SKKN Rèn kĩ năng giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi môn sinh học

Với mong muốn đư­ợc góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Tôi thiết nghĩ cần phải: Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền, đặc biệt là kĩ năng giải bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi lớp 9. Vì trong nội dung để dạy tốt, học tốt môn sinh học không thể thiếu kĩ năng này và đây cũng chính là nền tảng để giúp các em đội tuyển có kĩ năng tốt nhất giải bài tập và học tốt môn sinh học bậc THPT.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN  
I. CƠ SỞ LUẬN  
Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã hội.  
Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành  
nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra  
của cải vật chất cho xã hội.  
Hiện nay kiến thức sinh học đã đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó  
việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng  
gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mục đích của việc dạy học dạy học sinh cách  
suy nghĩ, tìm từ tài liệu góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo  
cùng với các thao tác duy: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra  
phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác. Để làm  
được điều đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhìn nhận các vấn đề  
một cách tổng quát từ những nội dung trừu tượng đến những vấn đề cụ thể, tập  
nhìn nhận một bài tập theo quan điểm động, kĩ năng thiết lập mối quan hệ  
giữa giữ kiện của bài tập với những kiến thức thuyết di truyền sinh học.  
Với mong muốn được góp một phần nhỏ để thực hiện tốt nhiệm vụ  
trên. Tôi thiết nghĩ cần phải: Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền, đặc biệt kĩ  
năng giải bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi lớp 9. Vì trong nội dung  
để dạy tốt, học tốt môn sinh học không thể thiếu kĩ năng này và đây cũng chính  
nền tảng để giúp các em đội tuyển kĩ năng tốt nhất giải bài tập học tốt  
môn sinh học bậc THPT. Do đó nội dung chủ yếu của bài viết này là một số  
kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình trực tiếp giảng dạy bồi  
dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 tại trường THCS Lang Sơn, với kinh  
nghiệm này tôi mong muốn sẽ giúp đỡ các em để các em có những kĩ năng cơ  
bản giải một số dạng bài tập di truyền trong chương trình SGK và trong sách  
nâng cao của bộ môn sinh học.  
Để đạt được những mục đích trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức  
cơ bản thì học sinh cần nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập di  
truyền.  
Các em phải được cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập khó, đa dạng, vậy  
đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức thích hợp để tìm ra  
phương pháp giải đúng, nhanh các dạng bài tập di truyền.Vì vậy, trong giảng  
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9, tôi thấy việc Rèn kĩ năng  
giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi môn sinh học” là  
rất cần thiết.  
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN  
Thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, đề thi học sinh  
giỏi huyện, tỉnh về một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất trong sinh học.  
Kết hợp giữa phương pháp lí luận phương pháp phân tích, tổng kết  
thực tiễn.  
Thử nghiệm thực tiễn giảng dạy, bi dưỡng đội tuyn hc sinh gii môn sinh  
hc lp 9 trường THCS Lang Sơn.  
III. MỤC TIÊU  
Hình thành nhng kĩ năng gii nhanh, đúng, các dng bài tp di truyn vtính  
thp xác sut trong sinh hc 9. Từ đó giúp hc sinh nm chc kiến thc lí thuyết và  
vn dng thành tho các kĩ năng gii nhanh các bài tp di truyn liên quan đến tính tổ  
hp xác sut.  
Làm tài liu ging dy cho hc sinh ôn thi hc sinh gii lp 9 môn sinh hc.  
Cung cp tài cho các đồng nghip tham kho trong công tác ging dy và bi  
dưỡng vcác bài tp di truyn vtính thp xác sut trong môn sinh hc.  
