SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.
A. MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì  
việc xử lý móng là hết sức quan trọng, nền móng ngôi nhà lại phần nằm  
sâu trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao trên; chỉ  
những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy tầm quan  
trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng  
của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, Điều 2 của Luật phổ cập Giáo dục Tiểu  
học đã xác định bậc Tiểu học bậc học đầu tiên nền tảng của hệ thống giáo dục  
quốc dân. Bậc Tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản bền bền vững  
cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng day của Tiểu học luôn  
gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ thế mà  
mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân  
cách học sinh.  
Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn có  
vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng  
trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng  
không gian của thế giới hiện thực. Chương trình môn Toán lớp Một hiện hành  
được cấu trúc thành 4 mạch kiến thức:  
- Số học  
- Đại lượng đo đại lượng  
- Yếu tố hình học  
- Giải bài toán có lời văn.  
Đối với mạch kiến thức "Giải toán có lời văn", một trong những mạch  
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải  
toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp:  
đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn mạch kiến thức tổng  
hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải  
các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học đo đại lượng.  
Toán có lời văn chiếc cầu nối giữa toán học thực tế đời sống, giữa toán học  
với các môn học khác.  
Trong những năm học qua, khi được làm công tác chủ nhiệm lớp Một và  
trực tiếp giảng dạy môn Toán 1, tôi nhận thấy nhiều em không hiểu nội dung bài  
toán có lời văn dẫn đến không làm được bài; một số học sinh chưa biết cách đặt  
câu lời giải phù hợp; một sem chưa biết dùng phép tính nào để giải bài toán và  
nhiều em chưa biết cách trình bày bài làm. Nếu người giáo viên không quan  
tâm hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng giải toán có lời văn ngay từ ban  
đầu thì nhiều em sẽ không biết làm các dạng bài toán có lời văn, dẫn đến chất  
lượng học tập môn Toán thấp, ảnh hưởng kéo dài khi các em học tiếp các lớp  
trên.  
1
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một  
một việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán.  
Chính vì thế, tôi chọn sáng kiến: Nâng cao chất lượng học tập môn Toán  
cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc rèn kĩ năng giải toán  
lời văn  
2. Mục đích nghiên cứu đề tài  
Với sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:  
- Giới thiệu một số giải pháp của bản thân và đồng nghiệp đã làm nhằm  
rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ  
1.  
- Giúp học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 hình thành và rèn  
luyện kĩ năng giải toán có lời văn tốt hơn, từ đó làm nâng cao chất lượng học tập  
môn Toán cho học sinh.  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Giải pháp làm nhằm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp  
Một.  
3.2. Khách thể nghiên cứu  
Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1  
4. Giả thuyết nghiên cứu  
Với những giải pháp đã thực hiện học hỏi kinh nghiệm của đồng  
nghiệp sẽ rèn kĩ năng giải toán có lời văn, góp phần nâng cao chất lượng học tập  
môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
5. Nhiệm vụ nghiên cứu  
5.1. Nghiên cứu cơ sở luận  
- Sự phát triển quá trình nhận thức của học sinh đầu cấp Tiểu học.  
- Nội dung chương trình giải toán có lời văn ở lớp 1.  
- Các giải pháp rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.  
5.2. Nghiên cứu thực trạng  
- Những thuận lợi trong quá trình dạy học môn Toán 1, phần giải toán có  
lời văn.  
- Những khó khăn, vướng mắc của giáo viên khi dạy các bài giải toán có  
lời văn.  
5.3. Đề xuất giải pháp  
- Hình thành giải toán có lời văn qua việc dùng hình ảnh giúp học sinh  
nêu phép tính.  
2
- Rèn giải toán có lời văn qua việc đọc tóm tắt nêu phép tính.  
- Rèn kĩ năng nhìn hình ảnh phát triển thành bài toán có lời văn, nêu phép  
tính.  
