SKKN Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn

Trong thời kỳ hiện đại hoá – công nghiệp hoá đất nước hiện nay, có những thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội, trong giáo dục đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ đẻ nói riêng. Làm thế nào để việc dạy Tiếng Việt trở thành một công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục?. Đó là phải thực hiện được hai chức năng của ngôn ngữ trong việc dạy Tiếng Việt: chức năng tư duy và chức năng giao tiếp.
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Sinh thời, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định:  
“Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi  
kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của  
người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy ở chỗ Tiếng Việt  
tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu; hồn nhiên, ngộ  
nghĩnh đầy ý nghĩa; đồng thời,nó là ngôn ngữ của văn học những nhà thơ  
lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền  
Bắc miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật”  
(Tạp chí Học tập, s4 – 1966)  
Trong thời kỳ hiện đại hoá – công nghiệp hoá đất nước hiện nay, có những  
thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội, trong giáo dục đã đặt ra những yêu cầu mới  
trong việc dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ đẻ nói riêng. Làm thế nào để việc dạy  
Tiếng Việt trở thành một công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát  
triển giáo dục?. Đó phải thực hiện được hai chức năng của ngôn ngữ trong việc  
dạy Tiếng Việt: chức năng tư duy và chức năng giao tiếp.  
Trong công tác giáo dục ở bậc tiểu học, muốn thực hiện tốt hai chức năng trên,  
trước hết phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: nghe, đọc, viế, nói một cách  
thông thạo, nhuần nhuyễn. Một trong các phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt  
ở bậc Tiểu học là phân môn Tập làm văn. Đây một phân môn có mối quan hệ  
hữu cơ, gắn mật thiết với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt ở bậc tiểu  
học..  
Phân môn Tập làm văn một phân môn có tính chất thực hành: Rèn cho học  
sinh các kỹ năng nói và viết, trên cơ sở kỹ năng quan sát, cảm nhận thế giới xung  
quanh với trí tưởng tượng sinh động, phong phú.  
Học tốt phân môn Tập làm văn điều kiện để học tốt các môn học khác; Hơn  
nữa, cũng điều kiện để giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt bằng thư từ,  
bằng văn bản, mang đậm dấu ấn cá nhân.  
Chính vì vây, nhiệm vụ cơ bản của phân môn là:  
-Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn.  
-Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô –  
gich, duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân  
cách cho học sinh.  
-Thông qua đó, còn giáo dục bồi dưỡng tình cảm yêu Tiếng Việt, chữ Việt,  
góp phần “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Viêt”. Và càng yêu quê hương, đất  
nước, con người Việt Nam.  
Tập làm văn một phân môn có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục  
tiêu, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt, là rèn luyện và phát triển năng lực viết. Phân  
môn này được dạy như một môn học trong nhà trường tiểu học.  
Thực tế hiện nay, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin, qua các mạng xã  
hội đã đang hình thành một thứ ngôn ngữ “Chat”. Trong khi đó, tình trạng viết  
sai lỗi chính tả, bất chấp, tuỳ tiện về nội dung và ý niệm ở học sinh, xảy ra rất  
1
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
nhiều. Nếu không kịp thời uốn nắn, sửa chữa ảnh hưởng không nhỏ đến quá  
trình học tập của học sinh. Rồi trong tương lai, các em sẽ tạo ra những văn bản có  
chất lượng kém, và đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực giao tiếp đối với  
cộng đồng, với hội, mà các em ít cơ hội để sửa sai, để diễn đạt hoăc trình bày  
nguyện vọng, ý chí của bản thân.  
một giáo viên tiểu học, thực hiện trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ  
- Những chủ nhân tương lai của đất nước – tôi thực sự băn khoăn, trăn trở để tìm  
ra những biện pháp dạy học nói chung, và đối với phân môn Tập làm văn nói riêng,  
để giúp các em học sinh có được kỹ năng xây dựng, hình thành các văn bản Tiếng  
Việt. Cũng chính là giúp cho các em tự tin hơn học tập tốt hơn. Mai này lớn lên,  
các em đã những nền móng cơ bản, vững chắc để lĩnh hội những tri thức của  
ông cha, của nhân loại, thực snhững chủ nhân của đất nước.  
