SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh phát âm Tiếng Anh đúng

Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển nhân tài, Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ tạo ra những con người năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách phát triển toàn diện về
Đức - Trí - Thể - Mĩ. Ở Tiểu học, môn tiếng Anh cùng các môn học khác cũng góp phần thực hiện mục tiêu đó.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH  
PHÁT ÂM TIẾNG ANH ĐÚNG  
Môn : Tiếng Anh  
Tổ : Bộ môn  
Cấp : Tiểu học  
Năm học 2016 - 2017  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lí do chọn đề tài  
Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng và  
nhà nước ta về phát triển nhân tài, Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ tạo ra những  
con người năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách phát triển toàn diện về  
Đức - Trí - Thể - Mĩ. Ở Tiểu học, môn tiếng Anh cùng các môn học khác cũng  
góp phần thực hiện mục tiêu đó.  
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt của  
ngành Giáo dục và đào tạo, việc tổ chức thi giáo viên giỏi môn tiếng Anh, cuộc  
thi Violympic, Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh đã trở thành sân chơi đua  
tài, khuyến khích giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt môn tiếng Anh. Để đạt được  
thành tích cao trong các hội thi trên đòi hỏi sự phấn đấu, rèn luyện, bồi dưỡng  
thường xuyên của cả thày và trò.  
Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Anh được triển khai trên diện rộng từ khối một đến  
khối năm trong những năm gần đây. Ngoài ra tiếng Anh được coi là môn học  
của trí tuệ, giúp phát triển đồng thời cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc Viết.  
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh  
những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần  
thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, sách giáo khoa  
tiếng Anh Tiểu học mới từ lớp 3 đến lớp 5 đều được biên soạn theo cùng một  
quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm và đề cao các  
phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.  
Cả bốn kỹ năng Nghe Nói – Đọc – Viết đều được quan tâm và được  
phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà  
người học tiếng Anh nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, thường gặp những  
khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng phát âm.  
Xuất phát từ đối tượng học sinh nhỏ việc học tiếng Anh rất khó vì môn  
Tiếng Anh đối với các em hoàn toàn mới lạ nên ý thức tự học và tự chuẩn bị  
của các em chưa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong quá trình  
giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc từ  
và nói trong giao tiếp. Đọc được coi là một kĩ năng quan trọng đầu tiên, đọc  
được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen nói sai, đọc sai thì người nghe  
không hiểu người đọc, người nói muốn nói gì, đọc gì...  
Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là  
một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và  
khó khăn hơn nhiều. Để giúp các em vượt qua khó khăn trên, trong quá trình  
giảng dạy tôi đã phát hiện thấy một số lỗi mà các em thường mắc phải và từ đó  
1/20  
nghiên cứu biện pháp khắc phục. Cụ thể trong quá trình học nhiều học sinh khi  
gặp các câu học sinh không biết lên giọng hay xuống giọng ở đâu nên khi đọc  
lên chưa đúng. Đọc khi thêm “s” và “es”, cách nhận biết nguyên âm, phụ âm,  
cách đánh trọng âm chưa chính xác…..  
Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:  
“Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4B phát âm Tiếng Anh đúng” nhằm  
giúp các em hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt nhận thức rõ tầm quan  
trọng của việc nhấn dấu âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.  
Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài này trong quá trình  
giảng dạy và rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp học sinh có thể học tốt môn  
tiếng Anh.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Tìm hiểu thực trạng dạy và học kỹ năng phát âm cho học sinh Tiểu học.  
Đề xuất một số giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kỹ  
năng phát âm cho học sinh Tiểu học.  
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu  
Môn học Tiếng Anh  
Học sinh lớp 4B trong trường tôi đang công tác năm học 2016-2017  
4. Phƣơng pháp nghiên cứu  
1. Nhóm nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách  
giáo viên, phương pháp dạy học tiếng Anh bậc Tiểu học. Nghiên cứu các văn  
bản chỉ đạo về dạy – học tiếng Anh.  
2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, thực hành luyện tập  
qua kỹ năng giao tiếp, tổng kết, kiểm chứng tính khả thi.  
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu  
Năm học 2016- 2017, học sinh trường tiểu học.  
