SKKN Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng
Ngày nay Tiếng Anh đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực. Nó được coi là chìa khóa cho sự phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu. Nhu cầu sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp là rất cần thiết và ngày càng được coi trọng. Do vậy việc dạy Tiếng Anh đang là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm.
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay Tiếng Anh đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh
vực. Nó được coi là chìa khóa cho sự phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu. Nhu
cầu sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp là rất cần thiết và ngày càng được coi trọng.
Do vậy việc dạy Tiếng Anh đang là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm.
Tuy vậy trên thực tế, khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở các
trường THPT, đặc biệt là ở các các tỉnh miền núi như Bắc Giang là khá thấp. Mặc
dù được các thày cô giảng dạy nhiệt tình, bản thân đã qua nhiều năm học Tiếng
Anh ở cấp THCS, nhiều em vẫn còn khá lúng túng, thiếu tự tin khi giao tiếp bằng
Tiếng Anh. Vậy nguyên nhân ở đâu?
Nguyên nhân thứ nhất có lẽ nằm ở thực tế là các em học sinh không có cơ
hội giao tiếp với người nước ngoài khiến phản xạ nói Tiếng Anh của các em chưa
nhanh.
Nguyên nhân thứ hai là cách dạy ngoại ngữ hiện nay của chúng ta vẫn còn
quá thiên về dạy ngữ pháp mà chưa chú trọng đến sự tương tác trong giao tiếp giữa
học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Giáo viên vẫn là người quản lý
các hoạt động của giờ học chứ chưa hoàn toàn áp dụng được phương pháp lấy
người học làm trung tâm. Bên cạch đó, giáo viên chỉ có một cuốn sách giáo khoa,
một cuốn sách hướng dẫn và một số sách ngữ pháp,.. những tài liệu đó chưa đủ để
phát huy hiệu quả công việc giao tiếp trong một lớp học kĩ năng giao tiếp.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Phương pháp thiết kế bài tập bổ
trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng” làm nội dung nghiên cứu
của chuyên đề.
1
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ
cho kĩ năng nói phù hợp, đồng thời đề xuất một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng
nói. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các thày cô trong quá trình giảng
dạy.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về phương pháp
thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói và đưa ra một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ
năng nói điển hình.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí
luận (khai thác thông tin khoa học về phương pháp lí luận qua sách, tài liệu có liên
quan), phương pháp quan sát (trực tiếp tìm hiểu về tình hình dạy và học Tiếng Anh
qua những tiết dự giờ thăm lớp), phương pháp đàm thoại (trao đổi với học sinh,
giáo viên để tìm hiểu thông tin)
V. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Mở đầu. Bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của
đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và thiết kế của đề
tài.
Phần thứ hai: Nội dung.
Bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm một số quan điểm về kỹ năng
nói, các vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy nói và thực trạng của việc dạy và học
ngoại ngữ ở các trường THPT tỉnh Bắc Giang.
2
Chương 2: Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số
dạng bài tập ứng dụng.
Chương 3: Thiết kế mẫu các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói theo bài học.
Phần thứ ba: Kết luận: Tóm tắt đề tài, chỉ ra một số hạn chế của đề tài, đồng
thời đề xuất một số hướng nghiên cứu thêm.
3
Phần thứ hai
NỘI DUNG
Chương I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.1. Cở sở lý luận:
I.1.1. Kỹ năng nói là gì?
Nói là một quá trình tương tác có liên quan đến việc sản sinh, tiếp nhận và
xử lý thông tin. Hình thức và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh, gồm những
người tham gia, kinh nghiệm của họ, môi trường giao tiếp và mục đích nói.
(Brown, 1994)
Trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, và viết), kỹ năng nói được coi là cách
ngắn gọn và hiệu quả nhất để mọi người giao tiếp với nhau. Do đó kỹ năng nói
được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ.
I.1.2. Bản chất của việc dạy kỹ năng nói:
Kỹ năng nói là kỹ năng sản sinh (productive skills).Trong bài học kỹ năng
nói, học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối
cùng phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt ý tưởng của mình theo nội dung chủ
đề nhất định một cách tự do. Như vậy việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền
đề cho việc luyện tập. Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng học sinh phải vận dụng
được ngữ liệu đó để nói.
Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao, các hoạt động luyện tập cần phải thú vị,
hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Bên cạnh
đó cũng cần thiết kế các hoạt động có tính thách thức hoặc tạo khí thế thi đua giữa
4
các cá nhân, các cặp hay nhóm học sinh bằng cách khuyến khích động viên cho
điểm, có phần thưởng cho những bài nói hay.
