SKKN Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Từ xưa đến nay đọc và học văn chương là một trong những hoạt động tinh thần bổ ích của con người. Nhờ văn chương bạn đọc có thể cảm nhận cái hay cái đẹp, những tâm tư tình cảm, những số phận con người những cách đối nhân xử thế và cả những rung động tinh tế của sâu thẳm tâm hồn…
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
MỤC LỤC  
Trang  
Nội dung  
số  
A - ĐẶT VẤN ĐỀ  
2
1. Lí do chọn đề tài  
2
3
3
3
4
4
4
4
5
2. Mục đích đối tượng nghiên cứu  
3. phương pháp nghiên cứu  
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu  
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Những vấn đề luận về rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh  
II. Thực trạng dạy- học kỹ năng viết đoạn văn  
1. Về chương trình ngữ văn THCS do Sở ban hành  
2 . Hoạt động dạy học  
III. Một số giải pháp  
6
6
1.Xây dựng kế hoạch dạy học rèn kỹ năng cho học sinh trong  
chương trình bổ trợ  
2. Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kỹ năng viết đoạn nghị luận cảm  
9
thụ thơ  
IV. Kết quả thực hiện  
20  
21  
21  
21  
23  
C – KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ  
1. Kết luận  
2. Khuyến nghị  
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :  
1. Lí do chọn đề tài:  
Từ xưa đến nay đọc học văn chương một trong những hoạt động tinh  
thần bổ ích của con người. Nhờ văn chương bạn đọc thể cảm nhận cái hay cái  
đẹp, những tâm tình cảm, những số phận con người những cách đối nhân xử  
thế cả những rung động tinh tế của sâu thẳm tâm hồn… Chính vì vậy việc  
dạy môn văn trong nhà trường nói chung và dạy học văn bậc THCS nói riêng  
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi qua giờ học văn các em được tiếp xúc trực  
tiếp với tác phẩm văn chương cảm thụ vẻ đẹp của cuộc sống muôn màu phản  
ánh trong đó. Một trong những thao tác quan trọng trong giờ học văn cảm thụ  
tác phẩm thông qua bài văn, đoạn văn. Vậy nên làm thế nào để các em cảm thụ  
được và trình bày được quan điểm, rung động về tác phẩm điều mà các nhà sư  
phạm luôn quan tâm. Chỉ khi được rèn luyện cách cảm thụ và trình bày thành  
thạo thì khi đọc những tác phẩm mới, không có sự hướng dẫn của thầy cô, các  
em vẫn thể tự tìm tòi khám phá để cảm nhận rồi bình giá. Khi làm được như  
thế là chúng ta đã đào tạo ra những bạn đọc có trình độ. Khi nền văn học có  
nhiều bạn đọc có trình độ thì đòi hỏi các tác phẩm phải đạt chất lượng cao vì lẽ  
đó mà thúc đẩy nền văn học ngày càng phát triển với những thành tựu mới. Do  
đó việc tìm kiếm giải pháp để làm tốt công việc này là điều trăn trở của các cấp  
lao động ngành giáo dục cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay.  
Một trong những lí do tôi chọn đề tài này là do năm nay tôi được nhà trường  
tiếp tục phân công dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9. Mặc kết của chưa được như  
mong muốn nhưng đó là thành công bước đầu của tôi trong việc tìm tòi, áp dụng  
những biện pháp bồi dưỡng kĩ năng viết đoạn cho học sinh. Chính vậy tôi đưa  
ra vấn để này để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Hy vọng rằng những kinh  
nghiệm nhỏ của tôi phần nào giúp anh chị em tháo gỡ một số vướng mắc trong  
rèn kỹ năng cho học sinh được đồng bộ hiệu quả.  
2 . Mục đích đối tượng nghiên cứu:  
a. Mục đích:  
Rèn kĩ năng cho học sinh là một công tác khó khăn, phức tạp. vậy tôi  
nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra giải pháp, hình thức rèn kĩ năng đạt  
kết quả cao. Đồng thời nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên.  
Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê, ý thức  
vươn lên trong học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng trong học sinh.  
2
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
b. Đối tượng nghiên cứu:  
Học sinh cấp hai và tập trung vào học sinh khối 9.  
3. Phương pháp:  
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn, đúc rút kinh  
nghiệm từ giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung cho việc rèn kỹ năng  
viết đoạn.  
4.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:  
Từ năm 2005 - 2006 qua việc tìm hiểu tôi nhận thấy tính chất của đề thi  
tuyển sinh trung học phỏ thông đã thay đổi. Trước đó đề thi thường phần tự  
luận là làm một bài văn nghị luận nhưng nay đề không yêu cầu viết bài luận mà  
chỉ yêu cầu viết đoạn luận ngắn khoảng 10 đến 15 câu văn. Trong một đề  
thường khoảng hai đoạn văn ngắn mỗi đoạn khoảng 2,5 đến 3 điểm chiếm  
khoảng hai phần ba số điểm của đề thi.  
Sự thay đổi tính chất đề dẫn đến điểm số học sinh thường không được cao do  
các em trước đó chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng viết tập trung nhiều vào  
nội dung. Đứng trước thực trạng đó tôi suy nghĩ rất nhiều bắt tay vào triển  
khai kế hoạch từ các năm học trước khi tôi còn dạy ở các khối lớp dưới. Đến  
năm nay khi được ban giám hiệu phân công dạy trực tiếp khối 9, tôi có điều kiện  
tiếp tục hoàn thành kế hoạch rèn kỹ năng đã đề ra và thực hiện ddang ở những  
lớp dưới. Cho đến thời điểm này, tôi có thể nhận thấy kế hoạch của mình khá  
thành công vì vậy tôi bắt tay vào viết sáng kiến ghi lại những kinh nghiệm bước  
đầu gặt hái được.  
3
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Những vấn đề luận về rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh:  
Trong những năm gần đây việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ  
văn trong nhà trường nhiều đổi mới. Một trong những mục tiêu cơ bản của  
môn Ngữ văn là nói và viết. Mới nghe qua có thể mọi người tưởng chẳng có gì  
để bàn bởi đã quá quen thuộc nhất với người đi học gần gũi như cơm  
ăn, nước uống hàng ngày. Nhưng thực tế nói và viết không hề đơn giản. Người  
nói và viết tốt người phải năng lực về môn văn đặc biệt là phân môn tập  
làm văn. Để tạo lập tốt một văn bản nói và viết người học phải nhiều kỹ năng  
từ kỹ năng dùng từ, đặt câu cho đến viết đoạn mà trong đó tiêu biểu nhất kỹ  
năng viết đoạn. Bởi đoạn văn chính là linh hồn của văn bản.  
Thoạt nhìn nhiều người nghĩ rằng viết đoạn văn dễ hơn viết bài văn nhưng  
thực tế không đúng như vậy. Đoạn văn tuy ngắn nhưng đòi hỏi người viết kỹ  
năng nếu không sẽ dẫn đến lan man không đi vào vấn đề hoặc sẽ không biết viết  
gì và viết như thế nào. Mặt khác vì đoạn văn trong đề thi thường chỉ khoảng 8  
đến 15 câu văn nên người chấm sẽ điều kiện để đọc kĩ và phát hiện ra lỗi dù  
nhỏ của học sinh. Song bên cạnh đó đoạn văn ngắn nên nếu học sinh có năng  
lực cảm thụ, kỹ năng tốt thì các em có thể đào sâu vấn đề thể hiện rõ quan  
điểm hoặc cảm nhận từ đó dẫn các em đến gần hơn với phê bình văn học, một  
trong những mục tiêu hướng tới của việc dạy học văn.  
