SKKN Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5
Học tập phải được gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống.Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn Toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề. Kiến thức Toán được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nó giúp gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác như Mĩ thuật, Kĩ thuật,…
1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
- Điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định: Bậc tiểu học là
bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học
đã tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học
các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn,
phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều
góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Học tập phải được gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc
sống.Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn Toán là một trong những môn có
vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy,
phương pháp giải quyết vấn đề. Kiến thức Toán được ứng dụng nhiều trong
cuộc sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không
gian của thế giới hiện thực. Nó giúp gắn liền việc học tập với cuộc sống xung
quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác như Mĩ thuật, Kĩ thuật,…
Một trong nội dung toán học đáp ứng được mục đích trên đó là đơn vị đo
lường.Trong chương trình toán học ở Tiểu học, các kiến thức về Đổi đơn vị đo
diện tích gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Việc củng cố này
có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại
lượng làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng. Việc
chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự
nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán Tiểu học.
Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình toán Tiểu học. Nếu
coi Toán 4 là sự mở đầu thì Toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn,
hoàn thiện hơn cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn,
trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1, 2, 3.
- Chính vì thế việc “ Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp
5” trong chương trình toán Tiểu học nói chung và Toán 5 nói riêng rất quan trọng
bởi: “Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5” được triển khai theo định
hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính
là cầu nối giữa các kiến thức toán học với thực tế đời sống, giúp học sinh thấy
được ứng dụng thực tiễn của toán học. Như vậy, Toán 5 sẽ giúp các em đạt được
những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở Toán 5 mà toàn cấp Tiểu học.
2
Tuy nhiên, đại lượng là một khái niệm trừu tượng. Để nhận thức được
khái niệm đại lượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu tượng hoá, khái quát
hoá cao. Mà ở lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng
bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất
khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy
nhiều năm ở lớp 5, tôi nhận thấy: loại bài tập Đổi các đơn vị đo diện tích có đầy
đủ các dạng: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại, rồi đổi từ danh số
đơn sang danh số phức và ngược lại v.v…Trong từng dạng đó lại có nhiều dạng
nhỏ nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và vận dụng thực hành.
Đặc biệt, học sinh lớp 5 đã là học sinh cuối cấp nên nội dung về đo lường trong
chương trình của các em khá nhiều, học sinh dễ bị rối, bị lúng túng nên kết quả
học tập chưa cao, dẫn đến các em mất tự tin, nhiều em có tâm lí sợ học nội dung
này. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh hứng thú khi học
về Đổi các đơn vị đo diện tích, tôi chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo
diện tích cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN:
1.1- Về dạy học “ Đổi đơn vị đo đại lượng trong Toán 5 ”:
* Thuận lợi:
- Giáo viên được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa đầy đủ.
- Nội dung, PPDH có tính khả thi- phát huy được tính tích cực chủ động,
sáng tạo của học sinh.
- Kiến thức, kỹ năng cơ bản thiết thực, phù hợp với trình độ và điều kiện học
tập của học sinh; thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên, học sinh dễ tiếp thu
bài.
- Điều kiện phục vụ cho việc dạy- học ngày càng được nâng cao; các trang
thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng hiện đại có tác dụng phát huy được tính tích
cực, gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Trong mấy năm học gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng phương pháp Bàn tay
nặn Bột, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng… Đây là cơ sở, là
tiền đề giúp giáo viên thiết kế các hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm tạo
cho học sinh cơ hội được tự mình trải nghiệm, tự mình thao tác với các đồ dùng
trực quan, tự mình kiểm nghiệm được kiến thức đã học bằng thực tế. Từ đó, kích
3
thích sự hứng thú học tập của học sinh, giúp các em tự tin, say mê hơn trong học
tập.
* Khó khăn:
• Về phía giáo viên:
- Trong dạy học một số giáo viên chưa chú ý, tập trung vào rèn kỹ năng cho
học sinh. Việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến học sinh vẫn còn theo một
khuôn mẫu nên học sinh tiếp nhận kiến thức còn thụ động.
• Về phía học sinh:
- Học sinh tiếp thu bài còn chưa nhanh, hiệu quả học tập chưa cao.
Thể hiện: Với các bài tập có nội dung về đổi đơn vị đo diện tích trong sách
giáo khoa cũng như trong các đề kiểm tra định kì thường có một đến hai câu
thuộc tuyến kiến thức này, vẫn còn nhiều học sinh làm chưa đúng. Do các em
không hiểu bản chất của bài tập nên trong quá trình làm bài thường hay đổi
nhầm, đổi sai.