I.1.3. Đặc điểm của bài luyện nói hiệu quả:
Richard (1985) đề cập đến hai tiêu chí để đánh giá sự thành công của bài
luyện nói : độ chính xác và sự lưu loát. Độ chính xác ở đây bao gồm việc sử dụng
từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm đúng. Trong khi đó sự lưu loát được hiểu là khả năng
duy trì lời nói trôi chảy một cách tự nhiên. Sau mỗi hoạt động giao tiếp, người học
phải đạt được kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm ở một mức độ nhất định
cũng như đạt được sự lưu loát cần thiết. Cũng như Nunan (1989), Richard (1985)
xem độ chính xác và sự lưu loát là hai yếu tố độc lập trong hoạt động nói.
Trong khi đó, theo Penny Ur (1996), có bốn tính năng mô tả sự thành công
của bài luyện nói. Đó là sự có mặt, sự tham gia, động lực và trình độ ngôn ngữ của
người học. Yếu tố đầu tiên là sự có mặt của người học. Trong giờ học, nếu học sinh
được nói nhiều, điều đó có nghĩa là họ đang thống trị quá trình học tập. Rõ ràng
yếu tố này cũng là một trong những đặc điểm của phương pháp giảng dạy giao tiếp
(CLT) : ‘Người học làm trung tâm của quá trình học tập’. Giáo viên chỉ đóng vai
trò là người hỗ trợ và giám sát viên trong khi học sinh được khuyến khích để nói
phần lớn thời gian trong các hoạt động nói. Yếu tố thứ hai là sự tham gia của người
học. Một hoạt động nói thành công phải tạo cơ hội cho các học sinh đều được nói
và đóng góp vào vấn đề thảo luận một cách bình đẳng. Bên cạnh đó, động lực nói
cao cũng là một trong những đặc điểm làm cho hoạt động nói thành công. Bằng
cách sử dụng các bài tập mang tính khích lệ, giáo viên lôi cuốn học sinh vào hoạt
động giao tiếp, khiến các em quan tâm đến chủ đề và hăng hái nói vì có ý muốn nói
ra. Đặc điểm cuối cùng của một bài luyện nói hiệu quả là mức độ chính xác ngôn
ngữ có thể chấp nhận được. Nếu ngôn ngữ quá dễ dàng thì học sinh sẽ không tích
cực tham gia. Ngược lại nếu ngôn ngữ quá khó thì học sinh sẽ dễ chán và có thể bỏ
5
học. Với một chủ đề tập trung, học sinh có thể hiểu được nhau ở một mức độ chính
xác về ngôn ngữ vừa phải, không cần đạt mức chính xác cao. Rõ ràng với quan
điểm này, Ur (1996) có xu hướng phát triển kỹ năng thực hành giao tiếp trôi chảy
lưu loát hơn là thực hành giao tiếp chính xác.
I.1.4. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói và giải pháp:
I.1.4.1. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói:
Vấn đề đầu tiên là tâm lý ức chế của học sinh. Khác với hoạt động nghe, đọc,
viết, hoạt động nói đòi hỏi phải thể hiện khả năng giao tiếp với người nghe. Đôi khi
học sinh có thể cảm thấy khó nói được điều gì bằng ngoại ngữ trong lớp học vì bản
chất nhút nhát hoặc vì tâm lý ngại mắc lỗi, sợ bị chúng bạn chê cười, sợ bị mất mặt.
Vấn đề thứ hai là không có gì để nói. Ngay cả khi học sinh không ngại ngần
khi nói, chúng ta vẫn nghe các em trình bày rằng các em không thể nghĩ ra điều gì
để nói. Điều này thường là do thiếu động cơ nói.
Vấn đề thứ ba là không có cơ hội nói. Nói cách khác đó chính là sự tham gia
không đồng đều của các thành viên trong lớp. Trong một nhóm càng lớn thì
khoảng thời gian dành cho mỗi cá nhân càng hạn chế. Thực tế là với một lớp đông,
một số học sinh ít có hoặc không có cơ hội nói do một số nhỏ học sinh nói nhiều
chiếm gần hết thời gian.
Vấn đề thứ tư là sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Thực vậy, học sinh thường có xu
hướng dùng tiếng mẹ đẻ vì cảm thấy phát biểu dễ dàng hơn và tự nhiên hơn khi nói
tiếng mẹ đẻ so với ngoại ngữ.
I.1.4.2. Một số giải pháp cho vấn đề:
Giải pháp thứ nhất : dùng cách luyện nói theo nhóm. Cách này làm tăng thời
lượng học sinh nói tại lớp, đồng thời giảm sự ức chế về tâm lý đối với người học
khi họ không phải nói trước cả tập thể lớp đông.
