SKKN Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phát minh ra nhiều công nghệ thông minh và biết sử dụng nhiều loại công nghệ để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại – cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với cuộc cách mạng này, công nghệ đã có nhiều tác tác động lớn lao, làm thay đổi nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Công nghệ thông tin trở thành một lĩnh vực sâu rộng, có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến đời sống con người. Nó đòi hỏi con người phải làm chủ được tri thức, làm chủ được thông tin, biết phân tích, đánh giá đúng sai để tìm ra luồng thông tin, tri thức tin cậy. Nói cách khác, con người phải biết tư duy phản biện.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
---------- ----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
TG: Trần Thị Liên Thanh
Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Năm thực hiện: 2019- 2020
SĐT: 0356008140
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phát minh ra nhiều công nghệ
thông minh và biết sử dụng nhiều loại công nghệ để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại – cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Với cuộc cách mạng này, công nghệ đã có nhiều tác tác động lớn
lao, làm thay đổi nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Công nghệ thông tin
trở thành một lĩnh vực sâu rộng, có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến đời sống con người. Nó
đòi hỏi con người phải làm chủ được tri thức, làm chủ được thông tin, biết phân tích, đánh
giá đúng sai để tìm ra luồng thông tin, tri thức tin cậy. Nói cách khác, con người phải biết tư
duy phản biện.
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo ra thế hệ người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp … có kĩ năng tư duy, kĩ năng
nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới. Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã đưa ra mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp
người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và
tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển
hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và
nhân loại”. Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông “giúp học sinh tiếp tục
phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách
công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học
nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong
bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. Ta thấy, ngay trong mục tiêu của
chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã nhấn mạnh đến sự “làm chủ kiến thức phổ
thông”, “khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống”, “cá tính, nhân cách và đời sống tâm
hồn phong phú”, “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và
cách mạng công nghiệp mới” của học sinh. Có nghĩa là coi trọng khả năng “làm chủ” tri
thức, “làm chủ” cuộc sống lao động và nghề nghiệp của các em. Nếu học sinh không có tư
duy phản biện, các em sẽ không có khả năng “làm chủ”, không có “cá tính, nhân cách”
riêng của mình và không có “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu
hoá và cách mạng công nghiệp mới”.
Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh
các tri thức cần thiết mà còn rèn luyện cho các em năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
có vào cuộc sống thực tiễn. Việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tư duy phản biện cũng rất
được quan tâm. Thế nhưng vẫn còn nhiều học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức, thông tin một
chiều, chưa biết phân tích, chọn lọc và đánh giá thông tin. Điều này đã làm cho nhiều học
sinh tiếp thu thông tin sai lệch, thụ động trong cuộc sống và học tập, thậm chí có nhiều hành
động sai trái, nóng vội do chưa biết phân tích và xử lí các thông tin. Vì vậy việc phát triển
và rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh ngay trong trường học, giúp học sinh phân tích
được các sự vật hiện tượng, các luồng thông tin đa chiều trong cuộc sống là rất cần thiết.
1
Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều thông tin, kiến thức và kĩ năng
gắn liền với thực tế. Nó giúp cho học sinh hoàn thiện thêm những tri thức về địa lí tự nhiên,
địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam. Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã có vào thực tiễn. Và quan trọng hơn
nữa là ngày càng có nhiều luồng thông tin khác nhau liên quan đến con người, tự nhiên và
kinh tế – xã hội diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Điều quan trọng là học sinh phải biết
phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp, đưa ra chính kiến của bản thân và có hành động phù
hợp trước một vấn đề mang tính thời sự. Trong phương pháp tư duy thế kỉ XXI, tư duy phản
biện là hướng tư duy được đề cao. Lời khuyên của Einstein dành cho nền giáo dục là: “giáo
dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư
duy”, “điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi” . Với chương trình địa lí khối
11, các em sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về thiên nhiên, về con người và cuộc sống
của họ ở nhiều vùng, nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chính vì những lí do nói trên
nên tôi đã chọn đề tài “phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn
địa lí lớp 11 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn.
