SKKN Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8

Trong việc dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS).
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
MỤC LỤC  
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................2  
1. Lý do chọn đề i...............................................................................................2  
2. Đối tượng, phạm vi, và mục đích của đề tài :....................................................3  
2.1. Đối tượng nghiên cứu :...................................................................................2  
2.2. Phạm vi nghiên cứu :......................................................................................3  
2.3. Mục đích của đề tài : ......................................................................................3  
PHẦN 2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ I.....................................................................4  
A. Nội dung...........................................................................................................4  
1. Cơ sở luận khoa học của đtài......................................................................4  
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu : ............................................................4  
2.1. Phương pháp :.................................................................................................4  
2.1.1. Phương pháp chung.....................................................................................4  
2.1.2. Phương pháp cụ thể :...................................................................................5  
2.2. Nội dung:........................................................................................................5  
2.2.1. Các bước rèn kỹ năng chung từ bảng số liệu : ............................................5  
2.2.2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từ bảng số liệu........................................6  
B. Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy ...................................................12  
1. Quá trình áp dụng của bản thân.......................................................................12  
2. Hiệu quả khi áp dụng đề tài.............................................................................13  
3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới...............................................13  
C.KẾT LUẬN .....................................................................................................15  
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………18  
1
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU ĐỊA LÝ 8”  
PHẦN 1  
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Trong việc dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay,  
việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu  
được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy học  
địa các cấp học đặc biệt cấp Trung học cơ sở (THCS).  
Việc rèn luyện kỹ năng địa tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm  
bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình  
thành phương pháp học tập bmôn tốt hơn.  
Kỹ năng địa THCS gồm nhiều loại như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, kỹ  
năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so  
sánh phân tích tổng hợp….  
Hiện nay, các trường THCS một số giáo viên dạy địa lý còn rất lúng  
túng trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho các em. Đặc biệt đối với học sinh  
thì việc rèn luyện kỹ năng địa chưa hình thành được thói quen thường xuyên  
và các em còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích  
bảng số liệu.  
Từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc  
nghiên cứu các tài liệu tôi đã tự rút ra được một skinh nghiêm về: Cách nhận  
xét và giải thích bảng số liệu địa lý 8” trong đề tài này. Theo cá nhân tôi nhận  
thấy, việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh  
gồm: kỹ năng đọc hiểu các số liệu thống kê, kỹ năng tìm mối quan hệ giữa  
các số liệu, kỹ năng tính toán và xử số liệu thống kê, kỹ năng nhận xét, giải  
thích các dự kiện do bảng số liệu đưa ra,…Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai  
thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan  
hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.  
Mỗi bảng số liệu thể dùng được với nhiều mục đích khác nhau. Đồng thời  
qua đề tài này, tôi cũng muốn hoàn thiện kiến thức chuyên môn và giúp một số  
giáo viên trẻ giống như tôi còn lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ  
cho học sinh sẽ biết cách đọc, hiểu, tính toán, nhận xét và giải thích kiến thức từ  
bảng số liệu cho các học sinh lớp 8 làm quen và nâng cao hơn kĩ năng này, để  
giúp các em học tập hiệu quả hơn, đặc biệt là các em tham gia đội tuyển học  
sinh giỏi địa lý.  
2
   
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
2. Đối tượng, phạm vi, và mục đích của đề tài :  
2.1. Đối tượng nghiên cứu :  
Rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lớp 8 cho học sinh.  
2.2. Phạm vi nghiên cứu :  
Đề tài xây dựng trong phạm vị chương trình địa lớp 8 ở trường THCS.  
2.3. Mục đích của đề tài :  
Mục đích chính của đề tài là giúp cho việc dạy học địa lớp 8 có hiệu  
quả hơn qua việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu. Đây là  
cơ sở tốt để các em học lên THPT và ra trường trở thành người lao động mới.  
3
 
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
PHẦN 2  
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI  
A. Nội dung  
1. Cơ sở luận khoa học của đề tài  
Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện  
kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh là một việc rất quan  
trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 8, vì bảng số liệu chứa dựng nhiều nội dung  
kiến thức mà kênh chữ, kênh hình không biểu hiện hết. Rèn luyện kỹ năng nhận  
xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học sinh lớp 8 giúp các em hiểu nắm  
bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn.  