6
Thứ hai, nên chọn ngữ liệu dễ. Ngữ liệu cần để tiến hành thảo luận nên ở
mức độ dễ. Lúc đó, học sinh sẽ thấy dễ dàng nhớ lại và sản sinh ngôn ngữ, từ đó
nói được trôi chảy. Nếu bài học có ngữ liệu mới hoặc khó, giáo viên nên dạy trước
khi bắt đầu luyện nói.
Thứ ba, chọn bài luyện cẩn thận để tạo hứng thú. Giáo viên nên chọn hình
thức luyện mà học sinh quan tâm, thích thú tham gia thảo luận. Với giải pháp này,
giáo viên đã tạo động cơ cao cho hoạt động luyện nói.
Thứ tư, cần nêu lời hướng dẫn hoặc kỹ năng thảo luận thật rõ ràng. Giáo viên
cần nói rõ học sinh phải làm gì và phân vai rõ ràng cụ thể cho học sinh. Điều này
giúp học sinh tránh được tình huống không biết phải làm gì hoặc không có gì để
nói.
Thứ năm, cần có cách sửa lỗi phù hợp. Trong các dạng luyện nói có kiểm
soát, giáo viên thường sửa lỗi để đạt mức chính xác. Tuy nhiên ở giai đoạn nói tự
do, giáo viên không nên làm như vậy vì mục tiêu lúc này là đạt mức độ lưu loát.
Vậy tùy theo giai đoạn luyện nói mà giáo viên có cách sửa lỗi phù hợp. Khi sửa lỗi,
không nên công khai tên của học sinh mắc lỗi, tránh làm học sinh cảm thấy xấu hổ
dẫn đến tâm lý ức chế khi nói.
I.2. Cở sở thực tiễn: Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ ở các
trường THPT tỉnh Bắc Giang
I.2.1. Sách giáo khoa
Hiện nay có ba loại sách giáo khoa Tiếng Anh đang được sử dụng tại các
trường THPT tỉnh Bắc Giang. Thứ nhất là sách giáo khoa Tiếng Anh nâng cao
được dùng cho những lớp chọn khối D ở một số trường THPT, lớp chuyên và cận
chuyên ở trường THPT Chuyên. Thứ hai là sách giáo khoa Tiếng Anh cơ bản dùng
cho các lớp thường ở các trường THPT và các lớp xa chuyên ở THPT Chuyên. Cả
7
hai loại sách đều được thiết kế khá phù hợp với trình độ của học sinh, gồm 16 bài
học ứng với 16 chủ đề khác nhau. Mỗi bài học đều tập trung phát triển bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, và viết. Các kỹ năng có yêu cầu và mục đích cụ thể nhưng không
tách rời nhau và đều hướng về chủ đề của bài học. Ngoài ra còn một bộ sách giáo
khoa thí điểm đang được triển khai ở một số trường trọng điểm. Bộ sách này gồm
10 bài học với 10 chủ điểm, mỗi bài học được chia làm 8 phần với mục đích phát
triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đất nước,
con người, văn hóa, xã hội của những nước nói Tiếng Anh trong khu vực và thế
giới nói chung và Việt nam nói riêng, sách giáo khoa cũng cung cấp cho học sinh
những cấu trúc câu giao tiếp cơ bản, giúp các em vận dụng vào cuộc sống. Nhìn
chung nội dung chương trình sách giáo khoa hay, cập nhật, song mức độ khó cao
hơn đặc biệt là bộ sách giáo khoa thí điểm đòi hỏi học sinh đã đạt được một mức độ
kiến thức nhất định mới đáp ứng được yêu cầu.
I.2.2. Đối tượng học sinh
Hầu hết các em học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều
đã được học Tiếng Anh ở cấp THCS. Việc tiếp cận với ngoại ngữ sớm giúp các em
nhanh chóng thích nghi với môi trường và giáo trình mới. Tuy vậy trình độ ngoại
ngữ của các em ở đa số các lớp học không đồng đều. .Đặc điểm chung của học sinh
Việt Nam là còn rụt rè trong giao tiếp, ngại ngùng khi nói Tiếng Anh. Điều này đã
tạo ra những khó khăn trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
I.2.3. Môi trường dạy và học ngoại ngữ
Do vai trò của Tiếng Anh ngày càng quan trọng trong xã hội nên những năm
gần đây các cấp lãnh đạo, các ban ngành của tỉnh và Sở GD-ĐT đặc biệt quan tâm
đến công tác dạy và học ngoại ngữ ở các trường. Nhiều kinh phí được đầu tư cho
8
cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy. Đến nay đa số các trường THPT đều
trang bị khá đầy đủ về máy chiếu (projector), máy tính, và một số trang thiết bị
khác. Bên cạnh đó thư viện của các trường cũng có nhiều đầu sách tiếng nước
ngoài về các lĩnh vực khác nhau giúp giáo viên và học sinh có tư liệu phục vụ cho
học tập. Song song với việc trang bị cơ sở vật chất, Sở GD-ĐT cũng chú trọng đào
tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ. Hàng năm đều có những lớp học bồi dưỡng
thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
Bên cạnh những thuận lợi, việc học và dạy ngoại ngữ ở tỉnh Bắc Giang vẫn
còn một số bất cập. Thứ nhất, các em học sinh học trong môi trường không có yếu
tố người nước ngoài nên cơ hội thực hành giao tiếp thực tế là không có. Thứ hai,
mặc dù Sở GD-ĐT Bắc Giang rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại
ngữ, số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn khá nhiều. Điều này cũng gây không ít
khó khăn trong quá trình dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là trong việc dạy và học kĩ
năng nói tiếng Anh.
