới”, Tổng thống Barack Obama
đã tuyên bố: “Hãy tái khẳng định và làm mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nước Mỹ
đối với các phát minh khoa học và công nghệ trên thế giới. Hãy xem giáo dục
STEM là ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ trong thập niên tới”.
Còn tại Việt Nam, ngày 4 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, trong đó có những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục
STEM tại Việt Nam. Một trong các giải pháp là: “Thay đổi mạnh mẽ các chính
sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có
khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào
7
thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ,
tin học trong chương trình giáo dục phổ thông…”. Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm
tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018…”. Với việc ban hành
Chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM
trong chương trình giáo dục phổ thông. Điều này sẽ tác động lớn tới việc định hình
chương trình giáo dục phổ thông mới.
I.4. Mục tiêu của giáo dục STEMM.c tiêu cên giáo du cên,
Mục tiêu giáo dục STEM
Mục tiêu giáo dục STEM không nhằm đào tạo ngay ra những nhà khoa
học hay để tạo ra các sản phẩm có tính thương mại, cạnh tranh, mà nhằm tạo ra
những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích
nghi với cuộc sống hiện đại. Giáo dục STEM cũng giúp các em phát triển các
năng lực chuyên môn ở dạng tích hợp; khơi gợi niềm say mê học tập cho học
sinh và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân, định hướng nghề nghiệp
tương lai phù hợp.
- Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho học
sinh: Đó là những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công
nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Học sinh biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán
học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học sinh biết sử dụng, quản lý và truy cập
Công nghệ. Học sinh biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.
8
- Phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh:Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị
cho học sinh những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn
cầu của thế kỷ 21. Ngoài các năng lực đặc thù của các môn học, khi triển khai các
dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các
nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học; các
hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực chung cho học sinh.
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Hướng nghiệp là giúp học sinh tìm
hiểu được các ngành nghề trong tương lai và thấy được đam mê cũng như năng lực
của mình phù hợp với ngành nghề đó. Do đó, hướng nghiệp là một quá trình lâu
dài, phải gắn liền và xuyên suốt với chương trình học phổ thông, để học sinh có
điều kiện tìm hiểu toàn diện và đa dạng các lĩnh vực, cũng như có được nhiều cơ
hội hình thành được sở thích và thể hiện được năng lực của bản thân. Giáo dục
STEM chính là khơi gợi và truyền ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cho trẻ thông qua
các hoạt động thực hành, trải nghiệm. Thông qua các hoạt động STEM, kiến thức
sẽ được vận dụng, học sinh mới dễ dàng nhận thức và hình dung được công việc cụ
thể của một nghề nào đó, thấy được đóng góp của ngành nghề đó cho xã hội, thấy
được các năng khiếu của bản thân và đam mê của mình trong đó. Ví dụ thông qua
một chủ đề STEM, học sinh có thể tìm hiểu được mức lương hiện nay của ngành
nghề liên quan là bao nhiêu, công việc đó đòi hỏi phải có những kỹ năng và kiến
thức gì, từ đó hình dung ra được nếu theo nghề nghiệp đó trong tương lai thì cần
chuẩn bị gì. Ngoài ra, có những ngành nghề thực tế chưa xuất hiện trong thời điểm
hiện tại, nhưng thông qua các hoạt động học thực hành STEM sáng tạo, học sinh
có thể thấy bản thân có thể phát triển nên một hoạt động công việc gì đó mới trong
tương lai.
Trên thế giới có 7 trong top 10 ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhất trong
lĩnh vực kĩ thuật và cả 7 ngành nghề đều có liên quan đến giáo dục STEM
62%
36%
Kĩ sư y
32%
31%
31%
28%
28%
Nhà
nghiên
cứu y
học
sinh
Nhà phát
triển hệ
thống
Nhà
quản lí
cơ sở dữ
Nhà hóa
sinh và lí
sinh
Nhà quản
lí hệ
thống
Nhà phát
triển ứng
dụng
phần
Các công việc có độ tăng trưởng cao nhất
9
Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM tại mỗi quốc gia đều hướng tới
mục đích cuối cùng là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, qua
đó nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ.
Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông, học sinh sẽ được trải nghiệm
trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản
thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở
trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành
nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
I.5.Các bước triển khai dạy và học theo định hướng giáo dục STEAMưc ttri
bưc tà học theo định hường phổ thông, học sinh s
I.5.1. Lựa chọn chủ đề STEM
I.5.1.1. Chủ đề STEM
Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học (gọi tắt là chủ đề STEM) là
chủ đề được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng
của các môn khoa học trong chương trình phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV
tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử dụng công cụ truyền thống và hiện đại, công cụ
toán học để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tế, phát triển kỹ năng và tư duy
của học sinh.
Những ứng dụng đó có thể là: Sữa chua/dưa muối – Vi sinh vật – Quy trình
làm sữa chua/muối dưa; Thuốc trừ sâu – Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí dư
lượng thuốc trừ sâu; Hóa chất – Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí chất thải;
SRau an toàn – Hóa sinh – Quy trình trồng rau an toàn; ….
I.5.1.2. Chủ đề STEM cần đảm bảo các tiêu chí:
Kiến thức thuộc
lĩnh vực STEM
Kiến thức thuộc
lĩnh vực
Lĩnh vực
Lĩnhvực
nhóm
nhómTiêu
Kiến thức thuộc lĩnh vực
STEMHoạt động – Thực
10
-
Chủ đề STEM hướng tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn: Vận dụng kiến thức
STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn chính là mục tiêu của dạy học theo quan
điểm STEM. Do vậy, chủ đề STEM không phải là để giải quyết các vấn đề mang
tính tưởng tượng và xa rời thực tế mà nó luôn hướng đến giải quyết các vấn đề, các
tình huống trong xã hội, kinh tế, môi trường trong cộng đồng địa phương của họ
cũng như toàn cầu.
- Chủ đề STEM phải hướng tới việc HS vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực
STEM để giải quyết vấn đề: Tiêu chí này nhằm đảm bảo theo đúng tinh thần giáo
dục STEM, qua đó mới phát triển được những năng lực chuyên môn liên quan
Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học.
- Chủ đề STEM định hướng hoạt động - thực hành: Định hướng hành động –
thực hành là một tiêu chí của quan điểm giáo dục STEM nhằm hình thành và phát
triển năng lực kết hợp lý thuyết và thực hành cho HS. Điều này sẽ giúp HS có
được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng
cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, HS sẽ được hiểu
sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động
thực tế này sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn và sâu hơn. HS sẽ được làm việc theo
nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực
hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này,
GV không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để HS
tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
- Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các HS: Trên thực tế có
những chủ đề STEM vẫn có thể triển khai cá nhân. Tuy nhiên, làm việc theo nhóm
là hình thức làm việc phù hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp gắn với
thực tiễn. Làm việc theo nhóm là một kĩ năng quan trọng trong thế kỉ 21 bên cạnh
đó khi làm việc theo nhóm HS sẽ được đặt vào môi trường thúc đẩy các nhu cầu
giao tiếp chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát triển giải pháp.
I.5.1.3. Phân loại chủ đề STEM:
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_so_chu_de_giao_duc_steam_trong_day_hoc_chu.docx