SKKN “Tập viết đoạn đối thoại” trong môn tập làm văn lớp 5

Như chúng ta đã biết ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò nền tảng, giúp học sinh rèn luyện, trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính vì vậy, khi các em đã đọc viết tương đối thành thạo ở các lớp 2, 3 thì việc hướng dẫn các em sử dụng các kỹ năng: sử dụng từ ngữ, viết câu, giao tiếp, trao đổi, viết văn thành kịch,... ở giai đoạn tiếp theo (các lớp 4, 5) là điều rất quan trọng. Tập làm văn là một phân môn kết tinh tổng hợp các kỹ năng đã được hình thành và phát triển từ các phân môn khác nhau như : Nghe, nói, đọc (phân môn tập đọc); giải nghĩa từ, dùng từ, đặt câu (phân môn luyện từ và câu); viết đúng chính tả, chính âm (phân môn chính tả)...
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH  
“TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI” TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.  
Như chúng ta đã biết ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò nền tảng,  
giúp học sinh rèn luyện, trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính vì vậy, khi  
các em đã đọc viết tương đối thành thạo ở các lớp 2, 3 thì việc hướng dẫn các em  
sử dụng các kỹ năng: sử dụng từ ngữ, viết câu, giao tiếp, trao đổi, viết văn thành  
kịch,... ở giai đoạn tiếp theo (các lớp 4, 5) là điều rất quan trọng. Tập làm văn là  
một phân môn kết tinh tổng hợp các kỹ năng đã được hình thành và phát triển từ  
các phân môn khác nhau như : Nghe, nói, đọc (phân môn tập đọc); giải nghĩa từ,  
dùng từ, đặt câu (phân môn luyện từ và câu); viết đúng chính tả, chính âm (phân  
môn chính tả)...  
Phân môn Tập làm văn còn hình thành và phát triển một hệ thống kỹ năng  
riêng: Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp, kỹ năng lập chương trình hoạt  
động giao tiếp,... Quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm từ, tìm ý, quan  
sát, viết đoạn những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ  
điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu  
tả biên bản,...góp phần phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học  
sinh. duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp  
so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh người.  
Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng được tiếp cận với vẻ đẹp của con  
người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm  
văn học sinh lại dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ được định hướng trong  
các đề bài. Các bài luyện tập, báo cáo, thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập  
chương trình hoạt động, chuyển văn thành kịch,... cũng tạo cơ hội cho học sinh thể  
hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn  
với thiên nhiên, với người việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm  
của trẻ thêm phong phú. Đó những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân  
cách tốt đẹp của trẻ. Để giúp trẻ được kỹ năng trên còn phải phụ thuộc vào  
nhiều yếu tố: Mặt bằng dân trí, đời sống kinh tế, cơ sở vật chất nhà trường, điều  
kiện dạy học, đối tượng học sinh, môi trường giao tiếp,… Trong đó, yếu tquan  
1
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
trọng quyết định hiệu quả dạy học đối với kiểu bài viết đoạn đối thoại là môi  
trường giao tiếp đối tượng dạy học. Bởi vậy mà tôi đã chọn kiểu bài "Tập viết  
đoạn đối thoại " để nghiên cứu tìm ra một vài biện pháp cơ bản giúp HS viết được  
các lời thoại của nhân vật trong màn kịch với một thời gian ngắn.  
"Tập viết đoạn đối thoại" một kiểu bài rất mới trong phân môn Tập làm văn  
lớp 5. Cả năm học, chỉ 3 tiết ở Tuần 25, 26 và 29, với mục đích yêu cầu đề ra  
cho học sinh là:  
Thứ nhất: Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn hội thoại  
(một màn kịch) dựa theo truyện "Thái sư Trần Thủ Độ" "Một vụ đắm tàu". Hay  
nói cách khác là yêu cầu học sinh biết chuyển một đoạn văn xuôi thành một (hai)  
đoạn văn bản kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại dựa trên cốt truyện đã  
có.  
