SKKN Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh được xác định là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của đất nước ta. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về việc tập trung phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
ĐỀ TÀI:  
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH  
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG  
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA VĂN BẢN  
“TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY”  
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN  
DỤC VÀ ĐÀO TẠO N
RƯỜNG THPT CỜ Đ
_____________________________________________________________  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
ĐỀ TÀI:  
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH  
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG  
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA VĂN BẢN  
“TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY”  
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN  
Người thực hiện:  
Tổ bộ môn:  
DƯƠNG THỊ THAO  
Ngữ văn - Ngoại ngữ  
Năm họ
0976.06
n thực hiện:  
hoại:  
Năm học 2019 - 2020  
MỤC LỤC  
2. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 30  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
TT  
1
Từ viết tắt  
Từ đầy đủ  
GV  
Giáo viên  
2
HĐTNST  
HS  
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo  
Học sinh  
3
4
THPT  
TNST  
Trung học phổ thông  
Trải nghiệm sáng tạo  
5
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lí do chọn đề tài  
Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh được xác định là một trong  
những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện  
nay của đất nước ta. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về  
việc tập trung phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói  
chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc  
biệt là các văn bản sau đây:  
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo  
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:  
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện  
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự  
học của người học”.  
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện  
giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố  
cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng  
lực của người học”.  
Chính những quan điểm, định hướng nêu trên đã tạo điều kiện tiền đề, cơ  
sở, môi trường pháp lý đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của  
việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy  
học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng. Thế  
nhưng, hiện nay việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp  
nhiều bất cập, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, phần lớn học  
sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực  
vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt  
ra còn hạn chế.  
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng, tập  
trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn  
luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương  
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học  
tích cực phần lớn năng lực của học sinh được hình thành và phát triển thông qua  
việc tổ chức các hoạt động học tập, trong những hoạt động đó hoạt động trải  
nghiệm sáng tạo (HĐTNST) đóng một vai trò hết sức quan trọng và đem lại  
hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.  
Trong chương trình giáo dục phổ thông, có thể nói Ngữ văn là môn có rất  
nhiều lợi thế, cơ hội để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát  
triển năng lực cho học sinh. Việc phát triển năng lực cho học sinh bằng các  
HĐTNST qua môn Ngữ văn ở trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh  
Nghệ An nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung đã được chú trọng thực  
1
   
hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa  
cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đa dạng mà thực tiễn đặt ra.  
Nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học  
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực  
người học của chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian sắp tới, đồng  
thời rèn luyện cho bản thân cách thức, phương pháp tổ chức các HĐTNST, tôi  
đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ  
chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An  
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản” làm đề  
tài sáng kiến kinh nghiệm.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Lựa chọn, xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo một  
cách phù hợp nhằm góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh một  
cách hiệu quả qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng  
Thủy” - Ngữ văn 10, Ban cơ bản.  
3. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng  
phát triển năng lực và tổ chức hoạt động TNST ở trường phổ thông.  
- Tiến hành khảo sát điều tra thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong  
dạy học nói chung và trong việc phát triển năng lực cho học sinh nói riêng.  
- Thiết kế mẫu giáo án theo định hướng phát triển năng lực có tổ chức các  
hoạt động TNST.  
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính  
khả thi của những vấn đề đề tài đưa ra.  
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
- Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triển năng lực cho  
học sinh qua văn bản“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” -  
Ngữ Văn 10, ban cơ bản.  
- Bài lên lớp nội khóa “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng  
Thủy” - Ngữ Văn 10, ban cơ bản.  
- Khảo sát thực nghiệm tại địa bàn: Trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa  
Đàn, tỉnh Nghệ An  
5. Phương pháp nghiên cứu  
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận  
- Nghiên cứu cách thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường THPT;  
Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT; phương pháp dạy  
học Ngữ văn.  
2
       
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng  
phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực  
trong môn Ngữ văn nói riêng.  
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp điều tra, khảo sát  
Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về việc tổ chức  
hoạt động trải nghiệm sáng tạo và phát triển năng lực trong môn Ngữ văn.  
Dùng phiếu khảo sát để thu thập kết quả về việc hình thành và phát triển  
năng lực học sinh sau khi học văn bản.  
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm  
Thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực có tổ chức các hoạt  
động trải nghiệm sáng tạo.  
Tiến hành dạy thực nghiệm và rút ra kết luận kiểm nghiệm tính khả thi  
của đề tài.  
5.3. Phương pháp thống kê toán học  
Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu  
điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.  
6. Tổng quan và tính mới của đề tài  
Trong những năm gần đây, HĐTNST đã được áp dụng khá phổ biến ở các  
môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Đối với văn bản “Truyện An  
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” cũng đã được một số giáo viên sử  
dụng các HĐTNST để tổ chức dạy học cho học sinh, nhưng đa số giáo viên đều  
áp dụng ở hoạt động ngoại khóa. HĐTNST vẫn chưa được tổ chức như một  
phương pháp, cách thức dạy học chính trong bài học nội khóa ở văn bản này.  
Mặt khác, các HĐTNST được áp dụng vào quá trình dạy học văn bản “Truyện  
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” còn mang tính riêng lẻ chưa có sự  
kết nối một cách hệ thống vì vậy khả năng phát triển năng lực cho học sinh là  
chưa cao và kết quả chưa rõ ràng.  
Từ thực tế đó, đề tài lần đầu tiên đưa ra các hoạt động trải nghiệm sáng  
tạo một cách cụ thể, hệ thống trong bài học nội khóa “Truyện An Dương Vương  
và Mị Châu - Trọng Thủy” nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Thông qua  
một tác phẩm phẩm truyền thuyết có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi  
trường lịch sử - văn hóa và đặt ra nhiều vấn đề mang tính thời sự như tinh thần  
yêu nước, ý thức công dân, mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và  
tập thể sẽ rất phù hợp cho việc áp dụng các HĐTNST để phát triển năng lực cho  
HS. Đặc biệt, đề tài sẽ khai thác một số đặc trưng riêng của địa phương để tổ  
chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học văn  
bản“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.  
3
 