2.1 Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về tư duy phản biện, đề tài tập trung đánh giá vai
trò của tư duy phản biện đối với học sinh, thực trạng rèn luyện và phát triển tư duy phản biện
cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung và trong môn địa lí nói riêng. Từ đó đưa ra
các yêu cầu, quy trình, cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học
môn địa lí 11 nói riêng và các môn học ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung.
Đồng thời góp phần tạo ra môi trường học tập thoải mái, phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong qua trình lĩnh hội tri thức.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tư duy phản biện.
- Nghiên cứu để tìm ra một số tình huống/nội dung có thể phát triển tư duy phản biện cho
học sinh thông qua các bài học địa lí 11 THPT.
- Đưa ra một số yêu cầu đối với việc phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa
lí 11 THPT.
- Đưa ra quy trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh ở trên lớp.
- Các cách phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT
- Các ví dụ minh họa.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài.
2.3 Giới hạn.
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích để đưa ra các yêu cầu, quy trình, cách thức phát
triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 trung học phổ thông.
2
- Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung điều tra thực trạng, nghiên cứu và tiến hành
thực nghiệm sư phạm từ tháng 9/2019 - 3/2020 tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu về tư duy phản biện, các tài liệu về đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá theo tiếp cận năng lực trong giáo dục. Một số các dữ
liệu khác được phát triển thông qua phỏng vấn giáo viên ở một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và học sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành giáo dục đào
tạo về đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.
- Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tư liệu liên quan đến tư duy phản biện để
xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, SGK, Chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 11 có liên quan để tìm ra
các tình huống, các nội dung trong bài học có thể phát triển tư duy phản biện cho học sinh.
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Phân tích và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, đề tài
nghiên cứu khoa học, luận văn có đề cập đến cách thức phát triển tư duy phản biện cho học
sinh để xây dựng cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan.
3.2.2.2 Phương pháp điều tra, quan sát
- Thăm dò ý kiến GV để tìm hiểu quan điểm của họ về tư duy phản biện và việc phát
triển tư duy phản biện cho học sinh trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã tiến hành phỏng
vấn đối với 20 GV trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Quang Bình, Thừa Thiên Huế.
- Thăm dò ý kiến, tìm hiểu thực tế việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong
quá trình dạy học địa lý, đặc biệt là cách triển tư duy phản biện cho học sinh trong quá
trình dạy học môn địa lí khối 11 THPT. Trên cơ sở khảo sát thực trạng dạy và học, có thể
đánh giá được khả năng thực thi, điều kiện cần và đủ, những hạn chế của việc thực hiện đề
tài.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số tiết dạy địa lý trong chương trình địa lí 11
THPT để từ đó kiểm nghiệm đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có
liên quan đề tài nghiên cứu.
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, tôi tiến hành xin
ý kiến một số GV có kinh nghiệm trong dạy học Địa lí tại các trường THPT trên địa bàn
3
Nghệ An, Hà Tĩnh và một số giảng viên giảng dạy tại các trường đại học sư phạm chuyên
ngành phương pháp dạy học để thu thập thông tin, đưa ra các định hướng về nội dung
nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm.
3.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm được sử dụng để kiểm nghiệm kết quả của nghiên cứu và lấy
đó làm cơ sở để kiểm nghiệm lí thuyết trên thực tế.
Dựa trên cơ sở này, tiến hành tổ chức thực nghiệm các cách phát triển tư duy phản biện
cho hóc sinh thông qua dạy học mônn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT để kiểm chứng
hiệu quả của đề tài.
3.2.2.5 Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này cho phép xử lí, phân tích các kết quả điều tra thực nghiệm thông qua việc
sử dụng các phép toán thống kê để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả
các cách phát triển tư duy phản biện cho học sinh (HS) đã lựa chọn.
