SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản

Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học... Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Bước sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của hội hết sức nhanh  
chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường; để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối  
mặt đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục  
ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, từ  
những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai  
trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để thể đáp ứng  
một cách năng động hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển đất  
nước.  
Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI  
ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục  
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh  
tế thị trường định hướng chủ nghĩa hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy  
trình đào tạo được xem như một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu,  
chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học...  
Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của  
đổi mới giáo dục.  
Bộ môn Lịch sử một trong những môn học ưu thế trong việc giáo  
dục thế hệ trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử một yêu cầu cấp  
thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học. Nhận thức được  
tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy  
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã đang được nhiều giáo  
viên quan tâm song còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu  
của hội. Nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống, sử dụng tư liệu  
lịch sử chmang tính minh họa, không phát huy được tính tích cực của học sinh,  
do đó các em không hứng thú học tập môn Lịch sử dẫn đến coi nhẹ bộ môn.  
Để khắc phục tình trạng trên một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên Lịch sử là  
phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực  
học sinh.  
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tư liệu lịch sử theo  
hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam  
(Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản”.  
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu.  
- Mục đích: Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học phần Lịch sử phong  
kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) và đề xuất một số biện  
pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.  
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thưc hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào  
giải quyết một số nhiệm vụ sau:  
1
+ Tìm hiểu cơ sở luận thực tiễn việc sử dụng tư liệu lịch sử theo  
hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.  
+ Tìm hiểu chương trình lịch sử phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến  
nửa đầu thế kỉ XIX) từ đó xác định nội dung tư liệu lịch sử cần sử dụng đề  
xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học  
sinh khi dạy học phần lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kX đến nửa đầu thế  
kỉ XIX) .  
+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp từ đó rút ra kết  
luận khoa học về việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học  
sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.  
3. Đối tượng phương pháp nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến  
nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.  
- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng  
lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa  
đầu thế kXIX), lớp 10, Ban cơ bản.  
4. Đóng góp của đề tài.  
- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo  
hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông  
- Phản ánh được thực trạng sử dụng tư liệu lịch sử trong trường phổ thông  
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển  
năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến  
nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.  
2
PHẦN II: NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận thực tiễn  
1. Cơ sở luận  
1.1. Quan niệm  
1.1.1. Quan niệm về tư liệu lịch sử  
Lịch sử những đã xẩy ra trong quá trình phát triển của hội loài  
người, đồng thời cũng tồn tại khách quan với chúng ta. Do xẩy ra trong quá  
khứ cho nên con người không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử  
đó; do vậy việc nhận thức lịch sử phải dựa vào nhiều tư liệu lịch sử khác nhau.  
Tư liệu lịch sử tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung  
cũng như việc học lịch sử nói riêng. Khoa học lich sử tồn tại được trên cơ sở các  
sự kiện lịch sử, mà các sự kiện lịch sử lại những tế bào cấu thành lịch sử mà  
các tế bào đó từ các tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử  
ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó. Tư liệu lịch sử như một cầu  
nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách khác nó như một thứ nguyên vật liệu  
để chế tạo ra sản phẩm khác.  
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu lịch sử:  
Theo phương diện hội, tư liệu lịch sử một phương diện hội để bảo  
tồn, lưu giữ, truyền bá. Theo phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa  
tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật thể được thu nhận  
tri thức của hiện vật khác. Nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư  
liệu lịch stất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã qua. Rê-bans cho rằng  
tư liệu lich sử tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức thực tiễn của con  
người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện hội.  
Trong Bách khoa toàn thư tư liệu lịch sử những phản ánh trực tiếp quá khứ.  
Xét về mặt luận nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử.  
Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử những di tích của quá khứ, xuất hiện như  
sản phẩm của quan hệ hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của  
quan hệ ấy phản ánh trực tiếp trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của  
con người.  