Vậy thì làm thế nào để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn, để thực  
hiện mục tiêu dạy học của mình?. Tôi đã cố gắng học hỏi, tham khảo qua các tài  
liệu cũng ný kiến của các đồng nghiệp, và xây dựng cho mình một chương trình  
hành động, thực hiện các giải pháp hữu hiệu để giúp các em hình thành kỹ năng  
làm văn, giúp cho các em mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn,  
cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Để rồi các em học tập tốt hơn, yêu Tiếng  
Việt hơn. Như vây, là bản thân đã thể góp phần nhỏ của mình vào việc giữ  
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.  
Sau đây, tôi xin mạnh dạn trình bày những giải pháp mà tôi đã thực hiện thành  
công với đề tài có tựa đề là: “Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân  
môn Tập làm văn”  
Trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như việc biên tập, trình bày, sẽ không  
tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm; rất mong được sự quan tâm góp ý, trao đôi  
kinh nghiệm của các thầy cô, các bậc phụ huynh, để đề tài này thực sự đạt được  
hiệu quả mong muốn.  
b.Nội dung và các biện pháp thực hiện cụ thể:  
1. Luyện đọc diễn cảm để giúp học sinh dễ dàng cảm nhận được giá trị nội  
dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học:  
Muốn cho học sinh có được kỹ năng cảm thụ tốt nội dung và giá trị nghệ thuật  
của các tác phẩm văn học, trước hết phải giúp học sinh đọc tốt qua giọng đọc  
diễn cảm. Điều này tôi thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc.  
Giọng đọc mẫu của giáo viên là một nhân tố quyết định để luyện đọc diễn cảm  
cho học sinh. Sử dụng giọng đọc diễn cảm, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng quy tắc và  
hướng dẫn cho các em nhận biết các từ, các nhóm từ thể hiện ý chính của câu văn,  
đoạn văn để thể hiện cách nhấn giọng ở các từ, các nhóm từ đó.  
dụ:  
-Trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Khi hướng dẫn đọc câu văn diễn tả  
hành động của Dế Mèn, phải lưu ý các từ cần nhấn giọng như:  
- Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.  
(Biểu hiện động tác nhanh, dứt khoát( phắt), mạnh (phóng))  
2
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
lưu ý học sinh: Giọng đọc cần thể hiện sự khác biệt ở những câu văn miêu  
tả vớí những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn.  
-Hoặc trong bài “Tre Việt Nam” cần hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng (theo  
cách ngân dài hơn) những từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc:  
“không đứng, “khuất mình”, “nguyên cái gốc”, “đâu chịu mọc cong”, “lạ  
thường”, “có gì lạ đâu”.  
Cách dùng biện pháp điệp từ, điệp ngữ (mai sau, xanh) để thể hiện sự kế tiếp  
liên tục của các thế hệ, cần đọc ngắt nhịp đều đặn ở sau các dấu phẩy kết thúc mỗi  
dòng thơ, tạo ra âm hưởng nối tiếp giữa các từ ngữ như các dấu luyến trong âm  
nhạc:  
“Mai sau,  
Mai sau,  
Mai sau,  
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”  
2.Cung cấp vốn từ và cách sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh:  
Từ ngữ đơn vị cơ bản để cấu tạo nên câu. Muốn có câu văn, đoạn văn, bài  
văn hay, trước hết phải hiểu đúng nghĩa của từ, thì mới sử dụng đúng ngữ cảnh, và  
diễn đạt đúng, diễn đạt hay nôi dung, ý kiến của mình.  
Thế nhưng, vốn từ của các em còn quá ít ỏi. Hơn nữa, lại không hiểu nghĩa  
của từ mình muốn sử dụng để diễn đạt qua lời nói, qua viết văn. chắc chắn, các  
em sẽ hình thành những câu văn, lời nói có ý nghĩa không rỏ ràng, nhiều khi rất  
“tối nghĩa”  
vậy, tôi thực hiện việc cung cấp vốn từ thông qua các tiết học môn Tiếng  
Việt, đặc biệt phân môn Luyện từ và câu.  
Tuỳ theo từng chủ điểm mà tôi chú trọng đến viêc cung cấp vốn tvà giúp học  
sinh sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.  
