SKKN Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong giờ tập đọc
Như chúng ta đều biết, học chữ chính là công việc đầu tiên của các em khi các em bắt đầu đến trường, dạy chữ chính là dạy người. Ta nhận thấy rằng, việc dạy đọc hiểu của Tiểu học có nhiều phương pháp dạy khác nhau, phương pháp nào cũng có đặc tính riêng của phương pháp đó, làm sao để cho nó có tính khoa học, hiệu quả.
1. Lí do chọn đề tài:
Lớp Một là lớp học đầu tiên của nhà trường phổ thông. Từ lớp Một trẻ bắt đầu
học theo môn học. Nói chung, các môn học đều có một hệ thống các kiến thức và kĩ
năng cơ bản, phương pháp học tập đặc trưng, chúng được sắp xếp sao cho những gì
trẻ được học sẽ chuẩn bị cho việc học tập tiếp sau, những gì được học sau thường
phải dựa vào những kiến thức kĩ năng đã có. Bởi vậy, việc rèn luyện một trong
những kĩ năng môn học Tiếng Việt của học sinh lớp Một – kĩ năng đọc hiểu được coi
là quan trọng nhất. Việc rèn đọc hiểu cho học sinh lớp Một được sử dụng để tìm hiểu
nội dung của bài. Rèn kĩ năng đọc hiểu để nâng cao năng lực của học sinh, giúp các
em hiểu được những kiến thức mới và vận dụng vào năng lực của bản thân để giao
tiếp và học lên các lớp cao hơn. Vì vậy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong
giờ Tập đọc là nhiệm vụ hết sức cần thiết của người giáo viên nhằm giúp các em rèn
luyện phẩm chất và hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh
đọc hiểu không thể không thực hiện trong việc giáo dục và rèn luyện. Đối với học
sinh tiểu học là bậc học nền tảng, việc dạy Tiếng Việt và dạy Tập đọc là chúng ta đã
giúp cho các em tiếp thu nền văn hoá xã hội của loài người, làm cho trí tuệ của trẻ
được mở mang, tâm hồn của trẻ được trong sáng và là chìa khoá để mở ra những
cánh cửa tương lai, là công cụ để các em vận dụng trong cuộc sống sau này.
Như chúng ta đều biết, học chữ chính là công việc đầu tiên của các em khi các
em bắt đầu đến trường, dạy chữ chính là dạy người. Ta nhận thấy rằng, việc dạy đọc
hiểu của Tiểu học có nhiều phương pháp dạy khác nhau, phương pháp nào cũng có
đặc tính riêng của phương pháp đó, làm sao để cho nó có tính khoa học, hiệu quả. Là
giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm lớp Một, qua thực tế giảng dạy, việc rèn kĩ
năng đọc hiểu là rất cần thiết, giúp cho giáo viên hiểu được sâu sắc hơn đặc trưng
của môn học.
Cùng với sự phát triển chung của ngành giáo dục, có sự thay đổi của môn Tiếng
Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy
học. Nội dung của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với tâm sinh lý
đang phát triển của học sinh Tiểu học. Trong quá trình dạy học nhất là dạy tập đọc
lớp Một vẫn gặp không ít khó khăn. Vậy làm thế nào để các em đọc đúng, đọc hay và
hiểu được nội dung bài tốt nhất? Tôi đã lựa chọn đề tài đó là: “Rèn kĩ năng đọc hiểu
cho học sinh lớp Một trong giờ tập đọc”, nhằm giúp các em đọc hiểu được tốt tạo
điều kiện để các em học tập tốt hơn ở lớp Một và các lớp kế tiếp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong hai tiết dạy tập đọc, thường thì giáo viên chỉ chú trọng đến việc làm thế
nào để các em đọc đúng, đọc to được bài mà bỏ qua mất việc cho học sinh đọc hiểu
bài văn hay bài thơ, giải nghĩa từ, tìm hiểu nội dung của bài. Vì thế để học sinh đọc –
hiểu được tốt trước hết người giáo viên phải có những kiến thức cơ bản và một số
thuật ngữ khi dạy học sinh để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh. Khâu chuẩn bị bài, thiết kế bài dạy cũng rất quan trọng. Dựa trên cơ sở của
các phương pháp như sách hướng dẫn, tôi đưa ra những định hướng đổi mới các hoạt
động dạy học như sau:
* Phần kiểm tra bài cũ:
Giáo viên cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau hoặc giáo viên đọc câu hỏi cho học
sinh trả lời để vừa kiểm tra việc học ở nhà của học sinh đồng thời củng cố lại kiến
thức của bài.
