SKKN Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất 1 học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
Lĩnh vực : Địa lí 9
Cấp học : Trung học cơ sở
NĂM HỌC 2017- 2018
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................2
I/ Bối cảnh của đề tài. ........................................................................................2
II/ Lí do chọn đề tài. ..........................................................................................2
III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài ..................................................................3
1/ Phạm vi của đề tài..........................................................................................3
2/ Đối tượng của đề tài. .....................................................................................3
IV/ Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................................3
1/ Về khoa học...................................................................................................4
2/ Về thực tiễn. ..................................................................................................4
A. Nội dung ..........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận..............................................................................................5
2. Nội dung ............................................................................................................5
2.1. Phương pháp : ................................................................................................5
2.1.1. Phương pháp chung.............................................................................5
2.1.2. Phương pháp cụ thể :...........................................................................6
2.2. Nội dung:........................................................................................................6
B. Quá trình thử nghiệm sáng kiến: ................................................................25
PHẦN III. KẾT LUẬN .....................................................................................28
I/ Bài học kinh nghiệm ....................................................................................28
III/ Khả năng ứng dụng của đề tài. ..................................................................28
IV/ Những đề xuất kiến nghị. ..........................................................................28
1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường...................................................................28
2/ Đối với Phòng Giáo Dục. ............................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................29
1/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Bối cảnh của đề tài.
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi
việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải
tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập
toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất 1
học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh
tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết
về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.
Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùng
quan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽ
biểu đồ.
Đối với các em học sinh lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen với
chương trình mới. Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháp
học phù hợp với môn địa lí. Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêu
thích môn học. Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiến
thức cho mình. Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các em
nghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em
dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn.
Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là
trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, một số em chưa có ý thức học
tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều
này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn
đến điều đó là do:
- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn.
- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp.
- Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ.
- Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý
nghe giảng, xây dựng bài.
Việc thực hành ở trên lớp với dung lượng thời gian quá ít đã không thể
trang bị cho học sinh hết những kỹ năng vẽ biểu đồ.
Do đó việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS
là một điều kiện không thể thiếu được.
II/ Lí do chọn đề tài.
Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất
quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh
2/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực
hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35%
tổng số điểm.
Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm
có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có
khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học
của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng
tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho
học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng
địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em
đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình
hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí, hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em
cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới
trên cơ sở kiến thức của bài học.
Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất
yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân
tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố,
rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng
này ngày càng tốt hơn.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong
việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp9”
III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài
1/ Phạm vi của đề tài
Giới thiệu các hình thức, phương pháp “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho
học sinh lớp 9”
2/ Đối tượng của đề tài.
Quá trình dạy học và việc sử dụng khai thác các bài tập, thực hành trong
sách giáo khoa địa lí 9 ở trường THCS.
IV/ Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp cho
giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung, đồng thời củng cố, nâng cao việc rèn
luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh nói riêng.
V/ Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu tôi thấy khi vẽ một biểu đồ:
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài.
- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỷ lệ cao.
3/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.
- Từ đó tỷ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích
hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng.
VI/ Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài.
1/ Về khoa học.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ tạo điều kiện nâng cao kỹ năng, kỹ xảo hết
sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng vẽ biểu đồ.
Và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa
học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh
nhân cách con người mới trong xã hội.
2/ Về thực tiễn.
Giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tập
biểu đồ. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy bài
thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập địa lí lớp 9.
Giúp học sinh nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
giảng dạy các bài thực hành và các bài tập trong chương trình sách giáo khoa địa
lí lớp 9.
Giúp học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường,
miền…
Xác định được kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành.
4/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện
kỹ năng biểu đồ cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với học
sinh lớp 9 vì biểu đồ có chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ không
biểu hiện hết. Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 giúp các em
hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến
thức lâu hơn. Bên cạnh đó, còn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kỹ năng
so sánh các đối tượng địa lý và rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác
trong việc học địa lý từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn, say mê nghiên
cứu khoa học địa lý.
Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 còn có khả năng
bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lý bớt khô cứng, đồng thời
giúp người thầy có điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và các
hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng
độc lập sáng tạo của học sinh. Dựa vào biểu đồ người thầy có thể nêu ra những
vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lý và khai thác
những nét đặc trưng quan trọng của địa lý.
Khi rèn kỹ năng biểu đồ cho học sinh tốt thì những con số, những cột,
đường, miền….. không còn bị khô cứng mà trở nên sống động giúp học sinh có
thể phán đoán, suy xét sự phát triển hoặc không phát triển của một ngành, một
lĩnh vực địa lý hoặc cả một nền kinh tế của một đất nước.