4. Các điểm mới và đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
- Bổ sung, phát triển cơ sở lí luận về việc hình thành và phát triển tư duy phản biện (TDPB)
cho học sinh (HS) theo định hướng phát triển năng lực và vận dụng có chọn lọc vào trường
hợp cụ thể của môn Địa lí lớp 11 THPT.
- Đánh giá thực trạng việc hình thành và phát triển TDPB cho HS trong quá trình dạy học
tại các trường THPT nói chung và trong môn Địa lí THPT nói riêng.
- Đưa ra quy trình hướng dẫn cách hình thành và phát triển TDPB cho HS thông qua việc
GV tổ chức cho HS các nhiệm vụ học tập tại lớp.
- Một số cách thức hình thành và phát triển TDPB cho HS trong quá trình dạy học môn địa
lí khối 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên
cứu.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tư duy phản biện.
Chương 2. Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG THPT
1.1 Tư duy phản biện
1.1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1 Khái niệm tư duy
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tư duy:
Theo Giáo trình tâm lí học đại cương. 2015. Trường đại học luật Hà Nội. Nhà xuất
bản Công an nhân dân Hà Nội, “Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính,
bản chất, những mối liên hệ và qua hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết”. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai
đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn
đề đó được giải quyết. Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt, xuất hiện các liên
tưởng, sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết, kiểm tra giả thuyết, giải quyết
nhiệm vụ tư duy.
Như vậy, Tư duy là một quá trình mà bộ não chúng ta nhận thức, phản ánh những
thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện
thực khách quan từ đó đưa ra những quan điểm, ý tưởng để giải thích về các sự vật hiện
tượng hay để đề ra các phương pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế một cách
khoa học, hiệu quả.
Theo Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom (1956), thường gọi là Thang
Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy), quá trình tư duy có 6 cấp độ sau: Nhớ,
hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Theo các cấp độ tư duy trên, phân tích,
đánh giá/ phê phán, sáng tạo là những cấp độ cao của tư duy.
Năng lực tư duy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là bằng con đường giáo
dục với sự nỗ lực của bản thân thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm, lao động,
khám phá…
1.1.1.2 Tư duy cảm tính và tư duy lí tính
Quá trình tư duy hay nhận thức của con người thì nó gồm 2 cấp độ là: tư duy cảm tính
và tư duy lí tính.
Tư duy cảm tính hay còn gọi là nhận thức cảm tính: Là sự nhận thức ở giai đoạn đầu,
là giai đoạn mà con người dùng 5 cơ quan cảm giác của mình để cảm nhận các sự vật nó
5
gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Với tư duy cảm tính, con người chúng ta
nhanh chóng đưa ra các kết luận về sự vật hiện tượng sau khi cảm nhận chúng bằng các
giác quan mà không cần suy nghĩ, thậm chí không cần cân nhắc lại xem ý kiến đó đúng hay
sai.
Tư duy lí tính hay nhận thức lí tính đây là giai đoạn con người xử lí thông tin của sự
vật hiện tượng mà chính họ thu nhận được từ nhận thức cảm tính. Là hình thức cơ bản của
tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Từ đây tìm ra một khái
niệm, nói lên sự khái quát, đặc điểm, thuộc tính của sự vật, trở thành cơ sở cho luận lý, suy
luận và phán đoán các hiện tượng, sự vật.
Tư duy lí tính gồm 3 cấp độ: khái niệm, phán đoán, suy luận.
Có nghĩa là với tư duy lí tính, con người sẽ sẽ sắp xếp, phân loại, tổng hợp... các thông tin
thu nhận được thành 1 lớp, 1 dãy... (khái niệm). Sau đó, là việc liên kết các khái niệm lại
với nhau để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nào đó (phán đoán). Và cuối cùng là việc
tạo ra các phán đoán mới từ các phán đoán cũ theo một trật tự logic nào đó (suy luận).
