SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc trung học cơ sở
Ngữ văn là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những tri thức nhất định về cuộc sống đa chiều, đa diện đang diễn ra, đồng thời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm và góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LANG SƠN
SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh
Chức vụ: Giáo viên
Hạ Hòa, năm 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỤC
TRANG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I
Cơ sở lý luận
1
2
2
II
Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
Mục tiêu
III
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề
Chỉ ra các tồn tại, hạn chế
I
1
2
3
4
4
4
4
5
6
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng
kiến
II
1
Giải pháp để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Tìm hiểu về sơ đồ tư duy
6
6
9
2
Cách sử dụng SĐTD trong quá trình tổ chức các hoạt
động dạy học
III
IV
Kết quả và khả năng áp dụng, nhân rộng
Giải pháp tổ chức thực hiện
18
20
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN
NGHỊ
I
Kết luận
21
II
Ý kiến đề xuất kiến nghị
21
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
Danh mục chữ viết tắt
Ý nghĩa
Sơ đồ tư duy
SĐTD
PPDH
THCS
2
Phương pháp dạy học
Trung học cơ sở
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. Cơ sở lý luận
Ngữ văn là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là môn học có
vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.
Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những tri thức nhất định về cuộc sống đa chiều,
đa diện đang diễn ra, đồng thời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm và góp phần hình
thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân. Ngữ văn trong nhà trường
được chia thành ba phân môn đó là: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từng
khía cạnh, nội dung của ba phân môn này đều có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với
thực tế đời sống. Ngoài ra, Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với rất
nhiều các môn học khác trong các nhà trường. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác
động tích cực tới các môn học khác và ngược lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, dạy học Ngữ văn còn gặp không ít khó khăn. Một
bộ phận học sinh chưa có niềm yêu thích, say mê và hứng thú đối với môn học
này. Các em chưa cảm nhận được hết những giá trị nhân văn cũng như sự hữu
ích mà môn học mang lại. Mặt khác Ngữ văn cũng là bộ môn đòi hòi năng khiếu
và sự cảm nhận tinh tế của cá nhân mỗi học sinh. Cùng với những lí do trên thì
trong quá trình dạy học Ngữ văn còn tồn tại nhiều bất cập. Xu hướng đọc – chép
vẫn phổ biến nhiều ở các nhà trường, chưa có sự đổi mới trong phương pháp
giảng dạy. Do đó, chất lượng và hiệu quả của bộ môn Ngữ văn đạt được chưa
cao, đặc biệt là đối với các trường Trung học cơ sở.
Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết
định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp
giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH.
Từ đó, việc thực hiện đổi mới được diễn ra liên tục và toàn diện trên tất cả các
môn học. Đặc biệt, năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp
tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong
trường phổ thông. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên giảng dạy Ngữ văn
cần phải có sự thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm của mình. Giáo viên cần
lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của người học thông qua các PPDH mới mẻ, linh hoạt và hiệu quả.
Nói tới PPDH là nói đến cách dạy của người thầy. Cùng một nội dung, một
đơn vị kiến thức nhưng mỗi người giáo viên sẽ có những cách truyền thụ riêng,
không giống nhau. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên có sự thay đổi, tích cực áp
dụng các phương pháp mới vào giảng dạy thì sẽ đem lại kết quả cao hơn so với
việc dạy học thụ động, theo lối mòn trước đây. Đối với môn Ngữ văn, đây là
môn học có đặc thù riêng. Bởi, ngoài tính công cụ, nó còn có tính nghệ thuật,
tính nhân văn rất cao. Do đó, để học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở trường phổ
thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải
tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy
học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự
giác, bằng niềm say mê thật sự.
Trong những năm gần đây, một trong những phương pháp dạy học mới và
hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy (SĐTD).
Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ
nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony
Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có
thể khẳng định rằng PPDH bằng SĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó
giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng
và khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện
nay.
II. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
- Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về các phương pháp dạy học
tích cực đang được áp dụng trong quá trình dạy học của các nước trên thế giới
và ở Việt Nam. Tham khảo các tài liệu khoa học về phương pháp sử dụng SĐTD
trong dạy học, từ đó, định hướng cách thức vận dụng SĐTD vào giảng dạy môn
Ngữ văn ở bậc Trung học co sở.
- Tham khảo, lấy ý kiến từ đồng nghiệp thông qua các hoạt động đàm thoại,
trao đổi, tổng kết kinh nghiệm ở các buổi thảo luận chuyên đề, dự giờ thăm lớp,
nghiên cứu bài học.
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, thăm dò ý kiến để tìm hiểu tình
hình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay, nắm bắt được thái độ của học
sinh đối với môn học. Sau đó, dựa trên kết quả thu thập, giáo viên so sánh, phân
tích nhằm đánh giá kết quả nhận thức của người học sau khi đã áp dụng SĐTD
vào giảng dạy một tiết học cụ thể.
