SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi môn GDCD lớp 8

Hiện nay đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Ñaûng Khoùa IX). Cuøng vôùi sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung, từng baäc học nói riêng, ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả vieäc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Luật -GD).
A. PHẦN MỞ ĐẦU.  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.  
Hiện nay đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp  
hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển  
theo con đường hội chủ nghĩa” (NQ -TW Ñaûng Khoùa IX). Cuøng vôùi sự kiện  
trên, hệ thống giáo dục nói chung, tng baäc học nói riêng, ra sức phấn đấu thực  
hiện hiệu quả vieäc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương  
pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà  
nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp  
ứng “mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”  
(Luật -GD). Xác định được nhiệm vụ trên, bộ môn giáo dục công dân ở  
trường trung học có vai trò quan trọng, góp phần đào tạo học sinh thành những  
người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa đạo đức, vừa năng lực  
hoạt động thực tiễn, vừa phẩm chất chính trị - tư tưởng, biết: “Sống và làm  
việc theo Hiến pháp và pháp luật”.  
Thực hiện theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục,  
nhiều tác động tích cực, thật sự đã gây được sự hứng thú cho học sinh trong  
quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học  
sinh. Từ thực tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình quađề tài :“Phát huy tính  
tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi  
môn GDCD lớp 8”. Đây phương pháp có nhiều ưu điểm, nếu ta thực hiện tốt  
phương pháp này thì hiệu quả đưa đến rất rệt.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.  
- Tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.  
- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.  
- Giúp học sinh tự tin và chủ động trong học tập, chuẩn mực đạo đức  
tốt, kỹ năng ứng xử và giao tiếp lễ phép với mọi người xung quanh, biết yêu  
thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, biết cách nhận biết những việc làm có  
ích hay sai trái ..., có ý thức chấp hành nghiêm chính sách và pháp luật của Nhà  
Nước, lên án những hành vi vi phạm pháp luật.  
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học tập bmôn.  
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.  
Nêu một số kinh nghiệm trong việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi và  
sắm vai trong giảng dạy bmôn GDCD lớp 8.  
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM.  
Học sinh khối 8 trường THPT số 2 Đakrông.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  
- Phương pháp quan sát: Qua tiết dạy thực tế trên lớp.  
1
- Phương pháp nghiên cứu luận.  
- Phương pháp so sánh.  
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.  
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.  
- Nghiên cứu và ghi nhận nội dung giảng dạy: Phát huy tính tích cực của  
học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi môn GDCD lớp 8.  
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm học.  
- Thời gian bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 và kết thúc vào đầu tháng 5 năm  
2019.  
- Tháng 10/2019 nộp báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.  
2
B. PHẦN NỘI DUNG.  
I. CƠ SỞ LUẬN.  
Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học  
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ  
bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”  
Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu  
cầu phát triển của đất nước. Đối với giáo viên, việc đổi mới dạy học bộ môn đòi  
hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư  
phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là  
một yêu cầu rất cần thiết. Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều  
phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kỹ thuật. Một tiết học môn  
GDCD cho sinh động, không phải chỉ là phô trương hình thức nhiều phương  
pháp, mà nên thật sự chú trọng chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương pháp khi sử  
dụng, nhằm kích thích duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học  
sinh trong quá trình học tập.  
Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa  
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học."Sắm vai" và tổ chức “Trò chơi”  
phương pháp rất hiệu quả đthu hút sự tham gia của học sinh. Với phương  
pháp này, mọi học sinh đều bình đẳng đều cố gắng thể hiện hết mình.Vì vậy,  
tổ chức sắm vai, trò chơi chẳng những biện pháp để tăng cường hứng thú  
trong học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lý mệt mỏi trong  
quá trình nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện các kỹ năng ứng xử trong  
giao tiếp, củng cvà phát triển khả năng tự tin của các em trong học tập và trong  
hoạt động hội. Cụ thể phương pháp này sẽ có tác dụng:  
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em.  
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng  
thẳng trong học tập của học sinh.  
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học  
sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp, hợp tác.  
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.  