Bên cạnh đó, còn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kỹ năng so sánh các  
đối tượng địa lý, kỹ năng tính toán và rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính  
xác trong việc học địa từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn, say mê  
nghiên cứu khoa học địa lý.  
Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học  
sinh lớp 8 còn có khả năng bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện  
chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn  
địa bớt khô cứng, đồng thời giúp người thầy điều kiện để phối hợp nhiều  
phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao  
khả năng tư duy và khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Dựa vào biểu đồ  
người thầy thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát  
triển tư duy địa lý và khai thác những nét đặc trưng quan trọng của địa lý.  
Khi rèn kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh tốt thì  
những con số, những số liệu, bảng số liệu….. không còn là “những con số chết”  
trở thành “những con số biết nói” giúp học sinh có thể phán đoán, suy xét sự  
phát triển hoặc không phát triển của một ngành, một lĩnh vực hoặc nền kinh tế  
của một đất nước.  
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:  
2.1. Phương pháp:  
2.1.1. Phương pháp chung.  
Muốn rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học  
sinh lớp 8 thì việc đầu tiên phải rèn cho hoc sinh kỹ năng đọc, hiểu biểu số liệu,  
kỹ năng tính toán, kỹ năng nhận xét, giải thích bảng số liệu.  
Kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu xuất phát từ tri thức vậy  
việc dạy tri thức tối thiểu về bảng số liệu số liệu thông tin địa lý là rất cần  
thiết.  
4
           
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
Tri thức từ bảng số liệu thông tin địa sẽ giúp các em giải thích được  
những đơn vị kiến thức cụ thể, đo, đếm và tính toán được; mang tính thực tiễn  
rất cao….. Đồng thời giúp các em xác lập được mối quan hệ giữa các con số,  
giữa các đơn vị kiến thức, giải thích được cái yếu tố địa lý mang tính định  
lượng khi những câu chữ bản đồ không giải thích được. Từ đó phát hiện ra  
các kiến thức địa mới ẩn tàng trong bảng số liệu – thông tin địa lý. Tất nhiên  
ở đây chnhững tri thức từ bảng số liệu – thông tin địa lý cung cấp chưa đủ  
cần phải cả những tri thức địa lý khác hỗ trợ bsung.  
2.1.2. Phương pháp cụ thể:  
Qua thực tế giảng dạy kết hợp với kiểm nghiệm, đối chứng giữa các tiết  
dạy có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý và  
các tiết dạy không rèn luyện kỹ năng này, giữa lớp dạy có rèn luyện kỹ năng  
nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý và lớp dạy không rèn luyện  
kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý cho thấy những kết  
quả khác nhau.  
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp với mục đích học tập kinh nghiệm và  
nắm bắt khả năng hiểu biết kiến thức của học sinh khi học địa lý có rèn kỹ năng  
nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số liệu – thông tin địa lý. Đặc biệt  
nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số  
liệu cho học sinh của đồng nghiệp được tiến hành như thế nào và mang lại kết  
quả ra sao.  
2.2. Nội dung:  
Trong việc học tập địa lý có rất nhiều loại bảng số liệu nhưng trong nội  
dung đề tài này tôi chỉ xin nêu ra các bước hướng dẫn rèn kỹ năng biểu đồ trong  
nội dung chương trình địa lớp 8 THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành như:  
Bảng số liệu chữ, bảng số liệu về kinh tế, bảng số liệu về yếu tố tự nhiên, bảng  
số liệu đơn vị tuyệt đối, bảng số liệu tương đôi….  
2.2.1. Các bước rèn kỹ năng chung từ bảng số liệu:  
Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu:  
Đọc tên bảng số liệu để biết được nội dung của bảng số liệu cung  
cấp thông tin gì về đối tượng cần tìm hiểu.  
Đọc từng yếu tố được thể hiện trong bảng số liệu, cần đọc hết và  
tìm hiểu hết các số liệu đưa ra.  