II. Thực trạng dạy học kỹ năng viết đoạn văn.  
1. Về chương trình Ngữ văn THCS do sở ban hành:  
Hiện nay, trong 595 tiết dạy học Ngữ văn trong chương trình THCS mới chỉ  
có 7 tiết luyện viết đoạn văn ( lớp 6: 01 tiết , lớp 8: 04 tiết , lớp 9: 02 tiết).  
Lớp  
Tiết  
Tên bài  
6
7
20  
Lời văn, đoạn văn tự sự  
Không có tiết dạy viết đoạn  
16  
28  
Liên kết các đoạn trong văn bản  
8
9
Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm  
100 Viết đoạn văn trình bày luận điểm  
102 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm  
60  
Luyện viết đoạn văn tự sự yếu tố nghị luận  
4
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
109 Liên kết câu và liên kết đoạn  
Thời lượng dành cho hướng dẫn viết đoạn như vậy là quá ít vả lại các tiết liên  
quan đến đoạn văn lại chưa tập trung nhiều để rèn được kĩ năng viết đoạn do  
thời gian quá ngắn. Nếu hướng dẫn được kĩ năng về mặt thuyết thì lại  
không đủ thời gian thực hành mà chỉ khi các em bắt tay vào viết thực sự các em  
mới phát hiện ra những vướng mắc không thể giải quyết lại cần đến vai trò  
người thầy chỉ dẫn và tháo gỡ.  
2. Hoạt động dạy học:  
Do yêu cầu của môn ngữ văn đề thi tuyển sinh THPT nên những năm  
gần đây việc hướng dẫn viết đoạn cho học sinh được các nhà trường và giáo  
viên dạy Ngữ văn chú ý . Giáo viên đã đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc  
hướng dẫn học sinh viết đoạn. Nhưng cho đến nay hầu hết trong các nhà trường  
vẫn chưa chương trình thống nhất về việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh  
từ lớp 6 đến lớp 9. Và đến lớp 9 việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh mới  
thực sự được coi trọng. Cũng chính vì lẽ đó trong thời gian chín tháng của năm  
học các em học sinh cuối cấp vừa phải học rất nhiều kiến thức về văn bản, về  
tiếng Việt lại thêm luyện viết các kiểu đoạn văn khác nhau. Do lượng kiến thức  
lớn khiến các em bị quá tải trong việc học luyện tập dẫn đến kết quả chưa  
cao.  
Một thực tế tôi nhận thấy khả năng viết đoạn của học sinh hiện nay khá hạn  
chế. Cũng chính bởi không có kĩ năng dẫn đến các em thấy rất khó viết được  
đoạn văn ngại viết đoạn. Tôi và nhiều đồng nghiệp đã được nghe những câu  
nói than thở từ chính các em học sinh “ Lại viết đoạn” “ Sao cô không cho kiểu  
bài khác đi, viết đoạn khó lắm.” “ Em chán nhất viết đoạn”.Những câu nói ấy  
khiến tôi vô cùng trăn trở, phải chăng một trong những nguyên nhân khiến các  
em không còn thực sự yêu thích, say mê môn văn như chúng tôi thời trước là do  
các em thiếu kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết đoạn?  
Trước thực trạng đó tôi thiết nghĩ rằng nếu không có cách thức phương  
pháp giảng dạy hiệu quả thì dần dần số những học sinh không còn ham mê với  
việc học văn sẽ tăng lên. Một trong nhiều nguyên nhân mà tôi từng nghe từ  
miệng một học sinh học rất giỏi toán nhưng học môn văn chỉ ở mức trung bình,  
thậm chí hơi yếu, em thấy rằng em cũng cố gắng nhưng không thấy hiệu quả  
dệt dần dần đâm nản chẳng chú tâm vào học nữa. Nếu chúng ta, những nhà  
giáo dạy văn, không tìm cách cải thiện điều ấy lẽ hội sau này sẽ đón nhận  
được những công dân dù rất giỏi các môn khoa học khác nhưng không diễn đạt  
5
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
được gãy gọn không biết viết những đoạn văn, bài văn sức thuyết phục lòng  
người. Những học sinh như thế dù có giỏi toán, lí, hóa đến đâu thì cũng chưa  
phải là phát triển toàn diện.  