Nhờ nhận thức lý tính, con người mới nhận ra những mối liên hệ, bản chất, yếu tính,
thuộc tính của sự vật.
Tuy nhận thức cảm tính và lý tính có sự khác biệt nhau, nhưng chúng không tách biệt
nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có
nhận thức lý tính, không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất, yếu tính
thật sự của sự vật.
1.1.1.3 Tư duy phản biện
Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về “phản biện”. Phản biện là đưa ra
những suy nghĩ, quan điểm và lý lẽ về một vấn đề để chứng minh vấn đề đó đúng hay sai.
Tư duy phản biện:
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tư duy phản biện. Hiện nay vẫn
chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện.
Tư duy phản biện tiếng Anh là Critical Thinking còn được gọi là tư duy phân tích hay tư
duy phê phán, là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết
cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.
Khi nhìn vào một vấn đề, chúng ta đánh giá được nó là sai hay đúng. Nguồn gốc của
khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương
pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà
của nhà Phật.
Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy
phản biện thường được hiểu là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan
điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc
đẩy khả năng phản biện nơi người khác.
Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “tư duy phản biện hay là tư duy phân
6
các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác
Theo Tiến sĩ Jennifer Moon trong quyển Critical Thinking- An exploration of theory
and practice, Tư duy phản biện là khả năng đánh giá vấn đề theo nhiều chiều, nhiều khía
cạnh khác nhau một cách logic và sáng tạo. Cụ thể, khi đứng trước bất kì vấn đề nào trong
cuộc sống, những người có tư duy phản biện tốt luôn có cách nhìn nhận, phân tích những dữ
kiện mà bản thân thu thập được cũng như sẵn sàng học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau để
đưa ra những đánh giá khách quan về tình huống đang gặp phải. Những người này thường
được nhận diện với các đặc điểm như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người
xung quanh, đưa ra được nhiều dẫn chứng thuyết phục để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân
cũng như có tinh thần học hỏi rất cao.
Khi đứng trên phương diện giáo dục, giáo sư B. Bloom với tháp phân loại B loom
chia quá trình học thành 6 bậc khác nhau là kĩ năng ghi nhớ, thấu hiểu, áp dụng, phân tích,
đánh giá, chế tạo thì tư duy phản biện (TDPB) được ông định nghĩa là sự kết hợp của 3 kĩ
năng cao nhất là phân tích, đánh giá, chế tạo.
Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phản biện được sử dụng
rộng rãi nhất thế giới là Watson-Glaser CriticalThinking Appraisal phát biểu về tư duy
phản biện như sau:“(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn
đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân;(2) là sự hiểu biết về phương pháp điều tra
và suy luận có lý; và (3) là một số kỹ năng trong việc áp dụng các phương pháp đó. Tư duy
phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến
các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.
Như vậy, Tư duy phản biện hay tư duy phân tích/ tư duy phê phán là bậc cao hơn của tư
duy, là khả năng đánh giá vấn đề theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau một cách
logic và sáng tạo; Là khả năng nhìn nhận, phân tích những dữ kiện, sàng lọc thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau và đưa ra những đánh giá khách quan về các sự vật hiện tượng trong
đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống, trong việc phát triển kỹ
năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện
thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể.
1.1.1.4 Sự khác biệt giữa tư duy và tư duy phản biện
Tư duy
Tư duy phản biện
Sự
tập Trên lĩnh vực thông tin: dữ Trên lĩnh vực ý tưởng: giả thuyế, thành
trung
liệu, dữ kiện, ví dụ
kiến, sai sót trong lập luận, quan điểm, nội
dung, ý tưởng.
Trên lĩnh vực ý tưởng: dữ
liệu, vị trí.