2. Nội dung
2.1. Phương pháp :
2.1.1. Phương pháp chung
➢ Muốn rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 thì việc đầu
tiên phải rèn cho hoc sinh kỹ năng đọc, hiểu biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ,
kỹ năng nhận xét, giải thích biểu đồ.
➢ Kỹ năng biểu đồ xuất phát từ tri thức vì vậy việc dạy tri thức tối thiểu về
biểu đồ là rất cần thiết.
➢ Tri thức biểu đồ giúp các em giải mã được các hình vẽ như đường, cột,
hình quạt, miền….hoặc những con số khô cứng trong biểu đồ trở nên sống
động và có ý nghĩa. Đồng thời giúp các em xác lập được mối quan hệ giữa
các con số, các đường, các cột… trong biểu đồ. Từ đó phát hiện ra các
5/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
kiến thức địa lý mới ẩn tàng trong biểu đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những
tri thức biểu đồ là chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lý khác.
Theo một nhà địa lý học nổi tiếng nói: “Khi biểu đồ là đối tượng học tập
thì kiến thức, kỹ năng biểu đồ là mục đích. Còn khi biểu đồ là nguồn tri thức thì
kiến thức và kỹ năng biểu đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức
địa lý mới trên biểu đồ”.
2.1.2. Phương pháp cụ thể :
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm kết hợp với kiểm nghiệm, đối chứng
giữa các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ và các tiết dạy không rèn luyện
kỹ năng biểu đồ, giữa lớp dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ và lớp dạy không
rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho thấy những kết quả hết sức khác nhau.
Tôi thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp với mục đích học tập
kinh nghiệm và giúp đỡ đồng nghiệp trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ nói
riêng và kỹ năng địa lý nói chung. Đồng thời nắm sở thích và khả năng hiểu biết
kiến thức của học sinh khi học địa lý có rèn kỹ năng biểu đồ. Đặc biệt nghiên
cứu việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh của đồng nghiệp được tiến
hành như thế nào và mang lại kết quả ra sao.
2.2. Nội dung:
Trong việc học tập địa lý có rất nhiều loại biểu đồ nhưng trong nội dung
đề tài này tôi chỉ xin nêu ra các bước hướng dẫn rèn kỹ năng biểu đồ trong nội
dung chương trình địa lý lớp 9 THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành như: Biểu đồ
đường, biểu đồ cột,biểu đồ thanh ngang, biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, biểu
đồ tròn, biểu đồ miền.
2.2.1. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ :
➢ Rèn kỹ năng đọc biểu đồ :
▪ Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
▪ Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của biểu đồ.
▪ Căn cứ vào bảng chú giải và nội dung thể hiện của biểu đồ để hiểu
từng nội dung của biểu đồ và mối quan hệ giữa các nội dung địa lý
trên biểu đồ.
➢ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ :
▪ Trước khi vẽ biểu đồ cần viết tên biểu đồ một cách chính xác.
▪ Vẽ trục tọa độ: Trục dọc biểu thị đối tượng địa lý nào? Trục ngang
biểu thị đối tượng địa lý nào?
▪ Dựa vào trục dọc và trục ngang để biểu thị các đối tượng địa lý
dưới dạng đường, cột, miền….theo yêu cầu của đề bài.
▪ Vẽ biểu đồ xong cần chú ý chú giải cho biểu đồ.
6/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
➢ Nhận xét :
▪ Sự tăng (giảm) đối với biểu đồ đường.
▪ Sự giảm (tăng) đối với biểu đồ cột, so sánh giữa các cột.
▪ Biểu đồ tròn cần nhận xét độ lớn (nhỏ) của hình quạt, nếu biểu đồ
nhiều hình tròn thì nhận xét tăng (giảm) của đối tượng địa lý.
▪ Biểu đồ miền thì nhận xét theo hàng ngang, rồi đến hàng dọc.
▪ Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các yếu tố trên biểu đồ xem
tại sao đối tượng này lớn hơn đối tượng kia….
2.2.2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ
a. Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn)
➢ Cách đọc :
▪ Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
▪ Đọc bảng chú giải (nếu có).
▪ Đọc hiểu các đối tượng địa lý trên biểu đồ.
➢ Cách vẽ biểu đồ :
▪ Vẽ trục tọa độ :
- Trục tung thể hiện đơn vị.
- Trục hoành biểu thị thời gian (cần chính xác cao).