Thứ hai: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.  
Qua đó, nhằm giúp học sinh hệ thống, củng cố, sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ  
năng dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu, nói, đối đáp, thể hiện thái độ, cử chỉ trong  
giao tiếp; nhập vai, thể hiện tính cách của nhân vật trong đoạn đối thoại,... Trong  
sinh hoạt, hội thảo, thảo luận bàn về những vấn đề khó ở chương trình phân môn  
tập làm văn, chúng tôi thấy đây một kiểu bài khó với đối tượng học sinh ở địa  
bàn chúng tôi.  
PHẦN II: NỘI DUNG  
1. Thực trạng:  
Để đạt mục đích yêu cầu kiểu bài "Tập viết đoạn đối thoại" đã nêu ra ở  
trên cần sự tác động, hỗ trợ của nhiều yếu tố: Trình độ dân trí, cơ sở vật chất  
của nhà trường, đối tượng học sinh, môi trường giao tiếp, kỹ năng sử dụng phương  
pháp dạy học của giáo viên,...  
Điều đáng quan tâm nhất ở đây đối tượng học sinh và môi trường giao  
tiếp. Nếu các em được sống trong môi trường văn minh, văn hóa, có nhiều phương  
tiện tạo cơ hội, tạo điều kiện giao tiếp như: Trung tâm văn hóa địa phương, truyền  
hình, truyền thanh, có đủ sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các hoạt động giao  
lưu văn hóa, văn nghệ được quan tâm thường xuyên sẽ tạo điều kiện, tiền đề giúp  
học sinh có khả năng giao tiếp tốt hơn, tích cực hơn, ứng xử nhạy cảm, linh hoạt  
hơn. Đây cơ sở, yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả học tập của học sinh về  
2
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
Tập làm văn nói chung và kiểu bài này nói riêng. Không có hoặc thiếu đi một số  
yếu tố cơ bản nêu trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học điều tất yếu.  
Thực tế môi trường giao tiếp của học sinh lớp tôi chỉ hẹp trong phạm vi  
từ nhà tới trường, từ trường về nhà, ít khi được đi tham quan, giao lưu đây đó và ít  
khi được tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Các phương tiện khác  
để hỗ trợ cho dạy học của giáo viên và học sinh ở trường cũng quá hạn hẹp. Kết  
quả học tập các môn khác của các em cũng không mấy tốt. Bên cạnh đó, vốn ngôn  
ngữ, phong cách, kỹ năng thể hiện trong giao tiếp của học sinh cũng còn nghèo  
nàn...  
Trong năm học 2008-2009, tôi nhận nhiệm vụ dạy phân môn Tập làm văn  
lớp 5A. Khi dạy - học kiểu bài này, bản thân tôi cũng như các em học sinh rất khó  
khăn trong việc sử dụng, sắp xếp ngôn từ để viết lời thoại, thể hiện cách ứng xử,  
đối đáp trực tiếp, sắm vai nhân vật... Do vậy kết quả học tập về kiều bài này rất  
khiêm tốn.  
Cụ thể như sau:  
Bảng 1: Thời gian dạy học: Thứ 5 ngày 27 tháng 02 năm 2009 (Tuần 25)  
Nội  
dung  
Số hs  
dự kiểm  
tra  
Kết quả  
Giỏi  
Khá  
TB  
Yếu  
SL  
TL  
SL  
TL  
SL  
TL  
SL  
TL  
Tập viết  
đoạn đối  
thoại  
0
0%  
5
20%  
10  
40%  
10  
40%  
25  
"Xin  
Thái sư  
tha cho"  
Bước vào năm học: 2009-2010 tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ dạy phân môn Tập  
làm văn lớp 5B, để nội dung dạy học về kiểu bài này đạt kết qucao hơn. Tôi đã tự  
tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra được nguyên nhân chính và cách giải quyết hữu hiệu  
nhất cho học sinh của tôi.  
