SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học

Toán học là môn học bắt nguồn từ thực tế và phục vụ cho thực tiễn. Điều quan trọng của dạy học toán ở tiểu học là dạy cho học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và biết thực hành toán học. Trong đó, kiến thức về hình học có vai trò quan trọng, góp phần giúp học sinh gắn học với hành và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
A. MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã đang  
những bước chuyển vĩ đại đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải trang bị cho  
mình những kiến thức kỹ năng cần thiết. Đồng thời người giáo viên phải  
không ngừng học tập để nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.  
Toán học là môn học bắt nguồn từ thực tế phục vụ cho thực tiễn. Điều  
quan trọng của dạy học toán ở tiểu học dạy cho học sinh nắm được các kiến  
thức cơ bản biết thực hành toán học. Trong đó, kiến thức về hình học có vai  
trò quan trọng, góp phần giúp học sinh gắn học với hành và biết vận dụng kiến  
thức vào cuộc sống hằng ngày.  
Vậy làm thế nào để hoàn thành nội dung dạy học các yếu tố hình học  
trong chương trình Toán tiểu học một cách có hiệu quả? Làm thế nào để học  
sinh tiểu học biết vận dụng kiến thức ở trường, chẳng hạn như tính chu vi, diện  
tích của một hình… để từ đó vận dụng giải các bài toán thực tế?  
Để có câu trả lời đúng hay nói cách khác là để đạt được mục tiêu dạy học,  
giáo viên cần đầu tư tìm hiểu; nghiên cứu nội dung chương trình kết hợp với  
việc đưa ra các biện pháp phù hợp với nội dung dạy học đối tượng học sinh.  
Các yếu tố hình học và các hoạt động dạy học hình học tương ứng trong chương  
trình Toán 5 khá phong phú, vậy nên các giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn  
nữa trong nghiên cứu để thiết kế tốt các kế hoạch dạy học. Chính vì thế, tôi đã  
chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Sáu giải pháp giúp học sinh lớp  
5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình  
học”.  
2. Mục đích nghiên cứu đề tài  
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:  
- Giới thiệu một số giải pháp của bản thân đã làm nhằm nâng cao chất  
lượng dạy học môn Toán có nội dung hình học nói riêng và chất lượng môn  
Toán ở Tiểu học nói chung.  
- Giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán  
nội dung hình học từ đó làm nâng cao chất lượng học tập.  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu: sáu giải pháp rèn kĩ năng giải toán có nội dung  
hình học.  
3.2. Khách thể nghiên cứu  
Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
4. Giả thuyết nghiên cứu  
1
Với những giải pháp đã thực hiện học hỏi kinh nghiệm của đồng  
nghiệp sẽ rèn được kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5A,  
Trường Tiểu học Vạn thọ 1; từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập.  
5. Nhiệm vụ nghiên cứu  
5.1. Nghiên cứu cơ sluận  
- Cơ sở khoa học.  
- Cơ sở thực tiễn.  
5.2. Nghiên cứu thực trạng  
- Đặc điểm tình hình: thuận lợi và khó khăn.  
- Thực trạng việc học giải toán có nội dung hình học của học sinh lớp  
5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
5.3. Đề xuất giải pháp  
- Nắm chắc hệ thống hiệu sử dụng riêng cho hình học.  
- Nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình.  
- Giúp học sinh hạn chế lỗi sai về đơn vị đo.  
- Nắm được phương pháp giải các bài toán dạng vận dụng.  
- Cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tượng với việc rèn  
luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đó.  
- Áp dụng phương pháp luyện tập một số dạng bài tập hình học để học  
sinh có kĩ năng.  
6. Phạm vi và giới hạn đtài  
- Nội dung: rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5.  
- Thời gian: từ tháng 11/2018 đến tháng 9/2019.  
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
7. Phương pháp nghiên cứu  
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách giáo khoa Toán 5, tài liệu  
tham khảo, các chuyên đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.  
- Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra thực trạng dạy học môn Toán có  
nội dung hình học, dự giờ thực tế giáo viên và học sinh lớp 5.  