9
Chương II
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO KỸ NĂNG
NÓI VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ỨNG DỤNG
II.1. Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói:
Phương pháp giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ coi trọng việc lấy người học
làm trung tâm với mục đích tăng cường khả năng giao tiếp của người học. Bởi vậy
khi thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói, giáo viên cần coi trọng việc thu hút
sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành
khẩu ngữ trong và ngoài lớp học, xây dựng cho họ cách học độc lập sáng tạo, có
tính tự giác và hiệu quả.
II.1.1. Một số yếu tố cần quan tâm khi thiết kế các bài tập bổ trợ
cho kỹ năng nói:
Jocelyn Howard và Jae Major (Christchurch College of Education) cho rằng
có bốn yếu tố cần quan tâm khi thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói.
Yếu tố đầu tiên, cũng là yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm chính là người
học. Thực vậy, muốn thiết kế được những bài tập phù hợp, thú vị, có tính khuyến
khích và đáp ứng được nhu cầu của người học thì giáo viên cần hiểu rõ về sở thích,
nhu cầu, kinh nghiệm sống cũng như mục đích học Tiếng Anh của người học.
Yếu tố thứ hai là chương trình sách giáo khoa. Dù ở bất cứ cấp độ nào, một
chương trình bao giờ cũng vạch ra mục tiêu cần đạt được đối với người học và
khóa học. Do vậy khi thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói, giáo viên cần bám sát
với chương trình sách giáo khoa để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó nguồn tài liệu và cơ sở vật chất cũng là một yếu tố cần xem xét.
Rõ ràng giáo viên cần nhận thức một cách thực tế về điều họ có thể đạt được trong
giới hạn cho phép của nguồn tài liệu cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Sự tiếp cận
10
với những trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy in, đài đĩa, máy ảnh kỹ thuật
số, bảng thông minh, máy chiếu đa năng,… sẽ làm tăng khả năng sáng tạo cho giáo
viên trong quá trình thiết kế bài tập.
Yếu tố thứ tư là sự tự tin và năng lực cá nhân của giáo viên. Yếu tố này sẽ
quyết định lòng nhiệt tình, sự sẵn sàng bắt tay vào công việc thiết kế. Yếu tố này bị
ảnh hưởng bởi kinh nghiệm dạy học, sức sáng tạo cũng như hiểu biết tổng quát của
giáo viên về những nguyên tắc thiết kế bài tập nói. Trên thực tế, hầu hết giáo viên
chọn cách thiết kế bài tập bổ trợ dựa trên sự thay đổi, bổ sung chương trình sách
giáo khoa. Theo Harmer (2001), giáo viên nên theo các gợi ý sau để thiết kế:
1. Thêm các hoạt động vào những hoạt động đã được gợi ý từ trước.
2. Bỏ những hoạt động không phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh.
3. Thay thế bài tập sẵn có bằng các bài tập bổ trợ lấy từ nguồn đáng tin cậy
như báo chí, bản tin, v.v
4. Thay đổi cách tổ chức hoạt động (ví dụ như theo cặp, nhóm nhỏ hay cả
lớp)
II.1.2. Những nguyên tắc về thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng
nói:
Đưa ra một số nguyên tắc làm nền tảng, cơ sở cho việc thiết kế các bài tập bổ
trợ cho kỹ năng nói, Jocelyn Howard và Jae Major (Christchurch College of
Education) cho rằng đây là một ‘khuôn khổ hữu ích’ giúp giáo viên định hướng khi
thiết kế bài tập của mình, không phải là các nguyên tắc áp dụng máy móc, cứng
nhắc và không phải tất cả các nguyên tắc đều phù hợp và áp dụng với tất cả các loại
hình bài tập. Tuy vậy nhìn chung những nguyên tắc này được đưa ra phục vụ cho
công việc thiết kế được thực hiện chặt chẽ, mạch lạc hơn.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_thiet_ke_bai_tap_bo_tro_cho_ki_nang_noi_va.doc
- muc luc, bia.doc