- Tiến hành dạy thực nghiệm, sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy
học để quan sát được thái độ, tâm lý, khả năng tiếp cận với phương pháp mới
của học sinh. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hoàn thiện hơn nữa
phương pháp sử dụng SĐTD vào dạy học môn Ngữ văn.
III. Mục tiêu
- Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này giúp mỗi giáo viên có thêm cái
nhìn thấu đáo hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy môn
Ngữ văn. Sáng kiến đề xuất, làm rõ hơn về phương pháp sử dụng SĐTD, định
hướng cho người dạy cách thức thiết kế, các bước tổ chức và các hoạt động có
thể tiến hành SĐTD để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Sáng kiến kinh nghiệm này xuất phát từ những trăn trở của tôi trong quá
trình dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở. Đồng thời, nhằm tổng kết
phương pháp, cách thức kĩ năng, kinh nghiệm mà tôi thu được từ thực tiễn giảng
dạy của bản thân. Thông qua sáng kiến này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ
vào đổi mới PPDH đối với môn Ngữ văn nói riêng và quá trình đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục nói chung.
- Với sáng kiến kinh nghiệm tôi tập trung vào vấn đề: “Sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học cơ sở”, như một giải pháp hữu hiệu
để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Từ đó, giúp nhau tháo gỡ phần nào thực
trạng dạy học văn hiện nay, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, mang
đến một tâm thế mới, sự say mê, hứng khởi của học sinh mỗi khi bước vào một
tiết học môn Ngữ văn.
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề
Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được cả xã hội quan tâm. Làm
sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục? Làm thế nào để truyền lửa tri
thức một cách sinh động, hấp dẫn nhất? Và bằng cách nào để khơi dậy hứng thú
cũng như niềm say mê học tập cho học sinh? Đây là những câu hỏi thường trực
khiến cho người giáo viên vô cùng trăn trở. Để giải quyết vấn đề trên rất nhiều
phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được đưa ra và ứng dụng tại nhà trường
phổ thông với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các môn học,
trong đó có bộ môn Ngữ văn. Đây là điểm mới mẻ và thuận lợi rất lớn, góp phần
không nhỏ để đưa các phương pháp học tập sáng tạo, tiến bộ tiếp cận gần hơn
đến thầy cô và các em học sinh.
Trong các phương pháp dạy học Ngữ văn thì sử dụng sơ đồ tư duy không
hẳn là một phương pháp quá mới mẻ và khó khăn khi thực hiện. Chúng ta có thể
bắt gặp dạng đơn giản nhất của sơ đồ tư duy thông qua hình thức sơ đồ hóa kiến
thức Tiếng Việt ở các bài học trong Sách giáo khoa Ngữ văn thuộc bậc Trung
học cơ sở. Phương pháp này giúp cho học sinh có thể hệ thống kiến thức một
cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đồng thời, phát huy được khả năng tưởng
tượng phong phú và những năng lực riêng của từng cá nhân. Đặc biệt, giảng dạy
bằng sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học
sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở
nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập.
Thực tế hiện nay, hầu hết các trường Trung học cơ sở đều có một đội ngũ
giáo viên giảng dạy Ngữ văn có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và luôn sẵn
sàng học hỏi, trau dồi các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng
bộ môn. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ
phục vụ khá tốt cho quá trình vận dụng các phương pháp học tập vào từng tiết
học, đặc biệt là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, còn tồn tại những khó khăn nhất
định khiến cho việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn chưa đạt được
hiệu quả cao nhất. Những khó khăn này xuất phát cả từ phía người dạy, người học
và một số yếu tố khác bên ngoài.
2. Chỉ ra các tồn tại, hạn chế
a. Về phía học sinh
Đa số học sinh còn thờ ơ đối với bộ môn Ngữ văn. Các em chưa tìm thấy
được niềm say mê, hứng thú với môn học. Do đây là môn học yêu cầu đối tượng
học cần có những cảm nhận, rung động ở mức độ nhất định đối với những nội
dung được truyền tải. Việc học sinh có tâm lý thụ động, ngại tư duy tưởng tượng
ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu tri thức của các em. Cho nên, sử
dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết,
để tạo nên hứng thú góp phần khơi dậy tình cảm của học sinh đối với môn học
này.
b. Về phía giáo viên
Mặc dù đội ngũ giáo viên ở Trung học cơ sở hầu hết có kinh nghiệm và năng
lực, nhưng khả năng vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào
tiết học còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao. Một số bộ phận giáo viên còn
thụ động, ngại đổi mới, hoặc còn loay hoay chưa tìm ra cách thức hợp lý để khiến
giờ học của mình trở nên sinh động, thu hút được học sinh. Hiện nay, giáo viên ở
bậc Trung học cơ sở đã bước đầu tiếp cận và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học
Ngữ văn, nhất là đối với các tiết học cần ôn tập và hệ thống hóa kiến thức như ở
phân môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng này còn thiếu linh hoạt, chưa đồng
đều, phổ biến, chưa phát huy được hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
Ngoài ra, hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân
môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi. Họ chưa mạnh dạn đưa sơ đồ tư
duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học làm hạn chế đi tính chất phổ
biến và đa năng của phương pháp này. Vì vậy, chưa phát huy một cách đầy
đủ công dụng của sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học môn Ngữ văn.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Học sinh chưa yêu thích môn Ngữ văn nói chung, còn thụ động trong tiếp
nhận, khả năng cảm thụ còn hạn chế.
- Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn là môn học có những yêu cầu nhất định
về năng lực thẩm mĩ. Yếu tố về năng khiếu chi phối một phần không nhỏ đến
quá trình học tập và kết quả đạt được của học sinh.
- Phần lớn phụ huynh học sinh chưa có sự quan tâm chưa thoả đáng đối với
môn Ngữ văn nên định hướng cho học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên.
Do vậy phần nào ảnh hưởng đến tâm lí học của học sinh.
- Nhà trường và tổ chuyên môn: mặc dù có tổ chức thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy, tuy nhiên hình thức chưa đa dạng, hiệu quả còn hạn
chế, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và áp dụng phương pháp mới.
- Giáo viên: còn quen với các phương pháp cũ, chưa thực sự chủ động
trong việc đổi mới phương pháp. Khi sử dụng phương pháp mới vào giờ học còn
lúng túng, chưa thực hiện đúng các bước tiến hành nên hiệu quả đạt được chưa
cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn còn
thiếu xót. Thời gian mỗi tiết học chỉ có 45 phút trong đó giáo viên vừa truyền tải
kiến thức vừa phải hướng dẫn học sinh trong các hoạt động học.
- Hơn thế nữa, sĩ số mỗi lớp học tương đối đông nên rất khó cho giáo viên
trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết học.
4. Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến
Từ thực trạng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc
Trung học cơ sở nói chung, và tại trường THCS Lang Sơn nói riêng, tôi thấy
rằng để nâng cao chất lượng bộ môn, đạt được năng lực cho học sinh (năng lực
tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng
lực sử dụng ngôn ngữ) và hình thành ở các em niềm say mê, yêu thích môn học
là một vấn đề quan trọng và cần thiết.
Ngữ văn là môn học mang tính nhân văn rất cao và có ý nghĩa quan trọng
đối với việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Vì vậy, cần phải có sự thay đổi trong phương pháp để các em hiểu và thấy được
những giá trị của môn học, nhằm đưa Ngữ văn trở về với đúng vị trị của nó
trong nhà trường, tránh tư tưởng ngại học, ngại tư duy tưởng tượng của học sinh.
Đồng thời, giúp cho các bậc phụ huynh có những định hướng đúng đắn hơn, từ
đó, động viên khích lệ con em mình trong việc học tập môn học này.
Ngoài ra, trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, để
bắt kịp với những bước tiến của giáo dục trên thế giới, thì việc áp dụng các
phương pháp mới trong giảng dạy là hoàn toàn cần thiết. Nó sẽ góp phần đưa
việc dạy và học Ngữ văn thoát khỏi lối mòn đang tồn tại, khơi dậy được hứng
thú của người học. Chính vì vậy, tôi thấy cần phải có sáng kiến kinh nghiệm “Sử
dụng sơ đồ duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học cơ sở” để giải quyết được
thực trạng trên, khắc phục những hạn chế vốn có và phát huy một cách mạnh mẽ
vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường.
II. Giải pháp để thực hiện sáng kiến
Để sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả, khắc phục được những khó
khăn đang tồn tại, trước hết, chúng ta phải có những tri thức nhất định về nó.
Vậy sơ đồ tư duy hiểu một cách đầy đủ là gì? Nó được cấu tạo, xây dựng, thiết
kế như thế nào? Quy trình tổ chức và các tiện ích mà sơ đồ tư duy mang lại ra
sao? Bằng cách trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và
khai thác được tối đa những công dụng đa năng mà sơ đồ này mang lại.
1. Tìm hiểu về sơ đồ tư duy
1.1. Khái niệm
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là
PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi,
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu
cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các
nhánh, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác
nhau,...
1.2. Cấu tạo
- Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ
đề.
- Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm
rõ chủ đề.
- Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ.
- Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung
tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết.
Ảnh minh họa cấu tạo Sơ đồ tư duy
1.3. Các bước thiết kế một SĐTD
Để thiết kế một SĐTD dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy..., hay trên
phần mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ
hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được)
Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ
chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính,
đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm
rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai
thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các
ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
*Lưu ý:
- Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các
nhánh con.
- Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu
hút sự chú ý của mắt, như vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
- Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu_van_bac_trung_ho.doc