Được sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên trong nhóm, được sự đồng tình  
nhất trí và giúp đỡ của tổ hội cũng như Ban giám hiệu nhà trường tôi bắt tay  
xây dựng một kế hoạch giảng dạy riêng căn cứ vào phân phối chương trình tiết  
dạy chính khóa và chương trình tiết dạy thêm ( do nhóm biên soạn) sau đó căn  
cứ vào kế hoạch mà cá nhân đề ra tôi tiến hành thực hiện, trong quá trình thực  
hiện thể điều chỉnh nếu chưa thấy hợp lí.  
III . Một số giải pháp:  
1. Xây dựng kế hoạch dạy  
KẾ HOẠCH CHUNG CHO CẢ CẤP HỌC  
KHỐI SỐ TIẾT  
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT  
- Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về khái niệm  
đoạn văn, các kiểu đoạn văn.  
6
7
8
10  
15  
15  
- Bước đầu cho các em luyện viết các đoạn văn tự sự, miêu  
tả có câu chủ đề.  
- Đi sâu hướng dẫn làm rõ đặc điểm, yêu cầu của đoạn văn  
nghị luận.  
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh  
giải thích.  
- Bước đầu giúp học sinh biết viết câu chủ đề.  
- Bước đầu giúp học sinh lập ý trước khi viết đoạn.  
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn tự sự yếu tố miêu tả  
biểu cảm.  
- Bước đầu hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh  
về tác phẩm văn học.  
- Luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh về tác phẩm  
văn học..  
- Học sinh viết thành thạo các kiểu câu chủ đề khác nhau.  
- Về cơ bản biết lập ý trước khi viết đoạn.  
6
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
- Giúp học sinh phân biệt đoạn văn nghị luận tác phẩm văn  
học, đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, đoạn  
văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.  
- Cung cấp những kỹ năng cần thiết khi viết đoạn văn nghị  
luận về một đoạn thơ hay một đặc điểm của nhân vật, một  
9
20  
khía cạnh của tác phẩm truyện.  
- Viết câu chủ đề thành thạo và hay.  
- Học sinh biết lập ý thành thạo trước khi viết đoạn .  
- Biết đưa các yêu cầu phụ vào trong đoạn văn theo yêu  
cầu đề bài.  
- Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hình  
thức.  
- Nắm chắc các lỗi thường gặp khi viết đoạn và cách chữa.  
* Ngoài 20 tiết này giáo viên kết hợp hướng dẫn viết  
đoạn trong các tiết ôn tập văn bản ở phần luyện tập.  
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN LỚP 9  
( Ví dụ trong 8 tuần đầu năm học)  
CHÍNH KHÓA  
TUẦN TIẾT  
TÊN BÀI  
NỘI DUNG RÈN KĨ NĂNG  
Luyện tập sử dụng yếu Ôn tập đoạn văn nói chung  
tố miêu tả trong văn - Hình thức  
2
3
10  
bản thuyết minh  
- Nội dung  
14,15 Viết bài tập làm văn số Luyện viết đoạn văn thuyết minh  
1
Luyện tập tóm tắt tác Hướng dẫn học sinh từ các sự việc  
4
20  
30  
phẩm tự sự  
tóm tắt thành đoạn văn. Nhận xét  
đoạn văn căn cứ vào hình thức và  
nội dung  
-Dành thời gian để nhận xét và  
chữa các đoạn văn cụ thể trong bài  
Trả bài tập làm văn số viết của các em ( dùng máy chiếu  
6
1( văn thuyết minh)  
vật thể để chữa trực tiếp một đến  
hai đoạn trong bài làm của học  
sinh)  
7
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
- Yêu cầu học sinh mắc lỗi về đoạn  
văn phải viết lại, ra thời gian cụ  
thể kiểm tra xác xuất.  