2/20  
B. NỘI DUNG  
I. Cơ sở lý luận  
1. Vai trò, tầm quan trọng phát âm đúng Tiếng Anh.  
Trong quá trình học Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn  
luôn được chú ý đến nhiều hơn nhưng phần luyện cách phát âm lại là phần quan  
trọng nhất trong khi giao tiếp hay thực hành các kĩ năng. Phát âm là nền tảng  
cho hai kĩ năng nói và nghe của người học. Phát âm tốt thì người học sẽ tự tin  
hơn khi nói và nghe tốt hơn. Phát âm được coi là việc quan trọng đầu tiên, phát  
âm được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen phát âm sai, hoặc không nhớ  
cách phát âm, đặc biệt với những từ khó phát âm hay từ có nhiều âm tiết. Điều  
y đã làm nhiều em thiếu tự tin lúc nói dẫn đến nói tiếng Anh kém lưu loát và  
nghe kém hơn. Do đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề không  
muốn đọc.  
Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi động viên, khuyến khích tạo không khí  
thoải mái và đặc biệt tôi dùng các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh  
ngộ nghĩnh đưa ra từ hoặc câu tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc  
hơn. Vậy làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt hơn?  
Đây là câu hỏi yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và bản thân tôi  
nói riêng trả lời bằng nhiều phương pháp khác nhau để giúp học sinh phát âm và  
luyện phát âm tốt hơn  
2. Chƣơng trình Tiếng Anh lớp 4  
Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, trong chương trình Tiếng Anh  
lớp 4 gồm có 20 units, mỗi unit gồm 3 lessons, trong đó lesson 3 là luyện  
phonic.  
Trên thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy khả năng đọc và phát âm của  
một số em khá tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh đọc và phát âm chưa  
được tốt nên khi phát âm ra sợ sai. Các em ngại đọc và càng ít đọc, càng đọc sai  
từ đó dẫn đến các em đọc không tốt.  
Cũng vì từ chỗ học sinh phát âm sai dẫn đến phần đánh dấu trọng âm và  
ngữ điệu cũng bị sai theo. Vậy để có biện pháp, phương pháp dạy về cách đọc  
và phát âm tốt khắc phục sai sót đó tôi đã tiến hành khảo sát từ đầu năm để phân  
loại đối tượng học sinh nhằm biết học lực từng em để tiện theo dõi và giúp đỡ.  
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 4B do tôi phụ trách để nghiên cứu và  
làm minh chứng.  
Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn các em rất  
ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai sót.  
3/20  
XL  
HTT  
HT  
CHT  
Lớp  
SL  
SL  
TL  
11,5%  
SL  
TL  
SL  
TL  
40,9%  
4B  
61  
7
29  
47,5%  
25  
II. Cơ sở thực tiễn  
1. Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề  
a. Thuận lợi  
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên và  
học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.  
Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên,  
thiết kế bài giảng, từ điển...  
Các phòng học được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như  
đài, máy tính, máy chiếu, có kết nối mạng Internet...  
Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học, thích và say mê môn học, bên  
cạnh đó có một số phụ huynh cùng sẵn sàng đồng hành giúp con trong việc học  
Ngoại Ngữ.  
b. Khó khăn  
Dạy phát âm thường là nội dung khó dạy, khó tổ chức các hoạt động học  
tập. Nếu chỉ dạy theo luyện phát âm thông thường sẽ rất khô khan, nhàm chán.  
Vậy làm thế nào để vừa cung cấp đủ kiến thức, vừa phải luyện cách phát âm  
nhằm phát huy một cách tích cực hoạt động học tập luôn là một thách thức lớn  
đối với giáo viên. Vấn đề dặt ra là:  
Luyện âm gì?  
Học sinh lớp 4 tiếp thu được đến đâu?  
Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt  
nhất cho một tiết dạy ngữ âm trong khi lớp học quá đông ( trên 60 học sinh),  
nhận thức của các em không đồng đều?  
Ngoài việc, chuẩn bị chu đáo, công phu, các hoạt động cụ thể cho từng  
lesson, muốn học sinh học tốt cách phát âm thì trước hết phải giúp đỡ các em  
nắm vững các khái niệm cơ bản về nguyên âm, phụ âm, trọng âm, ngữ điệu và  
cách đọc khi thêm “s”, “es” , “ed” và âm “th”  
Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em nắm vững cách đọc, cách phân biệt nguyên  
âm, phụ âm, cách phát âm, cách nhấn trọng âm, ngữ điệu và cách đọc khi thêm  
“s” , “es”, “ed” and “th”. Bên cạnh đó tôi luôn động viên tạo không khí thoải  
mái hướng dẫn học sinh đọc đọc đúng lồng ghép với các hoạt động trò chơi nên  
học sinh thích đọc hơn, tự tin hơn khi giao tiếp.  