- Phương pháp thực nghiệm, thống kê, phân loại: kiểm tra chất lượng học  
sinh về kỹ năng thực hành làm bài tập toán có nội dung hình học để kiểm chứng  
luận của đề tài và đánh giá kết quả học tập của học sinh khi áp dụng nội dung  
đã nghiên cứu.  
- Phương pháp thực hành.  
2
- Phương pháp phân tích tổng hợp.  
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
Chương 1: Cơ sở luận của vấn đề nghiên cứu  
1. Cơ sở khoa học:  
Như chúng ta được biết bậc Tiểu học cơ sở ban đầu hết sức quan trọng  
để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt mang trong mình  
những phẩm chất tạo thành cốt lỗi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn  
mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.  
Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học có vai  
trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương  
trình Toán bậc Tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tuệ,  
rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo,  
khéo léo, yêu thích sự chính xác, làm việc kế hoạch, đồng thời giúp học sinh  
hình thành những biểu tượng hình học đại lượng hình học. Đó một điều hết  
sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học  
với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hổ trợ học các môn học khác (như Mĩ  
thuật, Thủ công…), là kiến thức quan trọng cho việc học lên cao. Đồng thời có  
thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình.  
Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở bậc  
Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo  
viên giảng dạy trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học  
sinh.  
2. Cơ sở thực tiễn:  
Song trong thực tiễn, năng lực tư duy của học sinh tiểu học sự khác  
biệt: cùng một lứa tuổi, cùng học một chương trình học như nhau nhưng hoạt  
động tư duy có những nét riêng đối với từng em; sự phát triển nhận thức của học  
sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, lĩnh hội kiến thức trước đó thiếu vững chắc.  
Các em gặp khó khăn khi chuyển hình thức thao tác duy này sang hình thức  
thao tác duy khác. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự. Căn cứ  
vào các dấu hiệu bên ngoài suy luận thường những khẳng định không căn cứ.  
Trong một chừng mực nào đó, các em có thể giải được một bài toán bằng “bắt  
chước” theo các mẫu đã nhưng mơ hồ, thường hay sai lầm khi lập luận, tính  
toán. Khi giải các bài tập mới các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện,  
máy móc, có khi không đầy đủ, có khi hỏi về lẽ các em không giải thích được.  
Đa số còn lúng túng khi trình bày lời giải, diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn,  
chưa gọn gãy, sử dụng thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình  
thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa  
đúng dạng toán dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình  
này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu  
vi, diện tích các hình đã học. Kể cả những vấn đề vướn mắc chưa hiểu, học  
3
sinh nhờ giáo viên giải thích thì một số giáo viên có lúc cũng bị lúng túng trong  
việc giúp học sinh hiểu tường minh vấn đề.  
thế, để giúp học sinh hiểu và tránh được khó khăn, sai sót trong khi  
giải toán có lời văn nói chung và các bài toán có nội dung hình học nói riêng,  
chúng ta cần giúp học sinh nắm được từng dạng toán trong chương trình cũng  
như các công thức hình học cần sử dụng để giải quyết. Khi chấm chữa bài,  
chúng ta cần lưu ý xem học sinh có hiểu thể hiện rõ các tình huống vận dụng  
của các dạng toán hay không, công thức sử dụng đúng không,... Tức thể  
hiện quá trình duy, suy luận; phương pháp giải quyết bài toán và kĩ năng diễn  
đạt trình bày.  
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:  
1. Đặc điểm tình hình:  
1.1. Thuận lợi:  
- Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của  
tập thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên  
đề, thao giảng, hội giảng; qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.  
- Đồ dùng giảng dạy các yếu tố hình học được nhà trường trang bị tương  
đối đầy đủ.  
- Thư viện nhà trường đã đầy đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham  
khảo phục vụ công tác giảng dạy học tập.  
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin  
trình bày những ý kiến của bản thân.  
1.2. Khó khăn:  
- Có nhiều gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình độ  
dân trí nói chung còn thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em  
mình.  
- Kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh còn hạn chế.  