Căn cứ vào nội dung của bảng số liệu đưa ra và nội dung của câu  
hỏi được đưa ra để hiểu từng nội dung kiến thức cần trả lời mối  
5
     
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
quan hệ giữa các nội dung địa lý trong bảng số liệu theo cột và  
dòng.  
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu:  
Trước khi nhận xét bảng số liệu phải hiểu được bảng số liệu thể  
hiện nội dung đơn vị kiến thức nào, khai thác như thế nào cho hiệu quả  
cao nhất.  
Trong quá trình nhận xét cần sự kết hợp giữa số liệu tương đối  
tuyệt đối trong quá trình phân tích và nhận xét. Bảng số liệu có  
thể đơn vị tuyệt đối (tấn, m3, tỉ Kwh hay tỉ đồng…) hoặc số liệu  
tương đối (%). Chính vì vậy, trong quá trình nhận xét nếu bảng số  
liệu đơn vị tuyệt đối cần tính toán để chuyển sang số liệu tương  
đối. Khi nhận xét, phân tích cần so sánh, đưa cả hai đại lượng này  
vào cùng nhận xét để minh họa.  
Khi nhận xét cần tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột  
dọc hoặc theo hang ngang.  
Hầu hết các số liệu một chiều thể hiện sự tăng trưởng một  
chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.  
Sự tăng trưởng của đối tượng sự tăng trưởng hoặc giảm về mặt  
số lượng của đối tượng.  
Sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng sự thay đổi các thành phần  
bên trong của đối tượng.  
Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo  
chiều thời gian.  
Thực hiện nguyên tắc khi nhận xét, phân tích bảng số liệu: cần đi từ  
tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.  
Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng trong bảng số liệu.  
Khai thác mối lien hệ giữa các cột, các hàng.  
Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tình toán, sẽ mất thời gian  
làm bài và cũng không chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu. rất  
nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trong bảng số liệu gắn  
với nội dung của bài học.  
Rèn kĩ năng nhận xét bảng số liệu.  
Khi nhận xét, phân tích bảng số liệu bao gồm cả số liệu minh họa  
nội dung giải thích.  
Mỗi nhận xét trong bài đều cần số liệu minh họa lời giải  
thích.  
6
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra  
những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về  
phương tiện thời gian và không gian của đối tượng.  
Tóm lai, để nhận xét, phân tích bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, các kĩ  
năng tính toán, kĩ năng xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý…để tìm  
ra 2 hoặc 3, 4 ý phu hợp với yêu cầu của câu hỏi đã đặt ra. Vì vậy, không nắm  
vững kiến thức cơ bản, không nắm vững thuyết và các kĩ năng cơ bản khi xử  
lí, nhận xét bảng số liệu thì sẽ không thể phân tích bảng số liệu.  
2.2.2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng bảng số liệu.  
2.2.2.1. Bảng số liệu dạng chữ kết hợp với số.  
*Ví dụ 1:  
Bảng số liệu này nhằm cung cấp các nội dung kiến thức cần thiết, cơ bản  
nhất về dân cư, diện tích, ngôn ngữ giữa các nước Đông Nam Á.  
(?) Dựa bảng 15.2, hãy cho biết:  
+ Đông Nam Á có bao nhiêu nước?Kể tên các nước thủ đô từng nước?  
+ So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trong khu vực?  
+ Có những ngôn ngữ nào được dung phổ biến trong các quốc gia Đông  
Nam Á. Điều này có ảnh hưởng tới việc giao lưu giữa các nước trong khu  
vực?  
Giáo viên cho học sinh đọc nội dung câu hỏi liên quan tới bảng 15.2 và  
hình 15.1 để trả lời câu hỏi.  
Giáo viên định hướng cho học sinh làm theo các bước khi nhận xét bảng  
số liệu:  
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bảng số liệu đề cập đến nội  
dung kiến thức nào.  
7
 
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
- Bước 2: học sinh đọc yêu cầu của câu hỏi, sau đó định hướng tìm nội  
dung kiến thức trong bảng số liệu liên quan đến câu hỏi để trả lời.  
- Bước 3: học sinh đưa ra câu trả lời từ kiến thức trong bảng số liệu, giáo  
viên và học sinh khác lắng nghe, bổ sung.  