*Đối với từ Hán Việt thì việc giúp hiểu nghĩa của từ là công việc vô cùng  
quan trọng, để các em biết nhận diện nghĩa, phân biệt nghĩa các từ cùng âm, nhưng  
được ghép với các từ khác nhau thì có thể nghĩa khác nhau. Có như vậy, học  
sinh mới biết cách sử dụng vốn từ đã học vào thực tế giao tiếp, cũng như thực hành  
bài làm văn của mình mới sát nghĩa diễn đạt tốt nối dung cần thể hiện.  
dụ:  
-Trong bài: “Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng”, thông qua các phương  
pháp dạy học, tôi đã cung cấp cho học sinh hiểu nghĩa của từ ‘trung’ trong từng  
ngữ cảnh cụ thể, như:  
+”Trung” có nghĩa “một lòng, một dạ” (trung thành. trung thực. trung  
nghĩa…)  
+”Trung” có nghĩa “ở giữa” (trung thu. trung điểm. trung tâm}  
Cách dễ nhận biết nhất là: Tiếng “trung” trên thường ghép với tính từ, còn  
tiếng “ trung” ở dưới thường ghép với danh từ, (nhưng chú ý.các từ loại ở đây  
cũng từ Hán Việt).  
3
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
*Còn đối với các từ Thuần Việt, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến  
thức mới trong các tiết dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi còn lưu ý cho các em  
một số điều sau:  
*Đối với các từ ghép đẳng lập, thì các tiếng thể hoán đổi vị trí cho nhau.  
dụ: “Mơ ước” “Ước mơ”.  
“Vui tươi” “Tươi vui”…  
Chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau, nhưng khi sử dụng để viết văn cần chú  
ý ngữ cảnh viết sao cho bắt vần, bắt nhịp.  
*Khi cung cấp vốn từ cho học sinh, tôi đăc biệt chú ý đến việc dùng các kênh  
hình (tranh ảnh hoặc đoạn video clip ngắn), để giúp các em nắm được nghĩa của từ  
một cách trực quan, nhất đối với các từ tượng hình, tượng thanh. Nhờ đó mà khi  
thực hành đặt câu, các em đã làm tốt bài tập theo yêu cầu. dần dần các em có  
kỹ năng viết hay, mạch lạc, súc tích, giàu hình ảnh… cho bài tập làm văn của mình.  
*Đối với kiểu câu có kết cấu phức tạp, thì có thể dùng biện pháp đảo ngữ, đảo  
từ để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt, và làm cho đoạn văn, bài văn thêm phong  
phú, sinh động. Có khi nâng được tầm giá trị của câu văn bằng skhái quát, trừu  
tượng hoá nhờ sự biến đổi linh hoạt mà gây nên hiệu ứng bất ngờ…  
dụ:  
-Mùa thu, lá vàng rơi xào xạc.  
-Mùa thu, lá vàng xào xạc rơi.  
-Lá vàng mùa thu, rơi xào xạc.  
-Lá vàng rơi xào xạc: Mùa thu.  
-Lá vàng xào xạc rơi, mùa thu.  
-Rơi xào xạc, lá vàng mùa thu.  
-Xào xạc rơi, lá vàng mùa thu.  
-Xào xạc rơi, mùa thu lá vàng.  
-Xào xạc, mùa thu, lá vàng rơi,  
-Mùa thu xào xạc, lá vàng rơi.  
-Lá vàng xào xạc, mùa thu rơi.  
4
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
-Xào xạc lá vàng: Mùa thu rơi.  
( Hai câu cuối có tính trừu tượng hoá, cấp độ vận dụng nâng cao, có sử dụng  
kỹ thuật dấu câu).  
3.Hướng dẫn học sinh lập sổ tay: sưu tầm, tích luỹ “vốn liếng” viết văn cho  
bản thân.  
Những câu văn hay, những đoạn văn hay đã được các em thích thú sưu tầm,  
ghi vào sổ tay dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Nó thể hiển hiện trong  
từng tiết học, hoặc qua sách báo, hoặc qua sự giao tiếp với bạn bè, với người thân  
hàng ngày trong cuộc sống.  
Thường là trong các tiết dạy môn Tiếng Việt, tôi đã hướng dẫn cho các em tìm  
chọn những câu văn, câu thơ hay, giàu hình ảnh sức biểu cảm để các em ghi  
chép vào sổ tay. Có thể cho các em trao đổi, bình chọn một cách tích cực để khắc  
sâu hơn giá trị biểu cảm của các câu thơ, câu văn đó.  
dụ:  
“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi  
cong lướt thướt liễu rủ.”  
( Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách; Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)  
“Mẹ đất nước, tháng ngày của con”  
(Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa;Tiếng Việt 4, tập 1, trang 43)  
“Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,  
Sương trắng rỏ đâu cành như giọt sữa…”  
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ. Tiếng Việt 4, tập 2, trang 37)  
4.Tổ chức các trò chơi nhanh để luyện cho học sinh biết chọn từ điền từ  
thích hợp  
Ngôn ngữ Tiếng Việt thật sự phong phú, giàu, đẹp ở tên gọi, ở mức độ biểu thị  
cảm xúc và sắc thái. Bởi vậy trong cách dùng từ đúng cũng thể hiện được phong  
cách, tình cảm của người viết. Giúp các em chọn từ để viết đúng, thông qua cách  
5
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
quan sát, để diễn đạt đúng nội dung và cảm nhận của mình, đó điều tôi hằng trăn  
trở.  
*Với những trò chơi gọi tên nhanh, điền từ nhanh đã làm cho học sinh rất  
hứng thú, ghi nhớ nhanh các từ mà giáo viên muốn cung cấp vốn từ cho các em.  
dụ:  
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm chấm:  
-Ngựa đen gọi là: Ngựa ….. (Ngựa ô)  
-Mắt đen gọi là: Mắt …. (Mắt huyền).  
-Chó đen gọi là: Chó …. (Cmực).  
Hoặc:  
-Màu cờ Tổ quốc đỏ …. (thắm).  
-Quả cà chua chín đỏ …. (ong)  
-Mặt gã say rượu đỏ … (gay).  
*Tôi còn gợi ý và giúp cho học sinh tự chọn từ điền vào các câu cho sẵn,  
sau đó cho cả lớp trao đổi, nhận xét và có thể nêu ý nghĩ của mình (dưới dạng câu  
hỏi mở);  
dụ:  
Cho các từ; xanh thẳm; cao vút,; vời vợi; bồng bềnh; lững lờ; chầm chậm.  
Em hãy điền vào câu sau cho hoàn chỉnh và nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao  
em chọn như vậy?  
-Bầu trời ……(1)……., những đám mây trắng……(2)………….trôi.  
(1): Có thể điền được một trong các từ: cao vút,; vời vợi; bồng bềnh  
(2): Có thể điền được một trong các từ sau: ,; vời vợi; bồng bềnh; lững lờ  
như vậy, các em sẽ lập được rất nhiều câu có nội dung biểu cảm khác nhau  
6
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
5. Củng cố kiến thức, kỹ năng nhận dạng các kiểu câu và từng bước nâng  
cao cách viết câu hoàn chỉnh:  
*Việc làm thường xuyên mà mang lại hiệu quả cao nhất của việc củng cố kiến  
thức đã học về các kiểu câu cho học sinh, chính là sự giao tiếp giữa thầy và trò  
trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, xây dựng bài, trong tất cả các tiết học.  
Thái đô, ngôn ngữ của giáo viên, cũng sự chuẩn mực để cho học sinh bắt  
chước và làm theo. Vì vậy, khi hướng dẫn, giảng dạy cho học sinh trên lớp hay  
trong các hoạt động giáo dục khác, tôi luôn gợi ý, dẫn dắt, hướng dẫn hoặc nhận  
xét, đánh giá (bằng lời nói hoặc viết vào vở) bằng những câu (có cú pháp hoàn  
chỉnh) cởi mở, thân thiện.  
dụ:  
-Em là một học trò ngoan. (Kiểu câu kể Ai là gì?).  
-Các em hãy giúp thầy giải bài tập này. (Câu cầu khiến.).  
-Câu trả lời của em rất hay. (Kiểu câu kể Ai thế nào?)  
Với các trường hợp học sinh phát biểu hoặc trả lời bằng những câu trống  
không, cộc lốc thì tôi nhẹ nhàng nhắc nhở, gợi ý cách chỉnh sửa câu nói cho phù  
hợp với hoàn cảnh giao tiếp.  
