SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
Như chúng ta đã biết,từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới hiệu quả giáo dục cao nhất để tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho đất nước. Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, biết chiếm lĩnh đỉnh cao trong học tập và lao động sáng tạo, có nếp sống văn minh thanh lịch, biết kế thừa và phát huy những nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
Môn: Ngữ văn
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD minh hoạ cho SKKN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................1
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .....................................................................................1
ĐỀ .........................................................................................................................4
3. Cách thức tổ chức........................................................................................4
4. Những điều cần lưu ý..................................................................................4
CÁC BÀI HỌC ..................................................................................................5
1. Chú trọng công tác chuẩn bị .......................................................................5
LUẬN NHÓM ...................................................................................................9
1. Bài “Cảnh ngày xuân”.................................................................................9
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ..............................................................................23
2. Tồn tại .......................................................................................................24
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Như chúng ta đã biết,từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn
đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới hiệu quả
giáo dục cao nhất để tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho đất nước. Đó
là những con người phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, biết chiếm lĩnh
đỉnh cao trong học tập và lao động sáng tạo, có nếp sống văn minh thanh lịch,
biết kế thừa và phát huy những nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc.
Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học
mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học
truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học.Mục đích của việc đổi mới phương
pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều, lối
học thụ động, máy móc sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm
giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những
tình huống khác nhau; qua đó, bồi dưỡng niềm say mê học tập và ý chí vươn lên.
Trong nhà trường, tất cả các môn học đều cần sự đổi mới nhằm đạt được
mục tiêu trên. Trong đó, không thể không nói đến môn Ngữ văn với những đặc
trưng riêng biệt.Đây là môn học có vai trò quan trọng trong sự hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ giúp học sinh thấm nhuần những
đạo lí ngàn đời của dân tộc, đồng thời có những phẩm chất, nhân cách của con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến
bộ của thời đại.Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học môn Ngữ văn
là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy họcbằng cáchthực hiện dạy học dựa
vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng
dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm
tin và niềm vui cho các em trong học tập.Do đó, việc đổi mới phương pháp theo
hướng phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh là điều tất yếu.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên thực tế, trong việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay, giáo viên đã có
thuận lợi hơn. Trước hết là về phương tiện, thiết bị hiện đại:Trên địa bàn Quận
Thanh Xuân, từ năm học 2012 – 2013, UBND Quận đã trang bị đồng bộ cho
100% số phòng học bộ công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ giảng dạy gồm
máy tính, máy projector.Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã có kế hoạch trang bị
máy chiếu đa vật thể ở các phòng chức năng từ nhiều năm nay. Đồng thời hệ
1/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
thống mạng Internet đã được kết nối với tất cả các phòng học trong nhà trường.
Các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đã được tham dự lớp học
bồi dưỡng CNTT. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng , bởi giáo viên đã có thể
sưu tầm tư liệu qua mạng Internet và từng bước ứng dụng CNTT vào dạy học
theo chủ trương của ngành. Thêm nữa, các cơ quan chức năng ngành dọc như Sở
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng Ban giám hiệucác nhà
trường đã coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, chúng ta không thể
phủ nhận được một thực trạng đáng buồn là một bộ phận không nhỏ học sinh
vẫn không mấy mặn mà (nếu không nói là thờ ơ) với môn Ngữ văn. Thực trạng
này do rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là về phía học sinh, độ chăm chỉ đang
có xu hướng giảm dần do thiếu ý chí và do mặt trái của nền kinh tế thời hội nhập
có nhiều thứ để các em dễ bị thu hút, bị phân tâm. Có thể nóicơ chế thị trường
cũng đã len lỏi vào trong nhận thức của các em học sinh (thậm chí cả phụ
huynhhọc sinh). Do chưa hiểu được mục tiêu của môn học nênmặc dù môn Ngữ
văn là môn thi bắt buộc vào lớp 10 THPT từ nhiều năm nay nhưng các em vẫn
chỉ chú trọng vào các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, vi tính... Từ việc
không hứng thú, học sinh rất thụ động và đối phó trong quá trình học tập: chỉ
nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà chưa có thói quen chủ động tham gia
tìm hiểu, khám phá bài học. Một nguyên nhân khác cũng cần phải nói đến là về
phía giáo viên. Bên cạnh những giáo viên đã cố gắng tìm tòi, đổi mới phương
pháp nhằm mang lại hiệu quả cho mỗi giờ dạy học, h-íng tíi nhËn thøc vµ t×nh
c¶m cña häc sinh, còn một số ítcó thể do chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới
phương pháp dạy học là “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”(Luật
Giáo dục năm 2012), hoặc ngại suy nghĩ hay vì nhiều lý do khác nênvẫn chưa
thoát li hẳn với kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng
giải, học sinh nghe, ghi, tái hiện. Cũng có những giáo viên đã thực hiện đổi mới
dạy học về mặt phương pháp nhưng cònnặng về tính hình thức nên hiệu quả giờ
dạy học bị hạn chế.