* Phần bài mới:
- Giới thiệu bài bằng tranh, ảnh để gây hứng thú trong giờ học cho học sinh
(phần này giáo viên cần phải có sự chuẩn bị, phải tìm tòi các tranh ảnh hoặc vật thật).
- Luyện đọc:
Phần đọc tiếng, từ: Giáo viên cho học sinh tự tìm từ khó đọc, tự giải thích từ khó
theo sự hiểu biết rồi giáo viên giải thích bổ sung bằng tranh, ảnh, vật thật (nếu có). Vì
ta thấy, nếu học sinh hiểu được bài trước hết học sinh phải hiểu được các từ đó. Từ
đó học sinh liên kết được các từ lại để học sinh tìm ra được câu trả lời khi tìm hiểu
bài.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Người trồng na” thì giáo viên giải thích cho học sinh hiểu
từ: ngoài vườn, lúi húi
Hoặc khi dạy bài: “Bác đưa thư” thì giáo viên giải thich cho học sinh hiểu từ:
mừng quýnh, nhễ nhại
Hoặc khi dạy bài: “ Ngưỡng cửa” giáo viên giải thích từ: ngưỡng cửa
Rồi sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “Ai đã dắt tay em bé đi qua ngưỡng cửa”? Khi
học sinh đã được giải thích từ ngưỡng cửa và các em thấy nó rất gần gũi, quen thuộc
với các em và cũng từ đó học sinh sẽ trả lời được câu hỏi ở trên.
- Tìm hiểu bài: Đây là phần trọng tâm của học sinh đọc hiểu, nhiều lúc giáo viên
còn xem nhẹ, chưa chú trọng đến vấn đề rèn đọc hiểu cho học sinh. Ở phần này giáo
viên vẫn tiếp tục luyện đọc kết hợp với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội
dung bài. Như trên đã trình bày, nhớ nội dung bài là sự khởi đầu của việc hiểu bài.
Quá trình hiểu một bài gồm nhiều bước, với nhiều thao tác tư duy, tuỳ từng bài mà
giáo viên tổ chức để học sinh tìm hiểu. Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một nói
riêng và học sinh Tiểu học nói chung, tư duy của các em còn hạn chế mà chủ yếu các
em thường nhận thức các sự vật, hiện tượng ở dạng riêng lẻ, tổng thể từ đơn giản đến
phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng và khái quát hơn. Ở đây tôi cho học sinh trả lời câu
hỏi để tìm hiểu bài dưới hình thức sử dụng bảng phụ hoặc chuẩn bị phiếu học tập nội
dung như vở bài tập Tiếng Việt, hoặc kết hợp tranh cho học sinh quan sát để học sinh
dễ dàng hiểu và nhận ra được nội dung phần trả lời của câu hỏi (đối với học sinh còn
chậm).
Ví dụ: Khi dạy bài: “Quà của bố” giáo viên cho học sinh xem tranh kết hợp đọc
khổ thơ 1 để trả lời cho câu hỏi: “Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?”
Hoặc khi dạy bài: “ Mèo con đi học”, giáo viên cho học sinh đọc bài rồi treo
tranh cho học sinh quan sát để trả lời câu hỏi: “Cừu nói gì khiến mèo vội xin đi học
ngay?”
Với mức độ học sinh nổi trội tôi cho các em đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ rồi
đọc câu hỏi cho các bạn trả lời, hay tìm và đọc câu văn diễn tả ý.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Chú công”, giáo viên cho 2-3 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm
đoạn 2 của bài rồi giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu: “Đọc câu văn tả vẻ đẹp của đuôi
công trống sau hai, ba năm” cho học sinh trả lời
Với mức độ học sinh còn chậm của lớp, khi tìm hiểu bài tôi cho học sinh đọc kĩ
câu văn, đoạn văn hay dòng thơ, khổ thơ để trả lời cho nội dung câu hỏi rồi mới nêu
câu hỏi để các em trả lời.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Ngưỡng cửa”, giáo viên cho 2-3 học sinh đọc khổ thơ 1 rồi
2-3 học sinh đọc câu hỏi 1 sau đó giáo viên nhắc lại câu hỏi: “Ai dắt em bé tập đi
men ngưỡng cửa?’ và hướng dẫn học sinh ghi dấu x vào ý trả lời đúng
bố
bà
bạn bè
mẹ
Giáo viên cho 2-3 học sinh đọc tiếp khổ thơ thứ 2 và thứ 3 rồi cho 2-3 học sinh
đọc câu hỏi: “Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?’ rồi phát phiếu học tập cho học
sinh thảo luận theo nhóm 4 để nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B cho đúng ý của
bài:
A
B
đi đến lớp học.
Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để
* Phần củng cố, dặn dò:
đến những con đường xa tắp
đến nhà bạn bè.
- Tôi cho học sinh đọc khổ thơ hay đoạn văn mà mình yêu thích, nêu lí do mà
mình thích.
- Học sinh đọc lại bài rồi nêu nội dung bài học cho các bạn nghe.
* Ví dụ: Khi dạy bài:
Hồ Gươm
(Sách Tiếng Việt 1- tập 2)
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló,
xum xuê.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài tập đọc:Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Tranh, ảnh minh hoạ cảnh Hồ Gươm và phần luyện nói (tranh vẽ phóng to từ
sách giáo khoa)
+ Bộ thực hành biểu diễn Tiếng Việt.
- Học sinh:
Bộ thực hành Tiếng Việt, sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5- 6 phút)
Đọc bài: “Hai chị em”. Trả lời câu hỏi: 2 HS thực hiện
“Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi
Nhận xét bổ sung
chơi một mình”?
Tự kiểm tra: Kiểm tra đọc (học sinh
- Giáo viên nhận xét mức độ hiểu bài
của học sinh và đánh giá.
từng bàn) quay mặt vào nhau để kiểm
tra.
2. Bài mới: (30 phút)
Tiết 1
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh để
giới thiệu: + Tranh vẽ gì?
Học sinh quan sát tranh và trả lời.
HS quan sát tranh
+ Giáo viên chỉ vào tranh nói: Hà Nội là
Thủ đô của nước ta. Hà Nội có Hồ
Gươm là một cảnh đẹp. Hôm nay cả lớp
ta đi thăm Hồ Gươm qua lời tả của nhà
văn Ngô Quân Miện nhé.
- Luyện đọc:
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1: Giọng đọc
chậm, trìu mến; ngắt nghỉ rõ sau dấu
chấm, dấu phẩy.
+ Giáo viên nêu câu hỏi: Bài văn gồm
mấy câu? Rồi khoanh tròn những dấu
câu có trong bài.
HS tìm số câu và trả lời
- Học sinh luyện đọc: khổng lồ, long
lanh, lấp ló, xum xuê
* Đọc tiếng, từ ngữ:
Phân tích tiếng – Ví dụ: khổng = kh +
ông = dấu hỏi, kết hợp giải thích từ ngữ:
khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê
+ Đọc câu:
Luyện đọc tất cả các câu, chú ý cách
ngắt nhỉ hơi khi gặp dấu phẩy.
HS đọc đoạn, bài rồi thi đọc giữa các tổ.
Tìm tiếng có vần cần ôn trong bài:
Hồ Gươm
+ Đọc đoạn, bài:
- Ôn các vần: ươm, ươp.
Giải nghiã từ Hồ Gươm:
Học sinh nói câu có tiếng chứa vần
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh,
nói câu mẫu
ươm, ươp
Thi nói câu theo ý nghĩ của mình theo
nhóm, sau đó cho trình bày trước lớp
Giáo viên uốn nắn, sửa sai và động viên
những học sinh có câu nói hay...) đồng
thời giải thích từ, câu giúp các em hiểu
được nghĩa câu, từ vừa tìm.
-Tiết 2: Ngoài việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc rõ ràng tiến tới đọc
diễn cảm toàn bài thì giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh qua việc tìm hiểu nội
dung bài. Vì khi các em đã đọc được tốt rồi, lại được hiểu kĩ hơn về nội dung bài thì
chắc chắn khi được gọi đọc lại bài các em sẽ đọc tốt hơn. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ
giữa việc hiểu nội dung bài với việc luyện đọc nhiều lần văn bản. Trước khi đặt ra
câu hỏi tôi thường cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn chứa nội dung câu hỏi đó để
giúp các em có trọng tâm cho câu trả lời.