II. THỰC TRẠNG.  
Trường THPT số 2 Đakrông trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện dạy  
học còn nhiều thiếu thốn, học sinh chủ yếu là dân tộc Pa cô, đa số gia đình  
các em còn kkhăn nên ngoài việc học các em còn phải dành thời gian phụ gia  
đình để kiếm tiền trang trải trong cuộc sống cho nên việc tiếp thu của các em  
còn khá chậm, một số em không theo kịp bạn bè….. Do đó đòi hỏi giáo viên  
phải hướng dẫn học sinh cách học ở nhà sau khi kết thúc tiết dạy. Nếu giáo viên  
không hướng dẫn cách học ở nhà, không dặn sau mỗi tiết dạy, thì chắc  
3
chắn trong tiết học sau học sinh rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên  
truyền đạt, không tham gia tích cực trong các hoạt động, không nêu lên được  
nhận xét, ý kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong thực  
tế, không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học không hứng thú sinh  
động. Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng học sinh không vận dụng  
những điều đã học vào thực tế cuộc sống như: Đã học bài “Tôn trọng lẽ phải”;  
bài “ Giữ chữ tín”; bài “Tự lập”,… mà còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô,  
nói tục chửi thề, gây gỗ đánh nhau, lấy cắp đồ dùng học tập, không biết giữ gìn  
vệ sinh cá nhân cũng như vsinh chung …  
Khi thực hiện phương pháp giảng dạy, theo hướng phát huy tính tích cực,  
chủ động sáng tạo của học sinh, cứ sau mỗi tiết học giáo viên cần chú ý khâu  
hướng dẫn về nhà, theo yêu cầu mỗi bài cần chuẩn bị vấn đề gì cho tiết sau như:  
- Học kĩ bài, hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.  
- Sưu tầm những biểu hiện về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật có  
liên quan đến bài học tiếp theo.  
- Xây dựng tiểu phẩm: Phân công sắm vai chia nhóm thảo luận…  
Học sinh có chuẩn bị tốt những vấn đề nêu trên, thì tiết học mới thể  
huy động tốt, sự hoạt động tích cực của các em, các em sẽ chủ động sáng tạo  
trong suốt tiết học. Đồng thời qua đó cũng khắc phục tình trạng nhàm chán thiên  
về thuyết, khô khan xa rời thực tiễn .  
- Trong tiết học học sinh nào trả lời được câu hỏi tư duy hoặc có ý kiến  
hay, nên cho điểm để khích lệ tinh thần.  
- Với phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh trong một tiết dạy như trên  
thì đã phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết học.  
- Qua tham khảo ý kiến của học sinh về bộ môn, qua kiểm tra chất lượng,  
qua họat động của học sinh trên mỗi tiết dạy.… Giáo viên có thể đánh giá kết  
quả giảng dạy của mình rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn.  
Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm học 2018 – 2019 ở học  
sinh khối 8 như sau:  
Tổng số  
Giỏi ( Tỉ lệ)  
Khá ( Tỉ lệ)  
TB( Tỉ lệ)  
Yếu( Tỉ lệ)  
75  
6 ( 8 %)  
10 (13,3%)  
53 ( 70,7%)  
6( 8%)  
III. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.  
1. Giải pháp.  
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng,  
bao gồm cả phương pháp dạy học phương pháp giáo dục đạo đức như:nêu  
gương, thuyết phục, khen thưởng,luyện tập, tổ chức sinh hoạt, giáo dục bằng  
truyền thống…, bao gồm các phương pháp hiện đại: thảo luận nhóm, đóng vai,  
giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não…  
và các phương pháp truyền thống:thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…. Mỗi  
4
phương pháp dạy học đều mặt tích cực hạn chế riêng, phù hợp với từng  
loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng.Vì vậy, giáo viên không nên  
phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng căn cứ vào nội  
dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng  
lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của  
trường lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách  
hợp lý.  