*Trong các tiết luyện tập để củng cố kiến thức cho học sinh, tôi còn tổ chức  
các hoạt động ngoài trời theo các nhóm tổ, hướng dẫn các em cách quan sát những  
sự vật, cảnh quan sát thực tế. Rồi các em thảo luận và nêu cảm nhận của mình.  
Dưới sự gợi ý của giáo viên, các em ghi chép lại những khám phá mới về thế giới  
khách quan. vận dụng những kiến thức đã học để thể phản ảnh sự vật, đồ vật  
bằng những câu văn giàu hình ảnh, sống động như chính bản chất thật của chúng.  
dụ:  
-Cho học sinh quan sát thực địa, thảo luận, nêu nhận xét, cảm nhận của  
mình. Tiếp đó, giáo viên đúc kết, đánh giá những cảm nhận đẹp. Cuối cùng, tôi yêu  
7
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
cầu hãy viết một vài dòng để miêu tả sự vật mà mình vừa quan sát được. thể, tôi  
nêu ra một câu mẫu và yêu cầu học sinh điền thêm từ cho hay hơn, sống động hơn,  
như:  
+Hoa hồng đẹp (lộng lẫy), cánh hoa đỏ (thắm), mịn như( nhung)  
+Đôi mắt của chú mèo như (hai hòn bi ve, thật (dễ thương).  
Với dạng bài này, không nên cứng nhắc, máy móc, mà phải tạo cho các em sự  
thoải mái, đa dạng. Tất cả các em đều thể nêu được đáp án của mình. Nhờ vậy,  
những em học sinh có năng lực yếu kém, trung bình cũng thể hiện, phát huy được  
năng lực bản thân, đồng thời cũng thể học hỏi được những cách làm hay của các  
bạn khá giỏi.  
6.Giúp học sinh luyện viết câu có kết cấu từ đơn giản đến phức tạp và xây  
dựng đoạn văn nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh:.  
*Trong các tiết học Luyện từ và câu lớp 4, học sinh được cung cấp kiến thức  
về các kiểu câu: câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu cầu khiến.... Kiểu câu kể gồm có ba  
dạng là: Câu kể Ai là gì?; câu kể Ai làm gì?; câu kể Ai thế nào?. Kết cấu đơn giản  
của các kiểu câu này thường một cụm chủ vị. Từ kiểu câu kể thể biến thành  
câu hỏi , câu cảm hoặc ngược lại tuỳ theo mục đích sử dụng.  
Trong các tiết luyện tập, ôn tập các kiểu câu, tôi đã tổ chức cho học sinh chia  
thành nhóm. Các nhóm thi đua đặt câu với hình thức mỗi nhóm mỗi kiểu câu.  
Nhóm thứ nhất đặt câu kể và làm tiền đề cho nhóm thứ hai đặt câu hỏi, nhóm thứ  
ba đặt câu cảm. Đương nhiên, các câu do các nhóm đưa ra đều phải là câu ít nhất  
phải đủ thành phần chính (chủ ngữ - vị ngữ).  
dụ:  
Nhóm 1 đặt câu:  
Tiếng trống trường/ rộn rã. (Câu kể Ai thế nào?)  
CN VN  
Nhóm 2:  
Tiếng trống trường/ rộn rã quá! (Câu cảm)  
8
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
CN VN  
Nhóm 3: :  
Tiếng trống trường/ rộn rã quá phải không?. (Câu hỏi)  
CN VN  
Các em tỏ ra rất hứng thú với trò chơi này. Các em có ý thức tổ chức kỹ năng  
hoạt động nhóm và thi đua giữa các nhóm với nhau. Nhờ vậy, củng cố, khắc  
sâu hơn kiến thức đã học.  
*Khi học sinh đã nắm vững kết cấu của câu, Tôi khéo léo tích hợp và nâng dần  
cấp độ vận dụng, để hướng dẫn cho các em viết các câu có kết cấu phức tạp hơn.  
-Với các dạng câu có 1 chủ ngữ - nhiều vị ngữ; nhiều vị ngữ - 1 vị ngữ; nhiều  
chủ ngữ - nhiều vị ngữ (không có thành phần phụ), tôi định hướng, gợi ý cho học  
sinh xác định cho được những yếu tố chung, đồng nhất của các thành phần chính  
trong câu. Lúc đó, các em mới xây dựng được những câu đủ kết cấu thành phần và  
diễn dạt hết nội dung cần trình bày.  
dụ:  
+Trong bài thơ “Mẹ ốm”, cậu Trần Đăng Khoa đã làm những việc gì?  
