SKKN Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
Hiện nay đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Ñaûng Khoùa IX), cuøng vôùi sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung , từng bậc học nói riêng, ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Luật -GD). .
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS HIỂN KHÁNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG
CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN GDCD
Lĩnh vực GDCD(3)/ THCS
Tác giả: Trần Thị Ngân
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn
Chức vụ:Giáo viên THCS
Nơi công tác:Trường THCS Hiển Khánh
Nam Định, ngày 25 tháng 6 năm 2020
2
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
2. Lĩnh vực (mã)/ cấp học: GDCD(3)/ THCS
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2019 đến ngày 28 tháng 04 năm 2020.
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Ngân
Năm sinh: 1985
Nơi thường trú: Hiển Khánh – Vụ bản - Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên THCS
Nơi làm việc:Trường THCS Hiển Khánh- Vụ Bản.
Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả (không có )
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Hiển Khánh- Vụ Bản.
Địa chỉ: xã Hiển Khánh- Vụ Bản- Nam Định
Điện thoại:
3
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Điều khách quan.
Hiện nay đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Ñaûng Khoùa IX),
cuøng vôùi sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung , từng bậc học nói riêng, ra
sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ,
đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh
về mọi mặt, đáp ứng “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện” (Luật -GD). . Xác định được nhiệm vụ trên, Bộ môn giáo dục
công dân, ở trường trung học cơ sở có một vị trí, vai trò quan trọng trong
việc góp phần trực tiếp đào tạo nhân cách con người, có được phẩm chất đạo
đức cần thiết, nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Thế hệ trẻ không
những có năng lực, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà còn có tinh
thần tự chủ, tự tin, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức . Đây chính là
mục tiêu lí tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó trong giảng dạy làm thế
nào tạo được sự hứng thú học tập bộ môn, huy động sự tham gia tích cực của
HS, từ đó mới nâng cao chất lượng bộ môn GDCD bậc THCS.
Đảng và nhà nước ta đã đề cao “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”, đầu tư cho
giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “ Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ”. Sự
nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên.
Con người không ai tự nhiên đã hoàn hảo, không ai tự nhiên trở thành người
tốt. Những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em
cần sự quan tâm, an ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông thả các
em lúc nầy khác nào đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà không có đường thoát;
lúc này giáo dục đạo đức pháp luật là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thầy cô
chúng ta đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD- Bộ môn giáo dục
nhân cách đạo đưc lối sống đúng đắn cho các em.
Muốn các em phát triển nhân cách tốt đẹp, có đạo đức lối sống đúng đắn, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội như mục tiêu của bộ môn GDCD đòi hỏi
người giáo viên phải tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong học tập bộ mô này.
Bằng cách phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong hgocj tập môn
GDCD.
Điều đáng mừng gần đây trong các kỳ họp Quốc Hội luôn đề cập đến việc tập
trung giáo dục nhân cách học sinh trong trường học, nâng cao chất lượng giáo
dục 2 mặt trong nhà trường.
4
Căn cứ quyết định về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và
trường Phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo số 07/
2007/ QĐ - BGDĐT ban hành vào ngày 02 tháng 04 năm 2007. Trong chương
IV, V, VII đã nêu rất rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh và quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Trường THCS Hiển Khánh chúng tôi nằm trên một địa bàn gần đường quốc
lộ 38B, gần chợ Lời .Có thể nói là điểm đến của bất cứ các loại hình văn hoá,
các thành phần kinh tế, các thành phần lối sống con người trong xã hội... lôi kéo
học sinh.
Số lượng học sinh toàn trường khá đông, mỗi năm hơn 400 học sinh nên việc
quản lí học sinh gặp nhiều vất vả, khó khăn.
Thành phần kinh tế của phụ huynh cũng đa dạng. Một số phụ huynh có điều
kiện kinh tế cao chiều con ; có phụ huynh lo việc buôn bán không quan tâm đến
việc học hành con cái ; có nhiều gia đình nghèo quá khó khăn sức học lại yếu
nên chán học lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo....