Đối với bản thân tôi, sau khi được dự các lớp tích hợp bảo vệ môi trường,  
rèn luyện kĩ năng sống, đổi mới phương pháp giảng dạy…. và khi về trường  
thực hành trên lớp, quả thực bản thân tôi rất lúng túng, bỡ ngỡ, học sinh tiếp thu  
rất chậm khi sử dụng phương pháp mới (do điều kiện khách quan và chủ quan),  
nên chưa phát huy nhiều về tính tích cực của học sinh và khâu dặn dò sau mỗi  
tiết dạy chưa cụ thể sâu sát. Vài năm sau khi áp dụng phương pháp mới, đặc biệt  
phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi bản thân là giáo viên môn GDCD đã  
sự đầu tư nghiên cứu, có tích lũy được kinh nghiệm, bài học nội dung  
phong phú, phần hướng dẫn dặn dò sâu sát cụ thể hơn, nhắc nhở học sinh những  
vấn đề nào cần đi sâu, những nội dung nào cần khai thác, xây dựng các hoạt  
động phù hợp với bản thân học sinh. Học sinh tự đặt mình vào vị trí tự học, tự  
diễn đạt trả lời, phần truyện đọc, tình huống, ở sách giáo khoa, ở phần dặn về  
nhà của giáo viên. Khi vào lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ  
động hoạt động. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc giảng dạy bộ môn  
GDCD tương đối nhẹ nhàng và thoải mái, tiết dạy không còn nặng nề, gò bó…  
Việc sắm vai và tổ chức trò chơi một trong những phương pháp phát  
huy tính tính cực của học sinh. Với 2 phương pháp này có nhiều ưu điểm giúp  
các em linh hoạt, mạnh dạn phát biểu trước đám đông, phát huy được vốn kinh  
nghiệm sống của bản thân… để phân tích, lý giải, tình huống, sự kiện thực tế, từ  
đó các em rút ra bài học khắc sâu kiến thức.  
2. Biện pháp thực hiện.  
2.1.Phương pháp đóng vai :  
* Đặc điểm của phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp giáo  
viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một scách ứng xử trong một tình  
huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.  
* Tác dụng của phương pháp đóng vai: Khi sử dụng phương pháp đóng  
vai trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn có nhiều tình huống đạo đức,  
pháp luật sẽ những tác dụng sau:  
- Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học.  
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, ttin khi đứng trước đông người.  
- Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an  
toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.  
5
- Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng  
định trước. Ta có thể thấy ngay tác động hiệu quả của lời nói hoặc việc làm  
của các vai diễn.  
- Phương pháp đóng vai buc giáo viên và hc sinh phi dành thi gian để  
chun bbài trên lp, điu đó snâng cao được hiu qugidy, hc bmôn.  
* Các bước tiến hành:Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng  
hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề, để tìm  
hiểu nội dung bài nội dung bài hoặc để củng cố bài học. Nghĩa ở mỗi phần  
của bài học chúng ta đều thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội  
dung và mục đích của bài dạy phương pháp sắm vai có thể áp dụng hầu hết  
các bài trong môn GDCD lớp 8  
* Để phương pháp đóng vai thực sự hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước:  
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để  
học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.  
Bước 2: Thể hiện kịch bản (tình huống)  
Bước 3:Giáo viên đặt câu hỏi  
Bước 4: Học sinh trả lời nhận xét  
Bước 5: Giáo viên nhận xét đánh giá, rút ra bài học.  
* Một số dụ minh họa khi dạy các bài:  
Bài 3: Tôn trọng người khác.  
- GV đưa tình huống cho HS chuẩn bị nhà vào tiết trước.  
- GV phân công học sinh sắm vai  
- HS thể hiện tình huống  
Tình huống: Cô giáo mới tốt nghiệp sư phạm về dạy trường THCS. Buổi  
đầu vào lớp làm quen với học sinh, cô hỏi:  
: Các em hãy cho cô biết ba, mẹ các em làm nghề gì?  
Tuấn: Thưa bố em là giám đốc công ty giày da, mẹ em là thư điện  
máy ạ!  
Hùng: Thưa bố em là kĩ sư nông nghiệp, mẹ là giáo viên ạ!  
: Cũng nói rt hn nhiên. Thưa cô bmem đều là công nhân vsinh !  
Trong lớp bổng rộ lên những riếng cười. ngơ ngác nhìn các bạn rồi  
như hiểu ra, Hà rơm rớm nước mắt.  