Như vậy, chúng ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà  
mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học. Tư liệu  
càng sinh đông, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể, càng hay bấy  
nhiêu. Trong dạy học lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ  
tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được  
nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi  
chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Nói như vậy để hiểu rằng,  
các nguồn tư liệu lịch sử có vai trò cực kì quan trọng, như nhà sử học Ba Lan  
J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có  
3
nó ta không thể là nhà sử học. nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là  
một món ăn thì các nguồn tư liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để chế  
biến nên món ăn đó. Không có nguồn tư liệu lịch sử thì lịch sử không thể được  
viết ra “ không có cái gì có thể thay thế tư liệu, không có chúng thì không có  
lịch sử”  
Khoa học lịch sử nguồn sử liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy  
theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu người ta thường chia tư liệu  
thành nhiều nhóm khác nhau nhưng tựu chung lại có ba nhóm tư liệu lịch sử  
chính: Tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật tư liệu trực quan. Trong mỗi nhóm  
này lại bao gồm nhiều loại tư liệu mang những đặc điểm, nội dung phản ánh và  
xuất xứ khác nhau. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối.  
Nhóm tư liệu thành văn: Tư liệu thành văn hay còn gọi tư liệu chữ viết  
mọi nội dung lịch sử của đều được biểu thị bằng chữ viết. Nguồn tư liệu  
này chiếm khối lượng lớn đặc biệt quan trọng, đôi khi chiếm địa vị chủ yếu  
trong các nguồn sử liệu, thể sử dụng trong giảng dạy bất cứ bài học lịch sử  
nào. Hơn nữa tư liệu thành văn nội dung phong phú, gọn nhẹ, dễ sưu tầm và  
sử dụng. Với khối lượng lớn hết sức đa dạng như vậy nên người ta đã chia tư  
liệu thành văn thành những nhóm hoặc loại khác nhau: có loại mang tính chất  
văn học như sử biên niên, hồi ký..., có loại mang tính chất khế ước, chế định như  
các loại văn tự, luật pháp... Song mọi sự phân loại chỉ có tính chất tương đối vì  
nguồn sử liệu này được viết ra không hoàn toàn theo những khuôn khổ nhất định  
cho một giai đoạn lịch sử. được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhìn  
một cách tổng thể tư liệu thành văn ưu điểm nổi bật phản ánh tương đối  
toàn diện và chi tiết các sự kiện, nhất về đời sống chính trị, hội. Cũng do  
ưu điểm đó, tư liệu thành văn bao giờ cũng được sử dụng phổ biến tập trung  
hơn.  
Nhóm tư liệu hiện vật: là những sản phẩm trong quá trình hoạt động thực  
tiễn hoạt động nhận thức của con người, tồn tại dưới dạng các hiện vật như  
các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học. Tư liệu hiện vật cực kì phong phú và đa  
dạng. Đây chính là những tư liệu “biết nói” có giá trị rất lớn, không chỉ đối với  
các nhà nghiên cứu cả trong giảng dạy lịch sử, như một minh chứng nói  
lên sự thật lịch sử mà không ai chối bỏ được.  
Hiện nay chúng ta còn giữ được một số lượng di tích lịch sử khá lớn ở hầu  
khắp các địa phương trong cả nước. Thông qua các di tích này chúng ta có thể  
tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm cho học sinh.  
Bên cạnh các di tích lịch sử, tư liệu hiện vật còn bao gồm các di vật khảo  
cổ học hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại các bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân  
tộc học. Đây những bằng chứng xác thực, trực quan sinh động rất hấp dẫn đối  
với học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức.  
4
Tư liệu trực quan: Bao gồm nhiều loại khác nhau như tranh ảnh, bản đồ,  
sa bàn, mô hình, phim ảnh, băng ghi âm...Tư liệu trực quan góp phần quan trọng  
tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện khắc phục tình  
trạng hiện đại hóa” lịch sử của học sinh.  