Các dịch vụ kinh doanh trò chơi giải trí như: Điện tử, Chát, Game, Bida...
mọc lên rất nhiều .
2. Điều kiện chủ quan.
Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước: " Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…”,
bản thân tôi thấy rằng trong giảng dạy môn GDCD, không chỉ đơn giản truyền
thụ tri thức cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, qua hoạt động
hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luât. Đặc
biệt hình thành thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối
dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài dài, không khắc sâu
kiến thức, khó nhớ. Học sinh không vận dụng những điều đã học vào trong thực
tế cuộc sống.
Bản thân tôi thấy trong xu thế đổi mới dạy học – giáo dục hiện nay, đổi
mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng. Một trong những tư
tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục
tiên tiến nhằm tạo ra con người năng động, sáng tạo có năng lực để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được
nhu cầu của một xã hội mới. Giáo dục công dân là môn học trực tiếp góp phần
hình thành nhân cách của học sinh. Nó đến với các em làm thức dậy và nuôi
dưỡng ý thức công dân trong các em một cách thiết thực, gần gũi. Nó chỉ ra cho
các em thấy được những phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công dân cốt yếu nhất
5
mà còn giúp các em tự điều chỉnh những hành vi nếp sống của các em. Chính vì
vậy, môn Giáo dục công dân nếu được dạy dỗ tốt sẽ tạo những cơ hội rất tốt để
khắc vào tâm não các em những nguyên tắc về lối sống và cách sống sao cho có
hiếu, có trung, có nghĩa, có lễ, có tín đối với cha mẹ ông bà, đối với anh em, bạn
bè,… giữ các em khỏi bị cuốn hút vào vòng xoay đầy cám dỗ của lối sống thực
dụng đang có nguy cơ tràn lan trong thế hệ trẻ hiện nay. Việc dạy học môn Giáo
dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức, mà phải tổ chức vận
dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy. Qua hoạt động hình thành cho
các em tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và đặc biệt là hình thành hành vi,
thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh.
Vì vậy, cần tránh lối dạy thiên về lý thuyết khô khan, xa rời thực tế mà
phải từ việc khai thác những chất liệu thực tiễn của cuộc sống và việc thông qua
thực tế, tư liệu tranh ảnh có thật trong cuộc sống để học sinh dễ hiểu, có thể tiếp
thu và vận dụng vào cuộc sống thường ngày. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt và
kết hợp các phương pháp dạy học, đặc biệt chú trọng khâu thực hành, gắn lý
thuyết với thực tiễn, coi trọng và nêu gương đạo đức tốt cho học sinh noi theo.
Bằng các tư liệu thực tế được tích tụ, giáo viên cần khéo léo, tế nhị dẫn dắt các
em, đặt các em vào các tình huống đầy gay cấn thuộc phạm trù đạo đức và phạm
trù pháp luật mà bài học vừa đặt ra, hướng dẫn các em tự huy động mọi trữ
lượng sống, mọi nguồn tri thức từ các môn học, bài học để lý giải một cách thoả
đáng các tình huống ấy. Làm được như vậy là ta đã trao được chìa khoá cho các
em tự giải mã các tình huống đạo đức, pháp luật mà các em gặp thường ngày
trong cuộc sống. Phấn đấu giờ Giáo dục công dân thực sự là giờ học đầy ý nghĩa
về đạo đức lối sống, phẩm hạnh với không khí tiết học làm sao thoải mái cởi
mở, thân tình, gần gũi. Dạy bằng kiến thức và dạy cả bằng tấm gương sống của
chính mình.
Xuất phát từ những yêu cầu đó trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra
và đúc kết một số kinh nghiệm của mình, trong việc vận dụng một số phương
pháp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD.