Viết bài tập làm văn số - Ôn kiểu đoạn văn diễn dịch.  
7
35,36 2( Văn tự sự )  
- Kiểu đoạn văn tự sự.  
- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm  
nghị luận  
2.Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ:  
a. Trang bị kiến thức kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ cho học sinh:  
Bước một : Phân tích, tìm yêu cầu của đề bài.  
Để học sinh dễ tìm hiểu đề, tìm ý tôi đưa ra các câu hỏi tìm nội dung, tìm  
ý và giới hạn:  
Câu hỏi 1: Em hãy tìm phạm vi của đề bài trên?  
Câu hỏi 2: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên ?  
Câu hỏi 3:Dựa vào nội dung vừa tìm hãy cho biết, muốn làm rõ nội dung  
trên em sẽ trình bày mấy ý? Đó những ý nào?  
Bước hai:Xây dựng câu chủ đề  
a. Kiểu câu chủ đề ở đầu đoạn văn:  
Tôi có thể hướng dẫn học sinh viết theo những cách khác nhau:  
- Cách 1: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi – nội dung:  
- Cách 2: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi ( có vai trò là thành  
phần trạng ngữ) – bút danh của tác giả - nội dung:  
- Cách 3: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự, dùng câu bị động: Nội dung -  
được- bút danh nhà thơ- phạm vi:  
b. Kiểu câu chủ đề ở cuối đoạn văn:  
Nếu đoạn quy nạp :  
Thêm vào trước cách 1 và 2 câu chủ đề trên cụm t có tính chất tổng kết: Có  
thể nói, như vậy …  
Nếu đoạn tổng phân hợp: Câu chủ đề ở cuối đoạn sẽ mang tính chất  
nhận xét, đánh giá :  
- Đánh giá nội dung:  
- Đánh giá về tác giả :  
Bước ba:Lập ý cho đoạn văn  
8
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
Chú ý căn cứ vào yêu cầu về kiểu đoạn văn quy nạp, diễn dịch hay tổng –  
phân – hợp đặt câu chủ đề ( hoặc luận điểm ) ở vị trí phù hợp trong dàn ý của  
đoạn. Tránh trường hợp tất cả các kiểu đoạn đều để câu chủ đề ( hoặc luận điểm)  
ở đầu đoạn đến khi bắt tay vào viết học sinh quên mất dẫn đến viết nhầm kiểu  
đoạn văn.  
Trước hết tôi yêu cầu học sinh gạch chân từ ngữ quan trọng trong đoạn để  
khi lập ý học sinh dựa vào để khai thác nội dung, nghệ thuật (Yêu cầu học sinh  
phải thuộc thơ và chép được thuộc lòng)  
Sau khi gạch chân từ ngữ quan trọng tôi yêu cầu học sinh lập ý để đúng câu  
chủ đề vào vị trí cần thiết theo yêu cầu đề bài.  
- Trong khi lập ý các em phải căn cứ vào phần phân tích ở vở ghi ( mà các em đã  
học sau mỗi bài hoặc các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật mà các em đã gạch  
chân)  
- Yêu cầu 1 học sinh lập ý ra bảng phụ để sau khi các em tìm ý xong tôi có thể  
treo bảng phlên chữa ngay phần lập ý cho học sinh( lập ý chi tiết), các học sinh  
khác lập ý vào nháp. ( Khoảng bốn tuần đầu năm học giáo viên sẽ lập ý giúp học  
sinh, bốn tuần tiếp giáo viên hỏi học sinh, uốn nắn câu trả lời cho chuẩn và ghi  
bảng ý kiến xây dựng của các em, từ tuần thứ 9 trở đi Gv yêu cầu học sinh lập,  
học sinh nhận xét và chữa. Từ đó giáo viên giúp các em rút ra kinh nghiệm.)  