1.1.2. Quan niệm, đặc điểm, yêu cầu về năng lực dạy học phát triển  
năng lực môn Lịch sử ở trường phổ thông.  
1.1.2.1. Quan niệm về năng lực dạy học năng lực.  
Theo từ điển Tiếng Việt, năng lực khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự  
nhiên sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó.  
Chương trình giáo dục phổ thông của New Zealand đã định nghĩa năng  
lực: Năng lực một khả năng hành động hiệu quả hoặc sự phản ứng thích  
đáng trong các tình huống phức tạp nào đó”  
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng đã cố gắng định nghĩa  
khái niệm năng lực. F.E. Weinert cho rằng: Năng lực được thể hiện như một  
hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, thể giúp con  
người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”; còn J. Coolahan thì viết rằng:  
năng lực được xem như “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh  
nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua  
thực hành giáo dục”...  
thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều  
khẳng định: nói đến năng lực phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết  
làm chứ không chỉ biết hiểu. Tất nhiên, hành động (làm) hay thực hiện ở đây  
phải gắn với ý thức và thái độ; phải kiến thức kỹ năng, chứ không phải  
làm một cách máy móc, mù quáng, đúng như chương trình giáo dục phổ thông  
của Indonesia đã xác định: Năng lực những kiến thức, kỹ năng và các giá trị  
được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói  
quen duy và hành động kiên trì, liên tục thể giúp một người trở nên có  
năng lực, với ý nghĩa làm một việc đó trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và các  
giá trị cơ bản”  
Phân loại năng lực một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào  
quan điểm và tiêu chí phân loại. Nhìn vào chương trình thiết kế theo năng lực  
của các nước thể thấy hai loại chính. Đó năng lực chung và năng lực cụ  
thể, chuyên biệt.  
Năng lực chung năng lực cơ bản thiết yếu của con người thể sống và  
làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển  
do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học.  
Năng lực cụ thể, chuyên biệt năng lực riêng được hình thành và phát  
triển do một lĩnh vực hoặc môn học nào đó.  
5
Tiếp thu quan niệm về năng lực của các nước phát triển, chương trình  
giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam ( 7/2017) đã xác định: Năng lực là  
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình  
học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ  
năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện  
thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những  
điều kiện cụ thể. Có hai loại năng lực lớn: Năng lực cốt lõi và năng lực đặc biệt.  
- Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu bất kỳ ai cũng cần  
phải để sống, học tập và làm việc hiệu quả.  
- Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ  
năng sống...nhờ tố chất sẵn ở mỗi người.  
Cũng theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực cốt lõi  
gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn.  
- Năng lực chung năng lực được tất cả các môn học hoạt động giáo  
dục góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ tự học, năng lực  
giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.  
- Năng lực chuyên môn năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu  
thông qua một số môn học hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn  
ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công  
nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.  
thể nói, dạy học theo hướng nội dung lấy khối lượng kiến thức, kĩ  
năng làm mục tiêu hướng tới; do đó càng cung cấp nhiều nội dung, học sinh biết  
càng nhiều càng tốt. Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng  
kiến thức đã biết hiểu vào thực hành, liên hệ ứng dụng vào các tình huống  
của đời sống. Hệ quả học sinh có thể biết rất nhiều nhưng làm thì không được  
bao nhiêu; kiến thức rất uyên bác nhưng thực hành rất lúng túng, vụng về.  
Dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm khắc phục những hạn chế  
nêu trên của dạy học theo nội dung. Vì thế, mục tiêu cuối cùng của dạy học phát  
triển năng lực không phải hệ thống kiến thức, khối lượng nội dung, là biết  
thật nhiều mà là năng lực cần để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp  
ứng được những yêu cầu của hội đang thay đổi từng ngày. Như thế nội dung  
kiến thức ở đây phương diện để đạt được mục đích cuối cùng là năng lực. Tư  
tưởng này chi phối cách lựa chọn nội dung dạy học phương pháp dạy học.  