Địa bàn tôi đang giảng dạy và công tác nằm trên địa bàn quận Thanh
Xuân, nơi đang có tốc độ đô thị hoá rất nhanh trong vài năm trở lại đây nhưng
trình độ dân trí chưa đồng đều cũng không phải là một ngoại lệ. Do những
nguyên nhân vừa đề cập ở trên, một bộ phận học sinh không nhỏ chưatha thiết
với môn học. Hầu hết các em khi trả lời câu hỏi của giáo viên trong trong giờ
dạy học chỉ dập khuôn theo sách giáo khoa, về nhà thì hoặc là lười học, hoặc là
chỉ học thuộc một cách máy móc, cứng nhắc nên không hiểu rõ bản chất của vấn
2/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
đề, không linh hoạt ứng dụng vào thực tế. Ngôn ngữ nói và viết của các em ngày
càng nghèo nàn, rườm rà và tối nghĩa. Qua điều tra học sinh lớp 9A5tôi được
phân công trực tiếp giảng dạy đầu năm học 2014 - 2015, tỉ lệ học sinh hứng thú
với môn Ngữ văn còn thấp (55%).
Bản thân tôi là một giáo viên đã có ba mươi nămgắn bó với dạy học môn
Ngữ văn, môn học đã ghi dấu từng bước trưởng thành của tôi. Vì thế, tôi rất say
mê, yêu mến và có ý thức học hỏi không ngừng để ngày càng tiến bộ trong mỗi
giờ lên lớp.Hưởng ứng chủ trương đổi mới dạy học của ngành Giáo dục Thủ đô,
cũng như các đồng nghiệp,tôi đã cố gắng tích cực tìm hiểu, trao đổiviệc vận
dụng một số phương pháp dạy học bên cạnh các phương pháp truyền thống
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong đó, phương pháp thảo luận
nhóm là mộttrong những giải pháp có nhiều ưu thếnhất để phát huy tính năng
động, tạo hứng thú cho học trò.Theo tôi, đây chính là chìa khóa để dẫn tới thành
công trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.Và nếu tất cả
các giáo viên đều nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới dạy học theo hướng
tích cực một cách thực chất và hiệu quả, chúng ta có quyền hi vọng về sự khởi
sắc trong dạy và học Văn.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, sau một thời gian tìm tòi, trải nghiệm
thực tế, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nho nhỏ của mình về vấn đề “Tạo
hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học môn Ngữ văn bằng phương pháp thảo
luận nhóm”.
3/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.NẮM VỮNG MỘT SÓ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN
1. Đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi
trong phạm vi nhóm nhằm giúp cho mọi thành viên tham gia một cách chủ động
vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề, một tình huống, chủ đề nào đó có liên
quan đến nội dung bài học. Nói cách khác, thảo luận nhóm là một hình thức xã
hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm
nhỏ; trong một khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm phải tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm được trình bày và đánh giá trước lớp hoặc được giáo viên đánh giá sau
giờ học.
2. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm làm tăng tính khách quan khoa học cho học
sinh. Kiến thức bài học trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn;
không khí lớp học thoải mái;học sinh tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của
mình; đồng thời có cơ hội lắng nghe, đồng tình hoặc phản đối ý kiến của các
thành viên khác, các nhóm khác. Ngoài ra, thảo luận nhóm còn phát huy tính
tích cực, thói quen chia sẻ công việc một cách bình đẳng và tinh thần hợp tác,
một tiêu chuẩn cấp thiết cho mỗi công dân trong thời đại mới.
3. Cách thức tổ chức
Để thực hiện một tiết dạy học Ngữ văn có sử dụng hình thức thảo luận
nhóm, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
3.1. Chia học sinh thành các nhóm một cách linh hoạt
3.2. Giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành thảo luận
3.3. Các nhóm thảo luận theo nội dung và thời gian do giáo viên quy định
3.4. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác lắng
nghe, chất vấn hoặc trao đổi, bổ sung ý kiến
3.5.Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm, có thể bổ sung, khái quát và đưa ra
nội dung cần đạt được
4. Những điều cần lưu ý
4/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
-Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học và phù hợp với trình độ
của học sinh.