1.2.Về việc dạy- học đổi đơn vị đo diện tích ở đơn vị cơ sở:
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, qua dự giờ và trao đổi chuyên
môn với đồng nghiệp, trò chuyện, phỏng vấn học sinh, tôi nhận thấy rằng:
- Khả năng ghi nhớ của nhiều học sinh ở mức độ yếu, trong khi đó các em
phải học về tất cả các đơn vị đo lường của chương trình cuối cấp, trong quá trình
lên lớp, cho dù giáo viên đã cố gắng giúp học sinh nắm các kiến thức có liên
quan như tên gọi, thứ tự vị trí của từng đơn vị đo và mối quan hệ giữa chúng,
song chỉ sang những tiết học sau là học sinh lại quên ngay.
- Không những thế các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường lại rất
phong phú và đa dạng như: Đổi đơn vị đo dộ dài, đổi đơn vị đo diện tích, đổi
đơn vị đo thể tích, đổi đơn vị đo khối lượng…Trong đó lại có đổi từ đơn vị lớn
sang đơn vị nhỏ, đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, từ danh số đơn sang danh số đơn,
từ dang số đơn sang danh số phức; có liên qua cả số tự nhiên, phân số và số thập
phân. Vì thế nên học sinh có nhớ thì cũng lẫn lộn giữa đơn vị này với đơn vị kia,
giữa dạng này với dạng khác.
- Một hạn chế nữa cũng gây không ít khó khăn trong việc rèn kĩ năng
chuyển đổi đơn vị đo lường cho học sinh, đó là: các em thường không xác định
được dạng bài tập cần làm( từ lớn ra nhỏ hay từ nhỏ ra lớn,..); hoặc không nghĩ
đến việc sử dụng cách giải chung của dạng đó để chuyển đổi. Đặc biệt hơn nữa
là các em thường tách rời phần lí thuyết với thực hành. Chẳng hạn như: các em
4
vẫn biết 2 đơn vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau 10 lần còn 2 đơn vị đo diện
tích liền kề hơn kém nhau 100 lần nhưng khi thực hành đổi các em lại thường
hay nhẫm lẫn.
Kinh nghiệm còn cho tôi thấy: nếu rèn học sinh đơn thuần bằng thuật ngữ
toán học (dạng quy tắc, định nghĩa) thì rất khó. Phải rèn học sinh thông qua các
“mẹo vặt” và ngôn ngữ đời thường thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt
phải kích thích được hứng thú học tập của các em, tạo cơ hội cho các em được
tự làm, tự trải nghiệm sáng tạo để tìm ra kiến thức và được kiểm nghiệm kiến
thức đó bằng thực tế. Điều này sẽ được tôi minh hoạ ở nội dung của phần tiếp
theo.
*Khảo sát thực tế:
Rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, ngay từ đầu năm học
2013-2014, qua 1 tháng theo dõi, tôi tiến hành ra đề khảo sát có nội dung liên
quan đến đổi đơn vị đo diện tích . Tiến hành cho HS làm các bài kiểm tra theo
từng dạng bài cụ thể. Sau khi kiểm tra 1 cách ngẫu nhiên, khách quan rồi chấm
bài, tổng hợp và phân loại , tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau:
Không nắm
Lẫn lộn đơn
vị đo diện
tích với đơn
vị đo độ dài
Nhầm lẫn
chắc mối
quan hệ giữa
các đơn vị
đo
cách đổi
giữa các
dạng bài
Tổng
số
bài
Đổi thành
thạo
Đổi khá
thành thạo
Dạng bài đổi đơn vị đo
diện tích
kiểm
tra
25
Số
bài
Số
Số
Số
Số
bài
Tỉ lệ
Tỉ lệ
bài
Tỉ lệ
bài
Tỉ lệ
bài
Tỉ lệ
20%
20%
12%
20%
Đổi từ đơn vị lớn sang
đơn vị nhỏ
Đổi từ đơn vị nhỏ sang
đơn vị lớn
Đổi từ 2 đơn vị đo sang 1
đơn vị đo
Đổi từ 1 đơn vị đo sang 2
đơn vị đo
6
24%
20%
16%
12%
10
8
40%
32%
40%
32%
1
2
2
3
4%
8%
3
5
6
6
12%
20%
24%
24%
5
25
25
25
5
4
3
5
3
5
10
8
8%
12%
Với kết quả khảo sát như trên, tôi hết sức lo lắng, vì tỉ lệ học sinh đổi đơn
vị đo diện tích chưa thành thạo, còn nhầm lẫm cách đổi của các dạng bài còn rất
cao. Tuy nhiên với kinh nghiệm tích luỹ được qua giảng dạy của mình, tôi quyết
tâm đi tìm các nguyên nhân, phân tích để đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng đổi
đơn vị đo diện tích cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Bằng khảo sát thông qua các đề kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, trao đổi với
các giáo viên dạy giỏi và đặc biệt là trò chuyện với học sinh về hứng thú và khó
khăn gặp phải khi học về đổi đơn vị đo diện tích, qua phân tích tôi thấy: việc
học sinh chưa có kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích là do 1 số nguyên nhân sau:
5
* Nguyên nhân:
• Về giáo viên:
- Mặc dù đã được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp nhưng việc nắm
bắt, vận dụng phương pháp dạy học mới của một số giáo viên vẫn còn gặp khó
khăn.