Mỗi khi dạy một vấn đề, một kiến thức nào đó, người giáo viên cần phải xác  
định dạy cái gì, để làm gì, giúp ích gì cho người học.  
Tuy nhiên, chú ý mục tiêu phát triển năng lực không có nghĩa là xem nhẹ  
kiến thức. Không có kiến thức thì không thể năng lực. Kiến thức vẫn cốt  
lõi để tạo ra năng lực. Năng lực giống như một khối bê tông trong đó tổng hợp  
6
nhiều chất liệu: sắt thép, xi măng, cát, sỏi, đá, nước và các chất phụ gia khác.  
Trong cái khối bê tông ấy sắt thép làm rường cột. Sắt thép chính là kiến thức.  
Tóm lại, dạy học phát triển năng lực vẫn coi trọng nội dung kiến thức tuy  
nhiên chỉ mình nội dung kiến thức chưa đủ; cần thay đổi cách dạy và cách học  
theo hướng học sinh chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng tri  
thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp tự học đthể học suốt đời.  
1.1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử  
ở trường phổ thông.  
Năng lực môn Lịch sử một thành phần của năng lực tìm hiểu hội  
trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với học sinh cấp trung học  
phổ thông, yêu cầu tìm hiểu về năng lực hội bao gồm những nội dung sau  
đây:  
- Một là, hiểu vận dụng được những cách tiếp cận phương pháp  
nghiên cứu cơ bản của khoa học hội: Vận dụng được các nguyên tắc, phương  
pháp, kỹ thuật cơ bản thu thập xử lý thông tin; Biết trình bày và phân tích các  
nhân vật, sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau; Nắm  
được cách trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề hội.  
- Hai là, nắm được các tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã  
hội: Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học  
hội như: phân hóa xã hội, khác biệt hội và xung đột hội, chiến tranh,  
cách mạng, tiến bộ hội...; Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối  
tượng của khoa học hội như quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử  
các nền văn minh, giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn  
hóa, quá trình phát triển nhân cách, ...  
- Ba là, nắm được những tri thức cơ bản về hội loài người, hiểu được  
những quy luật chung của quá trình dựng nước giữ nước của dân tộc Việt  
Nam trong mối liên hệ với khu vực thế giới; hiểu được các xu hướng vận  
động cơ bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, hội, tư  
tưởng, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng và an ninh...  
- Bốn là, vận dụng những tri thức về hội văn hóa vào cuộc sống:  
Biết tự nghiên cứu về một vấn đề của hội; Biết tham gia tranh luận về một  
hoặc một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống hội đương đại, nhất là các vấn  
đề có liên quan đến thế hệ thanh niên hiện nay; Có thái độ tích cực với những  
chính sách của Nhà nước biết cách tuyên truyền, giải thích cho gia đình, bạn  
bè, cộng đồng hiểu và tham gia ủng hộ; niềm tin vào tính đúng đắn của các  
chuẩn mực đạo đức những giá trị hội tốt đẹp, có trách nhiệm đối với bản  
thân và xã hội.  
Trên cơ sở những yêu cầu về tìm hiểu hội, môn Lịch sử ở trường phổ  
thông giúp học sinh phát triển và hoàn thiện những năng lực chuyên môn Lịch  
7
sử, bao gồm: Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng lực nhận thức tư  
duy Lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn giúp học sinh  
khả năng tiếp cận xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng  
xâu chuỗi các sự kiện lịch sử có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự  
kiện lịch sử, xây dựng năng lực phản biện và sáng tạo, từ đó khả năng vận  
dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn, dùng tri thức lịch sử để giải thích  
những vấn đề hiện tại. Trên nền tảng đó, học sinh được truyền cảm hứng để yêu  
thích môn Lịch sử, định hướng để lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời trân trọng  
truyền thống lịch sử, di sản lịch sử.  
Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử : Thể hiện qua việc nhận diện sử  
dụng tư liệu lịch sử, phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử ( văn bản chữ  
viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...), hiểu được nội dung, khai  
thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Tái hiện và trình  
bày lịch sử như tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân  
vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp, xác định được các sự kiện lịch sử  
trong không gian và thời gian cụ thể.  
Năng lực nhận thức duy lịch sử : Thể hiện qua việc giải thích được  
nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra  
được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại đồng đại; so sánh sự tương  
đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, giải được mối quan hệ nhân quả  
trong tiến trình lịch sử. Đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về  
các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức duy lịch sử;  
hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều  
hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện,  
nhân vật, quá trình lịch sử.  
Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn: Thể hiện qua khả năng  
kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng kiến thức lịch sử để giải những vấn đề  
của thực tiễn cuộc sống. Trên nền tảng đó, học sinh có khả năng tự tìm hiểu  
những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận xử lý  
thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức năng lực tự học lịch sử suốt  
đời.  
1.1.3. Quan niệm về sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển  
năng lực học sinh  
Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh không có  
nghĩa để cho học sinh tự làm việc với các tư liệu lịch sử trong giờ học bộ  
môn, càng không phải giáo viên đặt nhiều câu hỏi đối với các tư liệu lịch sử mà  
mình đưa ra cho các em, cũng không phải càng sử dụng được nhiều tư liệu lịch  
sử trong một giờ học lịch sử đã phát huy được tính tích cực của các em. Sử  
dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh nghĩa là trong các  
hoạt động học tập, giáo viên luôn điều khiển, hướng dẫn các em chủ động làm  
8
việc với các tư liệu lịch sử để tự mình tạo được các biểu tượng lịch sử cụ thể,  
trên cơ sở đó hình thành các khái niệm và rút ra các quy luật, bài học lịch sử.  
Khi sử dụng các tư liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học  
sinh, các em luôn tỏ ra thích thú, chú ý học tập, hăng hái tham gia phát biểu ý  
kiến, ghi chép bài. Chủ động tìm thêm các tư liệu khác ngoài tư liệu mà giáo  
viên cung cấp, luôn hứng thú học tập, hoàn thành tốt những nhiệm vụ thầy  
cô giao cho. Ham mê nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học vào học  
tập và lao động.  
Khi sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh, các  
em sẽ độc lập, chủ động làm việc với các tư liệu, giải quyết các vấn đề dưới sự  
hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.  
1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát  
triển năng lực học sinh.  
Tư liệu lịch sử phương tiện cần thiết đối với việc dạy học lịch sử ở  
trường phthông. Mỗi loại loại tư liệu một vị trí cụ thể trong việc sử dụng và  
có vai trò nhất định đối với hiệu quả bài học.  
Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa  
to lớn về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.  
Về mặt kiến thức: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tư liệu lịch  
sử nguồn cung cấp kiến thức quan trọng cho học sinh. Việc sử dụng tư liệu  
lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa to lớn về mặt bồi  
dưỡng kiến thức cho học sinh. Tư liệu lịch sử một phương tiện quan trọng để  
cụ thể hóa kiến thức lịch sử đang học, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ  
ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng  
và gây hứng thú cho việc học tập của các em.  
Trong dạy học lịch sử, giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học  
tập cho học sinh thông qua hệ thống các tư liệu lịch sử khiến các em tích cực  
hoạt động, phát huy trí sáng tạo, lựa chọn tốt các kiến thức từ các tư liệu lịch sử  
tạo biểu tượng lịch sử. Khi đã tạo được những biểu tượng lịch sử quá khứ  
chân thực, cụ thể, giúp học sinh tránh được hiện tượng “hiện đại hóa” lịch sử.  