: Bước đến bên đặt tay lên vai Hà âu yếm. Cảm ơn bố mẹ em những  
người lao động đã giữ cho thành phố ta luôn sạch đẹp, không có nghề tầm  
thường chỉ những kẻ lười biếng mới đáng xấu hổ  
Một không khí im lặng bao trùm cả lớp, những em cười to nhất lúc này  
cúi mặt ngượng ngùng. Một em đứng dậy: Thưa cô chúng em thật lỗi, chúng  
em xin lỗi cô và bạn Hà  
Giáo viên đặt câu hỏi:  
6
- Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của các bạn trong  
lớp 8A?  
- Khi nhận ra lỗi mình các bạn đã làm gì?  
- Qua tình huống này chúng ta rút ra bài học gì cho bản thân?  
- Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Ý nghĩa?  
học sinh trả lời nhận xét  
Giáo viên nhận xét kết luận và ghi nội dung bài.  
Bài 12: Quyền nghĩa vụ công dân trong gia đình  
- Giáo viên đưa tình huống cho học sinh chuẩn bị ở nhà vào tiết trước.  
- Giáo viên phân công học sinh sắm vai (học sinh suy nghĩ, chuẩn bị lời  
thoại trong tình huống mà giáo viên đưa ra)  
- Học sinh thể hiện tình huống.  
Tình huống: Ông nội Minh quê ra chơi, cả nhà vui vẽ đón tiếp ông. Bố  
mẹ mua quần áo, thức ăn ngon và đưa ông đi thăm cảnh đẹp ở nhiều nơi. Riêng  
Minh rất khó chịu vì luôn phải nhắc nhỡ ông: Bỏ dép ngoài cửa, không nói to,  
không tắt điện, mở xem tivi chương trình mà mình không thích…..  
- Giáo viên đặt câu hỏi:  
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bố mẹ Minh đối với ông nôi?  
- Thái độ của Minh đối với ông nội như thế nào? Đúng hay sai? Vì sao?  
- Nếu em là Minh em sẽ làm gì?  
- Quyền nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà là gì?  
Học sinh trả lời nhận xét  
Giáo viên nhận xét kết luận và ghi nội dung bài  
Bài 13: Phòng, chống tệ nạn hội  
- Giáo viên đưa tình huống cho học sinh chuẩn bị ở nhà vào tiết trước.  
Giáo viên phân công học sinh sắm vai.  
- Học sinh thể hiện tình huống.  
Tình huống: Thắng và Hòa chơi với nhau từ bé. Mẹ Hòa là người ghi lô  
đề nên rủ Thắng chơi . Trúng vài lần thấy ham, Thắng dùng tiền học phí để chơi,  
khi không còn tiền, Thắng lấy đồ gia đình đem bán lấy tiền chơi đề. Bố mẹ  
Thắng biết đã cấm và trách mẹ Hòa, đồng thời báo với nhà trường và chính  
quyền để biện pháp giáo dục.  
- Hòa và mẹ đã vi phạm như thế nào?  
- Việc làm của bố mẹ Thắng đúng hay sai? Vì sao?  
- Nếu Thắng em sẽ xử như thế naò? Vì sao?  
Học sinh trả lời nhận xét  
Giáo viên nhận xét kết luận và ghi nội dung bài  
Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức sắm vai để giới thiệu bài,  
thể xen kẻ nội dung giữa bài hoặc ở cuối bài ở mục củng cố.  
7
2.2. Phương pháp tổ chức trò chơi:  
* Đặc điểm phương pháp tổ chức trò chơi:  
Trong mỗi bài giáo viên cần tổ chức trò chơi để gây hứng thú, phát huy  
được tính chủ động tích cực, nâng cao sự chú ý, rèn luyện kĩ năng ứng xử giao  
tiếp, học sinh có thể tìm hiểu thêm về biểu hiện của chuẩn mực đạo đức, hay  
hành vi thực hiện pháp luật hoặc củng cố kiến thức, bày tỏ những ước mơ, tương  
lai, nguyện vọng của các em…  
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học giáo viên sáng tạo trò chơi: Chúng  
ta có nhiều cách tổ chức trò chơi như: “ nhanh tay, nhanh mắt”, “ hái hoa dân  
chủ”, Tiếp sức”, thử làm nhà báo”, “ giải đáp ô chữ”, …..Nhưng với chuyên  
đề này tôi giới thiệu 2 trò chơi cơ bản là: “ Tiếp sức”, thử làm nhà báo” vì trò  
chơi này có thể áp dụng hầu hết các bài trong môn GDCD lớp 8.  
* Tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi: Khi sử dụng phương pháp  
tổ chức trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân, có những tác dụng sau:  
- Phương pháp tổ chức trò chơi giúp lớp học sôi nổi, tạo sự chú ý cho  
người học.  
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin của các em khi trình bày vấn đề  
nào đó.  
- Giáo viên biết cách điều chỉnh hành vi, suy nghĩ sai lệch, hướng các em  
thắp sáng ước mơ.  
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời  
các em tích cực hơn trong học tập.  
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học  
sinh với mọi người.  
* Để phương pháp tổ chức trò chơi thực sự hiệu quả ta cần quy định luật  
chơi:  
a. Đối với trò chơi tiếp sức:  
+ Lớp học thể chia làm 2 hoặc 4 nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp), mỗi  
nhóm cử 1 thành viên lên ghi biểu hiện sau đó chạy về chỗ để bạn khác tiếp tục  
khi hết thời gian mà giáoviên quy định, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện thì  
nhóm đó thắng.  
+ Giáo viên quy định thời gian thảo luận tìm biểu hiện thời gian chơi.  
+ Giáo viên đặt câu hỏi.  
+ Khi thời gian bắt đầu thì trò chơi được tiến hành.  
Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức xen kẻ nội dung giữa bài  
hoặc ở cuối bài ở mục củng cố.  
Một số dụ minh họa khi dạy các bài:  
Bài 3 : Tôn trọng người khác  
- Giáo viên quy định luật chơi  
8
- Giáo viên: Chia lp làm 2 đội A và B (chia bng làm 2 ct: ct A, ct B).  
- Quy định thời gian  
- Giáo viên đặt câu hỏi:Tìm những biểu hiện tôn trọng người khác và  
thiếu tôn trọng người khác gia đình, nhà trường và xã hội?  
- Học sinh tiến hành thi nhau tìm biểu hiện.  
- Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng  
- Giáo viên giáo dục học sinh cần rèn luyện và phát huy tính tôn trọng  
người khác ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng  
người khác  
Bài 4: Giữ chữ tín  
- Giáo viên quy định luật chơi  
- Giáo viên: Chia lớp làm 4 đội 1, 2, 3, 4 (chia bảng làm 4 cột ).  
- Quy định thời gian.  
- Giáo viên đặt câu hỏi:Tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ  
tín ?  
- Học sinh tiến hành thi nhau tìm biểu hiện.  
- Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng.  
- Giáo viên giáo dục học sinh biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với  
mình, biết giữ lời hứa…qua đó phê phán những hành vi không giữ chữ tín.  
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản nghĩa vụ tôn trọng tài sản người  
khác.  
- Giáo viên quy định luật chơi.  
- Giáo viên: Chia lớp làm 4 đội 1, 2, 3, 4 (chia bảng làm 4 cột ).  
- Quy định thời gian.  
- Giáo viên đặt câu hỏi:Tìm những hành vi tôn trọng tài sản người khác?  
- Học sinh tiến hành thi nhau tìm hành vi.  
- Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng.  
- Giáo viên: đó là hành vi tôn trọng tài sản người khác. Vậy, vì sao chúng  
ta phải tôn trọng tài sản người khác?  
- Học sinh trả lời, giáo viên ghi nội dung bài.  
b. Đối với trò chơi thử làm nhà báo:  
+ Cử 1 em đại diện làm MC.  
+ Học sinh có thể thay nhau làm nhà báo phỏng vấn các bạn .  
+ Giáo viên gợi ý học sinh đặt câu hỏi khi phỏng vấn.  
+ Học sinh được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo  
phỏng vấn.  
+ Giáo viên nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau.  
Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức vào ở cuối bài ở mục  
củng cố.  
9
* Một số dụ minh họa khi dạy các bài:  
Bài 13: Phòng chống tệ nạn hội  
MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà báo……….... đến phỏng vấn chúng ta  
về vấn đphòng chống tệ nạn hội. Đề nghchúng ta hoan nghênh.  
Nhà báo: Xin chào các bạn!  