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thức được rằng để các HĐTNST phát huy  
được hiệu quả trong việc phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần đổi mới  
mạnh mẽ việc thiết kế bài học. Vì vậy đề tài đã thiết kế dạy học văn bản  
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” theo định hướng đã đưa  
ra. Trong bản thiết kế này, chúng tôi thể hiện rõ các hoạt động TNST đa dạng  
của học sinh và sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Đây là những đóng góp rất  
thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, các HĐTNST đang đóng một vai trò  
hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng  
lực cho người học trong từng bài học, từng môn học.  
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN  
1.1. Cơ sở lí luận  
1.1.1. Năng lực  
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực, trong đó  
đáng chú ý một số quan niệm sau:  
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng  
lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một  
bối cảnh cụ thể.  
- Chương trình giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem  
năng lực là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều  
nguồn lực.  
- Tài liệu hội thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong  
chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định  
năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá  
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong  
một bối cảnh nhất định.  
Có thể nói rằng Chương trình giáo dục định hướng năng lực được bàn đến  
nhiều từ năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc  
tế đã khẳng định vai trò rất quan trọng của năng lực. Dạy học theo định hướng  
phát triển năng lực sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm  
chất nhân cách của học sinh, giúp học sinh đối mặt và giải quyết được các tình  
huống đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra.  
Dạy học chú trọng phát triển năng lực cho học sinh là vô cùng cần thiết,  
các em là thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, năng lực các em  
có được không chỉ giúp các em sống bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, năng động để  
thành công trong cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã  
hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kì hội nhập quốc  
tế sâu, rộng bên cạnh việc phải đáp ứng những yêu cầu phức tạp mà cuộc sống  
đặt ra các em còn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực.  
Nếu không có những năng lực cần thiết các em sẽ dễ buông xuôi, phó mặc và bị  
động trước những tình huống, yêu cầu, thử thách mà cuộc sống đặt ra.  
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo  
Trong hoạt động dạy học, HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo  
dục, được tổ chức trong hoặc ngoài giờ các môn học văn hóa trên lớp có mối  
quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. HĐTNST về cơ bản mang tính  
chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm  
5
         
phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Học  
sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin và  
sáng tạo của bản thân thông qua việc tham gia vào các HĐTNST. Nếu các em  
được tham gia một cách chủ động, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng  
của bản thân thì các em sẽ được trải nghiệm, được bày tỏ ý tưởng, quan điểm,  
được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động. Qua HĐTNST các em sẽ tự  
khẳng định được bản thân, tự đánh giá được kết quả hoạt động của bản thân, của  
nhóm mình và của bạn bè. Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá  
trị sống và các năng lực cần thiết.  
HĐTNST là các hoạt động giáo dục, ưu điểm của HĐTNST là từng cá  
nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhiều môi trường khác nhau  
như môi trường nhà trường, môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và  
tổ chức của nhà giáo dục. Qua sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn  
ở nhiều môi trường khác nhau đó, học sinh được phát triển về tình cảm, đạo đức,  
phẩm chất, nhân cách và các năng lực cần thiết, quan trọng.  
Mang tính thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế vì vậy nội dung  
giáo dục của HĐTNST đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các  
em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách  
dễ dàng và thuận lợi. HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp,  
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo  
dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá  
trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo  
dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo  
dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội... Thông qua sự đa dạng về nội  
dung của HĐTNST học sinh sẽ được hình thành và phát triển năng lực một cách  
toàn diện bên cạnh những kết quả tích cực khác của hoạt động giáo dục.  
Quy mô tổ chức các HĐTNST là khác nhau, tiêu biểu như tổ chức theo  
nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức  
theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như phù hợp, đơn  
giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có  
nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn.  
Điểm rất nổi bật của HĐTNST là hoạt động có khả năng thu hút sự tham  
gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như:  
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban  
giám hiệu Nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến  
học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh,  
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội,  
những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, các nhà hoạt  
động văn hóa, nghiên cứu lịch sử...  
6

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang minhvan 10/03/2024 1100
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_bang_cach_to_chuc_mot.pdf