-Có nhiều cách chia nhóm linh hoạt: chia nhóm có thể dựa vào tính chất
câu hỏi, dựa vào số lượng học sinh, chọn nhóm ngẫu nhiên, cùng trình độ, sở
trường hoặc theo cách bố trí lớp học, theo bàn, theo tổ ...Quy mô nhóm có thể
lớn hoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ hai đến năm học
sinh là phù hợp nhất với nội dung thảo luận và không gian lớp học còn khiêm
tốn hiện tại ở các trường học trên địa bàn thành phố.
- Nội dung thảo luận của các nhóm trong cùng một thời điểm có thể giống
hoặc khác nhau tuỳ theo thời lượng kiến thức hoặc nội dung của bài học.
- Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo
luận cho các nhóm.
- Mỗi nhóm cần chọn một trưởng nhóm, một thư ký ghi nội dung trả lời.
Học sinh luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận để tất
cả cùng được phát huy tính năng động sáng tạo.
- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời,
viết lên giấy khổ lớn(nếu không có máy chiếu vật thể), đoạn clip do chính các
em thực hiện...
- Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cầnbao quát
tinh thần làm việc của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, nhắc nhở
hoặcgợi ý cho các em nếu cần thiết. Khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cần
tóm tắt, tổng hợp, liên kết nội dung của từng nhóm để nêu bật lên được nội dung
của bài học rồi nhận xét ngắn gọn về ý thức, tinh thần làm việc của các nhóm.
II. THỰC TIỄN KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG CÁC BÀI HỌC
1. Chú trọng công tác chuẩn bị
1.1. Thiết kế giáo án
Một nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp dạy học tích
cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên,
về mặt thời gian cũng như cường độ làm việc. Thực ra, để có một tiết học phát
huy tính tích cực của học sinh ở trên lớp thì trong khâu soạn bài, giáo viên phải
đầu tư rất nhiều công sức và tâm sức. Khi soạn giáo án theo hướng sử dụng
phương pháp tích cực, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào
các hoạt động của học sinh. Hay nói đúng hơn là những hoạt động nhận thức của
học sinh. Do vậy, giáo án phải thể hiện được các hoạt động nhận thức mà giáo
viên dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh. Ở mỗi bài soạn, giáo viên phải suy nghĩ
một cách công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học
5/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy” giáo án. Như vậy,
giáo án phải được giáo viên thiết kế theo nhiều phương án vàcần linh hoạt điều
chỉnh theo diễn biến của tiết học, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh.
Mặt khác, thảo luận nhóm chỉ là một trong số những phương phương pháp giáo
viên sử dụng nên không thể có một giờ dạy học hiệu quả nêu như không có thiết
kế bài giảng hợp lí, sáng tạo. Để pháthuy được mặt tích cực của phương pháp
thảo luận nhóm,trước hết, người giáo viên phải chọn được nội dung cho phù hợp
vì không phải bất kì nội dung nào trong bài học cũng áp dụng được phương
pháp này một cách hiệu quả.
Một điều cần chú ý là khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
giảng dạy, giáo viên cần xây dựng các tình huống, các vấn đề vừamang hơi thở
cuộc sống vừaphải thật gần gũi với nhận thức, tâm lý lứa tuổi học sinh mà vẫn
phải phải đậm chất văn chương.Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Nói với con” của nhà
thơ Y Phương, có thể đưa ra nội dung thảo luận nhóm: “Phân tích hình ảnh thô
sơ da thịt (ở hai lần xuất hiện trong bài thơ) để thấy ngôn ngữ thơ Y Phương rất
giản dị, trong sáng; hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng, phong phú và sinh động”.
Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, tranh luận, phản bác, giáo viên dẫn dắt học
sinh đi đến kết luận. Lần thứ nhất cụm từ thô sơ da thịt được người cha dùng để
nói với con về sức sống mạnh mẽ, sức mạnh truyền thống của quê hương. Lần
thứ hai, ở cuối bài, người cha nhắc lại để con khắc cốt ghi xương một điều: Quê
hương mình tuy mộc mạc, chất phác; người đồng mình tuy có thô kệch nhưng
có vẻ đẹp về ý chí, nghị lực, phẩm chất, tâm hồn, tính cách,... Vì vậy, trên con
đường đời, con phải làm được những điều đẹp đẽ, phải sống cao thượng, tự
trọng để xứng đáng là người đồng mình. Từ đó, học sinh vừa hiểu được thứ
“ngôn ngữthổ cẩm” quyến rũ, ngọt ngào của Y Phương, vừa thấy được lời cha
nói với con chính là lời gửi trao thiêng liêng giữa hai thế hệ.