1. 1. Giúp học sinh nhận biết nguyên âm, phụ âm  
Trước khi cung cấp tư liệu mang tính chất lý thuyết tôi tổ chức một trò  
chơi, tôi cho học sinh một số từ và yêu cầu học sinh đọc bằng vốn hiểu biết của  
4/20  
mình. Kết quả nhanh cho thấy đa số học sinh đọc là / ә / và rất ít học sinh có  
cách đọc là / i /, một số khác lại không có quan điểm.  
Tôi quan tâm đến số ít học sinh có cách đọc là /i / và bắt đầu đặt câu hỏi  
“ Why”  
Từ câu trả lời của học sinh tôi cung cấp 5 nguyên âm cơ bản trong Tiếng  
Anh:  
Về nguyên âm thì có 5 nguyên âm cơ bản trong tiếng Anh đó là: /a/, /e/,  
/i/, /o/, /u/ và các âm còn lại là phụ âm  
Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm - phụ âm và một số cách đọc của  
một số từ khi đứng trước nguyên âm.  
Eg:  
The pen / ә pen /  
The apple /I e/  
Khi phiên âm có dấu /: / thì âm đó được đọc kéo dài.  
/ I /: đọc ngắn như i của tiếng Việt.  
/ I: /: đọc kéo dài ii.  
/ ^ /: đọc ă và ơ  
/ /: đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.  
Và “the” đứng trước các nguyên âm thì ta đọc là /i/ , đứng trước các phụ  
âm đọc là /ә/  
VD: the end, …  
1. 2. Giúp học sinh biết cách đánh trọng âm :  
Trước hết, tôi giúp học sinh nắm được định nghĩa trọng âm là gì?  
5/20  
Định nghĩa  
Trọng âm của một từ là một vần hay một âm tiết của từ đó được đọc mạnh  
và cao hơn những vần còn lại nghĩa là phát ra âm đó với một âm lượng lớn hơn  
và cao độ hơn.  
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn: tức âm đó được đọc mạnh hơn,  
dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.  
Tôi đã tiến hành cho học sinh làm phiếu bài theo cặp:  
*Make stress on the following words  
+ hello  
+ England  
+ notebook  
* After that, I check and give them the answers.  
hello / hә'lәu /  
England /'inglәnd/  
+ Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2.  
notebook /'nәutbuk/  
+ Dấu nhấn trong cụm từ và câu.  
listen and repeat /'lisn en(d) ri'pi:t/  
Sau khi hoàn thành phiếu bài, trên cơ sở bài làm của học sinh tôi đưa ra  
một số quy tắc cơ bản giúp các em dễ dàng nhận ra trọng âm của từ. Thấy học  
6/20  
sinh tiếp thu bài tốt tôi mạnh dạn cung cấp thêm kiến thức ngoài bài học nhằm  
giúp cho học sinh vận dụng cao hơn trong giao tiếp  
Một số quy tắc đánh dấu trọng âm :  
a. Nhấn vào âm tiết thứ nhất:  
Khi gặp các tính từ có hai âm tiết.  
Ex: heavy / 'hevi/: nặng  
b. Nhấn vào âm tiết cuối:  
Khi gặp các động từ có hai âm tiết  
Ex: divide /di'vaid/: chia ra  
c. Nhấn vào âm tiết thứ 2 kể từ âm cuối:  
Quy tắc: - từ tận cùng bằng ic”  
Ex: economic /i:kә'nomik/: kinh tế  
- từ tận cùng bằng “sion tion”  
Ex: vocation /vou'kei∫n/: thiên hướng  
d. Nhấn vào âm tiết thứ 3 kể từ cuối:  
Quy tắc: - Từ tận cùng bằng “cy, ty, phy và gy”  
Ex: democracy /di'mɔkrәsi/: nền dân chủ  
- Từ tận cùng là “al”  
Ex : critical /'kritikәl/: chỉ trích, chê bai, phê phán  
7/20  
Ngoài ra để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, tôi có thể  
dùng các cách sau:  
* Using your voice:  
Đọc câu, chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn:  
Ex: I’d like some coffee.  
* Using gestures:  
Giáo viên dùng cánh tay như người nhạc trưởng, dùng cử chỉ mạnh cho  
các âm tiết được nhấn mạnh.  
Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh.  