6
Hơn nữa là giáo viên dạy GDCD, được dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ,
nhất là các lớp đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp bảo vệ môi trường, rèn
luyện kĩ năng sống....Bản thân có mong muốn đáp ứng mục tiêu của Đảng và
Nhà nước, góp phần đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách hoàn chỉnh phù hợp với thời
đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đó tôi tạo ra sáng kiến kinh
nghiệm: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn GDCD ”.
Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, nếu ta thực hiện tốt phương pháp này thì
hiệu quả đưa đến rất rõ rệt.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
• Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
- Giáo viên giảng bài , học sinh lắng nghe,.
- Giáo viên áp dụng chủ yếu phương pháp vấn đáp, thuyết trình trước
học sinh.
• Thực trạng trước khi áp dụng giả pháp mới:
- Môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
nhân cách đạo đức học sinh nhưng hiện nay nhiều em coi thường và
cho đó không phải là bộ môn chủ chốt nên có phần lơ là học tập.
- Thêm vào đó với nhiệm vụ chủ chốt của môn là giáo dục giáo huấn
đạo đức nên nhiều khi học sinh cảm thấy không thích thú, và khô
khan, khó học, khó tiếp thu…
• Những ưu nhược điểm của giải pháp cũ :
Ưu điểm:
- Truyền đạt được nhiều bài học về đạo đức lối sống, pháp luật.
- Học sinh nắm được nhiều về lý thuyết nội dung môn học.
Nhược điểm:
- Nếu giáo viên không hướng dẫn cách học ở nhà không dặn dò kĩ
sau mỗi tiết dạy, không chịu đổi mới phương pháp thì chắc chắn
trong tiết học sau học sinh rất thụ động, không có hứng thú hay thái
độ học tập tích cực.
- Học sinh chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham
gia tích cực trong các hoạt động, không nêu lên được nhận xét, ý
kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong
thực tế, không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học
không hứng thú, sinh động.
- Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng, học sinh không vận
dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống .
7
Kết quả khảo sát chất lượng đấu năm học 2019 – 2020 môn GDCD ở học sinh
khối lớp 9 như sau:
Tổng số
Giỏi ( Tỉ lệ)
Khá ( Tỉ lệ)
TB( Tỉ lệ)
Yếu(
lệ)
Tỉ
105
25(23,8%)
38(36,2%)
32( 30,5%)
10( 9,5%)
Hiện trạng trên đây đòi học người giáo viên dạy GDCD phải có giải
pháp mới để khắc phục những tồn tại ở trên.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Khi thực hiện phương pháp giảng dạy, theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên phải để học sinh chủ động tiếp cận
kiến thức, chủ động tìm tòi thảo luận bài học và rút ra bài học cho bản thân. Cứ
sau mỗi tiết học giáo viên cần chú ý khâu hướng dẫn về nhà, theo yêu cầu mỗi
bài cần chuẩn bị vấn đề gì cho tiết sau như: học kĩ bài, hướng dẫn HS làm bài
tập trong SGK., sưu tầm những biểu hiện về những chuẩn mực đạo đức, pháp
luật có liên quan đến bài học tiếp theo, xây dựng tiểu phẩm ,phân công sắm vai,
chia nhóm thảo luận… Học sinh có chuẩn bị tốt những vấn đề nêu trên, thì tiết
học mới có thể huy động tốt, sự hoạt động tích cực của các em, các em sẽ chủ
động sáng tạo trong suốt tiết học. Đồng thời qua đó cũng khắc phục tình trạng
nhàm chán thiên về lí thuyết, khô khan xa rời thực tiễn .Trong tiết học HS nào
trả lời được câu hỏi tư duy hoặc có ý kiến hay, nên biểu dương hoặccho điểm để
khích lệ tinh thần các em.Với phần chuẩn bị của giáo viên và HS trong một tiết
dạy như trên thì đã phát huy tính tích cực của HS trong một tiết học.