- Rèn kĩ năng đọc hiểu bài toán, tóm tắt và trình bày bài toán có lời văn  
theo đúng các bước đã học.  
6. Phạm vi và giới hạn đtài  
- Nội dung: giải pháp rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh  
lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1  
- Thời gian: từ ngày 11/2018 đến ngày 9/2019  
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
7. Phương pháp nghiên cứu  
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi đã tìm hiểu một số tài liệu như  
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán 1; tài liệu bồi dưỡng, nâng cao giúp học sinh  
biết giải toán có lời văn ,…  
- Phương pháp điều tra quan sát: qua phương pháp này, điều tra quan sát  
được thực tiễn việc xây dựng nề nếp cho học sinh lớp Một những thuận lợi và  
khó khăn để tiến hành lựa chọn giải pháp thay thế.  
- Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng những giải pháp của bản thân vào  
thực tế, qua đó khắc phục hạn chế trong các lần ứng dụng.  
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu kết quả trước và sau khi thực  
hiện đề tài.  
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: tổng hợp, ghi chép các kinh  
nghiệm đã được đồng nghiệp thực hiện và kinh nghiệm qua các lần thực nghiệm.  
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
Chương 1: Cơ sở luận của vấn đề nghiên cứu  
1. Cơ sở khoa học  
1.1. Sự phát triển quá trình nhận thức của học sinh đầu cấp Tiểu học  
a) duy  
duy mang đậm màu sắc xúc cảm chiếm ưu thế ở tư duy trực quan  
hành động.  
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang duy trừu tượng  
khái quát  
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Tuy nhiên, hoạt động  
phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.  
3
b) Tưởng tượng  
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ  
mầm non nhờ bộ não phát triển vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy  
nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:  
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững  
dễ thay đổi.  
c) Ngôn ngữ  
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp  
Một bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển trẻ khả  
năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân  
thông qua các kênh thông tin khác nhau.  
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm  
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ cảm giác, tri giác, duy, tưởng  
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ  
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể  
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.  
d) Chú ý  
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm  
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm  
ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn  
học, giờ học đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn nhiều tranh ảnh, trò  
chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và  
thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình  
học tập.  
e) Trí nhớ  
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ng- lôgic.  
Giai đoạn lớp Một, các em ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và  
chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức  
việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết  
cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.  
d) Ý chí  
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu  
cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen,  
quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực  
thi hành vi các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến  
cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.  
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp Một bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi  
trường thay đổi, đòi hỏi trẻ phải hình thành và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng  
phù hợp với lứa tuổi mới. Nắm bắt được các đặc điểm này, người giáo viên phải  
các phương pháp dạy học linh hoạt, nhất là trong dạy học môn Toán. Trong tiết  
4
học, người giáo viên phải biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh  
cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, lưu ý khả năng  
tập trung chú ý của các em, sử dụng lời nói ngắn gọn, tình cảm, thu hút các em  
vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá  
trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.  
1.2. Nội dung chương trình giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một  
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng,  
điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo  
khoa.Trong chương trình toán lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ  
nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn".  
Trong chương trình toán lớp 1, phần giải bài toán có lời văn chia làm hai  
giai đoạn.  
+ Giai đoạn 1:  
Mặc đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài  
toán có lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này  
ngay từ bài "Phép cộng trong phạm vi 3" ở tuần 7.  
Bắt đầu từ tuần 7, trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong phạm vi  
10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học sinh  
được làm quen với việc:  
- Xem tranh vẽ.  
- Nêu bài toán bằng lời.  
- Nêu câu trả lời.  
- Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).  
dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (sách giáo khoa), học sinh tập nêu  
bằng lời: "Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi tất cả mấy quả  
bóng?" rồi tập nêu miệng câu trả lời : "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy  
năm ô trống để có phép tính: 1 + 2 = 3  
+ Giai đoạn 2:  
giai đoạn này chủ yếu là các bài toán được viết dưới dạng tóm tắt hoặc  
đầy đủ cả lời văn, nhưng yêu cầu cao hơn đối với học sinh các em phải viết đầy  
đủ bài giải của bài toán bao gồm câu trả lời, phép tính và đáp số. trong giai đoạn  
này các em phải rèn kĩ năng:  
- Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì ? Đề toán yêu cầu gì ?  
- Tóm tắt đề bài.  
- Tìm được cách giải bài toán.  
- Trình bày bài giải.  
- Kiểm tra lời giải đáp số.  
.
5
dụ: (Bài 2 trang 151, Toán 1). Sau khi đọc bài toán, học sinh phải tìm hiểu  
được:  
- Bài toán cho biết gì? (Tổ em có: 9 bạn, trong đó có: 5 bạn nữ).  
- Bài toán hỏi gì? (Tổ em có mấy bạn nam?)  
- Muốn biết tổ em có mấy bạn nam, ta làm như thế nào? (thực hiện phép tính  
9 – 5)  
- Hướng dẫn để học sinh viết câu trả lời, phép tính và đáp số của bài toán.  
1.3. Một số phương pháp sử dụng trong dạy "Giải bài toán có lời văn"ở  
lớp Một  
a) Phương pháp trực quan  
Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng  
phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua  
việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ… Từ đó tìm ra cách giải một cách thuận  
lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh  
“Giải toán có lời văn” đó là: Một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ.  
Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán.  
Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và  
phương pháp trực quan.  
b) Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)  
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối  
giải, chữa bài làm của học sinh ...  
c) Phương pháp dạy học phát hiện giải quyết vấn đề  
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời  
văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.  
Giáo viên có thể tạo tình huống vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học  
sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình  
vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải.  
Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng thường xuyên các phương pháp khác  
như: phương pháp thực hành, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến  
tạo,...  
2. Cơ sở thực tiễn  
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấy hầu  
như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một.  
Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép  
tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có  
khoảng 20% số học sinh biết nêu câu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn  
lại rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi  
viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không  
biết trả lời thế nào. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài  
toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.  
6
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu  
1. Đặc điểm tình hình  
1.1 Thuận lợi  
- Được sự quan tâm, động viên to lớn của Ban giám hiệu nhà trường trong  
công tác dạy học lớp Một, trong đó có môn Toán.  
- Bản thân cũng đã có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp Một trong 10 năm học  
trực tiếp giảng dạy môn Toán.  
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập đầu cấp Tiểu học  
của con em mình. Bên cạnh đó, còn được sự quan tâm chung của các lực lượng  
trong và ngoài nhà trường.  
- Đa số học sinh có đa số học sinh lễ phép vâng lời, học sinh ham học, có  
hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng.  
1.2. Khó khăn  
Bên cạnh những thuận lợi, công tác giảng dạy lớp Một nói chung và môn  
Toán nói riêng luôn gặp nhiều khó khăn. thể kể đến những khó khăn như  
sau:  
- Về học sinh:  
+ Một số em đọc hiểu chưa thông thạo dẫn đến đọc xong không hiểu nội  
dung bài toán có lời văn, chưa phân tích được bài toán cho biết gì, bài toán yêu  
cầu gì.  
+ Một số em chỉ biết nêu phép tính mà chưa biết cách đặt câu lời giải phù  
hợp.  
+ Một số em chưa biết trình bày bài làm của mình sao cho đúng các bước.  
- Về giáo viên:  
+ Đôi khi chỉ quan tâm đến việc rèn học sinh biết cộng, trừ trong phạm vi  
100, mà coi “Giải toán có lời văn” đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên  
cứu để phương pháp giảng dạy hiệu quả.  
+ Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến  
thức “Giải toán có lời văn” ở lớp Một còn thiếu linh hoạt.  