Ví dụ: Khi dạy tiết 2 tôi tiên hành như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu bài và luyện đọc: (30 phút)
a. tìm hiểu bài đọc kết hợp luyện đọc
- Phần tìm hiểu nội dung: Để trả lời câu HS đọc bài theo nhóm 2, rồi 1em nêu
hỏi 1 tôi cho học sinh đọc bài, tự nêu câu hỏi: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
câu hỏi cho bạn trả lời.
để em khác trả lời.
Câu hỏi 2 tôi treo bảng phụ để cả lớp
cùng quan sát để tìm ra ý đúng:
Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm
trông như thế nào?
Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời
Một bức tranh phong cảnh tuyệt
đúng
đẹp.
Một chiếc gương bầu dục khổng
lồ sáng long lanh.
Một mặt nước phẳng lì.
Giáo viên đọc câu trả lời đầy đủ để học
sinh khắc sâu kiến thức.
Ở câu hỏi 3, giáo viên gọi học sinh nổi
bật đọc câu hỏi rồi tổ chức cho học sinh HS nhìn ảnh rồi tìm trong bài để đọc câu
chơi trò thi nhìn ảnh, tìm câu văn tả văn ứng với bức ảnh
cảnh.
Cảnh trong bức ảnh 1: Cầu Thê Húc
Giáo viên nêu đề bài cho cả lớp: các em
Cảnh trong bức ảnh 2:Đền Ngọc Sơn
nhìn bức ảnh đọc tên cảnh trong ảnh ghi
Cảnh trong bức ảnh 3: Tháp Rùa
phía dưới rồi tìm đọc những câu văn có
trong bài tả cảnh đẹp trên các bức ảnh
- Sau khi mỗi nhóm đọc, nhóm khác
nhận xét bổ sung.
đó.
- Cuối giờ, cho học sinh thi đọc toàn bài
Học sinh tự liên hệ (kể về phong cảnh
đẹp mà em đã được biết)
theo nhóm.
2. Củng cố bài: (5 phút)
Ví dụ 2: Khi dạy bài:
Mèo con đi học
( Sách Tiếng Việt 1, tập 2)
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi,
cừu.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; Cừu doạ cắt đuôi
khiến Mèo sợ phải đi học.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài đọc.
- Học sinh: Bộ chữ học vần Tiểu học
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5-6 phút)
Đọc bài thơ Chuyện ở lớp; trả lời câu
hỏi: “Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?”
1- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
2 HS viết từ ngữ: vuốt tóc, đứng dậy
Cả lớp viết bảng con
Giáo viên nhận xét bài cũ
2. Bài mới: (30 phút)
Tiết 1
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi HS nhắc lại
tên bài tập đọc.
- Luyện đọc:
Đọc diễn cảm bài thơ: giọng hồn nhiên,
nghịch ngợm…
HS tìm số câu và trả lời
+ Giáo viên nêu câu hỏi: Bài thơ gồm
mấy câu?
Học sinh luyện đọc: buồn bực, kiếm cớ,
cái đuôi, cừu
* Đọc tiếng, từ ngữ:
Phân tích tiếng – Ví dụ: kiếm =k + iêm
+dấu sắc…; kết hợp giải thích từ ngữ:
buồn bực: buồn và khó chịu
kiếm cớ: tìm lí do
be toáng: kêu ầm ĩ
+ Đọc câu:
HS luyện đọc từng dòng thơ- cả lớp đọc
thầm sau đó mỗi em đọc một dòng cho
đến hết bài.
3 HS đọc to cả bài
3HS đọc phân vai: một em đọc lời dẫn,
một em đọc lời Cừu, một em đọc lời
Mèo.
+ Đọc đoạn, bài:
- Đọc theo vai:
1HS tìm: cừu
+ Ôn vần ưu, ươu:
Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu
Thi tìm câu có tiếng chứa vần ưu, ươu
Tìm tiếng trong bài có vần ưu
GV nhận xét bổ sung đồng thời giải
nghĩa từ cho HS hiểu
Tiết 2
2 HS đọc 4 dòng thơ đầu, cả lớp đọc
3. Tìm hiểu bài đọc, kết hợp luyện đọc: thầm
(30 phút)
HS đọc lại câu hỏi, chọn ý đúng để trả
GV nêu câu hỏi: “Mèo kiếm cớ gì để lời
trốn học” và phát phiếu học tập, gợi ý để
HS làm bài.
Chân đau không đi học được.
Cái đuôi bị ốm.
Trời mưa, đường trơn.