- Giáo viên chưa đầu tư thực sự vào việc nghiên cứu sâu bài giảng, lập kế
hoạch bài dạy chi tiết, còn phụ thuộc khá nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Nhiều
giáo viên vẫn lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
ứng dụng cho học sinh để tạo cơ hội cho học sinh tự làm việc, tự trải nghiệm kiến
thức; GV chưa dự kiến được những sai lầm học sinh thường gặp.
- Là tuyến kiến thức khó dạy nên chưa được một số giáo viên chú trọng và
quan tâm.
- Ngại sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy, ít sử dụng công nghệ
thông tin để phục vụ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
• Về học sinh:
- Do vốn hiểu biết, khả năng tư duy liên hệ thực tiễn còn hạn chế. Chú ý
của học sinh chủ yếu là chú ý không có chủ định nên hay để ý đến cái mới lạ, cái
trước mắt hơn cái cần quan sát. Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể còn tư duy trừu
tượng mới đang dần dần hình thành nên học sinh rất khó hiểu được bản chất của
phép đo đại lượng.
- Một số đại lượng khó mô tả bằng trực quan nên học sinh khó nhận thức
được.
- Nắm bắt kiến thức, hình thành kỹ năng chậm. Trong thực hành còn hay
nhầm lẫn do không nắm vững kiến thức: nhầm lẫn giữa đơn vị đo diện tích với
đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thể tích; chưa nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn
vị đo trong bảng đơn vị đo diện tích; do kĩ năng tính toán chưa thành thạo hoặc
thiếu cẩn thận khi viết số nên dẫn đến sai kết quả đổi.
- Nhiều học sinh chưa thực sự thích học tuyến kiến thức này, không ít em
sợ học Toán, coi việc Đổi đơn vị đo là một công việc vất vả, căng thẳng. Sở dĩ
như vậy là vì hứng thú học tập của học sinh còn hạn chế, các em chưa thấy được
tính ứng dụng của tuyến kiến thức này vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Một số em học sinh có khả năng nhận thức từ trung bình trở xuống: chưa
nắm vững kiến thức hình học ở lớp 1, 2, 3 nên khi lên lớp 5 sẽ càng khó khăn
hơn trong việc tiếp thu Toán có nội dung hình học và đo lường.
6
Từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả đổi đơn vị đo diện tích và tăng
cường hứng thú học tập Toán cho học sinh, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Rèn
kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5”.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN:
A .BIỆN PHÁP CHUNG:
Như chúng ta đã biết, các dạng bài tập về đơn vị đo lường ở lớp 5 được
sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị
đo diện tích cho học sinh trước hết giáo viên phải làm được những việc sau:
1- Tạo bước đà chuẩn bị để HS sẵn sàng và dễ dàng nắm bắt
các kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích:
i. Khơi gợi được ngọn lửa đam mê học tập ở học sinh để các em không
còn tâm lí sợ học về Đổi đơn vị đo diện tích nữa.
Giáo viên giúp HS thay đổi tâm thế học tập từ lắng nghe thụ động sang chủ
động.
Muốn vậy, người giáo viên cần cần đồng cảm với những khó khăn, vướng
mắc hoặc sai lầm của các em; không chê trách mà giúp đỡ, động viên, khích lệ.
Bởi vì học trò cần 1 người thầy biết cách truyền cảm hứng. Nếu người thầy
không tạo được cho học sinh ham muốn học tập thì việc dạy học cũng chỉ như
việc đập búa trên sặt nguội mà thôi.