Bước bốn: Viết đoạn: Căn cứ vào phần lập ý để viết, lưu ý các em đưa các yêu  
cầu phụ vào đoạn văn gạch chân( Phép thế, phép lặp, phép nối, thành phần  
tình thái, các kiểu câu đã học …)  
- Gọi một học sinh bất viết trực tiếp vào bảng phụ ( Thông thường đoạn dễ  
viết dành cho học sinh TB và yếu, nên quy định trước với học sinh là một học  
sinh có thể viết bảng phụ nhiều lần, thể viết trong hai tiết học liên tiếp để  
tránh cho học sinh có tâm lí viết bảng rồi cô giáo sẽ gọi bạn khác nên chỉ cần  
viết cho có hoặc không viết)  
- Các học sinh còn lại viết ra nháp ( sau khi giáo viên chữa đoạn của bạn các em  
rút kinh nghiệm rồi về nhà viết lại vào vở, thỉnh thoảng GV phải kiểm tra đột  
xuất việc viết lại vào vở của học sinh. Sau mỗi tiết viết đoạn, Gv coi việc viết lại  
đoạn văn như một bài tập giao về nhà cho học sinh và yêu cầu cán sự bộ môn  
kiểm tra, báo cáo vào đầu tiết học sau).  
Trong khi học sinh viết đoạn giáo viên có thể đi lại quan sát và giúp đỡ nếu  
học sinh cần đến sự hướng dẫn của học sinh  
Bước năm: Kiểm tra lại đoạn văn:  
9
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
- Căn cứ vào yêu cầu của đề để kiểm tra về liên kết nội dung và liên kết hình  
thức của đoạn vừa viết.  
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu ( Yêu cầu chính và yêu cầu phụ) của đề  
bài đã đủ đúng chưa nếu sai cần sửa chữa kịp thời.  
Khi đưa ra bài tập viết đoạn cho học sinh mỗi tiết tôi yêu cầu một học sinh  
lên viết trực tiếp vào bảng phụ trong khi các học sinh khác bắt đầu viết vào vở.  
Khi hết thời gian, tôi đã có ngay một đoạn văn trong bảng phụ treo lên để chữa  
mà không mất thời gian gọi học sinh lên chép đoạn văn vừa viết. Việc làm này  
ban đầu tương đối khó khăn vì các em cảm thấy e ngại khi nghĩ rằng đoạn văn  
của mình sẽ bị các bạn nhận xét dẫn đến mất tự nhiên. Nên ban đầu tôi yêu cầu  
đối tượng học sinh giỏi (một đến hai tuần đầu) sau đó dần dần xen kẽ các đối  
tượng học sinh khác sao cho đảm bảo em nào cũng được lên viết trực tiếp vào  
bảng phđược các bạn cùng cô giáo chữa đoạn văn. Trước khi thực hiện, đầu  
năm học tôi đã quán triệt tới cả lớp nếu em nào chế giễu, cười cợt bạn đoạn  
văn bạn viết tôi sẽ phê bình và gọi ngay em học sinh đó lên chấm vở trừ một  
phần ba số điểm số của đoạn văn đó vì thái độ thiếu tôn trọng người khác. Chính  
thế khi các học sinh viết đoạn văn trên bảng các em ở dưới có ý thức tốt và  
góp ý theo tinh thần xây dựng.  
b.Tổng hợp các lỗi thường gặp của học sinh khi viết đoạn cung cấp cho học  
sinh để các em biết và tránh mắc lỗi:  
Việc tổng hợp lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh và giáo viên  
trong quá trình sửa lỗi đoạn văn cho các em. Để tổng hợp các lỗi thường gặp  
giáo viên phải đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt qua việc  
chữa đoạn văn của các em trong những năm học trước. Để học sinh nắm được  
một số lỗi cơ bản trong viết đoạn, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên dành ra  
một tiết trong chương trình bổ trợ để lưu ý cho học sinh về các lỗi thường gặp.  