2 HS đọc 6 dòng cuối,
HS trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại lời
Cừu nói với Mèo bằng 2 câu thơ vào vở
Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học Bài tập Tiếng Việt 1- tập 2 (45).
ngay?
2HS đọc lại cả bài
1 em kể lại nội dung bài
Tranh vẽ cảnh Cừu đang giơ kéo doạ cắt
Cho HS xem tranh minh hoạ, trả lời câu đuôi, Mèo vội xin đi học
hỏi: “Tranh vẽ cảnh nào?”
HS thi học thuộc lòng
* Ở bài này yêu cầu học thuộc lòng, vì
vậy giáo viên cho học sinh học thuộc
ngay tại lớp
4. Củng cố: (5 phút)
HS trả lời và liên hệ thực tế
Giáo viên nêu câu hỏi: Các em có nên
bắt chước bạn Mèo không? Vì sao?”
Sau khi tiến hành dạy xong hai bài này tôi thấy: Thực tế trong giảng dạy, chúng
ta gặp còn nhiều những học sinh rất khó khăn khi luyện đọc và tìm hiểu bài. Khi đó
giáo viên cần kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm (không bỏ qua nhưng cũng không nôn
nóng) giáo viên phải rèn cho học sinh đọc đúng, hiểu ngay tại lớp. Khi soạn bài giáo
viên phải có kế hoạch cho từng đối tượng học sinh và phải thể hiện rõ ở bài soạn: Câu
hỏi dành cho học sinh nổi trội, học sinh còn chậm, học sinh chưa hoàn thành để từ đó
có biện pháp uốn nắn. Giáo viên cần phải động viên, khuyến khích các em để tạo ra
sự hứng thú cho học sinh trong việc tự tìm ra kiến thức mới.
Với những học sinh còn lúng túng khi trả lời câu hỏi thì giáo viên cần gợi ý hoặc
cho học sinh nổi trội nói trước rồi mới cho học sinh chưa hoàn thành nhắc lại. Có
những học sinh đoc bài hiểu được ý, nhưng khi trả lời còn lúng túng - khi đó giáo
viên phải tạo cơ hội cho các em được trả lời hoặc giáo viên trả lời cho các em nhắc
lại, nếu học sinh tiếp thu chậm mà trả lời được câu hỏi thì giáo viên khen, động viên
kịp thời để giúp các em có tính mạnh dạn hơn.
Với những học sinh tiếp thu chậm, chưa đạt yêu cầu giáo viên cần chú ý đến các
hình thức tổ chức hoạt động, đưa ra các yêu cầu phù hợp với đối tượng để giúp các
em khắc phục. Nếu học sinh trả lời chưa đúng hoặc thiếu ý thì giáo viên gợi ý, hướng
dẫn để các em trả lời với các bạn khác. Giáo viên luôn kết hợp với gia đình động
viên, nhắc nhở các em đọc bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ kiểm tra
bài, giáo viên phân công học sinh nổi trội kiểm tra học sinh chưa hoàn thành, nội
dung là ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Các hình thức tổ chức dạy học cũng cần được giáo viên vận dụng một cách linh
hoạt, kích thích hứng thú đọc của học sinh như: khuyến khích các em đọc sách báo,
truyện tranh thiếu nhi, tự kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mình vừa đọc. Hay
trong các giờ học ôn buổi chiều, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc bài, kể
chuyện, tìm hiểu nội dung truyện hoặc bài tập đọc để học sinh tự học tập và phát huy
khả năng của mình.
Điều quan trọng là giáo viên phải kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động học
tập của học sinh từ đó xác định cách dạy để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy, khi yêu cầu
học sinh đọc thầm (câu – đoạn – bài) giáo viên phải giao kèm “nhiệm vụ” cụ thể
nhằm định hướng “đọc hiểu” (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ
điều gì?). Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc một cách hình thức, giáo viên
không nắm được kết quả đọc hiểu của học sinh để xử lí trong quá trình dạy học.
1. Kết luận:
Tập đọc là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với
học sinh lớp Một. Học vần, Tập đọc giúp học sinh đọc thông, viết thạo. Đọc thông,
viết thạo có mối quan hệ mật thiết với nhau: dạy tập đọc chính là dạy một kĩ năng,
cần coi trọng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Nếu đọc và hiểu bài tốt học sinh sẽ có
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong giờ tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop_mot_trong_gio_tap.doc