Hoạt động Tổ chức và tạo kết nối giữa Đặt câu hỏi sâu rộng và thử nghiệm theo
các mẫu thông tin hay ý cách mà một ý tưởng được hình thành cũng
tưởng, đôi khi tạo ra những như làm thế nào bạn giải thích và kiểm ta
suy luận cơ bản.
các ý tưởng. Suy nghĩ về những ý nghĩ
7
riêng của bạn trong khi bạn đang suy nghĩ
về những ý nghĩ của người khác.
Mục tiêu
Hình thành một quan điểm Áp dụng các tiêu chí trong việc hình thành
về những điều bạn đang một kết luận hoặc lượng giá về những điều
nghĩ.
bạn đang suy nghĩ và cách thức bạn đã suy
nghĩ về nó.
1.1.2 Đặc điểm của tư duy phản biện:
Tư duy phản biện (TDPB) thể hiện ở khả năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề
của con người trong cuộc sống, học tập và công việc. Người có TDPB thường có các đặc
điểm sau:
- Biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh.
- Biết học hỏi, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Biết nhìn nhận, phân tích các thông tin, dữ kiện mà bản thân thu thập được.
- Biết đánh giá khách quan về những tình huống mà mình đang gặp phải.
- Đưa ra được nhiều dẫn chứng thuyết phục để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình.
- Là những người có tinh thần học hỏi rất cao. Họ tự nảy ra câu hỏi và tự mình đi tìm câu
trả lời cho những câu hỏi đó. Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác.
* Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
- Xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đưa ra quyết định. Xem xét cách
lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Chúng ta cần hiểu rằng, người có TDPB không chỉ là người có khả năng tích lũy
thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có TDPB tốt.
Người có TDPB tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng
thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng
hiểu biết của mình về vấn đề đó. Họ tự đặt câu hỏi và tự mình đi tìm câu trả lời cho những
câu hỏi đó. Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác
Chúng ta không được nhầm lẫn giữa TDPB với việc thích tranh cãi hay chỉ trích
người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những
thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu
8
nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu
quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Tư duy phản biện cần được hiểu là một loại tư duy để đánh giá, nó bao gồm sự phê phán và
cả tư duy sáng tạo. Để hiểu tốt một vấn đề mà chỉ phát hiện lỗi trong ý tưởng và lập luận
của người khác là chưa đủ. Điều quan trọng là những kết luận thận trọng chỉ đưa ra khi
được xây dựng trên cơ sở các luận cứ vững chắc. Vì thế, cần phải thường xuyên suy nghĩ về
mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm những thông tin mới, chứ không chỉ là những gì đã
được phơi bày. Hơn nữa, còn phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên
đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có
khả năng tư duy sáng tạo.
1.1.3 Các kĩ năng của tư duy phản biện
Các kỹ năng cốt lõi của Tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh
giá, giải thích, và tri nhận tổng hợp.
1.1.3.1 Kỹ năng quan sát:
Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích
và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng quan
sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu
chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.
1.1.3.2 Kỹ năng diễn giải
Kỹ năng diễn giải diễn đạt và giải thích, nói rộng và nói rõ ý nghĩa của vấn đề một
cách lôgic, sáng tạo dựa trên sự hiểu biết, các chứng cứ, lập luận rõ ràng, minh bạch, chặt
chẽ; giúp cho người nghe hiểu rõ, nắm được bản chất của vấn đề.
Kĩ năng phân tích
Kỹ năng phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề/thông tin/ tình huống ra thành từng mảnh
nhỏ, chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của vấn đề, thông tin hay tình
huống, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ; hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ
trong ra ngoài. Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải biết phân nhỏ đối tượng thành các bộ
phận khác nhau, từ đó chỉ ra sự khác biệt để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Muốn đánh giá khả năng phân tích của học sinh, khi đặt câu hỏi kiểm tra thầy cô có
thể sử dụng các động từ: đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên
hệ, phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, …
Người ta thường dùng chỉ một từ phân tích, nhưng trong thực tế, phân tích còn bao
hàm ý tổng hợp. Tổng hợp là ngược lại của phân tích, là ráp các chi tiết nhỏ lại thành bản
chất của vấn đề. Nếu chia vấn đề ra thành nhiều bộ phận nhỏ mà không tổng hợp, không
xâu chuỗi lại được bản chất bên trong của vấn đề thì sẽ càng làm cho vấn đề trở nên phức
tạp, khó hiểu hơn mà thôi.