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN  
I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:  
“Phương pháp rèn kĩ năng giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất cho  
học sinh giỏi môn sinh học 9”  
1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề:  
Dạy học vấn đề được hội đặc biệt quan tâm và đối với người giáo  
viên dạy học như thế nào để hiệu quả, làm thế nào để giúp các em tìm thấy sự  
say mê đối với bộ môn lại điều trăn trở trong các giờ lên lớp . Trong chương  
trình sinh học trung học cơ sở đặc biệt chương trình sinh học 9, thì kĩ năng  
giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất đề tài hay, khó và mới đối với học  
sinh nhưng lại khá thiết thực trong việc vận dụng kiến thức giải các dạng bài tập  
trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Các kiến thức, dạng bài tập này có nhiều  
trong các đề thi học sinh giỏi các tỉnh trên toàn quốc, đặc biệt theo chương trình  
đồng tâm các em sẽ phải gặp kiến thức này ở cấp trung học phổ thông. Đây cũng  
nội dung giúp rèn cho học sinh các kĩ năng tư duy tính toán, tạo tiền đề cho  
các em trong việc giải quyết các bài tập về tổ hợp xác suất trong sinh học.  
Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 9, tôi và các đồng nghiệp đều nhận  
thấy học sinh còn gặp khá nhiều lúng túng trong việc giải bài tập, một phần do  
các em chưa sự liên hệ giữa kiến thức phần bài tập, mặt khác do các em  
đã quen với phương pháp học môn Sinh học ở lớp dưới theo hướng trả lời các  
câu hỏi thuyết chủ yếu,chính vậy các em không tìm được sự liên quan  
mật thiết logic giữa thuyết và bài tập dẫn đến các em không khỏi bỡ ngvà có  
cảm giác sợ, chán với bộ môn. Và điều đó cản trở rất lớn đến việc lĩnh hội kiến  
thức của học sinh. Trong những năm gần đây cho thấy các dạng bài tập tính xác  
suất di truyền được vận dụng trong các đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9  
các cấp rất nhiều. Mặt khác, việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của học sinh còn  
hạn chế. Nên khi học sinh giải các bài tập di truyền, biến dị đặc biệt là các dạng  
bài tính tổ hợp xác xuất học sinh rât lúng túng hay nhầm lẫn nên kết quả bài thi  
không cao.  
2.Tồn tại, hạn chế  
Trong thực tiễn giảng dạy khi cho học sinh làm các bài tập liên quan tới  
các dạng bài tập về tính xác suất trong các đề thi học sinh giỏi lớp 9, tôi thấy học  
sinh rất lúng túng, hay nhầm lẫn trong giải các bài tập.Vướng mắc đó không  
phải học sinh không thuộc thuyết học sinh không nắm được bản chất của  
vấn đề, chưa kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với  
những kiến thức thuyết di truyền học.  
Học sinh chưa khả năng suy luận, tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải  
nhanh các bài tập di truyền về tổ hợp xác suất.  
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế  
Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh  
học lớp 9 thì việc vận dụng kiến thức giải bài tập di truyền một vấn đề khó  
cho học sinh, trong đó có bài tập về tổ hợp xác suất, vì lí do :  
Kiến thức môn sinh ở phần di truyền học quá nhiều và khó, trên lớp  
không có thời gian giải quyết được bài tập vận dụng cho học sinh.  
Trong chương trình sinh học 9 chỉ có 1 tiết bài tập ở chương I, trong khi  
đó lượng kiến thức thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo  
viên dạy môn sinh học 9 không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập  
di truyền.  
THCS, học sinh được nghiên cứu về toán xác suất rất ít và đa số còn  
mơ hồ, lúng túng, mang tính mò mẫm. Học sinh không khả năng phân tích và  
tổng hợp kiến thức, chưa phương pháp giải đây sẽ trở ngại lớn trong công  
tác giảng dạy học ở trên lớp cũng như trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi  
phần bài tập di truyền.  