Mà muốn kích thích được hứng thú học tập của học sinh thì người thầy phải
biết cách tổ chức cho các em tự trải nghiệm thực tế thông qua hoạt động cá
nhân( hoặc theo nhóm); hoạt động trên mô hình hình học và thực hành… Đồng
thời, chú trọng tới việc tổ chức các trò chơi học tập mang tính trí tuệ, trò chơi xử
lý tình huống trong học tập và trong cuộc sống tạo cho các em niềm say mê, tự
tin, hứng thú trong học tập. Điều này phù hợp với quy luật nhận thức của con
người: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng lại
trở về thực tiễn. Qua đó, học sinh thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của
môn Toán đối với bản thân.
7
HS đang cắt ghép 2 hình tam giác bằng nhau thành hình chữ nhật để xây
dựng công thức tính Diện tích hình tam giác.
HS thực hành đo chiều cao của cây cảnh trong góc Môi trường.
8
HS thực hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cái bàn học ở lớp
HS thực hành đo đạc để tính chu vi, diện tích của các bồn cây.
9
HS thực hành về đo diện tích, thể tích khi làm các sản phẩm tái chế.
Tổ chức cho HS tiếp cận với công nghệ giáo dục STEM.
ii. Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức có liên quan mà bị
hổng:
Tổ chức cho học sinh ôn lại lại những kiến thức có liên quan mà bị hổng
từ lớp dưới như khái niệm, biểu tượng, cách tính: độ dài, chu vi, diện tích...để
tạo nền móng cho việc rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích ở lớp 5 được thực sự
vững chắc. Bởi vì nếu các em còn lơ mơ về các khái niệm có liên quan thì cho
dù có hướng dẫn cho HS các kĩ năng đổi thì cũng chỉ như việc xây lâu đài trên
cát. Có thể HS đổi đúng nhưng cũng chỉ là theo lối học vẹt mà không hiểu được
10
bản chất và cũng không biết tại sao lại đổi như thế.
* Giúp học sinh củng cố biểu tượng về diện tích để biết so sánh diện
tích và đổi đơn vị đo diện tích:
- Chẳng hạn, giúp HS biết so sánh diện tích hai hình khác nhau:
HS cắt 1 hình tròn màu vàng, 1 hình chữ nhật màu xanh rồi đặt hình chữ
nhật lên hình tròn( như hình vẽ sau). HS quan sát được hình chữ nhật nằm hoàn
toàn trong hình tròn và rút ra kết luận: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích
hình tròn.
- Dùng đồ dùng trực quan sinh động để học sinh có biểu tượng về 1cm2,
1 dm2, 1m2:
+ Cho học sinh dùng 2 tờ giấy thủ công có màu khác nhau để tự cắt:
• 1 hình vuông có cạnh 1 cm để được 1 hình vuông có diện tích 1cm2 (ứng
1 ô vuông trong tờ giấy thủ công),
• 1 hình vuông có cạnh 1dm ( tức 10 cm) để được 1 hình vuông có diện
tích 1dm2 (ứng với 100 ô vuông trong tờ giấy thủ công), để có biểu
tượng về 1cm2, 1dm2 , dễ dàng so sánh được: 1dm2 = 100cm2
1cm2
1dm2
11
1dm2 = 100cm2
+ GV tổ chức cho các em tự cắt được 1 miếng bạt có diện tích 1 m2:
Cho học sinh đặt hình vuông có diện tích 1dm2 vào góc của miếng bạt rồi
dùng bút màu kẻ theo mép hình vuông đó, cứ làm như vậy cho đến khi đo hết
diện tích của miếng bạt. Qua đó học sinh có thể nhận ra: 1m2 = 100dm2
- Tổ chức cho học sinh ứng dụng kiến thức về diện tích và đo diện tích
vào thực tiễn cuộc sống thông qua hoạt động thực hành trải nghiệm sáng
tạo để giúp HS phân biệt được diện tích với chu vi
* Giúp học sinh phân biệt được chu vi và diện tích.
Ví dụ : Hãy cho biết phát biểu sau đây của một học sinh là đúng hay sai và
giải thích tại sao ?
Một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị:
- Chu vi của hình vuông: 4 x 4 =16.
- Diện tích của hình vuông: 4 x 4 = 16.
- Học sinh đó kết luận: Hình vuông này có chu vi bằng diện tích.
- Sau khi tổ chức cho học sinh được tự do trao đổi, tranh luận tôi chỉ rõ cho
các em thấy chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích,
hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau để giúp các em nhận ra
phát biểu đó là sai.
- Mặt khác, tôi cũng giúp các em hiểu rõ phép đo mỗi đại lượng.
- Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1cm (đoạn thẳng có
độ dài 1cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài ; vì hình
vuông có 4 cạnh bằng nhau nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_doi_don_vi_do_dien_tich_cho_hoc_sinh_lop_5.pdf