dụ, khi dạy về “Tình hình Nông nghiệp nước ta các thế kỷ XVI-  
XVIII, giáo viên sử dụng các tư liệu thành văn sau: “Nhiều người nuớc ngoài  
mặt thời đó đã rất ngợi ca sự trù phú của đất đai. Giáo Marini trong tập ký  
sự về Đường ngoài đã để hẳn một chương để tả "sự màu mỡ của Vương  
quốc" này ("Vương quốc xứ Đàng ngoài"). Marini viết: "Đất đai màu mỡ và  
không lúc nào nghỉ sản xuất. Nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không  
bỏ hoang và những người nội trợ giỏi, sau khi thu hoạch mùa màng xong, lập  
tức lại cày bừa ngay và gieo hạt. như vậy mỗi năm họ thường thu được 2, 3  
vụ. Ở những nơi nào không trồng lúa được thì họ trồng cây ăn quả và thu hoạch  
9
lớn. Cây cối tươi tốt đến nỗi lúc nào cũng chỉ thấy một màu xanh tựa như một  
khu rừng với một mùa xuân vĩnh viễn".  
Về giống lúa, theo ghi chép của Lê Quý Đôn thế kXVIII: Vùng châu thổ  
sông Hồng có 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp. Nông  
nghiệp Đàng Trong có 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ. "Tháng hàng năm  
lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp, mỗi mẫu thu hoạch từ 90 đến 120 gánh  
lúa." Theo giáo Bo-ri: "Đất đai màu mỡ và sinh lợi....đến nỗi hàng năm họ gặt  
lúa 3 lần, thu hoạch được một lượng thóc phong phú đến mức không ai cần lao  
động thêm để kiếm sống....quanh năm họ nhiều hoa quả, những thứ lạ như  
dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau, bắp cải, thuốc lá,  
mía....đồng ruộng của họ đầy những vịt nhà và gà rừng."  
Trên cơ sở những tư liệu trên giúp học sinh hiểu được sự phát triển trù  
phú của Nông nghiệp với nhiều loại giống cây trồng phong phú.  
Việc sử dụng tư liệu lịch sử sẽ giúp học sinh ít tốn công sức mà thu nhận  
hiệu quả kiến thức lịch sử; những đoạn trích ngắn gọn, súc tích giúp học sinh  
xích lại gần hơn với hiện thực quá khứ.  
Bên cạnh đó việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực  
học sinh góp phần nâng cao trình độ nhận thức của học sinh. Lịch sử phản ánh  
những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, khi học sinh được dựng lại  
bức tranh trong quá khứ cũng là lúc các em tự trau dồi cho mình những kiến  
thức của nhân loại. dụ, khi học về “Những thành tựu văn hóa nước ta thời  
phong kiến”, giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm viết báo cáo về sự hiểu  
biết các công trình kiến trúc thời đó. Thông qua đó, giáo viên hướng dẫn học  
sinh nhận xét về nghệ thuật kiến trúc nước ta thời phong kiến. Khi các em tự sưu  
tầm và tìm hiểu về các công trình nghệ thuật kiến trúc dưới sự định hướng của  
giáo viên thì sự hiểu biết về văn hóa của các em được nâng lên đáng kể.  
Về thái độ: Việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực  
học sinh không chỉ giúp học sinh có biểu tượng chính xác, sinh động về sự kiện,  
hiện tượng lịch sử mà còn khơi dậy cho các em những cảm xúc lịch sử, cơ sở  
để giáo dục đạo đức cho học sinh. Ví dụ khi dạy về “Các cuộc kháng chiến  
chống Mông – Nguyên thời Trần ở thế kỉ XIII” giáo viên trích dẫn lời “Hịch  
tướng sỹ” của Trần Hưng Đạo những câu trả lời của Trần Hưng Đạo đối với  
vua Trần trong kế sách đánh giặc. Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra  
được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên và  
giải thích vì sao nhân dân lại đoàn kết với triều đình để chống giặc. Qua đó khơi  
dậy lòng yêu nước, khâm phục biết ơn đối với các anh hùng dân tộc từ đó các  
em có ý thức bảo vệ nền độc lập thống nhất của Tổ quốc.  