- Bước 4: tìm những nội dung kiến thức liên quan, có mối quan hệ với  
nhau giữa các đơn vị kiến thức của bài học.  
=> Với bảng số liệu này qua các bước cụ thể giáo viên và học sinh có thể tìm ra  
câu trả lời thông qua bảng số liệu kết hợp với kênh hình sách giáo khoa.  
Qua bảng:  
- Đông Nam Á có 11 nước, học sinh tự kể tên các nước, thủ đô và xác  
định một cách dễ dàng trên bản đồ.  
- Qua bảng học sinh có thể làm việc nhóm với nhau để trả lời câu hỏi so  
sánh diện tích, số dân và tìm ra được ngôn ngữ.  
+ Dân số nước ta đứng thứ 3 sau Inđônêxia và Philippin.  
+ Diện tích đứng thứ 5 trong khu vực.  
+ Ngôn ngữ phổ biến: Anh – Hoa – Mã Lai.  
- Tìm ra được mối quan hệ giữa ngôn ngữ khác nhau: kkhăn trong giao  
lưu hợp tác văn hóa và kinh tế do ngôn ngữ bất đồng.  
*Ví dụ 2: Bảng 34.1 Hệ thống các sông lớn ở Việt Nam.  
8
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
Bảng số liệu này nhằm cung cấp cho học sinh biết được: các hệ thống  
sống chính ở nước ta và đặc điểm của các hệ thống sông này. Cùng với bảng số  
liệu 34.1 kết hợp với H33.1 và bảng 33.1 giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu  
được gần như đầy đủ về nội dung kiến thức của đặc điểm sông ngòi ở nước ta.  
Giáo viên có thể dùng nội dung từ các bảng số liệu này để yêu cầu học  
sinh tìm những nội dung kiến thức sau:  
- So sánh độ dài, diện tích lưu vực, hàm lượng phù sa của sông chính ở  
nước ta?  
- Nêu đặc điểm mùa lũ của các hệ thống sông ở nước ta? Giải thích tại  
sao sông ở miền Trung lại vào vào thu đông?  
Từ nội dung giáo viên đưa ra học sinh sẽ phải đi tìm kiến thức qua bảng  
cung cấp. Không chỉ dùng bảng 34.1 mà học sinh còn cần sử dụng cả H33.1 và  
bảng 33.1 để tìm câu trả lời. Như vậy thông qua bước này, học sinh đã dần tìm  
được mối liên hệ giữa các bảng số liệu với nhau, giữa bảng số liệu với bản đồ.  
Mục đích cuối cùng là học sinh tìm ra được nội dung câu trả lời qua bảng và  
trình bày được trên bản đồ một cách mạch lạc. Bằng công việc trên, giáo viên đã  
rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét, phân tích số liệu tử bảng, tìm kiến thức, đồng  
thời còn giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Điều quan  
trọng nhất học sinh rèn được các kĩ năng cơ bản của môn địa lý: kĩ năng phân  
tích bảng số liệu, kĩ năng bản đồ, kĩ năng tìm các mối liên hệ địa lí; quan trọng  
hơn học sinh được phát huy tính tích cực chủ động trong học tập thông qua sự  
hướng dẫn của giáo viên và sự trao đổi giữa học sinh – học sinh.  
2.2.2.1. Bảng số liệu dạng chuỗi số liệu theo thời gian hoặc nhiều đối tượng  
địa được thể hiện.  
Bảng số liệu này thường cung cấp nội dung kiến thức theo một chuỗi thời  
gian nhất định theo tháng hoặc theo các năm. Bảng số liệu này có số liệu thường  
sự thay đổi theo thời gian, không ổn định; đặc biệt bảng số liệu về thông  
tin kinh tế - xã hội, dân cư.  
vậy khi cho học sinh nhận xét và giảo thích bảng số liệu giáo viên có  
thế cung cấp thêm các số liệu cập nhật cho học sinh, để học sinh có thể nắm  
được tình hình, động thái thay đổi của đối tượng địa lí theo chuỗi thời gian. Qua  
đó biết được đối tượng đó tăng lên hay giảm đi, sự biến động trong thơi gian  
nhất định.  