Trong quá trình giảng dạy, chữa đoạn tôi thấy những lỗi cơ bản về đoạn  
văn như sau:  
-Lỗi dùng từ: Nguyên nhân chủ yếu của học sinh khi mắc lỗi dùng từ là do vốn  
từ chưa phong phú, một số em thích dùng từ lạ nhưng lại không hiểu nghĩa:  
dụ : “…Lão Hạc đã chọn lấy một cái chết thật bi tráng. Cái chết ấy một  
mốc son chói lọi trong cuộc đời nhiều nhọc nhằn của lão…”  
- Lỗi đặt câu: Các em hay mắc các lỗi sau về câu:  
+Nhầm lẫn chủ ngữ trạng ngữ do các em có thói quen đưa một số từ như  
“qua” “ với” bằng” khiến cho chủ ngữ biến thành trạng ngữ dẫn đến câu thiếu  
chủ ngữ:  
10  
Rèn knăng viết đon văn nghlun tác phm thơ (đon trích) cho hc sinh lp 9  
dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu” /cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả lúc  
giao mùa."  
TN  
VN  
+ Chưa viết hết câu đã đánh dấu chấm câu dẫn đến câu thiếu vị ngữ:  
dụ: Qua bài thơ “ Sang thu”, Hữu Thỉnh một người am hiểu về làng  
quê.”  
- Lan man, xa đề: Các em không đi vào trọng tâm mà thường hay viết theo cảm  
hứng:  
dụ: Lão Hạc một lão nông nhân hậu. Ông có một cuộc đời vất vả chịu  
nhiều nỗi đau. Lão không có ai làm bầu bạn nên yêu thương con Vàng vô cùng.  
Con Vàng là một con chó. Chó là một loài vật đáng yêu trong mỗi gia đình. Em  
cũng yêu thương con chó nhà em như lão Hạc. Lão ăn cũng cho nó ăn. Trong  
thực tế những người không bao giờ cho chó ngồi gần mâm cơn. Thật độc  
ác…”  
- Lỗi nhầm lẫn hoặc sai kiến thức :  
dụ: Khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận miêu tả cảnh  
đoàn thuyền trở về trong không khí phấn khởi vì thu được nhiều cá...”  
- Thiếu câu chủ đề:  
dụ:  
“Hai câu thơ:  
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi  
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”  
Nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ rất thành công. Mặt trời mang đến hơi ấm, ánh  
sáng, sự sống cho muôn loài. Mặt trời của tự nhiên nằm trên đồi, mặt trời của  
mẹ là em nằm trên lưng đó. Gọi con là mặt trời để bày tỏ lòng yêu thương khôn  
tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ. Con nằm trên lưng tỏa ánh sáng và  
cuộc đời mẹ vốn nhọc nhằn, cơ cực.”  
- Các câu không có sự liên kết mạch lạc :  
dụ: “(1)Chị Dậu người phụ nữ có tình thần phản kháng. (2)Chị chạy vạy  
khắp nơi lo liệu suất sưu cho anh Dậu nhưng chẳng ai cho vay chị đành bán con  
cho nhà Nghị Quế.(3) Khi anh Dậu được khiêng về, người rũ ra như tàu  
lá.(4)Chị hết lòng chạy chữa anh mới hoàn hồn …”  
Câu 2 không sự liên kết với câu 1 và câu 3.  
- Cả đoạn đúng nhưng chưa hay và chưa hấp dẫn: Nguyên nhân học sinh  
không có sự sáng tạo nên chưa biết phân tích đưa nhận xét đánh giá nhất là  
giảng bình những từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ đặc sắc.  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang minhvan 11/05/2025 150
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_viet_doan_van_nghi_luan_tac_pham_tho_doan_t.doc