* Nguyên nhân  
. Học sinh chưa hiểu râ về bản chất của kiểu bài tập viết đoạn đối thoại.  
. Học sinh chưa nắm được tính chất của lời thoại trong kịch bản.  
3
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
. Chưa biết khai thác ngữ liệu và các gợi ý lời thoại đã cho trong sách giáo  
khoa.  
2. Một số biện pháp cơ bản giúp học sinh tập viết đoạn đối thoại.  
2.1. Giúp học sinh phân biệt văn bản truyện (văn xuôi) với văn bản kịch.  
Để học sinh hiểu bản chất của kiểu bài "Tập viết đoạn đối thoại", người  
giáo viên cần làm cho học sinh phân biệt được văn bản truyện (văn xuôi) với văn  
bản kịch (đối thoại). đây, điều đầu tiên, quan trọng nhất là giáo viên phải phân  
biệt, giúp học sinh thấy được tính chất khác biệt của một văn bản truyện với một  
văn bản kịch. Sự khác biệt đó thể hiện nổi bật nhất ở:  
a/ Ngôn ngữ : Trong văn bản truyện, ngôn ngữ thường được dùng đó là ngôn  
ngữ kể chuyện, những lời trần thuật lại nội dung câu chuyện kể của nhân vật về  
những điều, những việc làm đã qua bằng sự thông báo của người dẫn truyện và  
những lời chỉ dẫn của tác giả chủ yếu, để làm toát lên nội dung câu chuyện.  
Còn văn bản kịch khác với văn bản truyện ở chổ: Ngôn ngữ trong văn bản  
kịch lời thoại, là ngôn ngữ kịch. đóng vai trò như một phương tiện xây dựng  
nên hình tượng nhân vật. Hình tượng nhân vật được khắc họa sinh động qua xung  
đột kịch (hành động, lời nói) và mang tính điển hình rõ rệt, phản ánh hiện thực của  
cuộc sống với tính chất đa dạng nhiều chiều.Trong kịch bản: "Cốt truyện kịch  
phải được xây dựng tập trung với những sự kiện nổi bật những tình huống điển  
hình" (Từ điển bách khoa việt nam, tập 2 trang 559).  
Đồng thời, trong mục kịch, từ điển bách khoa Việt nam tập 3, trang 136 đã  
ghi rõ về ngôn ngữ kịch như sau: "Là một trong ba hình thức của ngôn ngữ văn  
học(ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ kịch), phương tiện chủ yếu  
để bộc lộ tính cách, những nét cá tính và khắc họa hình tượng nhân vật. Ngôn ngữ  
nhân vật được biểu hiện dưới hai hình thức phổ biến: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn  
ngữ độc thoại".  
Ngôn ngữ kịch gần gũi với lời nói hàng ngày hơn ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ  
kể chuyện. Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ của tính cách của hành động, giàu kịch  
tính, súc tích dễ hiểu,Nhưng lại được coi là ngôn ngữ khó thể hiện trong văn  
học. Như vậy, thực chất của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nói: Nói trong hội thoại và  
nói trong độc thoại.  
`
Từ các đặc điểm trên của văn bản văn xuôi và văn bản kịch, cho học sinh  
phân biệt ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ kịch trong hai đoạn sau:  
Đoạn 1: "Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người  
làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:  
4
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể như những  
câu đương khác, vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van  
mãi, ông mới tha cho,...  
Đoạn 2: "Lê:- Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có  
thể đến nhận việc đấy.  
Thành: Có lẽ thôi anh ạ.  
Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi  
thêm cho anh mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào... (Nói nhỏ) Vì  
tôi nói với họ: Anh biết chữ tàu, lại thể viết phắc - tuya bằng tiếng tây.  
Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm, manh áo thì tôi Phan thiết cũng đủ sống...".  
GV: hỏi: Theo các em, trong hai đoạn văn trên đoạn nào là văn bản văn  
xuôi, đoạn nào thuộc văn bản kịch? vì sao?  