*Ví dụ 1:  
Bảng số liệu này có nội dung yêu cầu:  
9
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
- Vẽ biểu đồ hình trong thể hiện sản lượng lúa và cà phê của khu vực  
Đông Nam Á so với châu Á và thế giới.  
- Vì sao khu vực này có thể sản xuất nhiều lúa gạo và cà phê.  
Với nôi dung của bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi giáo viên có thể định  
hướng cho học sinh như sau:  
- Yêu cầu học sinh tính toán được số liệu từ bảng ra đơn vị %.  
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn: 1 biểu đồ thể hiện sản lượng của lúa và 1 biểu đồ  
thể hiện sản lượng của cà phê.  
- Nhận xét dựa vào biểu đồ đã vẽ bảng số liệu: học sinh biết được giá  
trị sản lượng lúa và cà phê của khu vực này, sau đó giái thích dựa vào kiến thức  
phần tự nhiên – dân cư, hội.  
Qua nội dung bảng số liệu đã cho khi yêu cầu vẽ biểu đồ học sinh cần chú  
ý nội dung sau:  
+ Nếu đề bài đã yêu cầu vẽ biểu đồ cụ thể rồi thì học sinh cần lựa chọn  
dạng biểu đphù hợp.  
+ Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhưng không nêu dạng biểu đồ cụ thể thì  
học sinh cần dựa vào nội dung câu hỏi căn cứ vào bảng số liệu để chọn dạng  
biểu đồ thích hợp.  
vậy khi làm một bài vẽ biểu đồ thì khâu nhận xét, quan sát, phân tích,  
so sánh kiến thức liên quan đến bảng số liệu là vô cùng quan trọng. Cho nên  
việc rèn cho học sinh kĩ năng này là cần thiết để học sinh biết được cách làm,  
cách nhận xét khi kết hợp với biểu đồ, bảng số liệu mới khi đã xử lí và với bảng  
số liệu cụ.  
*Ví dụ 2:  
Bảng số liệu về chuỗi thời gian trong năm về yếu tố tự nhiên như lượng  
mưa, nhiệt độ hoặc lưu lượng nước của sông…Đây bảng số liệu yếu tố  
thay đổi tương đối ít, do các yếu tố tự nhiên thường ít biến đổi; tương đối bền  
vững. Nhưng giữa các yếu tố này lại những mối liên hệ hết sức chặt chẽ với  
nhau. Khi nhận xet, phân tích, so sánh cần chú ý tím ra được các mối quan hệ  
giữa các đối tượng.  
10  
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8  
Giáo viên có thể sử dụng bảng số liệu này yêu cầu học sinh tìm những nội  
dung kiến thức sau:  
- Tính nhiệt độ trung bình năm tổng lượng mưa trong năm của 3 địa  
điểm trên? Càng đi vào Nam nhiệt độ có xu hướng thay đổi như thế nào? Giải  
thích?  
- Tìm nhiệt độ thấp nhất của cả 3 trạm vào tháng nào? Tại sao nhiệt độ  
vào mùa đông giữa 3 trạm không đồng nhất? tại sao?  
- Vì sao các tháng mưa nhiều ở Huế lại diễn ra từ tháng 9 đến tháng  
12?...v.v.....  
Với nội dung trên học sinh có thể khai thác rất nhiều nội dung kiến thức  
từ bảng số liệu mang lại. Học sinh vừa thể hiện được kĩ năng tính toán, kĩ năng  
so sánh, giải quyết vấn đề; kĩ năng tìm mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí.  
Qua quá trình phân tích bảng số liệu giáo viên giúp học sinh tìm ra được  
kiến thức mới:  
- Nhiệt độ trung bình năm nước ta luôn cao >210C.  
- Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.  
- Lượng mưa trung bình năm lớn >1500mm.  
- Nhiệt độ trong năm sự khác biệt giữa các tháng => khí hậu có tính  
phân hóa mùa, phản ánh rõ.  
- Khí hậu giữa các vùng miền sự khác nhau: khí hậu phân hóa đa  
dạng…  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 18 trang minhvan 14/05/2025 120
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_nhan_xet_bang_so_lieu_dia_ly_8.doc