Qua tham khảo ý kiến của HS về bộ môn, qua kiểm tra chất lượng, qua họat
động của học sinh trên mỗi tiết dạy.… Giáo viên có thể đánh giá kết quả giảng
dạy của mình rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn.
Sau khi được dự các lớp tích hợp bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng
sống, đổi mới phương pháp giảng dạy…. và khi về trường thực hành trên lớp,
quả thực bản thân tôi rất lúng túng, bỡ ngỡ, học sinh tiếp thu rất chậm khi sử
8
dụng phương pháp mới (do điều kiện khách quan và chủ quan), nên chưa phát
huy nhiều về tính tích cực của học sinh và khâu dặn dò sau mỗi tiết dạy chưa cụ
thể sâu sát. Vài năm sau khi áp dụng phương pháp mới, bản thân là giaó viên
môn GDCD đã có sự đầu tư nghiên cứu, có tích lũy được kinh nghiệm, bài học
có nội dung phong phú, phần hướng dẫn dặn dò sâu sát cụ thể hơn, nhắc nhở
học sinh những vấn đề nào cần đi sâu, những nội dung nào cần khai thác, xây
dựng các hoạt động phù hợp với bản thân học sinh. Học sinh tự đặt mình vào vị
trí tự học, tự diễn đạt trả lời, phần truyện đọc, tình huống, ở sách giáo khoa, ở
phần dặn dò về nhà của giáo viên. Khi vào lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh chủ động hoạt động. Chính vì vậy, trong những năm gần đây,
việc giảng dạy bộ môn GDCD tương đối nhẹ nhàng và thoải mái, tiết dạy không
còn nặng nề, gò bó…,
Như chúng ta biết môn GDCD có nhiều phương pháp, trong đó tổ
chức trò chơi, sắm vai, thảo luận nhóm , kết hợp công nghệ thông tin vào
giảng dạy cũng là một trong những phương pháp giúp phát huy tính tính
cực của học sinh. Việc sắm vai và tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm , kết hợp
công nghệ thông tin vào giảng dạy được xen kẻ trong tiết dạy với thời gian ít
phút. Với 4 phương pháp này có nhiều ưu điểm giúp các em linh hoạt, mạnh
dạn phát biểu trước đám đông, phát huy được vốn kinh nghiệm sống của bản
thân… để phân tích, lý giải, tình huống, sự kiện thực tế, từ đó các em rút ra bài
học và khắc sâu kiến thức
2. 1 Giải pháp thực hiện:
a. Phương pháp đóng vai :
* Đặc điểm của phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ
chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống
đạo đức hoặc pháp luật giả định.
* Tác dụng của phương pháp đóng vai: Khi sử dụng phương pháp đóng vai
trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn có nhiều tình huống đạo đức, pháp
luật sẽ có những tác dụng sau:
- Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học.
9
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
- Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an
toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.
- Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng
định trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm
của các vai diễn.
- Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian
để chuẩn bị bài trên lớp. điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ
môn.
* Các bước tiến hành: Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt
cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề, để tìm hiểu
nội dung bài nội dung bài hoặc để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài
học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và
mục đích của bài dạy và phương pháp sắm vai có thể áp dụng hầu hết các bài
trong môn GDCD lớp 8
* Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo
các bước:
Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học
sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
Bước 2: Thể hiện kịch bản (tình huống)
Bước 3:GV đặt câu hỏi
Bước 4: Học sinh trả lời nhận xét
Bước 5: Giáo viên nhận xét đánh giá, rút ra bài học.
* VÍ DỤ MINH HỌA:
Bài : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.- GDCD 9.
- GV đưa tình huống cho HS chuẩn bị ở nhà vào tiết trước.
- GV phân công học sinh sắm vai
- HS thể hiện tình huống
Tình huống: Cô giáo mới tốt nghiệp sư phạm về dạy trường THCS. Buổi đầu
vào lớp làm quen với học sinh, cô hỏi:
10
Cô: Các em hãy cho cô biết ba, mẹ các em làm nghề gì?