HS: Đoạn 1 là văn bản truyện  
Đoạn 2 là văn bản kịch.  
ở đoạn 1 chỉ những lời trần thuật lại nội dung câu chuyện giữa Trần  
Thủ Độ và Phú nông của người dẫn truyện.  
Còn ở đoạn 2, là những lời đối đáp trực tiếp giữa anh Lê và anh Thành.  
GV: Các đoạn văn trên được trích từ đâu?  
HS: Đoạn 1 trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.  
Đoạn 2 trích trong màn kịch: Người công dân số một.  
thể cho học sinh phân biệt lời đối thoại lời độc thoại trong ví dụ sau:  
Đoạn 1: "- Mình đang làm gì vậy nhỉ! sao lại thế này? sao mà mình lơ đãng  
thế này cơ chứ?  
- Không, không thể được, mình phải cố gắng lên!"  
Đoạn 2: " Lê:- Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?  
Thành: Anh Lê này! anh học trường sa -xơ-lu-lô-ba...thì...ờ...anh người  
nước nào?  
Lê: Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.  
Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng  
anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?...  
Ở đây, học sinh dễ dàng nhận ra: Đoạn 1 là lời độc thoại, đoạn 2 là lời đối  
thoại.  
GV chỉ cần hỏi thêm vì sao Đoạn 1 là lời độc thoại, Đoạn 2 là lời đối thoại?  
HS: Đoạn 1 là lời độc thoại người ấy đang nói một mình,  
5
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
Đoạn 2 là lời đối thoại đây lời đối thoại giữa anh Lê và anh Thành  
trong màn kịch: " Người công dân số một".  
GV nhấn mạnh: Lời độc thoại cũng là ngôn ngữ kịch.  
Mặt khác: Từ điển thuật ngữ văn học do nhà xuất bản giáo dục in năm 2004,  
trang 168 có nói rõ về ngôn ngữ trong kịch: "Trong kịch, những lời phát biểu của  
nhân vật (trong đối thoại hoặc trong độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự  
khám phá tích cực của hmột ý nghĩa quyết định”.  
Chẳng hạn: Anh Lê nói với anh Thành (trong màn kịch: Người công dân số một):  
" Lê: - Anh ơi, Phú Lãng Sa xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới  
nơi. Một suất vé hàng ngàn đồng. Lấy tiền đâu đi?  
Thành: - Tiền đây chứ đâu? (xòe hai bàn tay ra). Tôi có anh bạn tên là Mai  
quê ở Hải Phòng. Anh ấy làm bếp ở dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Tôi đang nhờ  
anh ấy xin cho một chân gì đó..."  
Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua,  
sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản)  
chỉ đóng vai trò thứ yếu nhiều khi không cần đến.  
Vậy thì ngôn ngữ kịch là gì? GV phải làm rõ về như thế nào?  
Thực chất ngôn ngữ kịch lời thoại (lời đối thoại hoặc độc thoại) lời phát  
biểu của nhân vật được tái hiện lại, thể hiện trực tiếp bằng lời nói cho chúng ta  
nghe thấy. Qua lời thoại người nghe (người đọc) hiểu nhân vật, hiểu hoàn cảnh,  
hiểu sự việc.  
Chẳng hạn: Khi nghe đoạn đối thoại sau thì ta sẽ biết được lời nói của  
lính, Trần Thủ Độ và Phú nông (trong lời thoại mở đầu cho tiết tập viết đoạn đối  
thoại: “Xin Thái tha cho!”):  
"Lính: (Bước vào) - Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.  
Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào!  
(Lính đi ra sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc nhà giàu  
nhưng hơi quê kệch.)  
Phú nông: - Lạy Đức ông!  
Trần Thủ Độ: - Ngươi phải Đặng Văn Sửu không?.."  