Sử dụng tư liệu theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi học sinh  
phải tự làm việc nhiều với các nguồn tư liệu, điều này góp phần rèn luyện cho  
10  
các em tinh thần chuyên cần, hăng say và sáng tạo trong lao động học tập,  
chủ động trong công việc.  
Về phát triển: Sử dụng tư liệu theo hướng phát triển năng lực học sinh có  
tác dụng to lớn trong việc phát triển toàn diện học sinh đặc biệt duy. Để  
hiểu các sự kiện hiện tượng lịch sử một cách cụ thể, sinh động, học sinh phải  
chủ động quan sát, tri giác, phát huy trí tưởng tượng, phán đoán, so sánh, đối  
chiếu những sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm hiểu bản chất của vấn đề. Khi học  
sinh tích cực độc lập hoạt động tư duy nhận thức, làm việc với các tư liệu lịch sử  
sẽ giúp các em phát triển ngôn ngữ, trí nhớ duy của mình. Ví dụ, khi dạy  
chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX” giáo viên hướng  
dẫn học sinh tìm các tư liệu lịch sử nói tình hình tôn giáo nước ta giai đoạn này  
hoặc giáo viên cung cấp cho các em tư liệu lịch sử về tôn giáo nước ta từ thế kỉ  
X đến nửa đầu thế kỉ XIX rồi hướng dẫn học sinh tự làm việc với các tư liệu  
thông qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên.  
- Vì sao Phật giáo trở thành “Quốc giáo” thời Lí, Trần?  
- Nho giáo du nhập vào nước ta khi nào, vị trí của nó qua các thời kì ? Vì  
sao từ thời Nho giáo giữ vị trí độc tôn và Phật giáo bị hạn chế?  
- Nhà Nguyễn có chính sách gì trước sự du nhập Thiên chúa giáo ? Vì  
sao?  
Để trả lời các câu hỏi trên, học sinh phải đọc các tư liệu mà giáo viên  
cung cấp, phải nghiên cứu, phân tích, tổng hợp đánh giá, rút ra kết luận.  
Thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ học tập đó sẽ giúp cho học sinh phát triển  
được khả năng tri giác.  
Mặt khác việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học  
sinh góp phần phát triển các thành phần nhân cách của các em. Khi sử dụng tư  
liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sẽ tạo ra trong các em những cảm  
xúc lịch sử như sự yêu ghét, khâm phục hay căm thù, kích thích các hứng thú  
học tập, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng sự tích cực tư duy, chủ  
động hoạt động học tập, sáng tạo qua sử dụng tư liệu lịch sử kiến thức trong  
sách giáo khoa, các em sẽ trở nên năng động hơn, tự tin, linh hoạt trước tập thể  
và ngày càng làm chủ được kiến thức của mình. Chẳng hạn khi dạy về “Sự  
thành lập và chính sách của nhà Mạc” giáo viên nêu rõ những ý kiến đánh giá  
khác nhau về Mạc Đăng Dung. Có ý kiến cho rằng: “Mạc Đăng Dung là kẻ “  
nghịch thần”, cướp ngôi nhà Lê, đáng bị lên án. Tuy nhiên lại nhận định cho  
rằng sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung trên chính trường một tất yếu, đáp ứng  
yêu cầu, đòi hỏi của hội lúc bấy giờ. Ông là một danh nhân, có công lao lớn  
đối với lịch sử dân tộc”. Quan điểm của em trước những ý kiến trên.  
Để trả lời được câu hỏi trên đòi hỏi học sinh phải căn cứ vào hoàn cảnh  
thành lập, chính sách của nhà Mạc kết hợp với tư liệu lịch sử để phân tích, rút ra  
nhận xét. Với các hoạt động như vậy sẽ giúp học sinh phát triển tư duy phản  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 82 trang minhvan 21/03/2024 1450
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_theo_huong_phat_trien_nang_luc.docx