2. Thực trạng việc học giải toán có nội dung hình học của học sinh  
lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1:  
Qua thực tế quá trình giảng dạy lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi  
nhận thấy: đối với các bài toán có nội dung hình học đa số học sinh còn lúng  
túng khi trình bày lời giải. Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gãy gọn, sử  
dụng thuật ngữ toán học chưa thuần thục, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày  
bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán,  
dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng  
toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các  
hình đã học. Bên cạnh do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập  
trung chú ý nghe giảng bài còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự  
suy luận của các em còn hạn chế nhiều dẫn đến ngại làm các bài tập nội dung  
về các yếu tố hình học.  
4
Để kiểm tra kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh tôi đã ra  
đề kiểm tra (học sinh lớp 5A năm học 2018 - 2019) như sau:  
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1  
Môn: Toán lớp 5 – Ngày kiểm tra: 10/12/2018  
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)  
Câu 1: Hãy vẽ một hình vuông có cạnh dài 3cm. Tính diện tích hình  
vuông đó. (1 điểm)  
Câu 2: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm,  
chiều cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa. (1 điểm)  
Câu 3: Một sân trường hình chữ nhật nữa chu vi là 0,15km và chiều  
1
rộng bằng chiều dài. Tính diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông.  
2
(3 điểm)  
Câu 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật chiều dài 80m, chiều rộng  
1
bằng chiều dài.  
2
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.  
b) Biết rằng, cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa  
ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (3 điểm)  
Câu 5: Có hai tờ giấy hình vuông mà số đo các cạnh số tự nhiên.  
Đem đặt tờ giấy nhỏ nằm trọn trong tờ giấy lớn thì diện tích phần còn lại  
không bị che của tờ giấy lớn là 63cm2. Tính cạnh mỗi tờ giấy. (2 điểm)  
* Bảng thống kết quả điểm bài kiểm tra từng học sinh:  
STT  
01  
02  
03  
04  
05  
06  
07  
08  
HỌ VÀ TÊN  
Nguyễn Văn An  
ĐIỂM  
4
7
9
5
4
5
4
7
Đặng Huỳnh Cảnh  
Nguyễn Thanh Đoan  
Bùi Minh Hải  
Đinh Thị Mỹ Hảo  
Huỳnh Trọng Hiếu  
Trương Khánh Hòa  
Tấn Huy  
5
09  
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
27  
28  
29  
30  
31  
32  
33  
Võ Thành Khang  
3
5
4
4
8
6
4
6
5
6
7
4
9
10  
8
4
9
6
5
3
5
10  
4
6
5
Lê Liên Kiệt  
Nguyễn Thanh Lài  
Trần Đoàn Thanh Mai  
Nguyễn Cao Minh  
Trần Thị Na Na  
Mai Nguyễn Kim Ngân  
Nguyễn Hoàng Thiên Ngân  
Trần Bích Ngọc  
Phạm Thị Quỳnh Như  
Kiều Ngọc Như  
Nguyễn Thị Hồng Nhung  
Huỳnh Minh Quất  
Nguyễn Đặng Tú Quyên  
Như Quỳnh  
Văn Rụ  
Nguyễn Phúc Thanh Tâm  
Ngọc Anh Thư  
Nguyễn Thị Thương  
Nguyễn Ngọc Phi Thường  
Phạm Bích Thủy Tiên  
Lê Thanh Trí  
Lê Hoài Thanh Trúc  
Võ Minh Trung  
Nguyễn Thị Khách Uyên  
6
34  
35  
Mai Thị Phương Vi  
Võ Hoàng Vũ  
6
7
* Bảng thống kết quả điểm kiểm tra theo tỉ lệ %:  
Sĩ số  
Điểm  
Điểm  
Điểm  
Điểm  
9 - 10  
7 - 8  
5 - 6  
dưới 5  
SL  
5
%
SL  
6
%
SL  
13  
%
SL  
11  
%
25  
14,3  
17,1  
37,1  
31,5  
Với kết quả như trên thực sự một vấn đề đáng lo ngại, thế tôi đã trăn  
trở tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên. Sau đây một số nguyên nhân:  
- Chưa nắm chắc hệ thống hiệu sử dụng riêng cho hình học.  
- Chưa nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình.  
- Chưa nắm được các kiến thức cơ bản về hình học.  
- Học sinh hạn còn chế lỗi sai về đơn vị đo, trình bày bài giải toán chưa  
đạt yêu cầu.  