4. Tính cấp thiết cần phải rèn kĩ năng giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác  
suất cho học sinh giỏi môn sinh học 9  
Trong chương trình sinh học trung học cơ sở đặc biệt chương trình sinh  
học 9, thì kĩ năng giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất đề tài hay, khó  
mới đối với học sinh nhưng lại khá thiết thực trong việc vận dụng kiến thức  
giải các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi các cấp. Các kiến thức, dạng bài tập  
này có nhiều trong các đề thi học sinh giỏi các tỉnh trên toàn quốc, đặc biệt theo  
chương trình đồng tâm các em sẽ phải gặp kiến thức này ở cấp trung học phổ  
thông. Đây cũng nội dung giúp rèn cho học sinh các kĩ năng tư duy tính toán,  
tạo tiền đề cho các em trong việc giải quyết nhanh, đúng các bài tập về tổ hợp  
xác suất trong sinh học. Xuất phát từ cơ sở nêu trên bản thân tôi suy nghĩ: trong  
công tác giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt kết quả cao, nhất thiết phải  
đầu tư bồi dưỡng về phương pháp giải các dạng bài tập Sinh học trong chương  
trình Sinh học lớp 9. Đây vấn đề không mới, nhưng làm thế nào để học sinh  
được phương pháp, kĩ năng thành thạo khi giải các dạng bài tập đưa ra  
các cách giải cho phù hợp với mỗi dạng bài tập điều mỗi giáo viên khi dạy  
sinh học 9 đều quan tâm. Trước thực trạng trên, qua kinh nghiệm giảng dạy tôi  
những định hướng giải pháp cụ thể để giảng dạy phần bài tập tổ hợp xác  
suất môn sinh học. Giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra  
phương pháp giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất nhanh và chính xác. Để  
thực hiện được mục tiêu đó tôi thiết nghĩ cần phải hình kĩ năng giải bài tập xác  
suất sinh học cho học sinh giỏi sinh học 9, góp phần nâng cao chất lượng giảng  
dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.  
vậy tôi đưa ra chuyên đề: Phương pháp rèn kĩ năng giải một số dạng  
bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi môn sinh học 9 ”  
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN  
Để đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bước vận dụng phương  
pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ  
chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”.  
Để được buổi hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài về tổ hợp xác  
suất sinh học đạt kết quả: Tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu tham khảo về  
phương pháp giải toán xác suất sinh học, tham khảo một số đề thi học sinh giỏi  
cấp huyện, tỉnh, các sách viết về chuyên đề xác suất di truyền môn sinh học…  
do Bộ Giáo dục một số tỉnh bạn biên soạn. Kết hợp với chương trình dạy ở  
các lớp tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung kiến thức và bài tập theo mạch  
kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh do tôi phụ  
trách.  
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội  
dung cơ bản của tiết dạy, chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến  
thức của bài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự  
hứng thú học đối với học sinh. Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị  
cho học sinh. Những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn vị  
kiến thức cần truyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên  
môn, từng bước thử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bcác kiến thức cơ bản cho  
nội dung bài này. Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt kiến thức cơ bản,  
trọng tâm trong những chương trình sinh học THCS.  
Tôi xin phép được trình bày một số kinh nghiệm nhtrong việc rèn cho học sinh  
kĩ năng giải một số bài tập về tổ hợp xác suất sinh học 9 mà tôi thấy hiệu quả.  
A. Một số kiến thức có liên quan đến tính tổ hợp xác suất  
Để thể nắm bắt được phương pháp giải đúng, giải nhanh các bài tập di truyền  
ứng dụng toán xác suất thì học sinh cần nắm vững các kiến thức:  
- Nội dung của thuyết NST, đặc biệt nội dung và cơ sở tế bào học quy luật  
phân li, nội dung và cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập.  
- Định nghĩa xác suất .  
- Công thức cộng xác suất, công thức nhân xác suất, công thức nhị thức Niu-tơn  
và công thức tổ hợp.  
Men đen đã sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai ở đối tượng cây  
đậu Hà lan, giải thích được tỉ lệ 3 trội : 1 lặn của tính trạng bên ngoài là sự vận  
động của cặp nhân tố di truyền (cặp alen) bên trong theo tỉ lệ 1: 2 : 1 (Sự phân li  
đồng đều "xác suất 0,5" của cặp alen về các giao tử trong qua trình giảm phân và  
sự kết hợp ngẫu nhiên của các alen trong quá trình thụ tinh đã cho tỉ lệ phân li về  
kiểu gen bên trong theo tỉ lệ 1: 2 : 1). Men đen cũng thấy được tỉ lệ kiểu hình 9 :  
3 : 3 : 1 là tích của tỉ lệ (3 : 1) x (3 : 1), bản chất sự vận động của các cặp nhân  
tố di truyền (cặp alen) bên trong theo tỉ lệ (1: 2 : 1) x (1: 2 : 1) đúng với công  
thức nhân xác suất  
Định nghĩa xác suất, công thức cộng xác suất, công thức nhân xác suất,  
công thức nhị thức Niu-tơn, công thức tổ hợp các em chưa được học nên giáo  
viên cần hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức này một cách có hệ thống và  
dưới dạng tổng quát nhất.  
1. Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li  
a. Nội dung quy luật  
Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, một nguồn gốc từ bố - một có  
nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hoà trộn  
vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều  
về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.  
b. Cơ sở tế bào học  
- Trong tế bào sinh dưỡng (2n), các NST luôn tồn tại thành từng cặp  
tương đồng chứa các cặp alen tương ứng.  
- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng  
phân li đồng đều về các giao tử nên các thành viên của một cặp alen cũng phân  
li đồng đều về các giao tử.  
2. Nội dung, cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập  
a. Nội dung quy luật  
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc  
lập trong qúa trình hình thành giao tử.  
b. Cơ sở tế bào học  
- Các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng  
khác nhau.  
- Sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng  
trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu  
nhiên của các cặp alen tương ứng.  
3. Định nghĩa xác suất  
Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử với không gian mẫu Ω  
chỉ một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện.  
Ta gọi tỉ số n(A) là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A).  
n(Ω)  
P(A) = n(A) .  
n(Ω)  
- Xác suất của một sự kiện tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự kiện đó  
xảy ra trên tổng số khả năng thể.  
4. Công thức cộng xác suất  
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc), nghĩa  
sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc  
cộng sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện:  
P (A Ս B) = P (A) + P (B)  
Hệ quả: 1 = P(Ω) = P(A) + P(A) P(A) = 1 - P(A)  
5. Công thức nhân xác suất  
- Nếu sự xảy ra của một biến cố không ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của  
một biến cố khác thì ta nói hai biến cố đó độc lập.  
- Khi hai sự kiện độc lập nhau thì quy tắc nhân sẽ được dùng để tính xác  
suất của cả hai sự kiện: P (A.B) = P (A) . P (B)  
6. Công thức nhị thức Niu-tơn  
(a + b)n = C0 an + C1 an-1b + ... Cknan-kbk + ... Cn-1 abn-1 + Cn bn.  
n
n
n
n
7. Công thức tổ hợp  
- Giả sử tập A có n phân tử (n 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A  
được gọi một tổ hợp chập k của n phân tử đã cho.  
Ck = n!/ k!(n - k)! , với (0 k n)  
n
B. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số dạng bài tập về tổ  
hợp xác suất.  
1. Quy trình giải một số dạng bài tập di truyền ứng dụng toán xác  
suất ở các cấp độ di truyền  
1.1. Di truyền học phân tử  
- Bài tập di truyền ứng dụng toán xác suất ở cấp độ phân tử thường là  
dạng toán yêu cầu:  
+ Tính tỉ lệ bộ ba chứa hay không chứa một loại nucleotit.  
+ Tính xác suất loại bba chứa các loại nucleotit.  
Dạng 1:Tính tỉ lệ bộ ba chứa hay không chứa một loại nucleotit.  
- Bước 1: Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tính tỉ lệ loại nucleotit có  
trong hỗn hợp.  
- Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức cộng xác suất , tính tỉ lệ  
bộ ba chứa hay không chứa loại nucleotit trong hỗn hợp.  
dụ: Một hỗn hợp có 4 loại nuclêôtit ( A,U,G,X ) với tỉ lệ bằng nhau.  
1. Tính tỉ lệ bộ ba không chứa A?  
2. Tính tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A?  
Giải:  
1. Tính tỉ lệ bộ ba không chứa A:  
Cách 1:  
- Tỉ lệ loại nucleotit không chứa A trong hỗn hợp : 3/4  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được tỉ l bộ ba không chứa A trong  
hỗn hợp là: (3/4)3 = 27/64.  
Cách 2:  
- Số bộ ba không chứa A trong hỗn hợp : 33 = 27.  