1.2. Giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm
Trên thực tế, trong một số bài học về Tiếng Việt, Tập làm văn cũng như
một số văn bản (với các giờ Hướng dẫn tự học, ôn tập), cần cân nhắc để giao bài
tập cho học sinh từ giờ học trước. Cần chú ý đến những câu hỏi phát huy khả
năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh. Cần tạo cho học sinh
thói quen chủ động, có kế hoạch trong công việc và cần giám sát để động viên,
hướng dẫn các em kịp thời.
2. Quá trình thực hiện trong giờ dạy học
2.1.Kết hợphiệu quả phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp
dạy học truyền thống
6/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
Để phát huy được tích tích cực học tập của học sinh, phụ thuộc rất nhiều
vào cách sử dụng phương pháp sao cho hiệu quả chứ không phải bản thân
phương pháp đó. Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như nội dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của
nhà trường, sở trường của giáo viên… Giáo viên cần lựa chọn và vận dụng
phương pháp dạy học để học sinh được hoạt động tích cực về mặt nhận thức
cũng như về mặt thực hành và tự khám phá ra tri thức mới. Mặt khác, chúng ta
cũng không nên quan niệm một cách cứng nhắc rằng phương pháp này tích cực
hơn hay phương pháp kia tốt hơn mà vấn đề là ở chỗ trên cơ sở nắm vững đặc
điểm của chúng cần vận dụng sao cho hiệu quả theo mục đích dạy học, khả năng
của giáo viên và học sinh. Do đặc trưng của dạy học môn Ngữ văn là sức mạnh
của ngôn từ nên rất cần chú ý đến phương pháp thuyết trình. Đây là phương
pháp tưởng như có thể làm cho học sinh thụ động nhưng chính ngôn ngữ của
giáo viên đã ẩn chứa sức mạnh vô hình, vừa để lại những dư âm sâu lắng, vừa
gợi ra bao nghĩ suy trong học trò. Như vậy, mặt bên trong của phương pháp
thuyết trình đã thể hiện mức độ tính tích cực nhận thức của học sinh, đòi hỏi tư
duy tìm tòi, sáng tạo của các em. Giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ hoặc thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy
học truyền thống. Đối với môn Ngữ văn, do đặc thù tri thức của bộ môn, nên các
phương pháp truyền thống nếu biết vận dụng hợp lý thì vẫn rất hiệu quả. Cần kế
thừa và phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống
như phương pháp thuyết trình, vấn đáp (những phương pháp này đã hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh của nó trong những thập niên trước của thế kỉ hai mươi)…
Đồng thời vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập phù hợp với
hoàn cảnh dạy học bộ môn hiện nay như phương pháp thảo luận nhóm. Thực
tiễn giảng dạyđã cho tôi hiểu rằng vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại sẽ mang lại hiệu quả khả quan.
2.2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc sử dụng
phương pháp đóng vai và thảo luận nhóm
Như chúng ta đã biết, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
nhiều năm gần đây, các giáo viên đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học
theo hướng sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp dạy học.Vì vậy, từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như:
máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, projector... băng hình, tranh ảnh vào dạy
học là con đường hữu hiệu có tác dụng nâng cao hiệu quả tiết học. Mặt khác,
7/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
nếu ứng dụng thành công CNTT vào dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, vào
việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nói riêng, thì chắc chắn học sinh sẽ
hứng thú hơn. Đặc biệt ở cấp THCS, với học sinh lớp 9, giáo viên có thể huy
động học sinh cùng tham gia xây dựng bài giảng qua các tình huống được thể
hiện trên clip hoặc trình chiếu Powerpoint do chính học sinh thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
2.3. Rèn luyện để tạo thói quen tốt cho học sinh trong thảo luận nhóm
Trước hết, cần yêu cầu học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Đây là công việcphải được thực hiện một cách tự giác để học sinh bước đầu tự
khám phá tri thức, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Cần rèn cho
học sinh có thói quen đọc tác phẩm kỹ càng, ghi nhớ và suy ngẫm những câu,
những đoạn mà mình tâm đắc nhất.
Bên cạnh đó, cần rèn cho các em thói quen sẵn sàng hợp tác trong nhóm,
trong lớp, có ý thức chuẩn bị các tình huống đóng vai được thầy cô giao về nhà
một cách thật nhiệt tình, say mê và sáng tạo. Rèn kỹ năng nói qua việc mạnh dạn
trình bày ý kiến trước lớp và tranh luận phản bác với các nhóm khác.