Bởi vậy mà: Kịch bản chnhững lời thoại của nhân vật.  
b/ Hình thức trình bày văn bản: Khác biệt với văn bản truyện, văn bản kịch được  
trình bày theo một hệ thống các lời thoại của nhân vật trong một (hai) màn kịch.  
Khi viết lời thoại phải viết tên nhân vật trước (chữ nghiêng), trước lời thoại phải  
đặt dấu gạch ngang (gạch đầu dòng) để báo hiệu đó lời nói của nhân vật. Các từ  
6
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
in nghiêng trong dấu ngoặc đơn đứng đầu hay giữa lời thoại thể hiện thái độ, tác  
phong, cử chỉ, tính cách, hành động của mỗi nhân vật (đã thể hiện ở các ví dụ nêu  
trên).  
2.2. Giúp học sinh phân biệt ngữ liệu ở sách giáo khoa.  
Một việc làm không thể thiếu và góp phần cho sự thành công khi dạy học sinh  
tập viết đoạn đối thoại là phân tích các ngữ liệu trong sách giáo khoa. Thế nên cần  
giúp học sinh nắm hiểu được sách đã cung cấp cho người đọc:  
- Tên đoạn đối thoại cần viết.  
- Đoạn trích của truyện làm cơ sở cho việc viết đoạn đối thoại.  
- Viết lời thoại dựa vào nội dung chính của đoạn trích.  
- Nhân vật xuất hiện trong đoạn đối thoại.  
- Gợi ý lời thoại, cụ thể đã nêu lên sự việc diễn ra trong hoàn cảnh của đoạn đối  
thoại.  
- Một vài câu thoại mở đầu cho đoạn đối thoại học sinh có nhiệm vụ viết tiếp  
cho hoàn chỉnh đoạn đối thoại.  
Cần lưu ý cho học sinh ở chỗ: Các từ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn đứng  
đầu hay giữa lời thoại thể hiện thái độ, tác phong, cử chỉ, tính cách, hành động của  
nhân vật. Đây mấu chốt để phân biệt tính cách, hành động của nhân vật viết  
lời thoại sát đúng, phù hợp vói từng nhân vật. Đồng thời khi thể hiện, tái hiện lại  
nhân vật trong kịch bản thì đây cơ sở giúp cho người được giao nhiệm vụ sắm  
vai sẽ thâm nhập thể hiện thành công hơn.  
Như vậy, đề bài đã cung cấp cho học sinh: Một cốt truyện thể hiện trong  
đoạn trích làm cơ sở cho việc viết lời đối thoại; các nhân vật của truyện, ý nghĩa  
câu chuyện thể hiện trong đoạn trích. Không những thế, đề bài còn cung cấp cho  
người học một số gợi ý lời đối thoại; đó chính là những sự việc một vài câu mở  
đầu cho đoạn đối thoại cần viết. Như vậy kiểu bài tập này yêu cầu học sinh chuyển  
một đoạn văn xuôi thành một văn bản kịch.  
đây, mức độ đặt ra chỉ là hoàn chỉnh một đoạn đối thoại đã có câu mở đầu,  
đã nội dung cụ thể ở các gợi ý lời thoại. Nhiệm vụ của học sinh chỉ viết tiếp  
lời thoại của các nhân vật trong đoạn kịch.  
Cụ thể: Tập viết đoạn đối thoại ở Tuần 26, sách giáo khoa đã cho ta biết:  
1. Đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.  
2. Tên đoạn đối thoại cần viết: Giữ nghiêm phép nước.  
3. Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người  
lính và gia nô  
7
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
4. Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một  
chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.  
5. Thời gian: Khoảng gần trưa.  
6. Gợi ý lời đối thoại: Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà  
bị người quân hiệu coi thường.  
- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.  
- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.  
- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu đúng là ông ta bắt vợ ông xuống kiệu  
không, có biết bà là phu nhân của Thái không.  
- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết kể lại đầu đuôi câu chuyện.  
- Trần Thủ Đkhen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.  