- Số bộ ba trong hỗn hợp : 43 = 64  
- Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba không chứa A  
trong hỗn hợp là: 27/64.  
2. Tính tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1A?  
Cách 1:  
- Tỉ lệ không chứa A trong hỗn hợp : 3/4.  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba không chứa A trong  
hỗn hợp : (3/4)3 = 27/64  
- Áp dụng công thức cộng xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A là:  
1 - 27/64 = 37/64.  
Cách 2:  
- Số ba ba trong hỗn hợp: 43 = 64.  
- Số bộ ba không chứa A trong hỗn hợp : 33 = 27.  
- Số bộ ba chứa A trong hỗn hợp : 43 - 33 = 37.  
- Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba chứa A (ít  
nhất là 1A) trong hỗn hợp : 37/64.  
Dạng 2: Tính xác suất loại bộ ba chứa các loại nucleotit.  
- Bước 1: Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tính tỉ lệ mỗi loại nucleotit có  
trong hỗn hợp.  
- Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính xác suất loại bộ ba chứa tỉ lệ  
mỗi loại nucleotit trong hỗn hợp.  
dụ: Một polinuclêôtit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp tỉ lệ 4U : 1 A.  
1. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3U trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
2. Tính xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
3. Tính xác suất loại bộ ba chứa 1U, 2A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
4. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
Giải:  
1. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3U trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
- Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5.  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 3U  
trong hỗn hợp là: (4/5)3 = 64/125.  
2. Tính xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
- Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5.  
- Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5.  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A  
trong hỗn hợp là: (4/5)2 x 1/5 = 16/125.  
3. Tính xác suất loại bộ ba chứa 1U, 2A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
- Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5.  
- Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5.  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bba chứa 1U, 2A  
trong hỗn hợp là: 4/5 x (1/5)2.  
4. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp?  
- Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5.  
- Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 3U  
trong hỗn hợp: (1/5)3 = 1/125.  
1.2. Di truyền học thể (Tính quy luật của hiện tượng di truyền)  
- Bài tập di truyền ứng dụng toán xác suất ở cấp độ thể rất  
nhiều dạng khác nhau, có thể phải vận dụng nhiều công thức toán học để giải  
một bài toán di truyền:  
Dạng 1: Tính số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ở đời con của một  
phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập.  
- Bước 1: Tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình ở mỗi cặp gen.  
- Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính số loại kiểu gen và số loại kiểu  
hình ở đời con.  
dụ: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội trội hoàn toàn,  
các gen phân li độc lập tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x  
AaBbDD cho đời con có bao nhiêu kiểu gen, kiểu hình?  
Giải:  
- Xét riêng phép lai của mỗi cặp gen:  
Cặp gen  
Tỉ lệ phân li kiểu  
gen  
Số loại  
Tỉ lệ phân li  
kiểu hình  
Số loại  
kiểu gen  
kiểu hình  
Aa x Aa  
Bb x Bb  
Dd x DD  
1AA : 2 Aa : 1aa  
1BB : 2 Bb : 1bb  
1DD : 1Dd  
3
3
2
3 Trội : 1 Lặn  
3 Trội : 1 Lặn  
100% Trội  
2
2
1
- Số loại kiểu gen, kiểu hình có thể có:  
+ Áp dụng quy tắc nhân xác suất, số loại kiểu gen là: 3 x 3 x 2 = 18 kiểu gen.  
+ Áp dụng quy tắc nhân xác suất, số loại kiểu gen là: 2 x 2 x 1 = 4 kiểu hình.  
Dạng 2: Tính tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời con của một  
phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập.  
- Bước 1: Tính tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở mỗi cặp gen.  
- Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình  
ở đời con.  
dụ1: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội trội hoàn  
toàn, các gen phân li độc lập tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x  
AaBbDD cho đời con có tỉ lệ kiểu gen aaBbDD là bao nhiêu, cho tỉ lệ kiểu hình  
A-bbD- là bao nhiêu?  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 30 trang minhvan 29/05/2024 920
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng giải một số dạng bài tập về tổ hợp xác suất cho học sinh giỏi môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_giai_mot_so_dang_bai_tap_ve_to_hop_xac_suat.doc