- Bạn hiểu như thế nào về tệ nạn hội?  
- Tác hại của tệ nạn hội đối với bản thân người mắc tệ nạn là gì?  
- Vậy còn đối với gia đình cộng đồng có tác hại như thế nào?  
- Bạn biết hiện nay địa phương ta có bao nhiêu người nhiễm HIV/  
AIDS?  
?.............................................................................................................. ..?  
Lần lược học sinh lên trả lời,giáo viên nhận xét chung và dặn dò cho tiết  
sau:  
- Về học kĩ bài phòng chống tệ nạn hội.  
- Về làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.  
- Giáo viên đưa tình huống:T là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại  
học. Mẹ bị liệt, bố lo kiếm sống để nuôi gia đình và hai đứa con ăn học. Nghĩ  
rằng T là sinh viên nên T tự giác học tập. Thế nhưng, T lại bị bạn xấu rủ rê,  
lôi kéo vào con đường nghiện ngập rồi nhiễm HIV. Căn bệnh thế kỉ đã cướp đi  
tuổi thanh xuân của T.  
- Giáo viên phân công học sinh tự xây dựng kịch bản đặt câu hỏi dựa  
trên tình huống để tiết sau sắm vai  
Học sinh tìm hiểu trước HIV/ AIDS là gì? Những nguyên nhân nào dẫn  
đến HIV/ AIDS?  
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại  
MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà báo………...đến phỏng vấn chúng ta  
về vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. Đề nghị chúng  
ta hoan nghênh.  
Nhà báo:Xin chào các bạn!  
- Bạn hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến cháy nổ?  
- Theo bạn tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại dẫn đến hậu quả  
như thế nào?  
- Vậy ta có biện pháp gì để ngăn ngừa hậu quả trên?  
-.............................................................................?  
Lần lược học sinh lên trả lời, giáo viên nhận xét chung dặn dò cho tiết  
sau:  
- Về học kĩ bài phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.  
- Về làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.  
10  
- Giáo viên đưa tình huống:Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái đi học,  
do không có tiền chơi điện tử. Bình đã đặt chiếc xe đạp ở tiệm cầm đồ để lấy  
tiền chơi điện tử.  
- Giáo viên phân công học sinh xây tự dựng kịch bản đặt câu hỏi dựa  
trên tình huống để tiết sau sắm vai  
- Học sinh tìm hiểu trước: Công dân có những quyền sở hữu gì? Tìm  
những dụ về quyền sở hữu của công dân?  
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân  
MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà báo………..đến phỏng vấn chúng ta  
về quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Đề nghị chúng ta hoan nghênh.  
Nhà báo:Xin chào các bạn!  
- Theo bạn biết khi nào công dân chúng ta có quyền khiếu nại, khi nào có  
quyền tố cáo?  
- Chúng ta có thể khiếu nại, tố cáo dưới hình thức nào?  
- Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về quyền khiếu nại, tố  
cáo?  
- …………………………………………………….?  
Lần lượthọc sinh lên trả lời, giáo viên nhận xét chung dặn dò cho tiết  
sau:  
- Về học kĩ bài quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.  
- Về làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.  
- Giáo viên đưa tình huống:Em M học giỏi, ngoan, được thầy cô và bạn bè  
quý mến. H là bạn cùng tổ đã ghen ghét và viết những tờ giấy nói xấu M, dán  
lên chổ ngồi M, lên tường, lên bàn giáo viên….  
- Giáo viên phân công học sinh xây dựng từ kịch bản đặt câu hỏi dựa  
trên tình huống để tiết sau sắm vai.  
- Học sinh tìm hiểu trước thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử  
dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?  
c. Đối với trò chơi "Trò chuyện cuối tuần".  
- Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, rất thích mình được làm người  
lớn, những nhân vật thành đạt trong cuộc sống. Qua trò chơi, các em tự rút bài  
học kinh nghiệm cho bản thân.  
- Cách tiến hành trò chơi:  
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.  
+ Chọn các nhân vật chính để thực hiện trò chơi.  
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra  
bài học kinh nghiệm.  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 19 trang minhvan 22/07/2024 1550
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi môn GDCD lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_thong_qua_phuong_ph.docx