- Xác định chưa đúng dạng toán, dẫn đến giải sai; chưa tìm ra phương  
pháp giải các bài toán dạng vận dụng  
Chính vì thế để giúp học sinh giải được các bài toán có nội dung hình học  
tôi đã quyết định chọn đề tài: “Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường  
Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học” nhm giúp  
cô và trò hng thú hơn khi hc ni dung này, góp phn nâng cao hiu quca vic  
dy hc môn Toán có ni dung hình hc nói riêng và cht lượng môn Toán Tiu  
hc nói chung.  
Chương 3: Gii pháp nghiên cu  
3.1. Nắm chắc hệ thống hiệu sử dụng riêng cho hình học:  
Như đã trình bày ở phần nguyên nhân thực trạng về việc học sinh chưa  
nắm bắt một cách chắc chắn về các ký hiệu hay dùng trong việc học yếu tố hình  
học. Chính vì vậy trong những giờ học Toán trên lớp hoặc giờ phụ đạo thêm, tôi  
cung cấp cho học sinh cách đọc các chữ cái dùng để ghi hình cùng các ký hiệu.  
Mục đích chính là giúp cho các em thấy được các yếu tố riêng đó. Tôi đã cung  
cấp cho học sinh theo hình thức sau:  
- Giúp học sinh nhớ các ký hiệu hay dùng như:  
7
+ S: chỉ diện tích.  
+ V: chỉ thể tích.  
+ P: chỉ chu vi.  
+ C: chỉ chu vi hình tròn.  
+ r: chỉ bán kính.  
+ d: chỉ đường kính hình tròn.  
+ h: chỉ chiều cao.  
+ a: chỉ chiều dài hình chữ nhật hoặc cạnh hình vuông.  
+ b: chỉ chiều rộng hình chữ nhật.  
Từ biện pháp trên, trong quá trình học sinh tiếp xúc với việc đọc lên hình  
rất chính xác không những thế mà còn giúp các em dễ dàng tóm tắt một bài toán  
lời văn dạng hiệu thay thế.  
dụ: Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28cm.  
(Sách giáo khoa Toán 5 – Trang 100)  
Khi học sinh đã nhớ được hiệu thì học sinh hiểu đề ngay, tức học  
sinh tự hình thành trong đầu một đề toán hoàn chỉnh “Một hình tròn có chu vi  
(C) là 6,28cm. Tính diện tích (S) hình tròn” và giải bài toán.  
Bài giải:  
Bán kính của hình tròn là:  
6,28 : 2 : 3,14 = 1 (cm)  
Diện tích hình tròn là:  
1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2)  
Đáp số: 3,14 cm2  
3.2. Nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình:  
Đối với học sinh tiểu học việc học hôm nay rồi hôm sau sẽ quên thường  
xảy ra đối với các em. Mà một khi học hình học mà không nắm bắt được các  
quy tắc, ghi nhớ, đặc điểm của các yếu tố thì khó lòng học tốt được hình học.  
Chính vì vậy chúng ta làm thế nào để giúp các em nhớ được những vấn đề cơ  
bản, cốt lõi của yếu tố hình học trong chương trình sách giáo khoa lớp 5 đã trình  
bày thì thật sự rât khó. Vì thế, tôi đã nghĩ ra cách giúp cho học sinh nhớ được  
những nội dung cơ bản về hình học. Tôi buộc mỗi em có một quyển vở riêng để  
ghi chép, tích luỹ tất cả những cơ bản nhất ở sách giáo khoa và những ở  
sách giáo khoa chưa trình bày cụ thể.  