Cậu Trần Đăng Khoa /đã ngâm thơ, kể chuyện, múa ca và diễn kịch.  
CN  
(Câu có 1 CN và nhiều VN: Một đối tượng nhiều hoạt động trong một  
khoảng thời gian)  
VN  
VN  
VN  
VN  
Trong chuyện đọc “Trong quán ăn “Ba Cá Bống”, những ai đã biết được chú  
gỗ đang trốn trong bình đất?  
Cáo A - li - xa và mèo A - di - li - ô/ biết được chú bé gỗ nấp ở trong bình đất.  
CN  
CN  
VN  
(Câu có nhiều CN và 1 VN: Nhiều đối tượng có cùng một hoạt động, trạng  
thái)  
-Khi học sinh đã nắm vững cách viết câu đủ kết cấu thành phần chính, thì  
các em được cung cấp tiếp về thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho câu (trạng  
ngữ).  
Từ nội dung kiến thức cơ bản trong các tiết học Luyện từ và câu, học sinh  
được gợi mở để xác định được các nhân tố trong thành phần chính của câu cần  
bổ sung ý nghĩa để cho nội dung đầy đủ, sáng sủa, dễ hiểu, dễ cảm thụ hơn.  
Trong các tiết học môn Tiếng Việt, giáo viên có thể khéo léo đặt các câu  
hỏi gợi mở để học sinh xác định được thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục  
đích của hoạt động, trạng thái của các chủ thể trong câu. Đó chính là thêm  
thành phần trạng ngữ cho câu. Sau đó, các em có thể viết lại câu trả lời của  
mình và chỉ ra chính xác bộ phận trạng ngữ trong câu.  
9
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
Đặc biệt trong các tiết học Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn  
trong bài văn miêu tả cây cối (miêu tả con vật). Các em cần xác định cho được  
đối tượng cần tả từ lúc nào, ở đâu, của ai để giới thiệu trong phần mở bài.  
dụ:  
Với đề bài: “Em hãy tả cây phượng vĩ ở sân trường”; học sinh xây dựng  
đoạn văn mbài bằng cách trả lời các câu hỏi sau:  
-Cây cần tả là cây gì? (Cây phượng vĩ)  
-Cây phượng vĩ ở đâu? (Trên sân trường)  
-Cây đó do ai trồng? (Do thầy cô, cha mẹ học sinh, hay các anh chị lớp  
trước…)  
-Cây đó được trồng từ lúc nào? (Cách đây ba hay năm năm – Lâu lắm  
rồi…)  
Sau đó, các em sẽ kết nối các ý vừa được xác lập để tạo thành một đoạn  
văn liền mạch: “Từ khi bước chân vào lớp Một, em đã thấy hai hàng phượng vĩ  
đứng sừng sững ở sân trường. Không biết cây do ai trồng, nhưng em nghĩ chắc  
được trồng từ lâu rồi, vì trông vóc dáng của đã cũ kỹ, già nua lắm. “  
Cũng tương tự như vậy, khi miêu tả một đối tượng, giáo viên sẽ định  
hướng cho học sinh trình tự quan sát theo chiều thời gian hay không gian, để  
xây dựng dàn ý, câu văn, đoạn văn đầy đủ ý nghĩa, liền mạch sống động.  
7.Giúp học sinh tiếp cận với các biện pháp nghệ thuật tu từ  
Trong nội dung chương trình tiểu học, các em dã được làm quen với các tác  
phẩm văn học thiếu nhi, chứa đựng các biện pháp nghệ thuật tu từ, mang tính  
hồn nhiên, giàu hình ảnh, đầy màu sắc sinh động. Nếu người giáo viên khai thác  
được giá trị nghệ thuật của các văn bản, xây dựng môi trường thân thiện, khơi  
gợi sự hứng thú, sẽ giúp học sinh cảm nhận lĩnh hội được các kiến thức về  
các biện pháp nghệ thuật trong Tiếng Việt.  
Với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, và lớp 4 nói riêng,  
việc cung cấp kiến thức về dạng này, người thầy cần khéo léo khơi gợi được  
năng lực quan sát, sáng tạo của từng cá nhân của người học, để các em có thể  
bộc lộ được cái tôi, cái riêng biệt trong những “tác phẩm” của chính mình.  