7. Có 4 câu thoại mở đầu cho đoạn đối thoại.  
Phân tích và hiểu rõ các ngữ liệu trong sách giáo khoa là yếu tố cần thiết giúp  
cho học sinh viết được viết một cách hoàn chỉnh lời thoại cho mỗi nhân vật.  
2.3. Giúp học sinh viết hoàn chỉnh lời thoại.  
Để hướng dẫn học sinh viết được lời thoại cho nhân vật, giáo viên nhấn mạnh:  
Tính cách nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Viết lời thoại cho nhân vật, trước  
hết phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu tính cách nhân vật; và quan trọng hơn hiểu  
tính cách đó thể hiện ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện. Hay  
nói cách khác, khi viết lời thoại của nhân vật, các em cần làm rõ những tính cách  
này của nhân vật. Mỗi nhân vật một lối nói riêng. Cũng như mỗi nhân vật đã  
từng một tính cách không giống nhau. Chẳng hạn: Tính cách của Trần Thủ Độ  
trong truyện "Thái sư Trần Thủ Độ" là nghiêm minh, ngay thẳng, nhân hậu, gương  
mẫu,... Còn tính cách của Phú nông là hám danh, hống hách, ít hiểu biết,...  
Đây yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua khi viết lời thoại, để lời thoại đúng  
và hay, phù hợp với nội dung đoạn kịch phải biết dựa vào tính cách nhân vật.  
Chẳng hạn: Với tính cách của Phú nông thì viết lời thoại cần phải thể hiện tính hỗn  
xược, hách dịch mà kém hiểu biết khi Trần Thủ Độ hỏi ông ta làm thế nào để biết  
tội phạm, như là: "Kẻ nào giám trái lệnh quan lại trói cổ ngay lại, tống vào nhà  
giam", hay là: "Dạ bẩm... bẩm... con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ"... Với tính cách của  
Trần Thủ Độ thì viết lời thoại thể hiện tính ngay thẳng, nghiêm minh, nhân hậu  
như: "Ngươi tưởng phép nước chuyện đùa chăng?...( Trần Thủ Độ phán xét tội  
nhưng lại tha cho Phú nông) "Ngươi đã biết thì được. Hãy về lo mà làm ăn, làm  
một người dân tốt."...  
8
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
Một yếu tố tiếp theo rất đặc biệt quan trọng, cơ sở, yếu tố góp phần quyết  
định thành công trong kịch bản là cách sử dụng từ ứng. Xưng hô trong lời thoại  
chính là sự bộc lộ trực tiếp tính cách riêng, thái độ, vị thế hội, mối quan hệ,...  
của nhân vật. Sau khi nghe xong lời thoại, ta có thể hiểu thấy về hoàn cảnh,  
tính cách, nếp sống, thái độ cư xử... của từng nhân vật trong kịch bản. Đó thường  
là: ta- ngươi, con- đức ông, con- phu nhân, ta- hắn, ta- mày, mình - cậu,...dạ, bẩm,  
vâng, lạy quan, lạy ngài, hãy, lui, xin,... Hoặc thái độ lo lắng, sợ hãi, vội vã, cương  
quyết, dứt khoát,...  
dụ: Từ xưng giữa Tin-tin và Em bé thứ nhất trong đoạn kịch: Trong công  
xưởng xanh (vương quốc tương lai) (TV4)  
"Tin- tin: - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?  
Em bé thứ nhất: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.  
Tin- tin: - Cậu sáng chế cái gì?  
Em bé thứ nhất: - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh  
phúc..."  
Hay từ xưng giưã Trần Thủ Độ người quân hiệu (trong màn kịch: Giữ  
nghiêm phép nước):  
"Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên! Ngươi biết phu nhân ta không?  
Người quân hiệu: (vẻ lo lắng) - Bẩm Đức ông, con biết phu nhân ạ..."  