dụ: Đối với học sinh lớp 5 tôi có thể giúp các em hệ thống một số kiến  
thức cơ bản cho một trật tự sau:  
* Công thức hình vuông:  
8
- Cạnh: a = P : 4 (a: cạnh)  
- Chu vi: P = a x 4 (P: chu vi)  
- Diện tích: S = a x a (S: diện tích)  
* Công thức hình chữ nhật:  
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)  
1
- Chiều dài: a = P – b (a: chiều dài)  
2
1
- Chiều rộng: b = P – a (b: chiều rộng)  
2
- Diện tích: S = a x b (S: diện tích)  
- Chiều dài: a = S : a  
- Chiều rộng: b = S : b  
* Công thức hình bình hành:  
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy)  
- Diện tích: S = a x h (h: chiều cao)  
- Độ dài đáy: a = S : h  
- Chiều cao: h = S : a  
* Công thức hình thoi:  
- Diện tích: S = (m x n) : 2 (m, n: độ dài của hai đường chéo)  
- Tích hai đường chéo: (m x n) = S x 2  
* Công thức hình tam giác:  
- Chu vi: P = a + b + c (a, b, c: độ dài của ba cạnh)  
- Diện tích: S = (a x h) : 2 (a: độ dài đáy, h: chiều cao)  
- Chiều cao: h = (S x 2) : a  
- Độ dài đáy: a = (S x 2) : h  
* Công thức hình thang:  
- Diện tích: S = [(a + b) x h]: 2 (a, b: độ dài các cạnh đáy; h: chiều cao)  
- Chiều cao: h = (S x 2) : (a + b)  
- Độ dài các cạnh đáy: a + b = (S x 2) : h  
* Công thức hình tròn:  
- Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14  
- Đường kính hình tròn: d = r x 2 hoặc d = C : 3,14  
- Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14  
9
- Diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14  
* Công thức hình hộp chữ nhật:  
- Diện tích xung quanh: Sxq = Pđáy x h  
- Chu vi đáy: Pđáy = Sxq : h  
- Chiều cao: h = Pđáy : Sxq  
+ Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật thì:  
Pđáy = (a + b) x 2  
+ Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình vuông thì:  
Pđáy = a x 4  
- Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S2đáy  
Sđáy = a x b  
- Thể tích: V = a x b x c  
+ Muốn tìm chiều cao cả hồ nước (bể nước): h = V : Sđáy  
+ Muốn tìm diện tích đáy của hồ nước (bể nước): Sđáy = V : h  
+ Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ta lấy thể tích nước  
đang có trong hồ (m3) chia cho diện tích đáy hồ (m2): h = V : Sđáyhồ  
+ Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng hồ (bể) (hay còn gọi chiều  
cao phần hồ trống):  
Bước 1: Ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ.  
Bước 2: Lấy chiều cao cả cái hồ trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong  
hồ.  
- Diện tích quét vôi:  
+ Bước 1: Chu vi đáy căn phòng.  
+ Bước 2: Diện tích bốn bức tường (Sxq)  
+ Bước 3: Diện tích trần nhà (S = a x b)  
+ Bước 4: Diện tích bốn bức tường (Sxq) và trần nhà.  
+ Bước 5: Diện tích các cửa (nếu có).  
+ Bước 6: Diện tích quét vôi = Diện tích bốn bức tường trần nhà –  
Diện tích các cửa.  
* Công thức hình lập phương:  
- Diện tích xung quanh: Sxq = (a x a) x 4  
- Cạnh: (a x a) = Sxq : 4  
10  
- Diện tích toàn phần: Stp = (a x a) x 6  
- Cạnh: (a x a) = Stp : 6  
Ngoài ra, để các tiết học thêm sinh động và các em dễ ghi nhớ các công  
thức tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bình hành, tam giác...  
Tôi đã lồng ghép ăn ý trong những vần thơ hài hước, dỏm dưới đây giúp học  
sinh không nhàm chán, dễ nhớ, dễ hiểu:  
Cách tính chu vi - diện tích - thể tích các hình ở tiểu học  
Muốn tính diện tích hình vuông  
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây  
Chu vi thì tính thế này  
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.  
Diện tích tam giác sao ta  
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.  
Diện tích chữ nhật thì cần  
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào  
Chu vi chữ nhật tính sao  
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.  
Bình hành diện tích không sai  
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.  
Muốn tính diện tích hình thang  
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào  
Xong rồi nhân với chiều cao  
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.  
Hình thoi diện tích sẽ là  
Tích hai đường chéo chia ra hai phần  
Chu vi gấp cạnh bốn lần.  
Lập phương diện tích toàn phần tính sao  
Sáu lần một mặt nhân vào  
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra  
Thể tích ta sẽ tính là  
Tích ba lần cạnh sra chuẩn liền.  
Hình tròn, diện tích không phiền  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang minhvan 16/10/2024 480
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_sau_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_van.doc