Gõ thước vào bàn, bảng khi đọc đến âm nhấn mạnh.  
Sau đó, tôi cho học sinh luyện tập trọng âm dưới nhiều hình thức nhằm  
thay đổi không khí với mục đích thu hút được tối đa sự tập trung của học trò và  
đạt hiệu quả cao nhất của việc luyện phát âm, trọng âm câu.  
* Using symbols on the blackboard ( dùng biểu tượng).  
Giáo viên đọc một danh sách từ.  
Học sinh nghe giáo viên đọc từ có trọng âm ở âm tiết nào thì điền từ đó  
vào cột thích hợp.  
Nếu cần, giáo viên có thể đọc lại từ cho học sinh kiểm tra trọng âm .  
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn.  
1. 3. Giúp học sinh biết đƣợc ngữ điệu của câu:  
Ngữ điệu là “âm nhạc” của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi  
chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong  
việc tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn ...)  
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:  
+ Đọc lên giọng(Rising tone):  
Được dùng trong câu hỏi: Yes / No question để diễn đạt sự ngạc nhiên,  
nghi ngờ:  
Ex: - Really ? Is he your teacher?  
8/20  
Is your book big ?  
Do you have pets ?  
Can you dance?  
Do you like this book?  
Is this your book?  
Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi thật sự muốn hỏi.  
Ex: It’s cold, isn’t it?  
+ Đọc xuống giọng (Falling tone): Được dùng trong câu nói thông  
thường, câu mệnh lệnh và câu hỏi: WH- question:  
Where are you from?  
What is your name?  
My name is Nam  
Stand up, please.  
VD: Như đoạn văn sau các em vừa phải đọc đúng trọng âm vừa phải lên giọng,  
xuống giọng:  
There are different seasons in each part of my country. There are four seasons  
in the north. They are spring, summer, autumn and winter. It’s cool and dry  
from November to April.It’s often hot and rainy from May to October.  
Ha Noi, Hai Phong and Quang Ninh are major province and cities in the north.  
There are only two seasons in central and the south.  
1.Are there four seasons in the south of Viet Nam?  
2.What are the seasons in the north of Viet Nam?  
3.What are the seasons in the south and central of Viet Nam?  
Qua bài đọc đó học sinh phải đọc hiểu, đọc đúng đặc biệt là trọng âm và lên  
giọng ở đầu câu.  
+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi muốn hỏi xã giao, mong ở  
người nghe một sự đồng tình.  
Ex: - It’s cold, isn’t it?  
1. 4. Giúp học sinh nhận biết cách phát âm khi thêm “s” và “es”.  
Cách đọc /iz/: Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “s, x, sh, ch, z” thì số  
nhiều thêm “es” đọc /iz/. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “ce, se, ge” thì số  
nhiều thêm “s” cũng đọc /iz/.  
VD: finish / 'finiſ /  
;
finishes / 'finiſiz /  
Sentence / sentәns /; sentences / sentәnsiz /  
Cách đọc /s/: Những từ có chữ tận cùng bằng “p, t, k” thì số nhiều thêm  
s” đọc /s/.  
VD: A book / buk /  
; books / buks /  
9/20  
Cách đọc /z/: Những từ có chữ tận cùng bằng “a, e, i, o, u, b, v” thì đọc  
/z/.  
VD: please /pli: z/  
Ở dạng bài tập này, tôi đã tiến hành cho học sinh chơi trò chơi đi tìm kho  
báu để luyện cách đọc “ s và es”  
1. 5.Giúp học sinh nhận biết cách phát âm “ed”  
Với các động từ có tận cùng là “t’ và “d”, khi thêm “ed” ta đọc là /id /  
Eg: decided, painted…  
Với các chữ cái được gạch chân ở hai câu trên ( o, s, x z, ch, sh, th, p, k,  
f), trừ “t” ở câu thứ (2), tất cả các động từ có kết thúc là các chữ cái này khi  
thêm “ed” đều đọc là /t /  
Eg: talked, thanked…..  
Với các trường hợp còn lại, khi thêm “ed” ta đọc là /d /  
Sau khi cung cấp lý thuyết cơ bản, tôi đưa một bài tập yêu cầu học sinh  
làm trong nhóm tìm động từ có cách phát âm đuôi “ ed” giống nhau theo để  
về đích là ô có dấu  
10/20  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang minhvan 21/12/2024 10
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh phát âm Tiếng Anh đúng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_phat_am_tieng_anh_dung.pdf