2.4. Phát huy vai trò của giáo viên
Cần phải hiểu rằng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh không có nghĩa là hạ thấp hay giảm nhẹ vai
trò của giáo viên. Muốn vận dụng phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả
cao, người giáo viên phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn
các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh tri thức
mới, hình thành kỹ năng, thái độ, tình cảm và niềm tinh theo yêu cầu của nội
dung, chương trình. Để đạt được điều đó, hoạt động của giáo viên phải đa dạng
hơn, phức tạp hơn và khó khăn hơn nhiều. Khi vận dụng các phương pháp tích
cực, giáo viên có sự giao tiếp thường xuyên với học trò. Vì vậy, giáo viên phải
có chuyên môn, có kinh nghiệm sư phạm vững vàng, làm chủ được diễn biến
của tiết học thì mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của học
sinh. Trên hết, đó còn là niềm tin, là lòng nhiệt tình. Khi đó, giáo viênmới thật
sự say mê để sáng tạo và đổi mới không ngừng trong quá trình dạy học.
Về cách thức tổ chức học sinh thảo luận nhóm. Trước hết,giáo viênphải
dứt khoáttrong động thái,nghiêm túc về tư thế tác phong sư phạm, linh hoạt
trong xử lý tình huống.Ngoài ra, cần phải duy trì trật tự lớp học do việc sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm dễ gây ra những xáo trộn trong lớp.Cần phải có
quy định về các nguyên tắc thảo luận nhóm cho học sinh. Bởi một lớp học
không phải tất cả học sinh đều có ý thức tự giác trong học tập. Chính vì vậy,
trong các giờ thảo luận giáo viên phải đề ra các quy định cho các nhóm, cụ thể là
8/26
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
tất cả học sinh phải tham gia thảo luận cùng với nhóm. Ngoài ra,cần quy định rõ
về thời gian thảo luận, thời gian trình bày để tránh tình trạng học sinh trình bày
lan man, không đảm bảo thời gian cho tiết học.Phương pháp thảo luận nhóm nên
chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng
cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu nội dung thảo luận tránh nói lan
man, dài dòng. Giáo viên cũng cần hết sức chú ý đến phần nhận xét, đánh giá
học sinh để khích lệ các em.
III – MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HOẠ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO
LUẬN NHÓM
1. Bài “Cảnh ngày xuân”
Để thấy rõ nét tài hoa của thi hào Nguyễn Du trong cách dùng từ, tôi dã
đưa ra chủ đề: “Chứng minh rằng trong sáu câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng
từ láy rất tài tình”. Sau khi các nhóm trình bày, tôitổng hợp ý kiến của các nhóm,
giúp học sinh nhận thấy: chỉ trong sáu câu thơ, Nguyễn Du sử dụng tới năm từ
láy (tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ); có từ láy vừa gợi sắc thái
cảnh vật, vừa gợi tâm trạng con ngườivà còn góp phần dự báo về điều sắp xảy
ra. Cảnh vật hiện lên với nét thanh tú, dịu dàng, tĩnh lặng đồng điệu với tâm
trạng bâng khuâng tiếc nuối của con người.
Tiếp đó là một nội dung thảo luận về sự tài tình trong bút pháp tả cảnh
ngụ tình của thi sĩ: Hai cặp câu thơ sau đều tả hình ảnh cây cầu và dòng sông. Vì
sao chúng lại có sắc thái ý nghĩa khác nhau ?
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
Các ý học sinh cần nhận ra là cùng miêu tả một đối tượng (một cây cầu,
một dòng sông) qua cái nhìn của cùng một nhân vật ở hai thời điểm rất gần nhau
nhưng lại gắn với tâm trạng không giống nhau. Vì vậy, sắc thái cảnh vật cũng
khác nhau. Khi Kiều đi du xuân trở về trong niềm bâng khuâng tiếc nuối, lại
chuẩn bị gặp mộ Đạm Tiên thì cảnh vật vắng lặng, ảm đạm gợi buồn (cặp câu
thơ thứ nhất). Nhưng ngay sau đó, khi nàng gặp Kim Trọng, những rung cảm về
mối tình đầu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” đã khiến không không gian lại
trong sáng, êm đềm, dịu nhẹ như ở chốn thần tiên. Qua hai tình huống tổ chức
thảo luận nhóm, học sinh hiểu rõ hơn về tài năng sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ
tình của thi hào Nguyễn Du.
2. Bài “Chuyện người con gái Nam Xương”
9/26
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_day_hoc_ngu_van_ban.doc