Tuấn: Thưa cô bố em là giám đốc công ty giày da, mẹ em là thư kí điện máy ạ!
Hùng: Thưa cô bố em là kĩ sư nông nghiệp, mẹ là giáo viên ạ!
Hà: Cũng rất nói rất hồn nhiên. Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ!
Trong lớp bổng rộ lên những riếng cười. Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như
hiểu ra, Hà rơm rớm nước mắt.
Cô: Bước đến bên đặt tay lên vai Hà âu yếm. Cảm ơn bố mẹ em những người
lao động đã giữ cho thành phố ta luôn sạch đẹp, không có nghề gì tầm thường
chỉ có những kẻ lười biếng mới đáng xấu hổ
Một không khí im lặng bao trùm cả lớp, những em cười to nhật lúc này cúi
mặt ngượng ngùng. Một em đứng dậy Thưa cô chúng em thật có lỗi, chúng em
xin lỗi cô và bạn Hà
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của các bạn trong lớp
8a?
? Khi nhận ra lỗi mình các bạn đã làm gì?
? Qua tình huống này chúng ta rút ra bài học gì cho bản thân để tiếp nối
truyền thống của dân tộc??
HS trả lời và nhận xét
GV nhận xét kết luận và ghi nội dung bài
b. Phương pháp tổ chức trò chơi:
* Đặc điểm phương pháp tổ chức trò chơi:
Trong mỗi bài GV cần tổ chức trò chơi để gây hứng thú, phát huy được
tính chủ động tích cực, nâng cao sự chú ý, rèn luyện kĩ năng ứng xử giao tiếp,
học sinh có thể tìm hiểu thêm về biểu hiện của chuẩn mực đạo đức, hay hành vi
thực hiện pháp luật hoặc củng cố kiến thức, bày tỏ những ước mơ, tương lai,
nguyện vọng của các em…
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV sáng tạo trò chơi: Chúng ta
có nhiều cách tổ chức trò chơi như: “ nhanh tay, nhanh mắt”, “ hái hoa dân
chủ”, “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo”, “ giải đáp ô chữ”, …..Nhưng với chuyên
11
đề này tôi giới thiệu 2 trò chơi cơ bản là: “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo” vì trò
chơi này có thể áp dụng hầu hết các bài trong môn GDCD .
* Tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi: Khi sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân, có những tác dụng sau:
- Phương pháp tổ chức trò chơi giúp lớp học sôi nổi, và tạo sự chú ý cho
người học.
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin của các em khi trình bày vần đề
nào đó.
- Giáo viên biết cách điều chỉnh hành vi, suy nghĩ sai lệch, hướng các em
thắp sáng ước mơ.
- Giúp HS khắc sâu kiến thức và nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời các
em tích cực hơn trong học tập.
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học
sinh với mọi người.
* Để phương pháp tổ chức trò chơi thực sự có hiệu quả ta cần quy
định luật chơi:
b.1. Đối với trò chơi tiếp sức:
+ Lớp học có thể chia làm 2 hoặc 4 nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp), mỗi
nhóm cử 1 thành viên lên ghi biểu hiện sau đó chạy về chỗ để bạn khác tiếp tục
khi hết thời gian mà giáoviên quy định, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện thì
nhóm đó thắng.
+ GV quy định thời gian thảo luận tìm biểu hiện và thời gian chơi.
+ GV đặt câu hꢀi.
+ Khi thời gian bắt đầu thì trò chơi được tiến hành.
Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức xen kẻ nội dung giữa bài
hoặc ở cuối bài ở mục củng cố.
* VÍ DỤ MINH HỌA.
Bài : Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.- GDCD 9.
- GV quy định luật chơi
- Giáo viên : Chia lớp làm 2 đội A và B (chia 2 cột : cột A ,cột B ).
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_trong_hoc.docx