Hơn thế nữa, khi hướng dẫn học sinh viết lời thoại, giáo viên cũng cần quan  
tâm đến các kĩ năng: Dùng từ, sử dụng dấu câu, đặt câu, nghĩa từng câu, chỗ ngắt  
nghỉ, nhấn giọng,... Câu thoại phải viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu,  
không chỉ về mặt ngữ pháp mà còn về mặt từ, ý; lời thoại phải bộc lộ nét riêng,  
hình tượng riêng của từng nhân vật, trước câu thoại thường đặt dấu gạch ngang để  
thể hiện đó tiếng nói của nhân vật (các ví dụ đã nêu trên). Bởi trong kịch lời  
thoại tất cả. Chẳng hạn: Viết lời thoại về Trần Thủ Độ phải khác với lời thoại  
phú nông, quân hiệu, lính hầu... Khi thoại người nghe nhận ra rằng đó lời nói  
của ai, nói về việc gì, thái độ, mối quan hệ giữa hra sao.  
dụ: Thái độ cương quyết của Trần Thủ Độ, thái độ lo lắng, sợ hãi của Phú nông  
(trong màn kịch: “Xin thái tha cho!”)  
"Trần Thủ Độ: (cương quyết) - Ta đã nể tình phu nhân mà cho ngươi làm câu  
đương đấy thôi. Chặt một ngón chân chỉ để phân biệt chức câu đương của ngươi  
mà thôi.  
Phú nông: (vội vã) - Con không giám xin chức này nữa. Xin Thái tha tội cho  
con! Xin Thái tha tội cho!...  
9
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
Như vậy, các lời thoại trong một màn kịch sự liên kết chặt chẽ với nhau. Lời  
thoại sau là sự tiếp diễn về kết cấu, nội dung, mục đích, thái độ, hành động, sự  
việc... được nêu ra trong lời thoại trước. Lời thoại được viết theo lối mở, linh hoạt,  
không gò ép, áp đặt đơn điệu theo một hình thức nhất định nào đó. nghĩa là  
cùng một tình huống (một sự việc, một hành động...) nào đó của một nhân vật,  
nhưng ta có thể viết lại bằng nhiều lời thoại khác nhau. Miễn rằng, khi kết thúc  
màn kịch thì "hậu" của nó không thay đổi.  
Chẳng hạn: Kết thúc màn kịch" Giữ nghiêm phép nước", người quân hiệu được  
Trần Thủ Độ ban thưởng thì viết lời thoại để kết thúc màn kịch phải thể hiện có  
ban thưởng cho người quân hiệu, chứ không thể không có thưởng.  
* Trong khi học sinh viết lời thoại, giáo viên cần hướng cho các em viết  
được hai hoặc ba lời thoại cho một gợi ý. Sau đó, giúp các em thảo luận chọn ra lời  
thoại đúng, hay, phù hợp nht vi nhân vt (cthể ở hot động 2: Làm mu được  
gii thiu trong giáo án). ë nội dung này, giáo viên dành thời gian cho học sinh  
tương đối nhiều hơn so với hoạt động khác (10 phút) (đối tượng học sinh lớp tôi).  
Lời thoại đã được viết xong, giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai, tập nói  
lời thoại theo nhóm. Trong từng nhóm, mỗi em được sắm vai một nhân vật, tái  
hiện lại lời nói, hành động của nhân vật mà mình lựa chọn. Bước tiếp theo là các  
nhóm được thoại trước lớp, cơ hội để các em phát huy, thể hiện khả năng của  
mình; tạo không khí thi đua, sôi nổi, vui nhộn trong lớp học. Đây hoạt động bổ  
ích nhất cho các em; qua tập thoại, các em sẽ đánh giá, so sánh được kết quả của  
nhóm mình - nhóm bạn. Từ đây, các em lại rút kinh nghiệm chỉnh sửa, bổ sung lời  
thoại một lần nữa (nếu cần), để hoàn chỉnh lời thoại, hoàn chỉnh kịch bản; sản  
phẩm đích thực mà các em đã đạt được theo yêu cầu, mục đích tiết học đề ra  
(cụ thể ở hoạt động 3: Làm theo mẫu đã được giới thiệu trong giáo án).  