▪ Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục
thời gian và trục đơn vị (Chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B
trong toán học nhưng không có chấm ngang từ trục đến điểm A hay
điểm B như trong toán học).
Chú ý : Chỉ nên chấm nhẹ (Không đậm, không to quá, và trên hoặc dưới các
chấm ghi giá trị của từng năm tương ứng (ghi số)).
▪ Ghi tên biểu đồ : Có thể trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nên
ghi trên biểu đồ để không bị quên.
▪ Nếu có hai đường biểu đồ trở nên, phải vẽ hai đường phân biệt (vẽ
nhánh khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài giao cho.
➢ Cách nhận xét, giải thích :
✓ Trường hợp biểu đồ chỉ có một đường :
▪ So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả
lời câu hỏi : Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng
(giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (Lấy số liệu năm cuối trừ đi số
liệu năm đầu hay chia xem gấp bao nhiêu lần cũng được).
▪ Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không liên tục
(năm nào không liên tục). Nếu liên tục thì giai đoạn nào tăng
7/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
nhanh, giai đoạn nào tăng chậm. Nếu không liên tục thì năm nào
không còn liên tục.
✓ Trường hợp có hai đường trở lên :
▪ Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng thứ tự
trong bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi
đường C và đường D.
▪ Sau đó chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa các
đường biểu diến.
➢ Ví dụ :
Ví dụ một: Loại biểu đồ đồ thị đơn
Vẽ đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(đơn vị : triệu ha).
Năm
Diện
tích
1990
2,58
1992
2,92
1993
3,00
1995
3,20
1996
3,44
2002
3,83
Hướng dẫn :
✓ Cách vẽ :
▪ Bước 1: Vẽ trục tọa độ .
- Trục dọc biểu thị triệu ha.
- Trục ngang biểu thị số năm .
- Chú ý: Lấy năm 1990 trùng với trục tung.
▪ Bước 2 :
- Chú ý khoảng cách các năm.
- Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi
trục thời gian và trục đơn vị.
▪ Bước 3 : Viết tên biểu đồ.
▪ Bước 4. Lập bảng chú giải.
✓ Biểu đồ :
8/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
Hình 1 :Đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu
Long từ năm 1990 đến 2002.
✓ Nhận xét :
▪ Diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) tăng
liên tục từ năm 1990 đến 2002 tăng 1,25 triệu ha.
Ví dụ hai : Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở
lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý
để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian
ở trục hoành cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn
được tính theo chiều từ trái sang phải.
*Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
đường biểu diễn:
1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ.
2. Hệ trục tọa độ: - Đảm bảo phân chia các mốc chính xác
- Ghi đơn vị ở đầu 2 trục
- Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu 2 trục
- Mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ.
3. Các đường biểu diễn : - Có ký hiệu phân biệt các điểm và đường.
- Có các đường nét mờ chiếu dọc và ngang ứng với tọa độ từng điểm
- Ghi số liệu giá trị trên các điểm nút của đường
4. Chú thích tên thành phần trên biểu đồ đường hoặc có bảng chú giải và
ghi đầy đủ tên biểu đồ (Thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào?).
5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.
6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.
9/29
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
Bài tập vận dụng: Bài tập 3, trang 37-SGK Địa Lí
Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện sản lượng
thủy sản thời kì 1990-2002. Nêu nhận xét.
Bảng 9.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Chia ra
Năm
Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
1990
1994
1998
2002
890,6
1465,0
1782,0
2647,4
728,5
1120,9
1357,0
1802,6
162,1
344,1
425,0
844,8
1/ Bài giải:
2/ Vẽ biểu đồ:
Nghìn
tấn
2647,4
2800
Chú giải:
Tổng số
2400
2000
1782,0
1802,6
844,8
1465,0
1120,9
1357.0
1600
1200
800
Khai thác
890,6
728,5
425,0
Nuôi trồng
344,1
162,1
400
Năm
2002
b. Biểu đồ cột
1998
1994
1990
➢ Cách đọc biểu đồ :
▪ Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
▪ Đọc bảng chú giải (nếu có).
▪ Đọc hiểu các đối tượng địa lý được biểu hiện trên biểu đồ.
➢ Cách vẽ biểu đồ: Cần lưu ý một số điểm như sau :
▪ Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (Tránh
ghi
lung tung không cách đều).
▪ Vẽ đúng trình tự bài cho không được tự ý sắp xếp từ thấp đến cao
hay
ngược lại. Trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
10/29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_ren_ky_nang_ve_bieu_do_dia_li_lop_9.doc