Trên phương diện lý luận, kỹ năng phân tích có thể gom vào một chữ - “hỏi.” Người phân
tích là người biết đặt câu hỏi, như chuyên viên điều tra. Nghe bất cứ điều gì cũng có thể đặt
câu hỏi. Nói tóm tắt là “Hỏi cho ra lẽ.” Trong các chương trình giảng dạy về điều tra cho
9
nhân viên an ninh, ký giả, luật sư, v.v… người ta dạy một công thức hỏi giản dị–5W1H–
what, where, when, who, why và how. Chuyện gì xảy ra, ở đâu, lúc nào, xảy ra với ai, tại
sao xảy ra, xảy ra cách nào.
1.1.3.3 Kĩ năng suy luận
Là từ những tri thức, những thông tin đã có/ đã biết về sự vật hiện tượng, người ta rút
ra các phán đoán mới về đặc điểm, tác động của sự vật hiện tượng này lên sự vật hiện tượng
khác, hoặc rút ra / dự báo sự biến đổi sự vật hiện tượng trong tương lai.
1.1.3.4 Kĩ năng đánh giá
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ
trợ đánh giá bằng lý do/lập luận). Kĩ năng đánh giá đòi hỏi chúng ta không chỉ là đưa ra ý
kiến của bản thân mình mà còn đòi hỏi chúng ta biết so sánh, suy xét các ý kiến; đánh giá
giá trị của các ý kiến; phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận trên để bảo
vệ quan điểm của mình.
Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình, bào
chữa/thanh minh, tranh luận, bổ trợ cho lý do/lập luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh
giá, lựa chọn, ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá…
1.1.4.5 Kĩ năng giải thích
Là khả năng làm cho người khác hiểu rõ các thông tin, các đặc điểm của sự vật hiện
tượng, nhằm năng cao sự hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng đó. Để người khác
hiểu rõ về vấn đề, người giải thích cần đưa ra các khái niệm, hiểu hiện, các đặc điểm của
vấn đề/tình huống/sự vật hiện tượng; có so sánh với các sự vật hiện tượng khác, chỉ ra sự
khác biệt, mặt tốt xấu, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục vấn đề …
1.1.3.6 Kĩ năng tri nhận tổng hợp.
Là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tổng hợp các thông tin, kiến thức liên quan
đến các đối tượng, đến vấn đề và tự nhận thức về nó chứ không phải do các yếu tố bên
ngoài chi phối, tác động. Kĩ năng tri nhận tổng hợp đề cao ý thức tự giác, chủ động tìm tòi
kiến thức, tính ham học hỏi của cá nhân, của chính con người đó để tìm hiểu về các sự vật
hiện tượng xung quanh mình. Đây là kĩ năng cao nhất của quá trình tư duy. Bởi con người
tự ý thức, tự xuất hiện nhu cầu, tự tổng hợp thông tin, tự kiểm tra đánh giá thông tin và tự
khẳng định lại sự hiểu biết/ ý kiến đánh giá của bản thân về đối tượng.
Khi đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập
thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.
Ngoài việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ, người ta phải được chuẩn bị
để sẵn sàng gắn việc giải quyết những vấn đề ấy với việc sử dụng những kỹ năng này. Tư
duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như
sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng,
cũng như sự quan yếu và tính công bằng.
Như vậy, qua trình Tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng sau:
• Nhận ra vấn đề, tìm ra được những phương tiện khả thi giải quyết những vấn đề đó.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cho_hoc_sinh_thong_qua_day.doc