Đây biện pháp trọng tâm nhất, cơ bản nhất trong ba biện pháp mà tôi đã  
nêu ra trên; giáo viên chủ động, vận dụng linh hoạt biện pháp này sẽ yếu tố  
quyết định hiệu quả của tiết học. Còn biện pháp một biện pháp hai là cơ sở, tiền  
đề cho việc thực hiện thành công biện pháp thứ ba.  
2.4. Các hoạt động cơ bản để tiến hành dạy học"Tập viết đoạn đối thoại".  
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu bài.  
* Hoạt động 2: Làm mẫu: Giúp học sinh thể hiện lời thoại của 1,2,... sự việc và  
nhận xét, chỉnh sữa lời thoại.  
* Hoạt động 3: Làm theo mẫu:  
10  
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  
Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh "TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i" trong m«n TLV 5  
a. Thoại trong nhóm: Sắm vai, tập thoại, nhận xét lời thoại, góp ý chỉnh sửa cho  
nhau.  
b. Thoại trước lớp: Một vài nhóm sắm vai, thoại trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá,  
chỉnh sửa lời thoại.  
c. Viết lời thoại: Học sinh tự viết lời thoại sau khi đã nghe nhận xét và rút kinh  
nghiệm của bạn.  
Cả ba hoạt động trên có mối quan hệ khăng khít với nhau; hỗ trợ cho nhau,  
hoạt động này là điều kiện, tiền đề cho hoạt động kia và ngược lại. Với đối tượng  
học sinh của tôi, khi dạy không xem nhẹ hoặc bỏ qua hoạt động nào. Có thể nhấn  
mạnh thêm ở hoạt động 2,3.  
* Hoạt động 4: Củng cố.  
Sau đây, tôi xin giới thiệu giáo án dạy tiết Tập viết đoạn đối thoại: "Giữ  
nghiêm phép nước" Tuần 26 mà tôi đã thực hiện ở lớp tôi dạy học (chỉ giới thiệu  
phần dạy bài mới).  
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI: GIỮ NGHIÊM PHÉP NƯỚC  
Nội dung Thời Hoạt động của giáo viên  
Hoạt động của học sinh  
cơ bản  
gian  
.
- Trong tiết học hôm nay, các  
em tập viết đoạn đối thoại "Giữ - Nghe  
nghiêm phép nước".  
Dạy bài  
mới  
- Yêu cầu 1 HS đọc mục 1,2 - 1 em ®äc môc 1, môc 2  
trong SGK  
Hoạt  
- Bài tập này, yêu cầu chúng ta - Tr¶ lêi: ChuyÓn mét ®o¹n  
động 1  
làm gì?  
truyÖn th¸i s- TrÇn Thñ §é  
Nhấn mạnh (NM): Các em viết thµnh mét mµn kÞch b»ng  
tiếp các lời thoại để hoàn chỉnh c¸ch viÕt tiÕp c¸c lêi ®èi  
màn kịch  
tho¹i.  
Tìm hiểu  
yêu cầu 5p  
- Hãy đọc đoạn trích trong - Đọc đoạn trích.  
truyện thái sư Trần Thủ Độ và  
bài  
cho biết đoạn trích giúp ta hiểu - Trả lời: Trần Thủ Độ là  
thêm điều về Thái sư?  
người công minh, ngay  
thẳng, nhân hậu.  
11  
Ng-êi thùc hiÖn: §Æng ThÞ B¶y  
Tr-êng TiÓu häc DiÔn Yªn 2  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 17 trang minhvan 10/03/2024 1290
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN “Tập viết đoạn đối thoại” trong môn tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tap_viet_doan_doi_thoai_trong_mon_tap_lam_van_lop_5.doc