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu  
Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ  
1, tôi nhận thấy học sinh đã làm được như:  
- Học sinh hứng thú, ham thích học dạng toán có lời văn ở những bài đầu  
tiên, có hình ảnh minh họa bài toán.  
- Có khoảng vài em học sinh biết nêu câu lời giải, viết đúng phép tính và  
đáp số.  
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt học sinh chưa làm được như:  
7
- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.  
- Các em chỉ nêu được phép tính theo quán tính hoặc nêu miệng thì được  
nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai phép tính.  
- Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời thế nào.  
Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời  
văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Cụ thể:  
Kết quả khảo sát lần đầu trước khi áp dụng sáng kiến:  
Đề bài: (Bài tập 1, sách giáo khoa môn Toán 1, trang 121) Trong vườn có  
12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn tất cả bao nhiêu cây  
chuối?  
Số học sinh đạt /  
Xếp loại  
Lỗi của học sinh  
Tỉ lệ %  
8,3%  
Tổng số  
Hoàn thành  
2/24  
tốt  
Trình bày đủ bài giải, chưa  
làm đúng câu lời giải.  
3/24  
6/24  
12,5%  
Hoàn thành  
Chỉ làm đúng phép tính và  
đáp số, sai tên đơn vị và câu  
lời giải.  
25%  
Chưa hoàn  
13/24  
Không biết làm bài  
54,2%  
thành  
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu  
1. Mục tiêu của giải pháp  
Rèn luyện kĩ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một nhằm giúp  
cho học sinh:  
- Nhận biết thế nào là bài toán có lời văn, nhận biết về cấu tạo của bài  
toán có lời văn.  
- Đọc hiểu, phân tích, tóm tắt bài toán.  
- Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).  
- Trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.  
- Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.  
2. Mô tả bản chất của giải pháp:  
2.1. Mô tả chi tiết, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp:  
Bước 1: Tìm hiểu các mức độ biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài  
toán có lời văn ở lớp Một  
8
Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ  
nhìn hình vẽ, viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ,  
suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.  
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập một hình vẽ gồm 5  
ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban  
đầu để giúp học sinh dễ thực hiện, sách giáo khoa ghi sẵn các số kết quả:  
dụ: Bài 5: Viết phép tính thích hợp: (sách giáo khoa/ trang 46)  
a)  
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có: 1 + 2 = 3  
b)  
Đến câu này nâng dần mức độ, học sinh phải viết cphép tính và kết quả:  
1
+
1
=
2
Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77  
diễn đạt theo 2 cách.  
8
+
1
=
9
9
Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp, tất cả là 9 hộp  
Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, tất cả là 9 hộp.  
1
+
8
=
9
Tương tự câu b: Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn.  
Cách 1:  
7
+
2
7
=
=
9
9
Cách 2:  
2
+
Đến bài 3 trang 85:  
Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó  
rụng 2 quả. Còn lại trên cành 8 quả.  
10 -  
2
=
8
10  
Ở đây giáo viên cần động viên các em vừa diễn đạt bằng miệng vừa ghi  
đúng phép tính.  
Mức độ 2: Đến cuối học kỳ I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng  
lời:  
Bài 3 trang 87  
Có : 10 quả bóng  
Cho : 3 quả bóng  
Còn :.... quả bóng?  
Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần  
thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học  
sinh phải đọc hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng  
lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.  
Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng thể  
động viên học sinh hoàn thành tốt làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một  
hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa.  
Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận  
với  
một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện (tiết  
81). duy học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết.  
Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù  
hợp với tư duy của học sinh.  
Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết phần hỏi, phần cho  
biết gồm có 2 yếu tố.  
Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã  
nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh  
làm quen. ( Bài toán- trang 117)  
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề  
toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn.  
Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số.  
Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm  
tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời  
giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo điều  
kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị  
của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải.  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 21 trang minhvan 19/10/2024 390
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_mon_toan_cho_hoc_sinh_lop_1.doc