Và các em thật sự hứng khởi hơn, dễ lĩnh hội hơn khi tiép cận các tác phẩm  
của các nhà văn thiếu nhi như: Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Trần Đăng Khoa…  
Theo tôi, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất với lứa tuổi các em là: biện  
pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.  
a.Dạy biện pháp so sánh:  
a1. Dạy cách nhận biết câu có hình ảnh so sánh:  
Trước hết, tôi đã giúp cho các em nhớ lại những bài thơ, bài văn giàu hình  
ảnh so sánh mà gần gũi, hồn nhiên của lứa tuổi thiếu nhi; có trong chương trình  
sách giáo khoa tiểu học.  
Tiếp đó, tôi gợi ý cho các em cách nhận biết đơn giản nhất có trong các câu  
văn, câu thơ đã học là: Hai đối tượng (hay hai sự vật) được so sánh thông qua từ  
“như” (như là, trông như, giống như).  
10  
SKKN: Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân mônTập làm văn.  
dụ:  
_-Sương trắng đầu cành như giọt sữa (Chợ Tết Đoàn Văn Cừ)  
-Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương  
cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. (Sầu riêng – Mai Văn Tạo)  
-Lá xanh um mát rượi ngon lành như lá me non. (Hoa học trò – Xuân Diệu)  
a2.Dạy luyện viết câu có hình ảnh so sánh:\  
Muốn cho học sinh luyện viết được những câu văn có hình ảnh so sánh,  
người thầy phải biết khơi gợi sức liên tưởng phong phú, ngộ nghĩnh theo đặc  
điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Thông qua hình ảnh thật của đối tượng, của sự vật  
để dùng hình ảnh so sánh vừa hồn nhiên, vừa hợp lý và đầy sức sáng tạo.  
Nêu tên sự vật hướng dẫn học sinh suy nghĩ, liên tưởng đến những hình  
ảnh của các sự vật thể dùng để so sánh, tuỳ theo ngữ cảnh mà tìm ý cho thích  
hợp, để câu văn trở nên mới mẻ hơn, sinh động hơn:  
dụ:  
Nêu tên sự vật:  
-Mặt trăng tròn như ...  
Gợi ý tìm hình ảnh so sánh thông qua phương pháp thảo luận nhóm, rồi đề  
xuất cách giải quyết vấn đề:  
Các hình ảnh học sinh có thể đề xuất để so sánh là:  
--Mặt trăng tròn như (+cái bánh rán ngon lành)  
(+cái đĩa vàng óng lơ lửng trên trời.)  
(+quả bóng đặt giữa sân trời.)  
b.Dạy biện pháp nhân hoá:  
b1. Dạy cách nhận biết câu có hình ảnh nhân hoá:  
Nghệ thuật nhân hoá trong Tiếng Việt một biện pháp nghệ thuật rất gần  
gũi với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Các em đã được tiếp cận từ những lời ru  
của bà, của mẹ qua hình ảnh ảnh con cò, cánh diều, từ những câu chuyện ctích  
với các nhân vật là các con vật gần gũi, thân thiết như: chú chó, anh mèo, chị gà,  
vịt…  
Ngay từ đầu chương trình tiểu học, ở lớp 1, đã những bài thơ trong sách  
giáo khoa, sử dụng biện pháp nhân hoá rất dễ thương vàgần gũi với lứa tuổi  
thiếu nhi. Chẳng hạn như bài “Kể cho bé nghecủa Trần Đăng Khoa.  
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, có rất nhiều bài sử dụng biện pháp  
nghệ thuật này. Đó là các bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” – (Tô Hoài); “Gà  
Trống và Cáo” – (La – phông – ten); chuyện kể “Vịt con xấu xí” v.v…  
Biện pháp nhân hoá là cách sử dụng các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái,  
tính chất, phẩm chất, đặc điểm của con người để gán cho các sự vật vô tri, vô  
giác (con vật, đồ vật).  
Với biện pháp nghệ thuật này, người thầy chỉ cần gợi ý là các em tiếp nhận  
một cách dễ dàng và tích cực.  
dụ:  
“Hay nói ầm ĩ  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 13 trang minhvan 06/11/2024 360
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_ta.doc